Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 123 Bộ luật dân sự 2015

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 52 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 52, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 52 : Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên 

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Thu hồi 2,5 triệu xe máy quá đát, cách nào?

Việc thu hồi 2,5 triệu xe máy quá đát tại Hà Nội là một chủ trương đúng đắn nhằm đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, nhưng cũng gặp nhiều thách thức. Nhiều người dân lo ngại về quyền lợi khi xe cũ dù đã xuống cấp vẫn là tài sản của họ, đồng thời đề xuất nhà nước hỗ trợ tài chính hoặc mua trả góp để dễ dàng chuyển đổi phương tiện.

Chia sẻ với báo Người Lao động, Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng việc thu hồi xe máy cũ nát, hết niên hạn sử dụng là chủ trương đúng, nhưng cần phải tuân thủ các quy định pháp luật. Ông nhấn mạnh rằng không có luật thì không thể tiến hành thu hồi, đồng thời chỉ ra những khó khăn phát sinh liên quan đến việc xử lý, tiêu hủy phương tiện sau khi thu hồi. Theo ông, để thực hiện hiệu quả, cần có một cơ chế pháp lý đồng bộ, tham khảo kinh nghiệm từ các nước đã có quy định về niên hạn xe, đảm bảo quy trình phù hợp và không gây ra hậu quả pháp lý phức tạp.

Tìm đọc tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước

Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp 

Yêu cầu : 

* Người xin nhận con nuôi phải có đủ điều kiện như sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

– Có tư cách đạo đức tốt.

* Các trường hợp không được nhận con nuôi:

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Thành phần hồ sơ :

– Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định (Bản chính);

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế (Bảo sao);- Phiếu lý lịch tư pháp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân);

– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Thời hạn giải quyết : Trong thời hạn 30 ngày, trường hợp cần xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.

Trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ trong việc chi trả

Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2016/TT-BYT quy định về việc chi trả chi phí thực tế để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Thông tư 32/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/11/2016.

mangthaiho

Ảnh minh họa

Theo đó, trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ trong việc chi trả sẽ phát sinh trong các trường hợp sau:

– Giai đoạn chuẩn bị mang thai;

– Quá trình áp dụng kỹ thuật chuyển phôi cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

– Kỹ thuật thăm khám, sàng lọc, điều trị và xử trí các bất thường, dị tật của bào thai (nếu có) và theo dõi, chăm sóc thai nhi;

– Quá trình sinh đẻ và chăm sóc trong vòng 42 ngày sau sinh cho người mang thai hộ hoặc cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ;

– Khám sức khỏe tổng quát cho người mang thai hộ sau khi sinh;

– Khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe trong trường hợp người mang thai hộ có biến chứng sau sinh liên quan đến sức khỏe sinh sản.

 

Quy tắc ứng xử của Công an được Luật hóa

Vào ngày 18/7/2017 dự thảo Thông tư Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân được Bộ Công an đã được đưa ra lấy ý kiến. Trong dự thảo này có một số thông tin đáng chú ý như: cán bộ, chiến sĩ công an không được hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc. Không được bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội các thông tin, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục…

Hình ảnh nữ chiến sĩ công an nhân dân xuất hiện trên tờ lịch năm Đinh Dậu 2017
  1. Đối tượng áp dụngSĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên các học viện, nhà trường, công nhân công an (gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân).

     

  2. Quy tắc ứng xử đối với dânCán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải kính trọng, lễ phép với nhân dân; gắn bó mật thiết với nhân dân; tận tình, trách nhiệm giải quyết công việc, yêu cầu chính đáng của nhân dân. Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe. Ưu tiên giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.

    “Không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc”- dự thảo nêu rõ.

     

  3. Khi giao tiếp qua điện thoạiCán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải xưng tên, chức danh, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng. Ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu và không trao đổi nội dung bí mật qua điện thoại.

     

  4. Khi sử dụng internetCán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Công an. Không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội.

     

  5. Trong gia đìnhCán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải gương mẫu, vận động, giáo dục người thân trong gia đình chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy ước của địa phương nơi cư trú. Không để người thân trong gia đình tham dự vào công việc của cơ quan, đơn vị hoặc lợi dụng ảnh hưởng vị trí, chức vụ công tác để làm trái quy định của pháp luật và quy định của ngành công an.

     

  6. Khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luậtCán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực, không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối với người vi phạm. Không lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao làm sai lệch hồ sơ vụ việc dẫn đến bỏ lọt tội phạm, oan sai hoặc nhằm mục đích cá nhân.

    Công ty Luật Minh Bạch

Thông tư của bộ giáo dục về việc khen thưởng học sinh cấp bậc tiểu học

Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó:

vbmoi

– Việc khen thưởng cuối năm dựa trên kết quả đánh giá học sinh trong năm học (không dựa vào bình bầu như các năm trước) và sẽ tổ chức khen thưởng cho:

+ Học sinh có kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt; các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.

+ Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất.

– Kết quả đánh giá học sinh là sự kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, nhưng đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

Ngoài ra, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 06/11/2016) đề cập một số nội dung mới khác như:

– Học sinh được tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.

– Giáo viên được chấm điểm để đánh giá định kì học sinh.

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Cơ quan thực hiện : Cục đo lường chất lượng  

Trình tự thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiêp hoặc qua đường bưu điện đến cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;

– Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm;

– Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện;

– Bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển.

– Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm.

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

Thời gian thực hiện : Trong thời hạn 10 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ 

Điều 185 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo vệ việc chiếm hữu

Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu

Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2018

Mẫu số 02-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thm phán Tòa án nhân dân ti cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN RÚT YÊU CẦU

GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………(2)

Người rút đơn yêu cầu:(3) …………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): ……………………………; Fax (nếu có):………………………………………..

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Ngày …..tháng ….năm ….., tôi (chúng tôi) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết việc dân sự(5) …………………………………………………………………………………………………………………….

Nay do (6) ………………………………………………………………………………………………………………

Vì vậy, tôi (chúng tôi) xin rút toàn bộ (một phần)(7) …………….đơn yêu cầu ngày …. tháng….. năm………. , đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

                                                  ………, ngày…. tháng. năm…….

                                                      NGƯỜI RÚT ĐƠN YÊU CẦU(8)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02-VDS:

(1) và (5) Ghi loại việc dân sự mà người rút đơn yêu cầu đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: “Yêu cầu tuyên bố một người mất tích”; “Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”; “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”).

(2) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng rút đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể lý do xin rút đơn yêu cầu (ví dụ: người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã trở về,…..).

(7) Trường hợp người rút đơn yêu cầu rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần yêu cầu rút đơn.

(8) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người rút đơn yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng rút yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn.

Quý bạn đọc có thể tải file mềm tại đây:

Mẫu số 02 đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó

– Trình tự thực hiện:

+ Doanh nghiệp nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

+ Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu (nếu có) và gửi năm (05) bộ hồ sơ chính thức để thẩm định.

+ Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan có liên quan gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký đầu tư xây dựng trường đua.

+ Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan có liên quan nêu trên, Bộ Tài chính thành lập đoàn công tác liên ngành gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký đầu tư xây dựng trường đua kiểm tra thực địa tại trường đua, địa bàn kinh doanh đặt cược và trụ sở chính của doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược

+ Trong thời hạn mười (15) ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra thực địa, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về những nội dung được lấy ý kiến.

+ Sau khi nhận được ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan nêu trên, Bộ Tài chính tổnghợp ý kiến và xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó.

+ Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

– Cách thức thực hiện:

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ tài chính;

+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

++ Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.

++ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư trường đua ngựa, đua chó, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc bản sao không có chứng thực và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

++ Phiếu lý lịch tư pháp đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp.

++ Tài liệu, hồ sơ chứng minh doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 06/2017/NĐ-CP.

++ Giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng đối với công trình xây dựng trường đua ngựa, đua chó do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

++ Phương án kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Mục tiêu, loại hình sản phẩm, phương thức phân phối vé đặt cược, địa bàn phát hành vé đặt cược, tần suất tổ chức đặt cược, đánh giá hiệu quả kinh doanh (doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách nhà nước), đánh giá tác động môi trường, giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kế hoạchtriển khai thực hiện và thời hạn kinh doanh.

++ Dự thảo Thể lệ đặt cược, Điều lệ đua và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.

+ Số lượng hồ sơ: 05 (bộ).

– Thời hạn giải quyết: trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện: Các doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó.

– Cơ quan thực hiện: Bộ Tài chính.

– Kết quả thực hiện: Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó.

– Lệ phí: không.

– Tên mẫu đơn: Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

+ Doanh nghiệp sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 06/2017/NĐ-CP trước khi tổ chức hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó bao gồm:

+ Đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng trường đua ngựa, đua chó theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư;

+ Đã trang bị đầy đủ hệ thống công nghệ, thiết bị kỹ thuật, phần mềm kinh doanh để tổ chức hoạt động đua ngựa, đua chó và kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó theo quy định tại Nghị định số 06/2017/NĐ-CP.

+ Có phương án kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó khả thi, phương thức phân phối vé đặt cược, địa bàn phát hành vé đặt cược phù hợp quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật.

Điều 168 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Những trường hợp người lao động nghỉ và được hưởng nguyên lương

Theo quy định của bộ luật lao động 2012, Người lao động thuộc các trường hợp sau đâu được nghỉ và hưởng nguyên lương những ngày nghỉ đó :

STT

Trường hợp được nghỉ và hưởng nguyên lương

Căn cứ pháp lý

1

Nghỉ hằng năm Điều 111 Bộ luật Lao động 2012

2

Nghỉ Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch) Điểm a Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

3

Nghỉ Tết Âm lịch 05 ngày (Thời gian nghỉ Tết Âm lịch do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày). – Điểm b Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

– Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ-CP.

4

Nghỉ Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch) Điểm c Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

5

Nghỉ Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch) Điểm d Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

6

Nghỉ Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch) Điểm đ Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

7

Nghỉ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch) Điểm e Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

8

Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc của nước họ Khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

9

Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 còn được nghỉ thêm 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012.

10

Nghỉ kết hôn (03 ngày) Điểm a Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

11

Nghỉ khi con kết hôn (nghỉ 01 ngày) Điểm b Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

12

Nghỉ khi bố đẻ, mẹ đẻ chết (nghỉ 3 ngày) Điểm c Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

13

Nghỉ khi bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết (nghỉ 3 ngày) Điểm c Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

14

Nghỉ khi vợ chết hoặc chồng chết (nghỉ 3 ngày) Điểm c Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

15

Nghỉ khi con chết (nghỉ 3 ngày) Điểm c Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.

16

Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012.

17

Trường hợp người lao động ngưng việc nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương – Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012.

– Khoản 1 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

18

Người lao động bị tạm đình chỉ công việc để phục vụ việc xác minh, nhưng sau đó kết luận người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc Khoản 4 Điều 129 Bộ luật Lao động 2012.

19

Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Khoản 2 Điều 140 Bộ luật Lao động 2012.

20

Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị. Khoản 2 Điều 144 Bộ luật Lao động 2012.

21

Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Khoản 5 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012.

22

Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Khoản 5 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012.

23

Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động 2012 được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Khoản 1 Điều 108 Bộ luật Lao động 2012.

24

Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc. Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Lao động 2012.

Bài viết cùng chủ đề

cac-loai-ma-so-ma-vach
Đăng ký mã barcode

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật