Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 133 Bộ luật dân sự 2015

Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

2.0 sao của 2 đánh giá

Bài viết liên quan

ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP VÀO TỔ CHỨC KINH TẾ

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh Việt Nam, ngoài hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam

1.Các hình thức mua cổ phần, phần vốn góp

  • Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  1. Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  2. Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  3. Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
  • Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  1. Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  2. Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  3. Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  4. Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh

2.Trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

  1. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài
  2. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Nếu không thuộc trường hợp trên, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế

3.Điều kiện để nhà đầu tư có thể mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp

Để có thể mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể như sau:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trừ trường hợp

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

c) Cần có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này

d) Có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh tư cách pháp lý, có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi tổ chức đó đã đăng ký, có hợp pháp hóa lãnh sự đối với nhà đầu tư là tổ chức

đ) Có bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn giá trị đối với nhà đầu tư là cá nhân

4. Thủ tục pháp lý

MB Law sẽ hoàn thiện toàn bộ hồ sơ cần thiết trên cơ sở dữ liệu khách hàng cung cấp và sẽ tiến hành nộp và giải trình hồ sơ tại cơ quan nhà nước

Thủ tục bao gồm:

– Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua vốn góp, cổ phần, góp vốn

– Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh ( thông tin thành viên, cổ đông, tỷ lệ góp vốn), nếu làm thay đổi loại hình doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp

– Thời hạn giải quyết hai thủ tục nêu trên từ 20 đến 25 ngày tùy thuộc vào tiến độ xử lý của cơ quan nhà nước

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm chiếm hữu

Điều 179. Khái niệm chiếm hữu

1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.

Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

Cơ quan thực hiện : Phòng kinh tế và hạ tầng (quận, huyện)

Yêu cầu :

– Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

– Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định.

– Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên.

– Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.

– Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cách thức thực hiện : 

– Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể như sau:

+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

– Công chức tiếp nhận hồ sơ xem xét:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì tiếp nhận, thu phí, viết giấy hẹn và chuyển hồ sơ đến Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì lập phiếu hướng dẫn để bổ sung một lần đầy đủ theo quy định.

– Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành thẩm định hồ sơ và các điều kiện cần thiết để cấp phép và chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu từ chối cấp phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do).

Trường hợp qua kiểm tra nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.

– Theo thời gian ghi trong phiếu hẹn, Thương nhân xin cấp phép liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nộp lệ phí và nhận kết quả. 

Thành phần hồ sơ :

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế.

– Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.

 Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:

– Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá.

– Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm).

– Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá. 

Số lượng : 02 bộ 

Thời gian thực hiện : 15 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ

Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2018

Mẫu số 02-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thm phán Tòa án nhân dân ti cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN RÚT YÊU CẦU

GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………(2)

Người rút đơn yêu cầu:(3) …………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): ……………………………; Fax (nếu có):………………………………………..

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Ngày …..tháng ….năm ….., tôi (chúng tôi) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết việc dân sự(5) …………………………………………………………………………………………………………………….

Nay do (6) ………………………………………………………………………………………………………………

Vì vậy, tôi (chúng tôi) xin rút toàn bộ (một phần)(7) …………….đơn yêu cầu ngày …. tháng….. năm………. , đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

                                                  ………, ngày…. tháng. năm…….

                                                      NGƯỜI RÚT ĐƠN YÊU CẦU(8)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02-VDS:

(1) và (5) Ghi loại việc dân sự mà người rút đơn yêu cầu đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: “Yêu cầu tuyên bố một người mất tích”; “Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”; “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”).

(2) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng rút đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể lý do xin rút đơn yêu cầu (ví dụ: người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã trở về,…..).

(7) Trường hợp người rút đơn yêu cầu rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần yêu cầu rút đơn.

(8) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người rút đơn yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng rút yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn.

Quý bạn đọc có thể tải file mềm tại đây:

Mẫu số 02 đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 226 Bộ luật Dân sự quy định về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

Điều 226. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;

b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.

Thủ tục chuyển địa điểm công ty khác quận

Câu hỏi :

Do nhu cầu kinh doanh, công ty tôi muốn chuyển địa chỉ trụ sở đến nơi khác, nhưng khác quận huyện, tôi muốn hỏi công ty tôi cần phải làm những gì và chuẩn bị những thủ tục gì?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn cần thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh và với cơ quan thuế

  1. Với cơ quan thuế

1.1. Cơ quan thuế chuyển đi:

– Tờ khai điều chỉnh thuế (Mẫu 08-MST): 2 bản chính
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  : 2 bản photo
– Báo cáo hóa đơn quý đến thời điểm hiện tại : 1 bản chính, 2 bản photo

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế

– Công văn gửi thuế về việc chốt thuế xin chuyển quận

– Biên bản họp, quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở

-Nếu công ty không muốn sử dụng hóa đơn nữa thì hủy hóa đơn: nộp thông báo kết quả hủy hóa đơn kèm theo báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

-Còn muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC và phụ lục BK01/AC  (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

=> kết quả : Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

1.2. Cơ quan thuế chuyển đến : ( sau khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh)

 – Tờ khai điều chỉnh thuế

– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh mới

 – Bộ gốc hồ sơ bên chi cục thuế chuyển đi trả về

– 2 bản báo cáo sử dụng hóa đơn và phụ lục

– Nếu công ty muốn tiếp tục sử dung hóa đơn thì  nộp 02 mẫu Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC) để tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại

– Còn hủy hóa đơn cũ rồi thì tiến hành đặt in hóa đơn mới và thông báo phát hành hóa đơn với chi cục thuế chuyển đến để sử dụng hóa đơn

2.Với cơ quan  đăng ký kinh doanh, sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan thuế nơi chuyển đi tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ( thay đổi trụ sở chính của công ty)

Thành phần hồ sơ bao gồm :

–        Thông báo thay đổi nôi dung đăng ký kinh doanh

–        Quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở doanh nghiệp

–        Biên bản họp của công ty về việc thay đổi trụ sở

–        Giấy giới thiệu

–          Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn viết đơn xin ly hôn mới nhất 2020

Tư vấn luật và Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn:

1.   Phần nội dung đơn ly hôn:

Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn …. Làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.

2.   Phần con chung:

Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung “tên, ngày tháng năm sinh”, nguyện vọng và để nghị nuôi con. Nếu chưa có con chung ghi “chưa có”.

3.   Phần tài sản chung:

Nếu thỏa thuận được, các bên ghi là “Tài sản chung, riêng các bên tự nguyên thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án phân chia”.

Nếu không thể thỏa thuận: Ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia … và

Nếu không có tài sản chung ghi không có.

4.   Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có.

Tham khảo mẫu đơn dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN LY HÔN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN ……………………………………………………..

Tôi tên: Nguyễn Văn A                                   năm sinh: 1980

CMND/Hộ chiếu số: 082298xxx  ngày cấp: 20/12/2010 và nơi cấp: Công an tỉnh Hà Giang

Hiện cư trú/Hộ khẩu thường trú: Số xx, đường xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx

Xin được ly hôn với: Bà Nguyễn Thị B           năm sinh: 1981

CMND/Hộ chiếu số: 0132456xx ngày cấp: 20/12/2010 và nơi cấp: Công an tỉnh Cà Mau

Hiện cư trú/Hộ khẩu thường trú: Số xx, đường xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx 

1. Nội dung xin ly hôn:

Ngày….tháng….năm…Tôi có kết hôn với bà Nguyễn Thị B và chung sống với nhau hạnh phúc đến đầu năm 20… thì Bà Nguyễn Thị B có quan hệ ngoài luồng (ngoại tình) với một người đàn ông khác cùng thôn. Mặc dù tôi đã nhiều lần khuyên giải để đảm bảo hạnh phúc gia đình nhưng Vợ tôi là bà Nguyễn Thị B không thay đổi đẫn đến gia đình thường xuyên mâu thuẫn Ảnh hưởng đến việc tâm sinh lý cũng như việc học hành của các con tôi. Ngày…tháng…năm… Tôi và vợ tôi đã chính thức sống ly thân đến nay đã tròn…..năm. Đời sống chung của chúng tôi không thể hòa hợp nay làm đơn này để đề nghị tòa án nhân dân Quận/huyện…giải quyết thủ tục ly hôn.

Chúng tôi có hai con chung:

  1. Cháu: Nguyễn Văn Đ                      Sinh năm: 2010

Số CMTND: …………. Ngày cấp:…/…/20… Nơi cấp: Công an tỉnh:…

Hiện là học sinh lớp xx, Trường xx, xã xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx

  1. Cháu: Nguyễn Thị E                        Sinh năm: 2011

Hiện là học sinh lớp xx, Trường xx, xã xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx

Chúng tôi thỏa thuận sau khi ly hôn Cháu Nguyễn Thị E sẽ ở sinh sống cùng với Mẹ, hàng tháng Tôi sẽ trợ cấp cho cháu một khoản tiền là:…..VNĐ (bằng chữ………….đồng) đến khi cháu tròn 18 tuổi.

2. Về tài sản chung: Tài sản chung, riêng do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia. (Nếu không có tài sản thì chỉ cần ghi: “Không có tài sản và không yêu cầu tòa án phân chia”)

Trong trường hợp có tài sản không thỏa thuận được: Các bên liệt kê Tài sản chung của hai vợi chồng và ghi rõ yêu cầu tòa án phân chia theo đúng quy định của pháp luật.

                                                                             ……………… Ngày ……….. tháng……….. năm……..

                                                                             Người làm đơn

 

                                                                              (Ký tên, Ghi rõ họ và tên)

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định, có thu nhập nhưng không tự nguyện thi hành án.

1.Điều kiện áp dụng biện pháp

          Thứ nhất, người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền. Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành quyết định được người phải thi hành án có nghĩa vụ phải trả tiền thì cơ quan thi hành án dân sự mới áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Khác với các biện pháp cưỡng chế khác thì biện pháp cưỡng chế này được thực hiện trong trường hợp các khoản tiền mà người phải thi hành án phải trả cho người được thi hành án không lớn hoặc phải trả theo định kì.

          Thứ hai, việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án chỉ thực hiện trong những trường hợp được pháp luật quy định. Theo quy định tại điều 78, LTHADS 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014)  thì biện pháp cưỡng chế này được áp dụng trong trường hợp : Do các đương sự thỏa thuận; bản án, quyết định của tòa án ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành để thi hành án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kì hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.

          Thứ ba, chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án nếu có căn cứ xác định người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ. Để đảm bảo cả quyền lợi của những người liên quan đến việc thi hành án, chấp hành viên chỉ ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có thu nhập. Thu nhập hợp pháp của người phải thi hành án bao gồm : Tiền lương, trợ cấp hưu trí, mất sức, những khoản thu nhập của cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế, thu nhập của xã viên hợp tác xã; tiền thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp khác mà họ nhận được từ tổ chức, cá nhân đang quản lý số thu nhập đó

2. Thủ tục áp dụng

          Trong trường hợp chấp hành viên đã xác định rõ người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ thì chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Quyết định này phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án và cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lí thu nhập của người phải thi hành án.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 78 LTHADS thì:

“Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này”

Sau khi khấu trừ thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân này có nghĩa vụ chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự số tiền đó để chi trả cho người được thi hành án. Khi có sự thay đổi nơi trả thu nhập và mức thu nhập của người phải thi hành án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thực hiện quyết định trừ vào thu nhập của người đó phải thông báo ngay cho cơ quant hi hành án dân sự biết. Sauk hi xác định được nơi trả thu nhập mới hoặc mức thu nhập mới của người phải thi hành án, chấp hành viên phải ra quyết định khác về việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

3. Mức trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

          Theo quy định tại Khoản 3, điều 78 LTHADS năm 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014) thì mức cao nhất mà chấp hành viên được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người được họ nuôi dưỡng.

          Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án dân sự và người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng , nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Quy định “cấm xe máy” đã trở thành sự thật

Hôm nay (20/4), tại TP.HCM diễn ra hội thảo về kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM.

Việc phát triển vận tải hành khách công cộng gắn với lộ trình hạn chế xe cá nhân

Hôm nay (20/4), tại TP.HCM diễn ra hội thảo về kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM – thực trạng và giải pháp (Liên hiệp các Hội KH&KT TP phối hợp với Sở GTVT TP HCM tổ chức). Hội thảo sẽ có nhiều ý kiến của các chuyên gia uy tín về việc TP HCM cần có lộ trình hạn chế, tiến tới loại bỏ hoàn toàn xe máy tham gia giao thông đô thị.

Xe máy, thủ phạm kẹt xe và TNGT

Theo PGS.TS. Phạm Xuân Mai (ĐH Bách khoa TP.HCM), hiện TP.HCM có khoảng 7,5 triệu xe gắn máy, tăng gần 2 triệu so năm 2011. Vào giờ cao điểm, lượng xe gắn máy lên tới 11.000 xe/giờ, chiếm 93% tổng lưu lượng các loại xe. Trung bình TP có 910 xe máy/1.000 dân, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới. Xe máy đang gây ra kẹt xe, TNGT (số vụ TNGT do xe máy chiếm 71%). Do vậy, xe máy không được xem là loại hình giao thông cá nhân mà cần phải hạn chế xuống dưới 40%.

“Tuy nhiên, chúng ta không thể hạn chế xe máy nếu người dân không có phương tiện thay thế và không gì khác phải là hệ thống giao thông công cộng. Bởi vậy, việc phát triển giao thông công cộng (GTCC) phải đi trước một bước và có cách hợp lý”, PGS. Mai nói và chỉ ra nhiều giải pháp hạn chế xe máy như: Tổ chức quản lý các loại xe máy đăng ký mới thông qua giấy chứng nhận quyền mua xe, phí lưu hành xe, phí kẹt xe tùy thuộc vào phạm vi khu vực, càng vào trung tâm TP, xe máy càng phải đóng tiền giữ xe cao, phí ô nhiễm môi trường…

“Trong điều kiện tài chính yếu như Việt Nam, giải pháp xe buýt và xe buýt nhanh BRT là phù hợp nhất”, PGS. Mai nói thêm.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Bích Hằng, Trường ĐH GTVT – Phân hiệu  TP.HCM 2 nhận định, TP đang có những định hướng sai trong việc quản lý chỗ đậu xe. TP đang tập trung tăng cung bãi đậu xe, trong khi trên thế giới để kiểm soát xe cá nhân đã áp dụng quy định về số chỗ đỗ xe tối đa được phép cung cấp. Tăng cung tất yếu sẽ dẫn đến tăng cầu, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện cá nhân khi điều kiện đậu xe quá thuận lợi. TP có xu hướng coi đậu xe như một dịch vụ xã hội, cho người sử dụng miễn phí, giá thấp.

“Đây là quan điểm đi ngược lại mục tiêu khuyến khích phát triển giao thông công cộng. Đã đến lúc phải xác định lại đối tượng phục vụ của hệ thống giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân không phải để lưu thông phương tiện giao thông. Cần chuyển từ tăng cung hạ tầng giao thông sang quản lý nhu cầu đi lại của người dân”, TS. Hằng nói.

Cần có lộ trình hạn chế xe máy

Theo ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM, phát triển vận tải công cộng phải đi trước một bước rồi mới hạn chế xe cá nhân. Kinh nghiệm ở Quảng Châu, Trung Quốc cho thấy, họ có cả một hệ thống công cộng đầy đủ như metro, BRT, xe buýt nhưng xe máy cũng chỉ dưới 1 triệu và họ vẫn quyết tâm thực hiện từng bước: Từ hạn chế đến cấm và cuối cùng là tiêu hủy cả những xe 2 bánh không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, theo một lộ trình dài 16 năm.

Để hạn chế xe cá nhân, theo ông Tính cần áp dụng các xe biển số chẵn lẻ lưu thông ngày chẵn, lẻ và ngược lại. Thu phí cá nhân vào các điểm kẹt xe, thu phí cao chỗ đỗ xe dành cho xe cá nhân trong khu vực trung tâm, phí môi trường… Những xe máy đã quá niên hạn sử dụng, cũ nát cần thu hồi và loại bỏ.

Cùng quan điểm, TS. Lương Hoài Nam, chuyên gia kinh tế cho rằng, cần hạn chế và tiến tới loại bỏ xe máy, nhanh chóng lấy xe buýt thay xe máy trên toàn thành phố; Từng bước lấy mạng lưới giao thông công cộng cao tốc thay xe buýt trên một số tuyến trục theo khả năng tài chính. Không ít thành phố ở Trung Quốc đã cấm xe máy khi còn chưa có mạng lưới giao thông này, hay nhiều TP ở châu Âu cũng không có xe máy.

Theo TS. Nam, đối với xe máy cần có lộ trình hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn ra khỏi giao thông đô thị. Trên cơ sở đó xây dựng đề án chi tiết và lấy ý kiến người dân trước khi phê duyệt. Nếu lấy xe buýt là phương tiện giao thông công cộng chủ lực, thì lộ trình loại bỏ xe gắn máy tối đa là 15 năm. “Cần quy hoạch phát triển mạng xe buýt của TP.HCM cho 20-30 năm tới.Một mạng lưới xe buýt hiệu quả cần cho phép người dân có khoảng cách đi bộ phổ biến giữa nhà và điểm đỗ buýt, giữa điểm đỗ buýt và nơi cần đến dưới 1km”, TS. Nam nói.

Đối với người dân sống trong ngõ hẻm, theo TS. Lương Hoài Nam, có thể khai thác loại xe buýt nhỏ (minibus), tuk-tuk… Các trạm trung chuyển nên xây ở các vị trí cạnh bến MRT trong tương lai. Đối với TP.HCM không nên phát triển mô hình BRT cửa trái, chạy làn đường ngoài cùng như Hà Nội đã triển khai mà nên lấy làn đường trong cùng sát vỉa hè làm làn buýt giống như các nước ở châu Âu. Ngoài ra các doanh nghiệp xe buýt cần điều hành tốt, quản lý chuyên nghiệp…

Đỗ Loan

Theo Báo Giao thông

Điều 125 Bộ luật dân sự 2015

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Vay tiền không có giấy tờ có khởi kiện đòi lại được không?

Vay tiền không có giấy tờ có khởi kiện đòi lại được không?

Vấn đề này không còn xa lạ gì đối với những trường hợp cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh giữa những người có mối quan hệ  thân thiết trong gia đình, bạn bè thân,…Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp thì việc đòi lại số tiền cho vay lại không hề dễ dàng gì? Và người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của mình không?

Theo quy định tại điều 471 BLDS  : “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”

Tại điều 401, BLDS 2005

“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2.Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

 Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Theo quy định trên thì hình thức của hợp đồng dân sự có thể thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. Pháp luật dân sự hiện hành không có quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản phải được lập thành văn bản. Do đó, việc cho vay tiền nhưng không lập thành văn bản mà chỉ giao kết bằng lời nói thì hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý, 2 bên vẫn có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận.

Theo quy định tại Điều 190, BLTTDS năm 2015, người khởi kiện vụ án dân sự gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Điều này có nghĩa, để đơn khởi kiện được chấp nhận, người gửi đơn phải có bằng chứng, chứng cứ thể hiện mối quan hệ vay hoặc cả hai bên đều thừa nhận có khoản vay này.

Tại điều 95, BLTTDS 2015 quy định về xác định chứng cứ tài liệu đọc được nội dung nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp; tài liệu nghe được, nhìn được nếu được xuẩt trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuât xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình …

Muốn khởi kiện vụ án ra tòa thì người cho vay phải làm đơn khởi kiện ra Tòa án và cung cấp đầy đủ chứng cứ

Trường hợp, việc vay mượn giữa hai bên không thiết lập hợp đồng, cũng không có giấy biên nhận mà chỉ có bản ghi âm. Để bản ghi âm này trở thành chứng cứ, nội dung bản ghi âm phải ghi nhận việc vay mượn giữa hai bên. Đồng thời người gửi đơn  phải xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ (ví dụ nếu ghi âm bằng điện thoại, phải được nhà cung cấp dịch vụ mạng cung cấp  cuộc gọi, thời gian…). Nếu không xuất trình được thì bản ghi âm này khó thể trở thành chứng cứ trong vụ án. Hoặc không ký kết hợp đồng vay hoặc giấy mượn thì người cho vay cần phải có các chứng cứ khác như tin nhắn, email, người làm chứng, hóa đơn chuyển khoản… để chứng minh người đó đã vay tiền của mình thì mới có thể khởi kiện ra trước Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu tòa án giải quyết và kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trong trường hợp người cho vay mượn không có bất cứ giấy tờ giao nhận hay hợp đồng vay tài sản gì (không có bất kỳ chứng cứ nào liên quan chứng minh có hợp đồng vay mượn giữa hai bên) thì không thể đưa vụ án ra khởi kiện trước Tòa án được

Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu

Căn cứ Điều 21 Mục 1 Chương III Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hồ sơ đơn vị tham gia, đóng BHXH, BHYT, BHTN lần đầu, gồm:

– Thành phần hồ sơ:

Đối với người lao động: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn cần có giấy tờ chứng minh.

Đối với đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS); bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).

– Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật