Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu

Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Bị chỉ trích vì mặc đồ phản cảm chơi pickleball, cô gái Nam Định lên tiếng

Một sự việc hi hữu gần đây của một cô gái Nam Định, Trần Ngọc Hiền, bị chỉ trích vì bức ảnh mặc đồ phản cảm trên sân pickleball. Hình ảnh lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng trang phục của cô không phù hợp khi chơi thể thao. Tuy nhiên, chính chủ đã khẳng định đây là ảnh ghép, do bạn bè chỉnh sửa từ ảnh gốc và không có ý định phát tán ra công chúng. Sau khi ảnh chế bị lan truyền, dù đã cố gắng đính chính và yêu cầu gỡ bỏ, nhưng bức ảnh vẫn tiếp tục được chia sẻ, gây mệt mỏi cho cô.

Trao đổi với PV VietNamNet, luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty luật Minh Bạch) cho hay, nghị định số 15/2020 quy định việc phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với việc lợi dụng mạng xã hội để thực hiện 1 trong các hành vi như cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín nhân phẩm của tổ chức, cá nhân…

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa thông tin trái phép lên mạng viễn thông, hành vi xâm phạm quyền tự do và làm nhục người khác.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Ủng Hộ Đồng Bào Vùng Lũ: Từ Thiện Minh Bạch, Tránh Lợi Dụng”

Lợi dụng danh nghĩa từ thiện để “trục lợi” là vấn đề gây bức xúc trong dư luận, đặt trong bối cảnh  những ngày qua, người dân cả nước và rất nhiều tổ chức thiện nguyện đang chung tay, nỗ lực khắc phục hậu quả của bão số 3, điều này đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để hoạt động nhân đạo, từ thiện có ý nghĩa và đảm bảo thực chất? Vấn đề này đang làm dấy lên yêu cầu cần phải có những biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo hoạt động từ thiện được thực hiện đúng mục đích, không bị lợi dụng.  Theo quan điểm của Luật sư Trần Tuấn Anh, để hoạt động từ thiện có ý nghĩa và minh bạch, các cá nhân và tổ chức từ thiện cần tuân thủ pháp luật, chọn lựa  các quỹ từ thiện và cơ sở trợ giúp đã được cấp phép. Cơ sở trợ giúp xã hội  cũng phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và minh bạch tài chính theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP và Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Việc từ thiện tự phát không minh bạch có thể làm mất lòng tin của xã hội, ảnh hưởng đến tinh thần tương thân tương ái. Luật sư cũng đưa ra khuyến cáo đến các cá nhân tham gia từ thiện cần tỉnh táo, kiểm tra kỹ các nguồn thông tin và tuân thủ quy định pháp luật để ngăn chặn những đối tượng trục lợi.

Mời bạn đọc theo dõi thêm tại đây 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng

Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng

1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Hướng dẫn giải quyết chế độ hưu trí đối với cán bộ nghỉ hưu

Vừa qua, BHXH Việt Nam có Công văn số 3492/BHXH-CSXH hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân về việc giải quyết chế độ hưu trí cho cán bộ nghỉ hưu theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP.

Theo đó, ngày 13/6/2016, Bộ LĐ-TB&XH có Công văn số 2131/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn về thời điểm hưởng lương hưu đối với cán bộ nghỉ hưu theo Nghị định số26/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội.

Công văn của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ: Theo quy định tại Điểm e, Khoản 1 của Nghị định 26/2015/NĐ-CP, đối với cán bộ cấp xã công tác tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại nếu còn thiếu thời gian đóng BHXH từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ thời gian đóng BHXH 20 năm, thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí.

Đối với cán bộ thuộc diện nêu trên đã được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí, thì việc đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý cán bộ và do ngân sách nhà nước đảm bảo. Do vậy, thời điểm hưởng lương hưu của các cán bộ này là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ hưu do cơ quan quản lý cán bộ lập

Từ vụ án “Hấp diêm” bị cắt đứt lưỡi – Tội hiếp dâm dưới góc độ pháp lý?

Gần đây vấn đề hiếp dâm đang là một vấn nạn được nhiều người quan tâm bởi gần đây có nhiều vụ án hiếp dâm trẻ em, hay còn gọi là “ấu dâm” gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước mà phải kể đến như là vụ Minh Béo hay bé gái bị hiếp dâm sát hại ở Nhật.

Mới đây nhất, ngày 18.4 lại xảy ra một vụ hiếp dâm và vào ngày 19.4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bắt khẩn cấp Chu Thế Quang (SN 1979, hộ khẩu tại Đồng Nai, hiện thuê trọ tại đường Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) để điều tra về hành vi hiếp dâm. Nạn nhân bị Quang giở trò đồi bại là chị Nguyễn Quỳnh Anh (25 tuổi, ở Hà Nội).

Theo tài liệu điều tra, cuối tháng 3, chị Minh (25 tuổi, ở Hà Nội, đã đổi tên) đăng tìm việc làm trên mạng. Ngày 17/4, cô gái nhận được tin nhắn của Quang, hẹn đến quán cà phê trên đường Lương Thế Vinh (quận Thanh Xuân) để phỏng vấn.

Bi 9X can gan dut luoi, 'yeu rau xanh' van co lam nhuc nan nhan hinh anh 1
Chu Thế Quang. Ảnh: H.L.

Tại đây, Quang giới thiệu là chủ thầu xây dựng, đang tìm kế toán cho công ty. Sau khi nhận hồ sơ, Quang hẹn cô gái ngày hôm sau đến thử việc.

Sáng 18/4, anh ta nhắn tin địa chỉ nhà trọ trên đường Trần Bình (quận Cầu Giấy), nói đó là trụ sở công ty để chị Minh đến.

Gặp cô gái, Quang dẫn lên phòng trên tầng 3 rồi khóa cửa, dùng vũ lực ép nạn nhân “quan hệ”. Làm việc với cảnh sát, Quang khai cô gái chống cự nên anh ta dùng dao uy hiếp.

Bị nạn nhân cắn gần đứt lưỡi, “yêu râu xanh” 38 tuổi vẫn cố thực hiện hành vi đồi bại. Sau đó, Quang đe dọa, ép cô gái đi xin việc không được báo cảnh sát. Khi nạn nhân ra về, hung thủ đến bệnh viện khâu lại lưỡi.

Chiều cùng ngày, bị hại đến Công an quận Cầu Giấy tố cáo sự việc. Vài giờ sau khi gây án, Quang bị cảnh sát bắt giữ khi hắn chuẩn bị trốn về quê.

Theo như thông tin thì tên Quang khi hiếp dâm chị Quỳnh Anh đã bị chị cắn đứt lưỡi tuy nhiên hắn vẫn tiếp tục hành vi của mình??

infonet__hiep_dam_1Trong bài viết này Luật Minh Bạch sẽ không đề cập đến vấn đề này mà sẽ đề cập đến vấn đề mang tính cấp thiết hơn: Quy định trong luật về tội hiếp dâm như thế nào? có lẽ chưa đủ nặng để có thể răn đe được tội phạm hiếp dâm hay chăng?

Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ tại điều 33 và 34, cá nhân là công dân của Nhà nước cộng hòa xã hội của nghĩa Việt nam đều được bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể cũng như danh dự:

“Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác đều sẽ bị trừng trị, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi một cá nhân bị xâm phạm đến quyền và lợi ích có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân như quyền phòng vệ chính đáng và có thể thực hiện nhiều phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật

Hành vi hiếp dâm được quy định trong Bộ luật Hình sự

Tại Bộ luật Hình sự 1999 Điều 111 quy định cụ thể về tội hiếp dâm, theo quy định tại luật này thì tội hiếp dâm là hành vi ùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.

Về hành vi hiếp dâm này, Bộ luật Hình sự có nhiều quy định khác nhau, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em (có thể gọi là một hành vi ấu dâm), cưỡng dâm, giao cấu hay dâm ô,… và đều có sự quy định khác nhau tùy theo hành vi, cách thức và mức độ nghiêm trọng khi phạm tội.

Sau đây Luật Minh Bạch sẽ tóm tắt qua quy định xử phạt đối với mỗi hành vi hiếp dâm:

  • Tội hiếp dâm: Hình phạt đối với tội này là tù giam với thời gian từ hai năm tới bảy năm. Đối với những hành vi phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội hiếp dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Đối với những hành vi phạt tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội cưỡng dâm: là hành vi sử dụng thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm nămTrường hợp phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm.
  • Tội cưỡng dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
  • Tội giao cấu với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ một năm đến năm năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  • Tội dâm ô với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

bo-anh-cuoi-dep-nhu-co-tich-cua-cap-doi-ai-cung-thich-trang-lou-tung-son_20151110113718203

*QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT MINH BẠCH:

Tội hiếp dâm là tội nghiêm trọng thuộc phần các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chính vì vậy cần phải xử lý thật nghiêm để làm gương cho những kẻ biến thái, những kẻ “mất dạy”, thiếu nhận thức và thiếu nhân tính.

Mặc dù quy định trong Bộ luật Hình sự đã quy định mức phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình những vẫn còn xảy ra nhiều vụ án hiếp dâm, Luật Minh Bạch cho rằng cần phải tăng mức xử phạt tối thiểu cao hơn nữa để mang tính răn đe, khiến những kẻ có ý định thực hiện hành vi phạm tội chùn bước, ví dụ như chỉ cần thực hiện hành vi hiếp dâm chưa cần xét đến các tình tiết tăng nặng sẽ bị xử phạt 50 năm tù.

Và cuối cùng, “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”, mọi công dân cần phải nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức tự bảo vệ, phòng vệ để bảo vệ chính đáng nhất quyền và lợi ích của mình (nhất là các cô gái đang trong lứa tuổi vào xuân nói riêng và phụ nữ nói chung).

Công ty Luật Minh Bạch

Những trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện đối với quyết định hành chính về quản lý đất đai

Thời gian qua, vấn đề nổi cổm hiện lên là các quyết định hành chính về quản lý đất đai được ban hành, nhưng không được sự đồng thuận của người dân, tạo nên những bức xúc, dẫn đến tình trạng xung đột, người dân đi kiện tụng, nhưng không phải trường hợp nào cũng được tòa án thụ lý và giải quyết, có những trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện, cụ thể : 

mau-don-khoi-kien-ly-hon

Toà án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:

–  Người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

–  Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng.

– Không đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy định.

– Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

– Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Khi trả lại đơn khởi kiện, Toà án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.

Trong thời hạn ba ngày (03) làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Toà án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:

+  Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện.

+  Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.

Đã có gia đình quan hệ ngoài luồng bị xử lý như thế nào?

Chuyện nam nữ có quan hệ ngoài luồng, không phải là vợ chồng hợp pháp hiện nay rất phổ biến. Do môi trường làm việc, áp lực, gia đình, hay xảy ra mâu thuẫn với nhau nên dẫn đến có người thứ 3 xen vào cuộc sống của gia đình. Vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào về hành vi vi phạm trên, cụ thể như sau : 

Người đang có vợ mà chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng (Theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP).

Điểm 3.1 của Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…

– Trường hợp đang có vợ mà chung số như vợ chồng với người phụ nữ khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ luật Hình sự 1999 trong những trường hợp sau đây:

(i) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…

(ii) Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

(Căn cứ Điểm 3.1 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC).

Giải đáp pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế

Về vấn đề pháp luật liên quan đến thừa kế mà bạn đọc thắc mắc và đã gửi câu hỏi về cho Luật Minh Bạch, sau đây Luật Minh Bạch sẽ tổng hợp và trả lời những câu hỏi mà độc giả đã gửi về cho Luật Minh Bạch.

_________________________________________________

Câu hỏi thứ nhất: Chú tôi trước đây sinh sống ở LB Nga nhưng đã mất do tai nạn lao động. Hiện ông có tổng tài sản là 5 tỷ đồng. Ông có một người vợ hợp pháp và hai con gái. Ngoài ra ông còn có một người con riêng. Người con riêng này của ông không có khả năng lao động. Chú tôi mất đột xuất không để lại di chúc vậy thì số tài sản của chú tôi sẽ được phân chia như thế nào?

 

Với câu hỏi trên, Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau

Theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc nếu tài sản ở đâu thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đó. Vì vậy nếu tài sản ở LB Nga thì phải căn cứ pháp luật LB Nga để chia di sản thừa kế. Còn nếu di sản trên ở Viêt Nam thì xử lý như sau:

Trường hợp ông chú của bạn chết mà không để lại di chúc thì trường hợp này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật (điểm a, khoản 1, Điều 650 BLDS 2015).

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết đều được hưởng thừa kế phần di sả bằng nhau (Điều 651 BLDS 2015). Trong trường hợp trên chỉ đề cập đến người vợ hợp pháp, 02 người con gái và 01 người con riêng thì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Một vấn đề đặt ra nữa là người con riêng bị mất khả năng lao động thì liệu người con riêng của ông chú không có khả năng lao động thì có được quyền hưởng di sản không? Căn cứ theo Điều 610 BLDS 2015 thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản cả theo di chúc lẫn theo pháp luật.

Như vậy, không phụ thuộc vào khả năng lao động, những người thừa kế theo pháp luật đều có quyền hưởng di sản thừa kế.

 

Câu hỏi thứ hai:Tôi là Nguyễn Hải Yến, hiện đang sinh sống ở Canada. Tôi có một số câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng thừa kế đúng hay sai? Quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản thừa kế chết là đúng hay sai? Lỗi chỉ được đặt ra đối với người có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi phải không ạ?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, đối với câu hỏi: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như là những người bị kết án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, có hành vi ngược đãi, hành hạ người đề lại di sản,… thì không được hưởng thừa kế là không chính xác. Những trường hợp không có quyền hưởng di sản thừa kế có thể vì nhiều lý do có thể là có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người để lại di sản và những người thừa kế khác hay có những hành vi không xứng đáng với bổn phận. Khi này, pháp luật sẽ có những quy định tước đi quyền hưởng di sản của những trường hợp này.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí giữa các bên trong quan hệ thừa kế, tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên những người nằm trong diện không được hưởng di sản vẫn có quyền được hưởng di sản chỉ với điều kiện nếu như người để lại di sản đồng ý để lại di sản cho những người đó (khoản 2 Điều 621 BLDS 2015).

Thứ hai, quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản chết (có thể hiểu đẩy đù là chết về mặt sinh học hoặc chết về mặt pháp lý) là đúng, thời điểm người để lại di sản chết (về mặt sinh học) hoặc bị tòa án tuyên là đã chết (chết về mặt pháp lý) gọi là thời điểm mở thừa kế. Quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi có người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mặc dù thời điểm còn sống, các bên trong quan hệ thừa kế có thể phát sinh di chúc tuy nhiên, văn bản này chỉ có hiệu lực đối với các bên khi người để lại di chúc hoặc di sản chết. Vì vậy, chỉ khi người để lại di sản chết, quan hệ thừa kế mới hình thành.

Thứ ba, tôi hiểu ý bạn hỏi về yếu tố lỗi của các hành vi được quy định trong trường hợp của người không được hưởng quyền thừa kế. Đúng như vậy, các trường hợp không được hưởng thừa kế phải có lỗi cố ý khi thực hiện các hành vi như ngược đãi, xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản hoặc những người thừa kế khác hay lừa dối, cưỡng ép, giả mạo di chúc,… và chỉ những người có khả năng nhận thức, kiểm soát thì mới coi hành vi đó là cố ý. Vì vậy, yếu tố lỗi sẽ được đặt ra đối với những người có thể kiểm soát, nhận thức hành vi của mình.

 

Câu hỏi thứ ba: Cha và mẹ tôi chung sống với nhau có 3 người con (tôi là con trai và sau tôi là hai em gái). Trong thời gian cha và mẹ tôi chung sống có tạo ra được một số tài sản gồm đất ở và nhà. Nay cha tôi mất không để lại di chúc. Khi tôi ở nước ngoài thì mẹ tôi cùng hai người con gái bán đất mà không có sự đồng ý của tôi. Khi vắng mặt tôi mà thủ tục mua bán vẫn diễn ra bình thường. Như vậy có hợp pháp hay không?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Trong trường hợp của bạn, phần di sản của bố bạn trong khối tài sản chung của cha mẹ bạn khi không để lại di chúc cần phải được phân chia theo quy định phân chia thừa kế pháp luật, khi này phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều thành bốn phần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Trong trường hợp của bạn cần phải xem xét những người thuộc hàng thừa kế bao gồm những người còn sống tại thời điểm bố bạn mất, như thế ngoài mẹ, hai người em gái và bạn thì ông bà bạn còn sống hay không? Bố bạn có con nuôi, con riêng hay không để vì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản là như nhau.

Tiếp đó, khi mẹ và 2 người chị em gái bán phần tài sản chung có phần của bạn mà không có sự đồng ý của bạn thì giao dịch đó không hợp pháp bạn cũng có phần sở hữu trong khối di sản mà bố bạn để lại cho bạn, vì vậy việc mua bán đó là không hợp pháp và có thể bị tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, nếu tài sản đó đã được bên thứ ba ngay tình đăng ký sang tên đổi chủ theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ không thể đòi lại tài sản từ họ mà phải đòi những người có lỗi trong giao dịch này đó là mẹ và chị em gái bạn.

Điều 163 BLDS 2015 cũng nêu rõ rằng không ai có thể bị hạn chế quyền, tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 cũng quy định chủ sở hữu tài sản có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm về tài sản phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi trái pháp luật.

 

Câu hỏi thứ tư: Ba tôi đã mất nhưng không để lại di chúc, còn người vợ sau của ba tôi thì có giấy đăng kí kết hôn nhưng đang định cư ở nước ngoài. Vậy khi ba tôi mất là người vợ sau này có toàn quyền với tài sản của ba tôi không? Ví dụ nếu muốn sang tên xe ba tôi đứng tên hay làm lại giấy tờ xe đó có cần tôi đứng ra làm giấy tờ gì không ? Hay chỉ người vợ sau của ba tôi là toàn quyền?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Việc cha của bạn mất mà không có di chúc thì phần di sản để lại sẽ phải chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Việc chia thừa kế theo pháp luật sẽ phải căn cứ theo một trong những yếu tố cơ bản là về hàng thừa kế, là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này để có quyền được hưởng như nhau phần di sản mà bố bạn để lại.

Vì vậy, nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn còn sống thì mẹ kế của bạn không có toàn quyền với di sản mà cha bạn để lại.

Đối với di sản của bố mạng ví dụ như chiếc xe, việc sang tên xe bố của bạn đã mất thì khi phân chia di sản sẽ không phải là bạn tiến hành sang tên hoặc mẹ kế của bạn tiến hành sang tên. Mà việc đầu tiên là phần di sản này phải được phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sau khi thực việc việc phân chia thừa kế xong mới xác định được quyền sở hữu tài sản mà cụ thể là cái xe này thuộc quyền sở hữu của ai thì người đó mới có quyền sang tên.

Về cách thức phân chia di sản thì theo khoản 2 Điều 660 BLDS 2015 “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng

Khái niệm bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế ở Việt Nam. Khái niệm “Trật tự công” (public policy) hay (public order) là một thuật ngữ pháp lý có nội hàm hết sức trừu tượng, phức tạp. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Trên thực tế, mỗi quốc gia xuất phát từ những lợi ích, đường lối phát triển khác nhau trong việc bảo vệ những giá trị nền tảng của mình nên khái niệm “Trật tự công’’ cũng mang màu sắc quốc gia. Trong tư pháp quốc tế, vấn đề bảo lưu trật tự công được sử dụng “ khi cơ quan có thẩm quyền sử dụng các quy phạm xung đột của quốc gia dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài, nhưng không áp dụng hệ thống pháp luật nước ngoài đó (mà trên thực tế đáng lẽ sẽ được áp dụng), hoặc không thừa nhận hiệu lực phán quyết của toà án nước ngoài, do phán quyết đó làm phát sinh một tình thế trái với các nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật của mình hoặc nếu xét thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài là vi phạm các quy định có tính chất thiết lập nền tảng chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội của quốc gia mình, nhằm bảo vệ trật tự công quốc gia”

Thực tế tòa án ở các nước phương tây thường sử dụng “bảo lưu trật tự công cộng” như là một công cụ sắc bén để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị với mục đích hạn chế, thậm chí đôi khi là gạt bỏ, là phủ nhận việc cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài, trước hết là luật pháp của các nước khác nhau về chế độ kinh tế – xã hội.

          Ở các nước khác nhau thì nó được áp dụng khác nhau, theo điều 30 bộ luật dân sự Đức quy định : “Việc áp dụng luật nước ngoài sẽ phải hủy bỏ nếu như việc áp dụng đó chống lại đạo lý hoặc là các tiêu chí của pháp luật Đức”

Ở Anh – Mỹ quan điểm thống trị trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý về trật tự công cộng là tòa án không buộc phải thực thi (áp dụng) và công nhận luật hoăc hạn chế nước ngoài mà luật nước ngoài đó được quy phạm xung đột luật của Anh hoặc Mỹ đãn chiến tới, nếu như việc buộc phải thực thi hoặc công nhận đó không phù hợp với “trật tự công cộng” ở các nước này.

Còn ở Việt Nam, quy định về “Bảo lưu trật tự công cộng” được ghi nhận rất rõ ràng và cụ thể ở điều 664, 665 BLDS năm 2015. Ngoài ra vấn đề này còn được ghi nhận ở một số văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Ví dụ như điều 122 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Theo pháp luật Việt Nam được ghi nhận trong các văn bản trên thì trật tự công cộng  được hiểu là các nguyên tắc cơ bản tạo ra một trật tự pháp lý trong chế độ của chúng ta. Việc thực hiện nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng để loại bỏ một số quy định của pháp luật của nước ngoài không thể áp dụng không có nghĩa là luật nước ngoài đối kháng, mâu thuẫn với thể chế chính trị – pháp luật của nhà nước mình mà chỉ là nếu áp dụng thì gây ra hậu quả xấu, không lành mạnh có tác động tiêu cực đối với các nguyên tắc các nền tảng cơ bản, đạo đức, truyền thống và lối sống của nước mình. Các cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ta phải cẩn trọng trong việc vận dụng nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng, thực tiến cho thấy rất ít trường hợp phải vận dụng và trường hợp bắt buộc bao giờ cũng dựa trên những cơ sở  pháp lý đúng đắn và khách quan, bảo đảm thực hiện nghiêm túc nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đề xuất thu phí khai thác dữ liệu dân cư nếu được triển khai có thể là một sai lầm không thể khắc phục

“Đề xuất thu phí khai thác dữ liệu dân cư, hay nói cách khác là “bán” dữ liệu dân cư nếu được triển khai trên thực tế, theo tôi sẽ là một sai lầm không thể khắc phục được” – Luật sư Trần Tuấn Anh, Công ty Luật hợp danh Minh Bạch.

Mỗi con người từ khi sinh ra đến lúc chết đi, có 2 thứ quyền gắn bó suốt cuộc đời, đó là “quyền nhân thân” và “quyền tài sản”.

Trong đó, quyền nhân thân tức là những gì gắn bó với chính con người họ, chỉ duy nhất họ mới có quyền thực hiện hoặc thay đổi thông qua bộ máy quản lý hành chính nhà nước, ví như quyền đối với họ tên, giới tính, quyền kết hôn, ly hôn, nuôi con…

Quyền này nằm trong giới hạn “quyền con người” mà pháp luật đã trao cho mỗi cá nhân và là bất khả xâm phạm. Mọi hành vi sử dụng, khai thác không được sự đồng ý của cá nhân, công dân đều là hành vi xâm phạm quyền nhân thân và bị pháp luật nghiêm cấm.

Điều 21 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” và “Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 cũng đã dành riêng một mục 2, với 15 Điều luật riêng biệt để quy định về quyền này của công dân.

Ở đó khẳng định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác” (khoản 1, Điều 25) và “1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ; 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác” (khoản 1, 2 Điều 38).

Như vậy, có thể khẳng định, trong trường hợp cá nhân không đồng ý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng, công khai thông tin liên quan đến “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân” thì cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được quyền thực hiện. Hành vi sử dụng, công khai thông tin cá nhân của người khác trong trường hợp này là hành vi vi phạm pháp luật.

Cũng cần nói thêm rằng, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án) hay một số các cơ quan nhà nước khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ có thể “khai thác” thông tin cá nhân của công dân để phục vụ mục đích quản lý hoặc xử lý vi phạm pháp luật của công dân theo đúng phạm vi quy định tại Điều 8 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, cũng như Luật Căn cước Công dân năm 2014.

Việc được “khai thác” trong phạm vi thẩm quyền không đồng nghĩa với đề xuất của  UBND TP. Hà Nội được đem các thông tin này đi “bán” (dưới cái tên là “thu giá dịch vụ”) cho các tổ chức kinh tế như đề xuất của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Thông tin cá nhân, bí mật đời tư cá nhân thuộc về từng người. Quyền cho hay không do từng cá nhân quyết định, làm gì có giá nào đưa ra để “thu giá” hay “thu phí”, lại càng không phải là hàng hóa để có thể đem “bán”!

Qua đề xuất trên, có cảm giác rằng ở Việt Nam chúng ta chưa coi trọng và dành sự tôn trọng đúng mức đối với dữ liệu cá nhân của mỗi công dân.

Trong thời đại số hiện nay, chỉ cần lộ ra bất kỳ một thông tin cá nhân nào thì đều có thể là cơ sở để các đối tượng xấu lợi dụng, xâm nhập, đánh cắp và sử dụng vào mục đích trái pháp luật. Trong trường hợp dữ liệu công dân bị đánh cắp hoặc sử dụng vào mục đích trái pháp luật thì sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường.

Tôi cũng như nhiều người khác đã nhiều lần đặt câu hỏi: Tại sao sau khi đăng ký doanh nghiệp, hàng loạt đơn vị gọi điện đến “Giám đốc” trong giấy đăng ký kinh doanh để mời chào, kết nối làm ăn hay thu thuế, phí? Tại sao khi vừa xuống sân bay, đã có ngay tin nhắn của một hãng taxi gửi đến để quảng bá dịch vụ? Tại sao sau khi đến một đơn vị của ngành tài nguyên môi trường làm việc, ngay sau đó đã nhận được hàng loạt tin nhắn mời chào mua bán bất động sản? Người gọi điện nắm rõ họ tên, thu nhập cũng như nghề nghiệp của tôi. Họ đã làm cách nào?

Chúng ta có thể nhìn vào những sự việc còn chưa hết tính thời sự để có kinh nghiệm cho mình trong lĩnh vực bảo mật thông tin cá nhân của công dân, ví dụ: gần như toàn bộ thông tin cá nhân của người dân Malaysia đã bị đánh cắp cuối năm 2017, hay sự việc nhà sáng lập ứng dụng mạng xã hội Facebook bị điều trần liên tục tại Châu Âu và Mỹ liên quan đến việc để lộ thông tin cá nhân người sử dụng.

Vì thế, đề xuất thu phí khai thác dữ liệu dân cư, hay nói cách khác là “bán” dữ liệu dân cư, nếu được triển khai trên thực tế, theo tôi sẽ là một sai lầm không thể khắc phục được.

Luật sư Trần Tuấn Anh

____________________________________________________________________________________________

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Quy trình giải quyết vụ án hình sự

Tại Điều 13 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003 quy định về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự, theo đó: Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.

Quy trình giải quyết vụ án hình sự có 4 giai đoạn cơ bản sau đây:

1. Giai đoạn 1: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự

– Thẩm quyền giải quyết: cơ quan công an

– Căn cứ khởi tố vụ án hình sự: Theo quy định tại Điều 100 Bộ Luật tố tụng hình sự thì cơ quan công an sẽ dựa vào các căn cứ sau đây để khởi tố vụ án:

1. Tố giác của công dân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;

3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;

5. Người phạm tội tự thú.

Nếu có các căn cứ trên và nhận thấy có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra, khởi tối vụ án. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

2. Giai đoạn 2: Truy tố

-Thẩm quyền giải quyết: Viện kiểm sát nhân dân

– Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:

a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;

b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

  • Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  • Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.

3. Giai đoạn 3: Xét xử

  • Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân (theo quy định tại các Điều 170, Điều 171 Bộ luật tố tụng hình sự).
  • Việc xét xử vụ án hình sự sẽ được tiến hành một cách công khai qua 2 cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm

4. Giai đoạn 4: Thi hành án

  • Thẩm quyền giải quyết: Cơ quan thi hành án
  • Điều 255 Những bản án và quyết định được thi hành

1. Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:

a) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;

b) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;

c) Những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

2. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.

Công ty Luật Minh Bạch

Hướng dẫn thanh toán thuốc bảo hiểm y tế

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn 7086/BYT-BH hướng dẫn thực hiện việc thanh toán thuốc Bảo hiểm y tế.

mau-the-bhyt

Ảnh minh họa

Theo đó, trong thời gian chờ Bộ Y tế sửa đổi bổ sung Thông tư 40/2014/TT-BYT , việc thanh toán thuốc bảo hiểm y tế được thống nhất thực hiện như sau:

– Đối với những loại thuốc đã sử dụng tới thời điểm ban hành Công văn này:

Thực hiện thanh toán trong trường hợp chỉ định thuốc phù hợp với chỉ định trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp phép hoặc theo hướng dẫn phác đồ điều trị của bệnh viện hoặc phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

– Đối với những loại thuốc chưa được sử dụng:

Thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 40/2014/TT-BYT , rằng chỉ thanh toán với những chỉ định sử dụng phù hợp với chỉ định đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt.

Công văn 7086/BYT-BH được ban hành ngày 26/9/2016.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền