Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 132 Bộ luật dân sự 2015

Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

1.0 sao của 1 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 196 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế quyền định đoạt

Điều 196. Hạn chế quyền định đoạt

1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Điều 108 Bộ luật dân sự 2015

Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Điều 162 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chịu rủi ro về tài sản

Điều 162. Chịu rủi ro về tài sản
1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Giải đáp những vấn đề thường gặp liên quan đến tranh chấp quỹ bảo trì chung cư
  1. Mặc dù nhiều vụ việc liên quan đến phí bảo trì chung cư đã nổ ra và cần phải có sự vào cuộc của chính quyền, tuy nhiên, theo luật sư, tại sao các hiện tượng này vẫn tiếp tục lặp lại ở nhiều chung cư khác nhau?

Trả lời

Phí bảo trì chung cư là khoản tiền 2% trên tổng giá trị hợp đồng mà chủ đầu tư (CĐT) thu từ cư dân và sẽ bàn giao lại cho ban quản trị (BQT) chung cư sau bảy ngày thành lập được quy định cụ thể tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP về hướng dẫn luật nhà ở.

Quy định là thế, tuy nhiên trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc tranh chấp giữa Ban quản trị và chủ đầu tư khi chủ đầu tư không chịu bàn giao số tiền phí bảo trì chung cư hoặc chậm bàn giao, cũng như không chịu nộp số tiền phí bảo trì chung cư 2% của phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại không bán. Khi chủ đầu tư không chịu bàn giao số tiền bảo trì chung cư cho Ban quản trị thì Ban quản trị cũng chỉ biết đòi chủ đầu tư hết lần này đến lần khác.

Còn nhớ, câu chuyện phí bảo trì ở toà nhà chung cư cao Keangnam (Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội) là ví dụ điển hình khi có số tiền bảo trì lên đến cả trăm tỷ đồng và cũng là chung cư tranh chấp kéo dài nhất liên quan số tiền này. Ban Quản trị toà nhà cùng cư dân nhiều lần kêu cứu lên Thủ tướng để đòi lại tiền phí bảo trì, kiên trì đấu tranh sau 6 năm, chủ đầu tư mới hoàn trả hết số tiền 120 tỷ đồng tiền phí bảo trì.

Tuy nhiên không phải chung cư nào cũng “may mắn” đòi lại được phí bảo trì được như Keangnam bởi nhiều lý do ví dụ như ban quản trị tòa nhà chưa được thành lập (việc thành lập ban quản trị tòa nhà cũng là một vấn nạn, theo khảo sát tại TP.HCM thì có khoảng 50% chung cư trên địa bàn chưa được thành lập ban quản trị) thì đương nhiên chủ đầu tư sẽ không giao vì theo quy định chủ đầu tư sẽ phải bàn giao cho ban quản trị chính thức của tòa nhà. Đối với những chung cư đã thành lập BQT thì chủ đầu tư với lý do không yên tâm giao phí bảo trì cho ban quản trị vì sợ ban quản trị sử dụng số tiền không đúng mục đích,… và muôn vàn lý do “hợp tình hợp lý” khác như thống nhất được số tiền quỹ bảo trì hay vấn đề quyết toán, bàn giao số tiền quỹ bảo trì còn vướng mắc nên không thể tiến hành bàn giao.

Nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn nạn này là do bà con cư dân chưa có được một ban quản trị mạnh, có đủ sự hiểu biết pháp luật để đấu tranh cho quyền lợi của mình, trong khi chủ đầu tư thường là những đơn vị sừng sỏ, họ có đủ những chữ “ệ” (trí tuệ, quan hệ, tiền tệ) nên cư dân rơi vàng tình trạng khó khăn trồng chất khó khăn khi đấu tranh cho quyền lợi của mình.

Thêm vào đó, chế tài quy định việc cơ quan chức năng can thiệp cũng chưa đủ sức để “làm khó” được chủ đầu tư, chưa có chế tài xử lý về chậm thành lập BQT nên hiện tượng trên vẫn xảy ra và lặp lại ở nhiều dự án chung cư khác.

  1. Theo luật sư, việc chủ đầu tư chậm trễ việc bàn giao quỹ bảo trì, BQT tòa nhà lấp liếm các khoản thu chi để nhằm mục đích gi?

Trả lời

Nếu như trước đây, các khu chung cư đa số nhỏ lẻ, chỉ vài chục đến hàng trăm căn hộ, thì nay có những khu đô thị lên đến hàng chục ngàn căn hộ khiến số tiền quỹ bảo trì chung cư rất lớn. Đây là miếng “bánh” béo bở dẫn đến những tranh chấp quản lý nguồn vốn này. Đặc biệt là khoản tiền khổng lồ, có khi lên tới vài chục, cả trăm tỉ thu được từ phí quản lý chung cư đã làm bùng nổ tranh chấp. Phí bảo trì đã bị chủ đầu tư sử dụng vào mục đích riêng, sử dụng sai mục đích hoặc đã tiêu hết.  Số tiền này chỉ cần đem gửi ngân hàng nào đó ăn chênh lệch lãi suất hoặc được “lót tay” cũng đã rất lớn. Ngoài ra nếu chủ đầu tư giữ quỹ bảo trì để đem số tiền này đầu tư mà không sinh lời ngay hoặc thua lỗ sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán thì sẽ không còn tiền để bàn giao. Cũng có chủ đầu tư dùng quỹ bảo trì vào việc riêng của lãnh đạo doanh nghiệp nên gặp khó khăn trong việc hoàn trả số tiền quỹ này.

Còn việc BQT tòa nhà lấp liếm khoản thu chi thì có nhiều lý do, lý do khách quan liên quan đến năng lực quản trị của ban quản trị, lý do chủ quan thì vì mục đích cá nhân, lợi ích nhóm mà BQT tòa nhà đã không sử dụng số tiền quỹ bảo trì không đúng mục đích.

  1. Trong các trường hợp tranh chấp, khiếu nại về khoản tiền bảo trì chung cư, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bên ra sao?

Trả lời

Hiện nay pháp luật chỉ có quy định về khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan nhà nước. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quỹ bảo trì giữa chủ đầu tư và ban quản trị tòa nhà, hiện chưa có quy định pháp luật quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với việc khiếu nại một tổ chức không phải là cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, các vấn đề về thẩm quyền khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thời hạn khiếu nại hay phạm vi khiếu nại sẽ liên quan đến thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quỹ bảo trì, ngoài việc khiếu nại đến chủ đầu tư thì còn nhiều cách xử lý khác theo quy định của pháp luật như ban quản trị tòa nhà có quyền đề nghị UBND cấp tỉnh/ thành phố  nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì hoặc yêu cầu UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đứng ra làm “trọng tài” định lại số tiền của quỹ kinh phí bảo trì. Khi UBND công bố mức này thì phải thực hiện. Nếu một trong hai bên vẫn không đồng ý với mức UBND đưa ra thì có thể khởi kiện trong một vụ án hành chính để xem xét mức quỹ cụ thể. Toà án sẽ xác định mức cụ thể và phán quyết của toà án là phán quyết cuối cùng buộc các bên phải thực hiện. Cư dân ở chung cư trong những trường hợp này cũng có thể kiện chủ đầu tư về việc không ban giao kinh phí bảo trì. Đây là quan hệ dân sự, còn liệu chủ đầu tư có hành vi gian dối hay trốn tránh trách nhiệm hay không thì cơ quan điều tra sẽ làm rõ và có kết luận, bởi để kết luận chủ đầu tư có chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép số tiền quỹ bảo trì thì phải điều tra. Nhưng thực tế chưa thấy vụ việc nào giải quyết bằng con đường hình sự trong những trường hợp này, chủ yếu là xử lý hành chính. Còn UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cưỡng chế chủ đầu tư, buộc phải bàn giao kinh phí bảo trì toà nhà chung cư cho ban quản trị.

  1. Khi bất đồng xảy ra, người dân có yêu cầu triệu tập nhà chung cư bất thường thì phải thỏa mãn những yêu cầu gì?

Trả lời

Khoản 2 Điều 14 Thông tư 02/2016/TT-BXD ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, trong các trường hợp khác khi bất đồng xảy ra, người dân có yêu cầu triệu tập hội nghị nhà chung cư bất thường thì phải thỏa mãn những điều kiện sau:

Thứ nhất, phải có đơn đề nghị của trên 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.

Thứ hai, trường hợp tổ chức hội nghị cụm nhà chung cư theo đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ thì phải có tối thiểu 75% số người đã có đơn đề nghị tổ chức họp hội nghị nhà chung cư bất thường tham dự.

  1. Nghị định 139/2017 với các mức phạt hành chính khủng tuy nhiên vẫn được coi là “thanh gươm chưa rút khỏi vỏ” vì có rất ít chủ đầu tư, ban quản trị nào bị phạt với các mức phạt trên và được thông tin công khai để phát huy tác dụng răn đe. Vậy thiếu sót nào trong công tác thi hành Nghị định dẫn đến sự việc như vậy?

Trả lời

Điều 66 Nghị định 139/2017 của chính phủ quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư cụ thể mức phạt tiền là từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi “không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định.” Và bị buộc bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì theo quy định cho ban quản trị nhà chung cư.

Thứ nhất về chế tài đối với các chủ đầu tư tối đa là 150.000.000 đồng là chưa đủ sức răn đe chủ đầu tư khi mà số tiền quỹ bảo trì của các chung cư lớn có thể lên đến vài chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng. Việc chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao số tiền này để phục vụ mục đích khác là điều dễ hiểu.

Thứ hai, đúng là việc chế tài trên là khó áp dụng đối với các chủ đầu tư bởi về bề ngoài chủ đầu tư có rất nhiều lý do chính đáng, đúng quy định pháp luật để không bàn giao, chậm bàn giao hay bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì ví dụ như việc không tiến hành, chậm tiến hành việc thành lập ban quản trị cho chung cư, theo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư phải bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị, như vậy với việc chung cư không có ban quản trị thì chủ đầu tư sẽ có lý do chính đáng để không bàn giao số tiền này.

  1. Chính quyền đóng vai trò như thế nào trong việc giải quyết khiếu nại về quỹ bảo trì nhà chung cư giữa cư dân với ban quản trị hoặc với chủ đầu tư?

Trả lời

Căn cứ Điều 47, 48, 49, 50 Thông tư 02/2016 thì các cơ quan sau có thẩm quyền giải quyết, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư:

– Trách nhiệm của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản

“Kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trong phạm vi cả nước và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư.”

– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp phường

“Theo dõi, kiểm tra, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp quận xem xét, giải quyết.”

– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp quận

“1. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân giao trách nhiệm quản lý hành chính khu vực có nhà chung cư và xử lý các vướng mắc theo thẩm quyền.

Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn.”

– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

d) Tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này;

g) Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật;”

Như vậy, khi có vướng mắc, tranh chấp trong hoạt động quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư thì các bên có thể liên hệ với các cơ quan chức năng trên để yêu cầu giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền trên, các bên còn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Có được giữ giấy tờ, văn bằng gốc của người lao động hay không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi đăng ký tuyển dụng vào công ty A và họ yêu cầu giữ bằng đại học bản gốc của tôi. Họ đã làm bản cam kết sẽ trả lại khi 02 bên chấm dứt hợp đồng lao động. Đến nay, sau một thời gian làm việc, do có việc gia đình nên tôi xin nghỉ việc và được công ty đồng ý. Tuy nhiên công ty không trả bằng đại học bản gốc của tôi và cho biết là tôi phải nộp 10 triệu đồng  tiền phạt do chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì công ty mới trả lại bằng gốc. Xin hỏi luật sư, trong trường hợp này tôi sẽ phải giải quyết ra sao?  Việc công ty giữ bằng gốc của người lao động có bị phạt không?

 thu-tuc-thay-doi-giam-doc-cong-ty-tnhh

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Luật Minh Bạch. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Việc giữ giấy tờ gốc của nhân viên là vi phạm quy định của pháp luật .

Căn cứ theo điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012:

“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

  1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
  2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”

Hành vi giữ bằng gốc của công ty bạn còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 88/2015/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  1. a)Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chcủa người lao động;
  2. b)Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
  3. c)Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm”

Theo đó, công ty bạn có thể bị xử phạt 20.000.000 đến 25.000.000 đồng và buộc phải trả lại bằng cho bạn.

Trân trọng!

Rầm rộ rao bán đất rừng sản xuất, mỗi m2 giá bằng gói bim bim

Đất rừng sản xuất hiện đang được rao bán với giá rẻ tại nhiều khu vực như Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, với giá chỉ khoảng hơn trăm triệu đồng/ha. Một số lô đất có thêm diện tích thổ cư hoặc gần các tiện ích tự nhiên như hồ, suối thường được chào bán với giá cao hơn. Tuy nhiên, Luật sư Trần Tuấn Anh cảnh báo rằng mặc dù đất rừng sản xuất có thể được chuyển nhượng, nhưng mọi hoạt động xây dựng trên đất này đều bị nghiêm cấm nếu không được chuyển đổi mục đích sử dụng hợp pháp. Những người mua đất với ý định xây dựng homestay hay farmstay có thể đối mặt với rủi ro pháp lý và vi phạm pháp luật nếu tiến hành xây dựng mà không có sự cho phép của cơ quan chức năng.

Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm

Hãng PEGA quảng cáo xe điện eSH bằng cách so sánh với Honda SH 2020 có vi phạm pháp luật?

Chiều ngày 11/1, hãng xe điện Pega trình làng mẫu xe hai bánh mới với tên gọi eSH được thiết kế tương đồng xe tay ga Honda SH “huyền thoại”. Trong buổi ra mắt sản phẩm, đại diện hãng xe này đã mang sản phẩm của mình so sánh trực diện với mẫu Honda SH 2020. Mở đầu bài so sánh, ông Đoàn Ngọc Linh, CEO hãng xe điện Pega khẳng định, sản phẩm của mình học theo thiết kế của SH, nhưng đẹp hơn và không ngần ngại so sánh trực tiếp với Honda SH 2020.

Với việc chọn cách ra mắt sản phẩm mới của mình bằng việc so sánh trực tiếp với phân khúc sản phẩm xe tay ga cao cấp được nhiều người Việt ưa chuộng sẽ khiến nhiều người chú ý hơn và đây là một cách marketing, quảng cáo có thể được coi là khôn ngoan trong kinh doanh. Vậy việc mượn hình ảnh của sản phẩm cùng loại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình nếu nhìn dưới khía cạnh pháp luật thì phương thức quảng cáo này có hợp pháp?

Theo quy định quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012, thì hành vi quảng cáo được hiểu như sau:

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Như vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, việc quảng cáo nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm nguồn khách hàng, tăng doanh thu lợi nhuận là hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo của cá nhân, tổ chức buộc phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Với việc quảng cáo sản phẩm bằng cách so sánh trực tiếp với một sản phẩm cùng loại khác, trong trường hợp này dù sản phẩm xe máy điện Pega eSH còn sản phẩm bị so sánh là xe tay ga SH, tuy nhiên về mặt bản chất, cả 02 sản phẩm đều là phương tiện di chuyển 02 bánh, có cùng phân khúc khách hàng nên hành vi này là không được pháp luật cho phép, vi phạm quy định của cả Luật Quảng cáo và Luật Cạnh tranh. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 10, Điều 8, Luật Quảng cáo 2012: Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

“Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.”

Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều Luật Cạnh tranh 2018 quy định việc so sánh sản phẩm với sản phẩm cùng loại khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, lôi kéo khách hàng bất chính, cụ thể:

  1. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.Theo quy định tại khoản 6, Điều 109, Luật Thương mại 2005: Các quảng cáo thương mại bị cấm:

Với hành vi vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo và cạnh tranh, hãng PEGA có thể đối mặt với những chế tài dân sự và xử phạt hành chính.

Chế tài hành chính:

Căn cứ theo Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

Điều 20. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

Hãng PEGA có thể bị xử phạt tiền 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với hành vi bị cấm trong quảng cáo và 100.000.000 đồng – 200.000.000 đồng khi vi phạm hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động, tịch thu khoản lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Về dân sự, hãng Honda có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu phía PEGA buộc gỡ quảng cáo, bồi thường thiệt hại trên thực tế (nếu chứng minh được thiệt hại) theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thực hiện NVDS liên đới, VD minh họa.

KN : là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, 1 trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Mục đích: buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền được trọn vẹn, kể cả khi có 1 trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Nội dung:

Thứ nhất: người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ NV, nếu 1 trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà những người khác chưa thực hiện, thì quan hệ nghĩa vụ giữa người được thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt. nghĩa là người có nghĩa vụ không những phải thực hiện phần của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khi người đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Thứ 2: nếu 1 người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, thì quan hệ NVDS liên đới giữa những người có nghĩa vụ ( kể cả những người chưa thực hiện ) với những người có quyền được chấm dứt. đồng thời sẽ phát sinh 1 nghĩa vụ hoàn lại trong đó người đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu người chưa thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán phần nghĩa vụ mà người này đã thực hiện thay cho họ.

Thứ 3: nếu người có quyền dân sự đã chỉ định một trong số những người có NVDS thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mà sau đó lại miễn việcc thực hiện cho người đó, thì nghĩa vụ dân sự được chấm dứt toàn bộ. nếu người có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho 1 số người có nghĩa vụ liên đới với riêng phần của họ thì những người khác vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại.

Thứ 4: người có quyền không những có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình, mà còn có quyền yêu cầu bên đó phải thực hiện trước mình phần nghĩa vụ đối với những người có quyền khác.

Thứ 5: người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ cho từng người có quyền, nhưng cũng có thể thực hiện nghiã vụ cho một trong số những người có quyền liên đới. khi NV đc thực hiện xong, dù rằng việc thực hiện đó chỉ cho 1 người có quyền, thì NVDS liên đới vẫn chấm dứt toàn bộ. đồng thời phát sinh 1 nghĩa vụ hoàn lại, trong đó người có quyền nào đã tiếp nhận sự thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán cho những người có quyền khác phần quyền mà mình đã nhận thay họ.

Thứ 6: nếu 1 trong số những người có quyền liên đới miễn cho người có nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình, thì người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đói khác.

Thứ 7: nếu 1 trong số những người có quyền liên đới miễn cho riêng một người trong số những người có nghĩa vụ đối với riêng phần quyền của mình, thì riêng người có nghĩa vụ được miễn không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với phần quyền của người khác đã miễn.

VD:A và B thuê nhà của C. B không có tiền trả thuê nhà .A phải chịu trách nhiệm liên đới và trả đầy đủ tiền cho C.

Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt?

Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì có thể được miễn chấp hành hình phạt.

Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên. Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng trong giai đoạn thi hành án hình sự khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật

  • Căn cứ miễn chấp hành hình phạt:

Theo khoản 1 và khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quy định:

+ Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt (khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự).

+ Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật hình sự, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại (khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự).

Trong đó  “lập công lớn” được hiểu  là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát  minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Điều 47 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 47, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 47: Người được giám hộ

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Điều 228 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. (more…)

Chế độ nghỉ phép đặc biệt đối với quân nhân

Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có hiệu lực từ ngày 08/10/2016.

sohanghiavuquansu2-8dae9

Ảnh minh họa

Theo đó, ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày trong những trường hợp sau:

– Kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.

– Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ; bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế.

– Gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật