Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các loại thời hiệu

Điều 150. Các loại thời hiệu
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, có kiện đòi tiền bảo hiểm xã hội hay không?

Ông Lê Quang Hưng ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa có câu hỏi : Khi làm thủ tục nhận trợ cấp thôi việc thì tôi mới biết hơn 10 năm nay công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho tôi. Tôi có thể kiện công ty để đòi tiền bảo hiểm xã hội hay không?

Cám ơn Luật sư!

BHXH_2

                                      Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới cho Luật Minh Bạch.

Trong trường hợp này của bác, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đối với tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động, TAND có thẩm quyền giải quyết mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội. Ông có thể nộp đơn đến TAND quận nơi công ty đóng trụ sở để được xem xét, giải quyết.

Trân trọng!

Trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan trong việc gây tai nạn cho bên thứ ba

Câu hỏi:

Vụ việc chiếc xe tải BKS 29Y- 1740 do Nguyễn Minh Tuấn (SN 1979, ở Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) điều khiển,,chở theo một tức chứa chất lỏng được xác định là axit trên đường bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông đã làm văng dung dịch axit ra ngoài, gây bỏng cho hàng chục người đang tham gia giao thông ngày 9/6 tại ngã tư Trâu Quỳ- quốc lộ 5 thuộc địa phận huyện  thêm một lần nữa là tiếng chuông cảnh báo những nguy cơ tai nạn bất ngờ mà mọi người có thể gặp phải do sự vô ý, thiếu trách nhiệm của những người khác. Thưa luật sư, với hành vi đó thì người lái xe có thể bị truy cứu theo những tội danh gì ? anh ta có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không hay chỉ bị xử lý hành chính về lỗi khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới?

Người gửi câu hỏi: Bác Y – Gia Lâm Hà Nội.

rủi ro mua xe

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trong trường hợp này, người điều kiển xe tải đã biết mình đang trở trên xe loại dung dịch nguy hiểm là axit, có thể gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác và theo quy định của pháp luật thì ô tô tải là một nguồn nguy hiểm cao độ, có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đối với nhiều người. Và trên thực tế thì axit trên xe đã bị dò rỉ, đã có người bị bỏng do sự dò rỉ này và đã cảnh báo đối với lái xe, cùng với đó là lực lượng CSGT đã ra hiệu lệnh dừng xe để ngăn chặn hành vi tiếp tục gây thiệt hại. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện đã bất chấp mọi lời cảnh báo và hiệu lệnh của CSGT để điều khiển “nguồn nguy hiểm cao độ” chở theo những thùng chứa dung dịch axit rất nguy hiểm, chạy trên một đoạn đường tới 10 km và hậu quả là đã xâm phạm đến sức khỏe của hàng chục người.

Điều này thể hiện người điều khiển phương tiện giao thông “đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”. Vậy, theo quan điểm của tôi thì trong trường hợp này người lái xe đã có lỗi cố ý gián tiếp đối với hành vi và hậu quả xảy ra.

Như vậy, nếu căn cứ vào yếu tố lỗi này, xem xét trong mối quan hệ với hậu quả mà hành vi này gây ra, trong trường hợp cơ quan điều tra chứng minh được hành vi trên thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì rất có thể người điều khiển chiếc xe tải trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong số các tội như: Tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Trong trường hợp hành vi trên thỏa mãn các dấu hiệu của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Thậm chí trong trường hợp hậu quả của hành vi trên dẫn đến chết người thì người điều khiển phương tiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự.

Với quan điểm của tôi thì vụ việc trên sẽ không chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như các hành vi vi phạm giao thông khác bởi mức độ vi phạm, yếu tố lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông và hậu quả đã xảy ra.

Trân trọng!

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên

Xin Chào Luật sư

Hiện nay, các sếp tôi và 2 người nữa là các nhà đầu tư Hàn Quốc đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, vốn đầu tư khoảng 11 tỷ đồng, địa điểm dự kiến tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Để thành lập được công ty các nhà đầu tư nần làm những thủ tục nào? thời gian mất bao lâu?

xin trân thành cảm ơn.

 

Thủ tục cấp giấy phép xuất, nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam (thực hiện tại cấp tỉnh)

Người không quốc tịch, muốn xuất nhập cảnh ra nước ngoài thì cần có giấy phép xuất nhập cảnh, vậy trình tự,thủ tục như thế nào? Luật Minh Bạch xin tư vấn cho mọi người như sau:
Cơ quan thực hiện : Phòng quản lý xuất nhập cảnh

Yêu cầu : 

+ Có Thẻ thường trú do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp.

+ Không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

+ Không thuộc một trong các diện chưa được xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phần hồ sơ:

a) 01 tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất nhập cảnh (mẫu N17A).

b) 01 bản chụp (không cần chứng thực) Thẻ thường trú do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp (xuất trình bản chính để đối chiếu).

c) 02 ảnh cỡ 4cm x 6cm mới chụp, phông nền trắng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh để rời).

* Người đề nghị cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh khi hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng thì làm hồ sơ đề nghị như trên. 

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết : Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất nhập cảnh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xem xét cấp Giấy phép xuất nhập cảnh.

Mọi ý kiến thắc mắc và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp thắc mắc

Điều kiện người thất nghiệp được hưởng hỗ trợ học nghề

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 55 Luật Việc làm thì người lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ điều kiện sau:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp sau đây: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là đề nghị hỗ trợ học nghề.

Khoản 1, Điều 11 và Khoản 1, 2, 3 Điều 12 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXHngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động để xác định cụ thể nghề, thời gian học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề để trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.

Sau thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 12 Thông tư này.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động.

Người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hỗ trợ học nghề trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hỗ trợ học nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau: ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Như vậy, nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ học nghề thì được hưởng hỗ trợ học nghề và quy trình hỗ trợ học nghề được thực hiện theo các quy định nêu trên.

Hợp pháp hóa cá cược đua chó, đua ngựa, bóng đá ở Việt Nam

Ngày 24/01/2017  Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 06/2017/NĐ-CP quy định về việc kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế tại Việt Nam.

Theo đó, Nghị định này quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó và bóng đá quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, khi nghị định này chính thức có hiệu lực, thì một số hoạt động về đặt cược, đua ngựa, đua chó, đặt cược bóng đá trên lãnh thổ Việt Nam sẽ chính thức được hợp pháp hóa.

Liên quan đến các quy định cụ thể của nghị định 06/2017/NĐ-CP có một số điểm đáng chú ý sau:

b

Ảnh minh họa

     Thứ nhấtvề đối tượng được tham gia đặt cược (người chơi)

Người chơi phải đủ 21 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 Điều 7).

Ngoài ra tại khoản 2 Quy định rõ các đối tượng không được phép tham gia đặt cược:

– Người chưa đủ 21 tuổi.

– Người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định

– Cán bộ quản lý, điều hành, nhân viên tham gia đặt cược của chính doanh nghiệp mình tổ chức.

– Thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua với cuộc đua do mình giám sát; Nài ngựa, cầu thủ, Trọng tài với cuộc đua do mình tham dự, điều khiển và bố, mẹ, vợ, chồng, con ruột của những đối tượng trên.

– Những người bị người thân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là bố, mẹ, vợ, chồng, con ruột hoặc bản thân có đơn đề nghị doanh nghiệp kinh doanh đặt cược không cho tham gia đặt cược.

– Các đối tượng đang trong thời gian bị truy cứu TNHS, chấp hành xong hình phạt mà chưa được xóa án tích…..

     Thứ hai, Vốn tốn thiểu để hoạt động kinh doanh cá cược đua chó, đua ngựa, bóng đá quốc tế.

Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất, phương án tổ chức hoạt động, phù hợp với quy hoạch địa phương, đủ điều kiện về vốn….

*Quy định vốn

Để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án đầu tư trường đua ngựa, đua chó, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó thì phải đáp ứng đủ điều kiện về vốn đầu tư tối thiểu.

Cụ thể với hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa là tối thiểu 1.000 tỷ đồng.

Và với hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó thì tối thiểu là 300 tỷ đồng.

Doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế cũng phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng hoặc tương đương.

Chính phủ cho phép 1 doanh nghiệp được phép tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. Thời gian thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế là 5 năm

     Thứ ba, giới hạn mức đặt cược.

Quy định cụ thể tại Điều 8 của Nghị định này, theo đó:

Đồng tiền được sử dụng để mua vé đặt cược, trả thưởng trong kinh doanh đặt cược là Việt Nam đồng. Mức cược tối đa là 1 triệu đồng và tối thiểu là 10.000 đồng.

Ngoài ra, bộ tài chính sẽ phối hợp với các ban ngành để điều chỉnh mức cược trong mỗi thời kỳ, giai đoạn cho phù hợp.

KẾT LUẬN

Kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện, và nhà nước không khuyến khích phát triển.

Khi nghị định này có hiệu lực và các doanh nghiệp đủ điều kiện về kinh doanh cá cược đi vào hoạt động, các cơ quan  có thẩm quyền phải thực hiện việc thanh, kiểm tra, giám sát kỹ càng. Cần phải có đánh giá, một cái nhìn khách quan về cả mặt tiêu cực và tích cực mà loại hình kinh doanh này mang lại, từ đó có một cơ chế quản lý chặt chẽ, mang tới một sân chơi mới, một loại hình kinh doanh mới mẻ và hợp pháp ở nước ta trong tình trạng các tệ nạn xã hội về đánh bạc, cá độ bất hợp pháp đang tăng cao.

Công ty Luật Minh Bạch.

Như thế nào được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Căn cứ pháp lý: Điều 130 văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh 2014

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam những hành vi sau đây sẽ được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

 + Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hoá.

+ Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

–  Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

–  Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

– Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

A. Thành phần hồ sơ (Số lượng hồ sơ: 01 bộ)

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ;

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

4. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

5. Mục lục hồ sơ.

6. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

7. Văn bản ủy quyền chủ sở hữu cho người được ủy quyền; 8. Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên hội đồng thành viên hoặc giám đốc của công ty: – Xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác ) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng Nhà nước.

B. Thời hạn giải quyết

– 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

C. Cơ quan có thẩm quyền

– Sở Kế hoạch và Đầu tư

D. Kết quả nộp hồ sơ

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn

Trong thực tế, rất nhiều trường hợp các cặp đôi nam nữ (đa phần là trẻ tuổi) sống chung, sống thử  như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Khi có mâu thuẫn phát sinh thì rất nhiều trường hợp tranh chấp liên quan đến quyền nuôi con xảy ra. Vậy trong những trường hợp này thì trách nhiệm pháp lý như thế nào? Quyền nuôi con sẽ thuộc về ai?

ly-hon-2

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“ Nam, nữ “chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”.

Vì vậy, về mặt pháp luật, những cặp nam nữ “sống thử” không đăng ký kết hôn sẽ không được coi là vợ chồng.

Tuy nhiên, quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Dù không phải là vợ chồng nhưng “quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định … về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”

Theo đó, Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014

 “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, trong những trường hợp như này, quyền nuôi con sẽ do thỏa thuận của các bên ( trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quy định tại khoản 3). Trong trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định dựa trên quyền lợi của con ( tinh thần, vật chất) hoặc nguyện vọng của bé trong trường hợp con trên 07 tuổi.

Ngoài ra, cha/mẹ không giành được quyền nuôi con có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

 “Điều 82 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

 Trân trọng!

Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập

Thứ nhất, Thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau trong khi xét xử

Theo điều 326 BLTTHS quy định :” Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của HĐXX phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án…”. Việc độc lập xét xử giữa thẩm phán và hội thẩm được ghi nhận thành những nguyên tắc của luật tố tụng, đó là: Việc xét xử của TAND có hội thẩm nhân dân tham gia, của tòa án quân sự có hội thẩm quân nhân tham gia. Khi xét xử, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Trước khi mở phiên tòa, khi Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán không được đưa ra ý kiến, nhận định chủ quan của riêng mình để tránh ảnh hưởng đến sự đánh giá chứng cứ của Hội thẩm tại phiên tòa.

Thứ hai, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với các chủ thể khác của tòa án

Mối quan hệ giữa thẩm phán, Hội thẩm và nội bộ ngành Tòa án được thể hiện ở thẩm phán với chánh án và các đồng nghiệp khác trong tòa án, giữa thẩm phán và tòa án cấp trên, giữa thẩm phán và chánh án tòa án nhân dân tối cao, giữa Hội thẩm và chánh án tòa nơi Hội thẩm tham gia xét xử. Chính vì vậy, khi xét xử để đưa ra được phán quyết một cách chính xác và khách quan, Thẩm phán và Hội thẩm cần phải độc lập với ý kiến, sự tác động của chánh án và tòa án cấp trên, phải có chính kiến và quan điểm riêng của mình trong việc xem xét câc vấn đề cụ thể trong quá trình xét xử.

Thứ ba, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập vói các cơ quan tiến hành tố tụng khác

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không được dựa vào kết luận của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mà phải tự nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, kết hợp những chứng cứ mới thu được tại phiên tòa xét xử để có kết luận riêng của mình đối với từng vấn đề. Đồng thời các cơ quan quản lí không được can thiệp vào việc xét xử của tòa án, vì công tác xét xử đã được nhà nước giao duy nhất cho tòa án.

Thứ tư, khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với yêu cầu của những

Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập với người tham gia tố tụng, với dư luận và cơ quan báo chí là việc xét xử chỉ căn cứ vào chứng cứ vụ án và những quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào ý kiến của những người nói trên . Ngoài ra, tính độc lập trong xét xử của thẩm phán và hội thẩm còn được thể hiện ở  việc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập với sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, độc lập với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án

 

 

Có thể ngồi tù đến 05 năm nếu mua dâm

Nhiều người nhầm tưởng với hành vi mua dâm chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính; tuy nhiên, bao trường hợp vướng vào vấn đề hình sự vì mua dâm.

Điều 22 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định chế tài đối với hành vi mua dâm như sau:

(i) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.

(ii) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.

(iii) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.

Nhưng nếu người đã thành niên mua dâm người chưa thành niên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 256 của Bộ luật Hình sự 1999 như sau:

 

1. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Phạm tội nhiều lần ;

đ)  Tái phạm nguy hiểm;

e) Đối với nhiều người;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng.

Trách nhiệm pháp lý khi xảy ra vụ tai nạn sập giàn giáo nghiêm trọng tại dự án chung cư Eco Green

Gần đây nhất vụ tai nạn sập giàn giáo nghiêm trọng tại dự án  chung cư Eco Green (số 1 phố Giáp Nhất, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) khiến 2 người chết, 4 người bị thương ngày 13/10.

Trước tiên, tôi xin chia sẻ những mất mát, đau thương đối với gia đình các nạn nhân trong vụ việc nêu trên. Hậu quả của vụ tai nạn là đặc biệt nghiêm trọng và nó cho chúng ta thấy công tác đảm bảo thi công tại các công trường xây dựng hiện nay ở Việt Nam đang “có vấn đề”, bởi đây không phải là vụ tai nạn thương tâm duy nhất trong thời gian ngắn trở lại đây. Dưới góc độ một người dân, tôi luôn có cảm giác bất an khi đi qua các công trình xây dựng cao tầng tại Việt Nam. Cần cẩu, giàn giáo, sắt thép, vật liệu xây dựng ….có thể lao xuống đầu người dân bất cứ lúc nào và người dân luôn phải đối mặt với những cái chết tức tưởi từ trên trời rơi xuống.

Luật sư: Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Luật sư: Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

Dưới góc độ pháp luật, thì việc đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản được xem là “nguyên tức cơ bản trong hoạt động xây dựng” và đã được quy định cụ thể, chi tiết trong Luật Xây dựng Việt Nam năm 2014. Theo đó, việc vi phạm quy định về an toàn lao động là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 10 Điều 12 của Luật này. Chi tiết hơn, tại Điều 115 Luật Xây dựng đã quy định rất rõ về “An toàn trong thi công xây dựng công trình” và trách nhiệm này thuộc về cả chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình. Cụ thể:

“1. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng.

  1. Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.
  2. Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng”.

Như vậy, pháp luật thì đã rõ, quy định cũng rất chi tiết, tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn xảy ra thường xuyên, thường là các vụ tai nạn lao động trong xây dựng ngày càng có tính chất nghiêm trọng hơn và theo đó, thiệt hại về người và tài sản cũng ngày càng lớn hơn.

Theo quan điểm của tôi, sở dĩ tình trạng này liên tục tiếp diễn và ngày càng gia tăng là do chính con người, những ông chủ đầu tư, ông chủ thầu xây dựng công trình, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và đôi khi là do chính những người công nhân xây dựng chưa biết sử dụng hết quyền của mình trong việc có thể từ chối thực hiện công việc khi điều kiện an toàn cho chính bản thân mình không đảm bảo.

Ở đây, cứ sau mỗi vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, lại sẽ có việc thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động tại công trường. Rõ ràng là chúng ta đã “mất bò mới lo làm chuồng”, sự việc xảy ra rồi, thiệt hại rồi mới thanh tra, kiểm tra và có đôi khi là xử phạt, song rồi đâu lại vào đấy, vì lợi nhuận, vì tiến độ, vì miếng cơm manh áo….các vụ tai nạn lao động thương tâm vẫn tiếp tục xảy ra.

Tôi cho rằng, để xảy ra tình trạng này, không thể không có trách nhiệm từ sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý xây dựng tại các công trường.

Đối với công trình xây dựng để xảy ra tình trạng mất an toàn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vậy thì điều đầu tiên cần làm là phải ngay lập tức đình chỉ các hoạt động thi công để cơ quan chức năng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công rà soát lại một cách thực sự nghiêm túc về điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với cán bộ, công nhân đang thi công tại công trường. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với các công trình xây dựng kiểu như thế này để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thi công tiếp theo.

Về phía người lao động bị chết và bị thương trong vụ tai nạn vừa rồi sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật tương ứng với thiệt hại xảy ra đối với cụ thể của từng người. Liên quan đến mức bồi thường cụ thể thì pháp luật tôn trọng quyền tự quyết, tự thỏa thuận của các bên để xác định mức bồi thường phù hợp. Trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được mức bồi thường thì có thể yêu cầu Tòa án xác định theo căn cứ pháp luật dựa trên các thiệt hại xảy ra trên thực tế và lỗi của các bên trong mối quan hệ này.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền