Trách nhiệm pháp lý trong vụ 500 học viên cai nghiện bỏ trốn
Tại đêm 23/10 vừa qua, tại Đồng Nai đã xảy ra vụ việc hơn 500 học viên trốn khỏi trại cai nghiện, đập phá đồ đạc, xin đểu ….gây náo loạn , và lo sợ cho người dân sinh sống xung quanh khu vực đó.
Xin luật sư cho biết,chế tài xử lý đối với hành vi này của các học viên là như thế nào?
Hình ảnh minh họa
Luật sư trả lời:
Nghị định 94/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy, quy định:
“Cai nghiện ma túy là việc áp dụng các hoạt động điều trị, tư vấn, học tập, lao động, rèn luyện nhằm giúp cho người nghiện ma túy phục hồi về sức khỏe, nhận thức, tâm lý và hành vi, nhân cách để trở về tình trạng bình thường.”
Cai nghiện không phải là biện pháp hình sự
Việc cai nghiện ma túy có thể được áp dụng đối với các đối tượng tự nguyện hoặc là bắt buộc.
Đối với các đối tượng tự nguyện, hành vi này có thể được coi là từ bỏ việc cai nghiện.
Đối với các đối tượng bắt buộc thì sẽ bị xem xét một số biện pháp hành chính về quản lý sau khi đưa họ quay trở lại trại cai nghiện.
Tuy nhiên, trong vụ việc lần này có nhiều hành vi và yếu tố mà hoàn toàn có khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể việc một số học viên có hành vi đập phá tài sản, đánh người, chặn đường xin đểu…. phải bị điều tra làm rõ và xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
Tùy theo mức độ hành vi và hậu quả gây ra, những học viên này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. hoặc có thể bị truy tố với tội danh gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 BLHS 2009.
Đối với hành vi đánh người thì có thể bị truy tố với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 104 BLHS 2009.
Đối với hành vi đập phá đồ đạc của người dân có thể bị truy tố với tội Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ Luật Hình sự 2009.
Trân trọng!