Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 147 Bộ luật dân sự 2015

Điều 147. Thời điểm bắt đầu thời hạn

1. Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.

2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.

3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.

Phân tích:

Chỉ phải xác định thời hạn trong trường hợp thời hạn là một khoảng thời gian diễn ra liên tục.Theo đó, nếu thời hạn được tính bằng phút, giờ thì thời điểm bắt đầu của thời hạn là thời điểm đã được xác định. Ví dụ : Thời hạn là 02 giờ kể từ lúc 1h30. Nếu thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì thời điểm tính thời hạn là thời điểm bắt đầu của ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định. Ví dụ: các bên xác lập hợp đồng vay tài sản vào ngày 15/02/2016 với thời hạn vay là 20 ngày hoặc ba tháng thì thời điểm bắt đầu thời hạn là 0 giờ ngày 16/02/2016.Nếu thời hạn được xác định bằng 1 sự kiện thì thời điểm bắt đầu thời hạn là thời điểm bắt đầu của ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó. Ví dụ : Ngày 20/04/2016, A thỏa thuận cho B thuê nhà với thời hạn là 3 năm kể từ khi con trai của A là N được xuất cảnh du học. Ngày 15/6/2016 N được xuất cảnh thì thời điểm bắt đầu tính 03 năm là 0 giờ ngày 16/6/2016

So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 bổ sung hai từ”liền kề” vào khoản 2 và khoản 3 Điều này. Sự bổ sung này là hợp lý, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc tính thời hiệu đúng đắn 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp không thanh toán lương cho người lao động xử lý như thế nào?

Câu hỏi :  Trước đây, tôi có làm việc cho một Chi nhánh Công ty hoạch toán phụ thuộc (không có Hợp đồng; thời gian thử việc 02 tháng). Khi kết thúc thử việc, tôi có đầy đủ thủ tục như: Báo cáo công việc; Bàn giao hồ sơ, chứng từ; Và Chi nhánh Công ty đồng ý và đã ra Quyết định thôi việc cho tôi.

Đến nay hơn 04 tháng mà Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi (tháng lương cuối cùng trước khi nghỉ việc). Qua nhiều lần hẹn gặp giữa tôi và nhân viên của Chi nhánh Công ty để trực tiếp giải quyết tiền lương. Nhưng Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa giải quyết tiền lương cho tôi. Lúc nào kế toán và người đứng đầu Chi nhánh Công ty cũng nói là không có tiền, hoặc hẹn mà không gặp. Để không anh hưởng công việc của tôi và thời gian đi lại như những lần hẹn trước đó, thông báo qua mail tôi có gửi số tài khoản của tôi cho Chi nhánh Công ty đó, để tạo điều kiện là khi nào có tiền thì thanh toán theo hình thức chuyển khoản, nhưng đến nay Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này tôi nên giải quyết như thế nào để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Trả lời : Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Hành vi của Chi nhánh công ty hoạch toán phụ thuộc đó là vi phạm quy định của pháp luật về lao động và theo quy định tại khoản 3 điều 13 nghị định số 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thì chi nhánh đó sẽ bị: “ Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;”

Theo tôi, trước tiên anh chị nên trao đổi lại hoặc có đơn kiến nghị lên người đứng đầu chi nhánh đó. Trong đó nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật lao động của chi nhánh đồng thời nêu rõ nếu như bên chi nhánh không trả lương đúng hạn anh sẽ tố giác hành vi vi phạm pháp luật lao động lên cơ quan có thẩm quyền để công ty bị xử phạt và một khi cơ quan nhà nước đã vào cuộc thì họ sẽ thanh tra, kiểm tra và phát hiện thêm nhiều sai phạm của đơn vị.

Sau đó nếu vẫn không được nhận lương thì anh làm đơn xin hòa giải gửi lên phòng lao động và xã hội để thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở.

Sau khi qua thủ tục hòa giải ở cơ sở, nếu không thành công thì anh mới có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa án. Về thẩm quyền giải quyết đơn của anh tôi xin được tư vấn như sau:

Điều 40  Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;”

Theo quy định tại điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự thì trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết hoặc đến Tòa án nơi bạn cư trú, làm việc giải quyết sao cho thuận lợi nhất cho bạn.

Khi gửi đơn, ngoài khoản tiền lương bạn lên ghi tất cả các khoản tiền đền bù ra. 

 

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Công văn 3647/BHXH-CSXH hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Chinese rescuers pull out a body of a worker crushed after scaffolding of a building under construction collapsed on to some twenty-odd workers, in Zhengzhou, central China's Henan province 06 September 2007.  The accident is the second major workplace accident following the collapse of a 328-metre (1,076-foot) bridge over the Tuo river in Hunan province, killing 41 workers who were removing steel scaffolding erected during its construction.                CHINA OUT GETTY OUT   AFP PHOTO (Photo credit should read STR/AFP/Getty Images)
Ảnh minh họa

Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, BNN của người bị TNLĐ, BNN đã điều trị xong và ra viện từ ngày 01/7/2016 trở đi có những thay đổi trong thành phần hồ sơ như sau:

– Đối với hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ: Bỏ biên bản điều tra TNLĐ và các biên bản trong trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ như biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông…

– Đối với hồ sơ hưởng chế độ BNN: Bỏ biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại hoặc kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động hoặc bản trích sao các giấy tờ trên.

Đồng thời, bổ sung vào văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN nội dung ngày, tháng, năm ban hành của biên bản điều tra, khám nghiệm, kết quả đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, quan trắc môi trường lao động.

 

Quy trình giải quyết vụ án hình sự

Tại Điều 13 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003 quy định về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự, theo đó: Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.

Quy trình giải quyết vụ án hình sự có 4 giai đoạn cơ bản sau đây:

1. Giai đoạn 1: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự

– Thẩm quyền giải quyết: cơ quan công an

– Căn cứ khởi tố vụ án hình sự: Theo quy định tại Điều 100 Bộ Luật tố tụng hình sự thì cơ quan công an sẽ dựa vào các căn cứ sau đây để khởi tố vụ án:

1. Tố giác của công dân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;

3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;

5. Người phạm tội tự thú.

Nếu có các căn cứ trên và nhận thấy có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra, khởi tối vụ án. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

2. Giai đoạn 2: Truy tố

-Thẩm quyền giải quyết: Viện kiểm sát nhân dân

– Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:

a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;

b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

  • Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  • Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.

3. Giai đoạn 3: Xét xử

  • Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân (theo quy định tại các Điều 170, Điều 171 Bộ luật tố tụng hình sự).
  • Việc xét xử vụ án hình sự sẽ được tiến hành một cách công khai qua 2 cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm

4. Giai đoạn 4: Thi hành án

  • Thẩm quyền giải quyết: Cơ quan thi hành án
  • Điều 255 Những bản án và quyết định được thi hành

1. Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:

a) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;

b) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;

c) Những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

2. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.

Công ty Luật Minh Bạch

12 loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp Giấy phép xây dựng

Ngày 08/5/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp Giấy phép xây dựng, nghị đinh có hiệu lực ngày 25/06/2017, cụ thể có các loại giấy tờ sau :

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, Luật đất đai năm 2003.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.

3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.

4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở năm 1991; Luật nhà ở năm 2005; Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam; Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Điều 31, Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; các giấy chứng nhận khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ.

5. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

6. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

8. Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.

9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

10. Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật.

11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó.

12. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất đlàm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.

Thủ tục đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì cần tiến hành những thủ tục sau:

Cơ quan thực hiện : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở

Cách thức thực hiệnNgười đăng ký hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau đây viết tắt là người đăng ký) nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Văn phòng Phát triển kinh tế hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử  (Thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo địa chỉ

Thành phần hồ sơ :

1) Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện:

– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh,văn phòng đại diện;

– Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

– Quyết định của Hội đồng thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bản hiểm xã hội;

– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

– Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

– Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

c.2) Đối với  địa điểm kinh doanh:

– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh;

– Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

c.3) Đối với người được ủy quyền nộp hồ sơ, kèm theo:

(1) Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

(2) Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

(3) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ.

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết :

(1) Đối với chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh: 03 ngày làm việc;

(2) Đối với chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện: 05 ngày làm việc.

Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp

Điều 156 Bộ luật dân sự 2015

Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Những điểm cần lưu ý khi trong quy chế thi THPT quốc gia 2017

Bộ GD&ĐT cho biết, các kỳ thi năm 2015, 2016 đã được tổ chức thành công, sau mỗi năm có những điều chỉnh, hoàn thiện tốt hơn. Tuy nhiên, với cách thức tổ chức thi như những năm qua, vẫn còn một số điểm hạn chế, có thể cải tiến để tốt hơn.

Cụ thể là vẫn tồn tại 2 loại cụm thi trong mỗi địa phương; kỳ thi được tổ chức trong 4 ngày với 8 môn thi nên vẫn nặng nề; việc tổ chức thi 8 môn với 4 môn theo hình thức tự luận tạo điều kiện để học sinh học tủ, học lệch…

Để từng bước khắc phục các hạn chế trên, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi với các điểm thi được đặt ở các trường hoặc liên trường THPT ở các huyện, thị  xã, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi.

Tham gia coi thi, chấm thi là giáo viên các trường phổ thông và cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ có ngành đào tạo giáo viên. Sự tham gia này để các trường ĐH, CĐ chia sẻ trách nhiệm, cùng phối hợp với các Sở GD&ĐT chủ trì cụm thi để tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan

Cũng theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi năm 2017 sẽ tổ chức thi 5 bài thi: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học Xã hội (KHXH). Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi khác theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Với hình thức thi này sẽ hướng tới học sinh học tập toàn diện, khắc phục dần tình trạng học tủ, học lệch.

Kỳ thi được tổ chức trong 2,5 ngày tạo thuận lợi cho thí sinh. Các thông tin cụ thể sẽ có trong văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế thi để các nhà trường, giáo viên biết và thực hiện

Quy chế cũng cho phép và khuyến khích học sinh ngoài thi các bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) thì có thể đăng ký thi cả 2 bài thi tự chọn (KHTN và KHXH) để tăng thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ và khuyến khích các em học tập toàn diện hơn.

Nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 12, với các câu hỏi ở mức độ cơ bản để đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và có những câu hỏi nhằm phân hóa kết quả thi của thí sinh, đáp ứng mục tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ. Để bảo đảm độ tin cậy của kết quả thi, mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi chuẩn hóa riêng.

Ngoài ra, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ tiếp tục sử dụng kết quả học tập trong năm lớp 12 với kết quả các bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công

–  Trình tự thực hiện:

  1. a) Đối với Tổ chức, cá nhân:

– Thương nhân đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo quy định.

– Nộp hồ sơ, giấy tờ liên quan tại Phòng Kinh tế

– Nộp phí, lệ phí theo quy định

– Nhận phiếu hẹn

– Nhận kết quả tại Phòng Kinh tế

  1. b) Đối với Phòng Kinh tế

– Cung cấp Hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân lập các giấy tờ có trong thành phần Hồ sơ (nếu có yêu cầu).

– Kiểm tra, tiếp nhận Hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân.

– Thu phí, lệ phí thẩm định và cấp phép giấy phép.

– Lập phiếu tiếp nhận Hồ sơ, lập phiếu hẹn trả kết quả.

– Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Phòng Kinh tế

– Các thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

– Thành phần, Số lượng hồ sơ:

  1. a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu tại;

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;

– Bản sao hồ sơ đăng ký chất lượng, bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hoặc bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm rượu. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công cung cấp cho các cơ sở khác chế biến lại phải có bản sao hợp đồng mua bán giữa hai bên.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Kinh tế
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế
  4. d) Cơ quan phối hợp: không

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp giấy phép

– Lệ phí cấp phép: 50.000 đ/giấy phép

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn đề nghị cấp giấy sản xuất rượu thủ công – Phụ lục 04

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thủ công;

– Cơ sở sản xuất đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu  

Đến với MBLAW quý khách hàng sẽ được đội ngũ luật sư tư vấn và soạn thảo những giấy tờ pháp lý cần thiết cho khách hàng

Thay mặt khách hàng liên hệ với cơ quan có thẩm quyền, làm việc nhanh chóng và có hiệu quả.

Mọi thắc mắc xin quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được MBLAW giải đáp  

 

 

Điều 168 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 09

Từ cuối tháng 09/2016 có một số chính sách nổi bật có hiệu lực:

banner1

  1. Miễn giảm thuế XK cho sản phẩm thân thiện môi trường

Thông tư 128/2016/TT-BTC quy định miễn, giảm thuế xuất khẩu (XK) đối với sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP như sau:

– Miễn thuế XK đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường có tên trong Biểu thuế XK và có văn bản chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.

– Giảm 50% mức thuế XK đối với các sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải có tên trong Biểu thuế XK được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Thuế suất thuế XK 0% áp dụng đối với sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải XK không có tên trong Biểu thuế XK.

Thông tư 128/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 23/9/2016.

thân thiện môi trường

 

  1. Tư cách hợp lệ của nhà thầu mua sắm dược liệu

Thông tư 31/2016/TT-BYT quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26/9/2016.

Theo đó, quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu như sau:

– Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

– Đối với gói thầu vị thuốc cổ truyền, nhà thầu phải đáp ứng thêm các điều kiện về sơ chế, chế biến dược liệu theo quy định tại Điều 18 Nghị định 102/2016/NĐ-CP .

– Hạch toán tài chính độc lập.

– Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả.

– Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu (BDL).

– Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu.

– Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại BDL.

dược liệu

 

  1. Tiêu chuẩn thanh tra chuyên ngành Công thương

Thông tư 15/2016/TT-BCT về thanh tra chuyên ngành Công thương bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/9/2016 quy định về tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành như sau:

– Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Nghị định 07/2012/NĐ-CP .

– Được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên và có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thanh tra được phân công.

– Có chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên hoặc thanh tra chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp.

 

  1. Định mức tài chính hỗ trợ truyền thông về trợ giúp pháp lý

Từ ngày 22/9/2016, Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tham gia tố tụng cho người nghèo, đồng bào thiểu số tại khu vực đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 – 2020 chính thức có hiệu lực.

Theo đó, định mức tài chính hỗ trợ truyền thông về trợ giúp pháp lý quy định như sau:

– Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý cho mỗi trung tâm là: 20.000.000 đồng.

– Mỗi xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài Truyền thanh được hỗ trợ:

+ Biên soạn nội dung: 500.000 đồng/01 số/06 tháng

+ Chi phí phát thanh: 500.000 đồng/quý (06 lần/quý)

– Mỗi xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở: 2.000.000 đồng/01 lần/năm.

 

  1. Hướng dẫn về quản lý, sử dụng vốn ODA

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 12/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/9/2016.

 

Quyết định phê duyệt đề án và chương trình mục tiêu mang ý nghĩa kinh tế của Thủ tướng chính phủ.

Trong tuần qua (từ ngày 05 – 10/9/2016), đã có nhiều quyết định phê duyệt đề án và chương trình mục tiêu mang ý nghĩa kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

asean

  1. Kết nối đồng bộ mạng hạ tầng trong nước với ASEAN

Theo Quyết định 1734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một số định hướng nhằm thực hiện mục tiêu hướng tới năm 2020 đảm bảo cơ bản hình thành khung kết nối hạ tầng ASEAN bao gồm:

– Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 2.000 – 2.500 km, trên tổng số khoảng 6.400 km đường cao tốc cần đầu tư theo quy hoạch.

– Đầu tư cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, nâng tốc độ chạy tàu đạt 80-90 km/h đối với tàu khách và 50-60 km/h đối với tàu hàng.

– Tập trung phát triển các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II; phấn đấu đến năm 2030, đưa tổng công suất của nguồn điện hạt nhân lên khoảng 10.700 MW.

– Xây dựng 02 đến 03 khu công nghệ thông tin tập trung tại mỗi thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.

– Nhà nước tạo thuận lợi và chia sẻ rủi ro nhằm hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ tài chính, thuế, phí, lệ phí, nhượng quyền… để tăng tính thương mại của dự án.

Quyết định 1734/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 06/9/2016.

  1. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản

Quyết định 1726/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế” có hiệu lực từ ngày 05/9/2016.

Theo đó, phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản; nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

– 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng;

– Tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại tại địa bàn nông thôn đạt khoảng 15%;

– Khoảng 35 – 40% số người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng;

– Khoảng 50 – 60% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng;

– Tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại.

  1. Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới

Ngày 05/9/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định 1730/QĐ-TTg về Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020. Theo đó:

– Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, số xã còn lại đảm bảo đạt 05 tiêu chí trở lên; Mỗi tỉnh có ít nhất 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

– Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới: Được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và thưởng công trình phúc lợi trị giá 30.000.000.000 đồng (ba mươi tỷ đồng).

– Doanh nghiệp, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc đặc biệt xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua được Thủ tướng tặng Bằng khen hoặc đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và thưởng theo quy định.

Quyết định 1730/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

  1. Giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% – 1,5%/năm

Đây là một trong các mục tiêu được đặt ra tại Quyết định 1722/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Cũng theo đó, Chương trình còn đặt ra một số chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020 như sau:

– Từ 60% – 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, từ 80% – 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

– Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho khoảng 20.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó từ 60% – 70% lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% – 25%/năm.

Quyết định 1722/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 02/9/2016.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền