Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 160 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Điều 160. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
3. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 36 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 36, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 36 : Quyền xác định lại giới tính 

1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu

Quy định pháp luật

Tội buôn lậu được Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 188. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Như vậy, tội buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.

Pháp nhân phạm tội buôn lậu có thể “đi tù”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm
– Hành vi buôn lậu xâm phạm đến chính sách quản lý về ngoại thương và an ninh biên giới của nhà nước. Bảo vệ chính sách ngoại thương của nhà nước nhằm đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam, tạo sự thuận lợi cho sản xuất trong nước cũng như đảm bảo trật tự an toàn khu vực biên giới.
– Đối tượng của hành vi buôn lậu có thể bao gồm:
+ Các loại hàng hóa nói chung, không bao gồm các loại hàng cấm. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa quy định tội buôn lậu tại Điều 188 BLHS năm 2015 và Điều 153 BLHS năm 1999. Hàng hóa là đối tượng tác động của hành vi buôn lậu theo quy định BLHS năm 1999 có thể bao gồm các loại hàng cấm, ngoại trừ các loại hàng cấm đặc biệt đã được coi là đối tượng của các tội phạm khác thi không thuộc đối tượng hàng hóa trong tội buôn lậu. Ví dụ như vũ khí quân dụng, ma túy,.. nếu có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới thì xử lý theo các tội phạm tương ứng.
Theo Điều 188 BLHS, đối tượng của tội buôn lậu bao gồm:
+ Các loại tiền bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ (như USD, EURO,…)
+ Các loại kim khí quý, đá quý như vàng, kim cương, đồng đen, đá đỏ,…
+ Di vật, cổ vật theo quy định của Luật di sản văn hóa 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009. Đối tượng di vật, cổ vật là những đối tượng tác động mới được bổ sung vào quy định tội phạm buôn lậu trong BLHS năm 2015.
2. Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi khách quan của tội phạm
Người phạm tội có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các loại mặt hàng nêu trên, cụ thể:
+ Người phạm tội có hành vi bán hàng hóa hoặc mua hàng hóa một cách trái phép qua biên giới nhằm bán lại thu lợi bất chính.
Việc buôn bán trái phép thể hiện qua hành vi mua, bán các loại hàng hóa nêu trên qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của nhà nước thông qua các thủ đoạn như sử dụng giấy tờ giả mạo để xuất, nhập hàng hóa hoặc xuất, nhập hàng hóa không đúng với nội dung cho phép,… nhằm tới việc thu được lợi nhuận bất chính. Trường hợp người vận chuyển thuê qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà nhận biết rõ mục đích của người thuê là buôn bán kiếm lời thì bị coi là đồng phạm tội buôn lậu.
+ Dấu hiệu bắt buộc phải xác định là buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
Tội buôn lậu (Điều 153 BLHS năm 1999) trước đây chỉ nêu dấu hiệu “qua biên giới”. Theo đó, biên giới có thể được hiểu là các loại biên giới trên đường bộ, đường biển, đường hàng không, qua bưu điện,… Tuy nhiên, dấu hiệu này được mở rộng hơn trong quy định về tội buôn lậu tại Điều 188 BLHS năm 2015, hàng hóa buôn bán trái phép là đối tượng của tội buôn lậu phải kèm theo dấu hiệu “qua biên giới” hoặc “từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại”.
Khu phi thuế quan được hiểu là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016).
Việc mở rộng dấu hiệu trên xuất phát từ thực tiễn xét xử tội phạm buôn lậu. Ngoài những trường hợp buôn bán trái phép thông thường bằng những thủ đoạn gian dối, trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan tại cửa khẩu biên giới trên bộ, cảng biển,… thì còn xuất hiện những trường hợp buôn lậu hàng hóa dưới hình thức hàng hóa tạm nhập – tái xuất, hàng chờ xuất khẩu hoặc chờ nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là những loại hàng hóa phải làm thủ tục hải quan theo quy định của nhà nước.
Kho ngoại quan là một trong những khu vực thuộc khu phi thuế quan theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Do vậy, đảm bảo cơ sở rõ ràng, thống nhất cho việc xử lý những trường hợp này, BLHS 2015 đã mở rộng phạm vi dấu hiệu của tội buôn lậu so với quy định BLHS năm 1999.
Hành vi buôn lậu được coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:
+ Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì cũng bị coi là tội phạm.

Hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại, nếu thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309, 311 BLHS 2015 thì người phạm tội bị truy cứu TNHS về các tội phạm quy định tại các điều luật tương ứng nêu trên mà không bị xét xử về tội buôn lậu.

+ Đối với các di vật, cổ vật thì không bắt buộc phải xác định giá trị cụ thể, mọi hành vi buôn bán trái phép các vật phẩm là di vật, cổ vật đều có thể bị coi là tội phạm, trừ các trường hợp được xem xét đánh giá là tính chất nguy hiểm không đáng kể thì không bị coi là tội phạm (khoản 2 Điều 8 BLHS 2015).

– Thời điểm tội phạm hoàn thành trong tội buôn lậu:

Xung quanh việc xác định thời điểm hoàn thành của tội buôn lậu, có quan điểm cho rằng: chỉ cần có căn cứ để xác định hàng hóa hàng sẽ được đưa qua biên giới, qua khỏi khu phi thuế quan thì tội buôn lậu đã hoàn thành. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng tội buôn lậu chưa cấu thành tội phạm khi hàng hóa chưa đưa qua được biên giới hay khu phi thuế quan.

Với cách quy định yếu tố “qua biên giới” tại Điều 188 BLHS năm 2015, Luật Minh Bạch cho rằng quan điểm thứ nhất có phần hợp lý và mang lại hiệu quả thực tiễn khi xét xử tội phạm về buôn lậu. Bởi thủ đoạn của người phạm tội buôn lậu rất đa dạng thậm chí rất tinh vi dẫn đến những khó khăn trong việc xác định hàng hóa đó đã qua biên giới hay chưa. Bên cạnh đó, về phía các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam, việc xử lý hình sự khi người buôn lậu đã vận chuyển trái phép hàng hóa khi đã vượt qua khỏi biên giới Việt Nam cũng không hề dễ dàng do người phạm tội không còn trên lãnh thổ Việt Nam. Việc xử lý cần đến sự tương trợ tư pháp của quốc gia nơi người phạm tội vận chuyển hàng hóa đến nơi đó.

Tuy nhiên, để thống nhất đường lối xét xử, cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn về thời điểm tội phạm hoàn thành trong buôn lậu để có căn cứ chính xác nhất.

Còn đối với hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại thì được xác định thông qua hành vi của người đại diện cho pháp nhân hoặc người được pháp nhân ủy quyền với điều kiện quy định tại Điều 75 BLHS 2015.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận biết rõ việc buôn bán qua biên giới là trái phép nhưng vi động cơ, mục đích kiếm lợi bất chính nên vẫn thực hiện.

Hình phạt

Điều 188 BLHS năm 2015 quy định tội buôn lậu với hình phạt tương đối nghiêm khắc so với quy định tại Điều 153 BLHS năm 1999. Quy định về hình phạt tại Điều 188 BLHS 2015 nhìn chung có nhiều thay đổi tập trung vào một số nội dung: Sửa đổi, bổ sung các tình tiết định khung hình phạt, lượng hóa các tình tiết vật phạm pháp có số lượng lớn/ rất lớn/ đặc biệt lớnthu lợi bất chính lớn/ rất lớn/ đặc biệt lớn qua giá trị bằng tiền, loại bỏ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng/ rất nghiêm trọng/ đặc biệt nghiêm trọng; nâng mức phạt tiền và điểm đáng chú ý là bổ sung quy định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Cụ thể:

– Tại khoản 6 Điều 188 BLHS năm 2015 quy định TNHS đối với pháp nhân thương mại:

Pháp nhân thương mại phạm tội là hành vi phạm tội của người đại diện, nhân danh pháp nhân, được sự chấp thuận của pháp nhân và vì lợi ích pháp nhân theo quy định của Điều 75 BLHS năm 2015.

+ Pháp nhân thương mại khi thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tê, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, trách nhiệm hình sự được đặt ra đối với pháp nhân thương mại khi phạm tội buôn lậu có thể từ phạt tiền, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn cho tới đình chỉ hoạt động có thời hạn, thậm chí là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy theo tính chất, quy mô mà mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 96 Bộ luật dân sự 2015

Điều 96. Chấm dứt tồn tại pháp nhân

1. Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:

a) Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;

b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Gây tai nạn xong bỏ chạy sẽ bị xử phạt như thế nào?

 Vào ngày 2/12 vừa qua trên mạng có đăng tải 1 đoạn clip ghi lại hình ảnh lái xe ô tô Mazda CX-5 mang biển số 30A-544.56 sau khi đâm phải người đi xe máy đã bỏ chạy, để mặc người bị nạn nằm trên đường.Lãnh đạo đội CSGT số 6 (Công an TP. Hà Nội) xác nhận có thông tin trên và cho biết, hiện công an quận Nam Từ Liêm đang điều tra vụ việc.Hiện tại, ủy ban đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ danh tính lái xe gây tai nạn bỏ chạy, xử lý nghiêm.

Qua sự việc nêu trên đối với tài xế lái xe Mazda CX-5 gây tai nạn giao thông xong rồi bỏ chạy, không dừng lại giúp đỡ người bị nạn.

otocotinhdamxemay2113

Chiếc xe Mazda Cx-5 lạng lách gây tai nạn cho người đi đường và bỏ chạy khỏi hiện trường

 Xét về góc độ hành chính : Đối hành vi trên thì theo quy định tại Điểm b, khoản 7, Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt :

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”

Đối với  tài xế điều khiển chiếc xe nêu nêu trên sẽ bị phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của mình.

Ngoài bị xử phạt hành chính, xét về góc độ hình sự : Việc gây tai nạn rồi bỏ trốn còn là một tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu vụ tai nạn đó có dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể, Điều 202 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Theo điểm c, Khoản 2 của điều này nếu người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì sẽ phat tù từ 3 năm đến 10 năm tùy vào mức độ vi phạm mà người điều khiển phương tiện giao thông.

Theo NQ số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17.4.2003 thì: “4. Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự như sau:

4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

  1. Làm chết một người;
  2. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
  3. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỉ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
  4. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

Xét theo quy định tại Nghị quyết trên còn phụ thuộc vào mức độ tổn hại đến sức khỏe của người bị nạn để có thể khẳng định được hành vi của tài xế đã đủ điều kiện cấu thành tội phạm, nếu đủ điều kiện thì sẽ bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 202 BLHS, còn nếu không thì thuộc trường hợp xử phạt hành chính

 

 

 

 

 

Từ vụ án “Hấp diêm” bị cắt đứt lưỡi – Tội hiếp dâm dưới góc độ pháp lý?

Gần đây vấn đề hiếp dâm đang là một vấn nạn được nhiều người quan tâm bởi gần đây có nhiều vụ án hiếp dâm trẻ em, hay còn gọi là “ấu dâm” gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước mà phải kể đến như là vụ Minh Béo hay bé gái bị hiếp dâm sát hại ở Nhật.

Mới đây nhất, ngày 18.4 lại xảy ra một vụ hiếp dâm và vào ngày 19.4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bắt khẩn cấp Chu Thế Quang (SN 1979, hộ khẩu tại Đồng Nai, hiện thuê trọ tại đường Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) để điều tra về hành vi hiếp dâm. Nạn nhân bị Quang giở trò đồi bại là chị Nguyễn Quỳnh Anh (25 tuổi, ở Hà Nội).

Theo tài liệu điều tra, cuối tháng 3, chị Minh (25 tuổi, ở Hà Nội, đã đổi tên) đăng tìm việc làm trên mạng. Ngày 17/4, cô gái nhận được tin nhắn của Quang, hẹn đến quán cà phê trên đường Lương Thế Vinh (quận Thanh Xuân) để phỏng vấn.

Bi 9X can gan dut luoi, 'yeu rau xanh' van co lam nhuc nan nhan hinh anh 1
Chu Thế Quang. Ảnh: H.L.

Tại đây, Quang giới thiệu là chủ thầu xây dựng, đang tìm kế toán cho công ty. Sau khi nhận hồ sơ, Quang hẹn cô gái ngày hôm sau đến thử việc.

Sáng 18/4, anh ta nhắn tin địa chỉ nhà trọ trên đường Trần Bình (quận Cầu Giấy), nói đó là trụ sở công ty để chị Minh đến.

Gặp cô gái, Quang dẫn lên phòng trên tầng 3 rồi khóa cửa, dùng vũ lực ép nạn nhân “quan hệ”. Làm việc với cảnh sát, Quang khai cô gái chống cự nên anh ta dùng dao uy hiếp.

Bị nạn nhân cắn gần đứt lưỡi, “yêu râu xanh” 38 tuổi vẫn cố thực hiện hành vi đồi bại. Sau đó, Quang đe dọa, ép cô gái đi xin việc không được báo cảnh sát. Khi nạn nhân ra về, hung thủ đến bệnh viện khâu lại lưỡi.

Chiều cùng ngày, bị hại đến Công an quận Cầu Giấy tố cáo sự việc. Vài giờ sau khi gây án, Quang bị cảnh sát bắt giữ khi hắn chuẩn bị trốn về quê.

Theo như thông tin thì tên Quang khi hiếp dâm chị Quỳnh Anh đã bị chị cắn đứt lưỡi tuy nhiên hắn vẫn tiếp tục hành vi của mình??

infonet__hiep_dam_1Trong bài viết này Luật Minh Bạch sẽ không đề cập đến vấn đề này mà sẽ đề cập đến vấn đề mang tính cấp thiết hơn: Quy định trong luật về tội hiếp dâm như thế nào? có lẽ chưa đủ nặng để có thể răn đe được tội phạm hiếp dâm hay chăng?

Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ tại điều 33 và 34, cá nhân là công dân của Nhà nước cộng hòa xã hội của nghĩa Việt nam đều được bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể cũng như danh dự:

“Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác đều sẽ bị trừng trị, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi một cá nhân bị xâm phạm đến quyền và lợi ích có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân như quyền phòng vệ chính đáng và có thể thực hiện nhiều phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật

Hành vi hiếp dâm được quy định trong Bộ luật Hình sự

Tại Bộ luật Hình sự 1999 Điều 111 quy định cụ thể về tội hiếp dâm, theo quy định tại luật này thì tội hiếp dâm là hành vi ùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.

Về hành vi hiếp dâm này, Bộ luật Hình sự có nhiều quy định khác nhau, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em (có thể gọi là một hành vi ấu dâm), cưỡng dâm, giao cấu hay dâm ô,… và đều có sự quy định khác nhau tùy theo hành vi, cách thức và mức độ nghiêm trọng khi phạm tội.

Sau đây Luật Minh Bạch sẽ tóm tắt qua quy định xử phạt đối với mỗi hành vi hiếp dâm:

  • Tội hiếp dâm: Hình phạt đối với tội này là tù giam với thời gian từ hai năm tới bảy năm. Đối với những hành vi phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội hiếp dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Đối với những hành vi phạt tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội cưỡng dâm: là hành vi sử dụng thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm nămTrường hợp phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm.
  • Tội cưỡng dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
  • Tội giao cấu với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ một năm đến năm năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  • Tội dâm ô với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

bo-anh-cuoi-dep-nhu-co-tich-cua-cap-doi-ai-cung-thich-trang-lou-tung-son_20151110113718203

*QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT MINH BẠCH:

Tội hiếp dâm là tội nghiêm trọng thuộc phần các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chính vì vậy cần phải xử lý thật nghiêm để làm gương cho những kẻ biến thái, những kẻ “mất dạy”, thiếu nhận thức và thiếu nhân tính.

Mặc dù quy định trong Bộ luật Hình sự đã quy định mức phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình những vẫn còn xảy ra nhiều vụ án hiếp dâm, Luật Minh Bạch cho rằng cần phải tăng mức xử phạt tối thiểu cao hơn nữa để mang tính răn đe, khiến những kẻ có ý định thực hiện hành vi phạm tội chùn bước, ví dụ như chỉ cần thực hiện hành vi hiếp dâm chưa cần xét đến các tình tiết tăng nặng sẽ bị xử phạt 50 năm tù.

Và cuối cùng, “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”, mọi công dân cần phải nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức tự bảo vệ, phòng vệ để bảo vệ chính đáng nhất quyền và lợi ích của mình (nhất là các cô gái đang trong lứa tuổi vào xuân nói riêng và phụ nữ nói chung).

Công ty Luật Minh Bạch

Điều 30 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 30, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 30 : Quyền được khai sinh, khai tử 

1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.

2. Cá nhân chết phải được khai tử.

3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.

4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.

Thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực là bao lâu?

Có lẽ đây vẫn là chủ đề nóng và gây thắc mắc cho rất nhiều người, bởi ai một lần trong đời cũng sẽ thực hiện công chứng, chứng thực các loại giấy tờ cho bản thân mình.

Trên thực tế, tùy theo tính chất của các loại bản sao y (bản sao được chứng thực) mà chia thành 2 loại thời hạn khác nhau.

Loại 1: Bản sao y có thời hạn vô hạn

Đó là bản sao y của các loại giấy tờ mang tính chất ổn định như bằng tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng…

Loại 2: Bản sao y có thời hạn hữu hạn (thông thường là 03 tháng hoặc 06 tháng)

Đó là bản sao y của các loại giấy tờ có thể thay đổi, tùy biến các thông tin trong đó, chẳng hạn như Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân…

Vấn đề này hoàn toàn không được quy định trong bất kỳ văn bản nào liên quan đến công chứng, chứng thực như Luật công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP…

Việc phân chia như trên xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và ý nghĩa của việc công chứng, chứng thực, cho nên giữa cơ quan thực hiện công chứng, chứng thực với người dân tự ngầm hiểu, chấp nhận.

Thực hiện NVDS liên đới, VD minh họa.

KN : là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, 1 trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Mục đích: buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền được trọn vẹn, kể cả khi có 1 trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Nội dung:

Thứ nhất: người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ NV, nếu 1 trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà những người khác chưa thực hiện, thì quan hệ nghĩa vụ giữa người được thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt. nghĩa là người có nghĩa vụ không những phải thực hiện phần của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khi người đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Thứ 2: nếu 1 người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, thì quan hệ NVDS liên đới giữa những người có nghĩa vụ ( kể cả những người chưa thực hiện ) với những người có quyền được chấm dứt. đồng thời sẽ phát sinh 1 nghĩa vụ hoàn lại trong đó người đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu người chưa thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán phần nghĩa vụ mà người này đã thực hiện thay cho họ.

Thứ 3: nếu người có quyền dân sự đã chỉ định một trong số những người có NVDS thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mà sau đó lại miễn việcc thực hiện cho người đó, thì nghĩa vụ dân sự được chấm dứt toàn bộ. nếu người có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho 1 số người có nghĩa vụ liên đới với riêng phần của họ thì những người khác vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại.

Thứ 4: người có quyền không những có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình, mà còn có quyền yêu cầu bên đó phải thực hiện trước mình phần nghĩa vụ đối với những người có quyền khác.

Thứ 5: người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ cho từng người có quyền, nhưng cũng có thể thực hiện nghiã vụ cho một trong số những người có quyền liên đới. khi NV đc thực hiện xong, dù rằng việc thực hiện đó chỉ cho 1 người có quyền, thì NVDS liên đới vẫn chấm dứt toàn bộ. đồng thời phát sinh 1 nghĩa vụ hoàn lại, trong đó người có quyền nào đã tiếp nhận sự thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán cho những người có quyền khác phần quyền mà mình đã nhận thay họ.

Thứ 6: nếu 1 trong số những người có quyền liên đới miễn cho người có nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình, thì người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đói khác.

Thứ 7: nếu 1 trong số những người có quyền liên đới miễn cho riêng một người trong số những người có nghĩa vụ đối với riêng phần quyền của mình, thì riêng người có nghĩa vụ được miễn không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với phần quyền của người khác đã miễn.

VD:A và B thuê nhà của C. B không có tiền trả thuê nhà .A phải chịu trách nhiệm liên đới và trả đầy đủ tiền cho C.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật