Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 162 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chịu rủi ro về tài sản

Điều 162. Chịu rủi ro về tài sản
1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

BÌNH LUẬN KHOA HỌC HÌNH SỰ VỀ KHÁI NIỆM TỘI PHẠM

1. Quy định pháp luật

Điều 8. Khái niệm tội phạm

  1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách hiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
  2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm những tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác.”

2. Bình luận khoa học

Xét trên định nghĩa pháp lý của tội phạm này, có thể nhận thấy tội phạm có bốn đặc điểm sau:

– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội;

– Tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự;

– Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một các cố ý hoặc vô ý; và

– Tội phạm là hành vi phải bị xử lý hình sự

2.1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Tội phạm, theo luật hình sự phải là hành vi của con người. Những tư tưởng, ý định hay suy nghĩ của con người dù có sai lệch đến đâu cũng không thể là tội phạm vì chúng không thể gây nguy hại cho xã hội. Chỉ qua hành vi của mình, con người mới có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra sự nguy hại cho xã hội. Khẳng định ngay trong chính câu từ của điều luật “Tội phạm là hành vi…” là sự xác nhận một nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng là nguyên tắc hành vi, sự xác nhận này chính là một trong những đảm bảo cho con người không bị truy bức về tư tưởng hay định kiến. Về vấn đề này, Các Mác đã viết: “Ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của pháp luật”. Từ quy định “Tội phạm là hành vi” cũng như nhận xét trên đây của Các Mác thì không được phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những ý định hay khuynh hướng tư tưởng của con người nếu như khuynh hướng, ý định đó chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi.

Nói tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội có nghĩa hành vi tội phạm phải gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ; những quan hệ xã hội đã được xác định khái quát trong định nghĩa khái niệm tội phạm, đó là “Độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,…”. Hành vi không gây thiệt hại hoặc không đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ này không thể là tội phạm.

Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là điều kiện đầu tiên, là cơ ở để xem xét hành vi nào đó là tội phạm và quy định nó trong Bộ luật Hình sự. Việc đánh giá hành vi nào đó là nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Đó là cơ sở của việc tội phạm hóa (quy định về tội phạm hoặc tội phạm mới trong luật) hoặc phi tội phạm hóa (bãi bỏ một hay một số tội phạm đã được quy định). Ví dụ: Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định thêm nhiều tội phạm mới như tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214); tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215),… và bãi bỏ một số tội như tảo hôn (Điều 18 Bộ luật Hình sự 1999); tội kinh doanh trái phép (Điều 159 Bộ luật Hình sự 1999); tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167 Bộ luật Hình sự 1999),…

Trong sự thống nhất giữa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 thì chỉ những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao (nguy hiểm đáng kể) mới là tội phạm bởi “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.

Khi xác định hành vi nào đó là có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội hay không để quy định là tội phạm trong Bộ luật Hình sự hay chỉ là vi phạm pháp luật khác, các nhà làm luật cần phải đánh giá tổng hợp nhiều căn cứ khác nhau như: Tính chất, tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại; hoàn cảnh chính trị, xã hội và tình hình xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật; Tính chất và mức độ của thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội; hình thức lỗi (cố ý hay vô ý),…

2.2. Tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự

Theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2015, hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm nếu hành vi ấy được quy định trong Bộ luật Hình sự (được quy định tại phần tội phạm của Bộ luật Hình sự). Như vậy, “được quy định trong Bộ luật Hình sự” là đặc điểm đòi hỏi phải có ở những hành vi được coi là tội phạm. Theo đặc điểm này, hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng nếu không được quy định trong Bộ luật Hình sự này thì không phải là tội phạm. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật cần chú ý đặc điểm này, khi truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi của người nào đó cần phải xác định hành vi ấy đã được quy định là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Được quy định trong luật là đặc điểm về hình thức pháp lý của tội phạm, là sự thừa nhận một trong những nguyên tắc được thừa nhận chung của luật hình sự quốc tế và đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp Quốc “Không ai bị cáo buộc là tội phạm vì bất cứ hành động hoặc sự không hành động nào mà không cấu thành một tội phạm hình sự, theo pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế vào thời điểm thực hiện…” (khoản 2 Điều 11). Khẳng định tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự không những là cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất mà còn là cơ sở pháp lý đảm bảo cho công dân không bị xử lý tùy tiện, thiếu căn cứ pháp luật trong thực tiễn.

2.3. Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý

Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự chỉ được coi là tội phạm nếu “do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý”. Điểm mới trong định nghĩa khái niệm tội phạm của Bộ luật Hình sự 2015 là bổ sung chủ thể thứ hai của “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự”. Chủ thể thực hiện hành vi này không chỉ là “người có năng lực trách nhiệm hình sự” như quy định trước đây (Điều 8 Bộ luật Hình sự 1985, Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999) mà còn có thể là “pháp nhân thương mại”.

Khẳng định tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là nguyên tắc có lỗi. Theo nguyên tắc này, con người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý đối với hành vi đó. Nhà nước quy định trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp trong luật hình sự) và xử lý hình sự người phạm tội là để trừng trị, giáo dục người thực hiện hành vi phạm tội. Những mục đích này chỉ có thể đạt được nếu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người có lỗi. Điều kiện để người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có lỗi cố ý hay lỗi vô ý với hành vi đó là họ phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Đó là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội, người không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi thì không có điều kiện để có lỗi và do vậy bị coi là phạm tội khi thực hiện hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ví dụ: Người mắc bệnh tâm thần (đã bị mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình) thực hiện hành vi đâm chết người thì hành vi giết người này không phải là tội phạm.

Như đã nêu trên, Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung chủ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội là pháp nhân thương mại. Theo quy định này, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Khi tội phạm do người đại diện hoặc nhân danh pháp nhân thương mại thực hiện vì lợi ích của pháp nhân và có sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân đó thì không chỉ cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự mà pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc Bộ luật Hình sự bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, nhằm góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc xử lý các vi phạm của pháp nhân trong thời gian qua và có những cơ sở khách quan và chủ quan sau: Về khách quan, pháp nhân có hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi phạm tội của pháp nhân là hành vi “chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận” của pháp nhân và được thể hiện qua hành vi của người đại diện hoặc người được pháp nhân ủy quyền. Về chủ quan, pháp nhân có lỗi đối với hành vi phạm tội của mình, tuy nhiên vì pháp nhân là “con người pháp lý” nên lỗi của pháp nhân có điểm khác với lỗi của cá nhân. Theo lý thuyết đồng nhất hóa, “do cá nhân thực hiện hành vi phạm tội là nhân danh, thay mặt hay đại diện hoặc theo sự ủy quyền của tổ chức, pháp nhân cho nên lỗi của cá nhân cũng được coi là lỗi của tổ chức, pháp nhân”. Pháp nhân có lỗi đối với hành vi của mình bởi vì pháp nhân vì lợi ích của mình đã “chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận” cho những cá nhân nhân danh mình thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

3.4. Tội phạm là hành vi bị xử lý hình sự

Lần đầu tiên trong định nghĩa khái niệm tội phạm các nhà làm luật quy định: “Tội phạm là hành vi… mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Đây là điểm mới trong định nghĩa khái niệm tội phạm của Bộ luật Hình sự 2015. Trong các Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999 đều không nhắc đến đặc điểm này của tội phạm. Do luật không quy định nên trong khoa học luật hình sự Việt Nam tồn tại hai quan điểm: Quan điểm coi tính phải chịu hình phạt là một đặc điểm của tội phạm; Quan điểm không coi tính phải chịu hình phạt là một đặc điểm của tội phạm. Từ quy định “Tội phạm là hành vi… mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” có thể khẳng định bị xử lý hình sự (hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế hình sự khác) là đặc điểm có ở tất cả các hành vi tội phạm, không có tội phạm nào không bị đe dọa xử lý hình sự và điều này đã được thể hiện trong tất cả các điều luật quy định tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Một số chú ý, thứ nhất: Bộ luật Hình sự quy định “phải bị xử lý hình sự” chứ không quy định “phải bị xử lý bằng hình phạt”. Người phạm tội bị xử lý hình sự có thể bị xử phạt bằng hình phạt, biện pháp tư pháp hình sự,… chứ không phải luôn bị xử lý bằng hình phạt. Thứ hai, nói “tội phạm là hành vi… phải bị xử lý hình sự” có nghĩa mọi tội phạm do tính nguy hiểm cho xã hội đều bị đe dọa phải bị xử lý hình sự nhưng điều đó không có nghĩa là mọi trường hợp phạm tội và mọi người phạm tội đều bị xử lý hình sự. Quy định tội phạm phải bị xử lý hình sự không đồng nhất với việc phải xử lý hình sự tất cả những người phạm tội trên thực tế, bởi xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự với quan điểm “đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại” Bộ luật Hình sự Việt Nam có các quy định: Miễn trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt; miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,… đối với người phạm tội khi thỏa mãn các điều kiện do luật định (Điều 29, Điều 59, khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015).

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái.

Câu hỏi: Em trai tôi sắp tới lập gia đình và các cụ ở quê muốn sang tên cho em trai tôi mảnh đất và ngôi nhà liền kề của các cụ. Nhà đất này đã đứng tên sổ đỏ của bố tôi. Như vậy, tôi muốn hỏi luật sư về thủ tục tặng cho con đất và phí và các lệ phí liên quan?  Mong nhận được tư vấn của luật sư.

Người gửi câu hỏi: Anh Hoài-Thanh Xuân-Hà Nội.

tang cho dat

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư tư vấn:

Cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch. Trường hợp này của gia đình anh chúng tôi tư vấn như sau:

Điều kiện để thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai (tặng cho, chuyển đổi, mua bán)

-Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

-Đất không có tranh chấp;

-Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

-Đất vẫn còn thời hạn sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:

Theo điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này

  1. d) VIệc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”.

Như vậy, bố mẹ anh muốn sang tên sổ đỏ cho em trai anh thì phải đến một tổ chức công chứng trên địa bản tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND cấp xã để công chứng/chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau đó có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên cho em trai anh tại văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ bao gồm:

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

Nghĩa vụ thuế, phí phải nộp:

Quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP về thu nhập được miễn thuế:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.”là thu nhập được miễn thuế.

Trong trường hợp này bố mẹ anh tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho em trai anh thì được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Khoản 10 Điều 4 Nghị định45/2011/NĐ-CP Quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

“Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu”.

Như vậy, nếu em trai bạn thuộc trường hợp được bố mẹ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì được miễn nộp lệ phí trước bạ.

Trân trọng!

 

Điều 92 Bộ luật dân sự 2015

Điều 92. Chuyển đổi hình thức của pháp nhân

1. Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.

2. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

Thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cần điều kiện gì?

Khung pháp lý cho quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Ngày 11/03/2018 Chính phủ ban hành nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Với các quy định liên quan đến Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo…

Theo đó đầu tư

– Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở điều lệ quỹ và không có tư cách pháp nhân; quỹ này không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.

– Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam.

Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

– Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo gồm:

+ Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại;

+ Đầu tư không quá 50% vốn điều lệ của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.

Chi tiết xin xem thêm tại Nghị định số 38/2018/NĐ-CP tại đây

Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở Điều lệ quỹ. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.

2. Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

3. Danh Mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:

a) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;

b) Đầu tư không quá 50% vốn Điều lệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.

4. Toàn bộ số vốn góp và tài sản của các nhà đầu tư tại quỹ phải được hạch toán độc lập với công ty thực hiện quản lý quỹ.

5. Các nhà đầu tư góp vốn thành lập quỹ tự thỏa thuận về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư và nội dung này phải được quy định tại Điều lệ quỹ và hợp đồng với công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có).

Điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo phải được tất cả nhà đầu tư thông qua.

2. Điều lệ quỹ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên quỹ đầu tư, ngày thành lập, thời hạn hoạt động của quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ;

b) Mục tiêu hoạt động; lĩnh vực đầu tư; nguyên tắc hoạt động; thời hạn hoạt động của quỹ;

c) Vốn góp của quỹ và quy định về tăng, giảm vốn góp của quỹ;

d) Quyền và nghĩa vụ (bao gồm lương, thưởng, phí hoạt động) của công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ; các trường hợp thay đổi công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ;

đ) Quy định về Đại hội nhà đầu tư;

e) Quy định về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư;

g) Quy định về việc lưu giữ sổ đăng ký nhà đầu tư của quỹ;

h) Quy định về phân chia lợi nhuận;

i) Quy định về giải quyết xung đột lợi ích;

k) Quy định về chế độ báo cáo;

l) Quy định về giải thể, thanh lý quỹ;

m) Quy định về chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư;

n) Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;

o) Các nội dung khác (nếu có).

3. Phần Mục tiêu hoạt động tại Điều lệ quỹ phải ghi rõ khuyến cáo như sau: Quỹ này nhằm Mục tiêu đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc đầu tư vào quỹ này chỉ phù hợp đối với các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao tiềm tàng từ việc đầu tư của quỹ. Nhà đầu tư vào quỹ này cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia góp vốn, quyết định đầu tư.

Tổ chức quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức quản lý theo một trong các mô hình sau:

a) Đại hội nhà đầu tư, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

b) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ hoặc Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

c) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ và Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

2. Các nhà đầu tư của quỹ có thể thành lập hoặc thuê công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thành lập quỹ và thông báo bổ sung ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

3. Hoạt động quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Nghị định này thực hiện theo Điều lệ của quỹ, các hợp đồng ký kết với quỹ (nếu có) và không chịu sự Điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán.

4. Trừ khi Điều lệ quỹ có quy định khác, công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm báo cáo cho Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ định kỳ 03 tháng các thông tin:

a) Thông tin về danh Mục đầu tư của quỹ, bao gồm số tiền đã đầu tư tại từng doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

b) Thông tin về kế hoạch đầu tư, thoái vốn dự kiến (nếu có).

c) Chi phí quản lý, phí thưởng (nếu có) trả cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ và các phí dịch vụ khác được quy định tại Điều lệ quỹ phát sinh trong kỳ báo cáo.

d) Các thông tin khác theo yêu cầu của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ.

5. Việc chuyển nhượng cổ Phần của cổ đông sáng lập tại công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp.

Điều kiện để thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

  1. Có điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
  2. Có công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (nhà đầu tư có thể thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hoặc đi thuê công ty quản lý quỹ)
  3. Giấy xác nhận của ngân hàng về quy mô vốn đã góp.
  4. Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước đối với nhà đầu tư là cá nhân; quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  5. Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu phù hợp với quy định tại Điều lệ công ty của nhà đầu tư là tổ chức góp vốn về việc tham gia góp vốn vào quỹ, về việc cử người đại diện Phần vốn góp theo ủy quyền kèm theo hồ sơ cá nhân của người này.

Như vậy điều kiện để thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo hiện nay là rất đơn giản, chỉ cần các nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện nêu trên sẽ được phép thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino

Cơ quan thực hiện : Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính)

– Trình tự thực hiện:

+ Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo cho doanh nghiệp về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu (nếu có) và gửi 06 bộ hồ sơ chính thức để thẩm định.

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan có liên quan gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xin phép tổ chức hoạt động kinh doanh casino;

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về những nội dung được lấy ý kiến;

+ Sau khi nhận được ý kiến tham gia của các bộ, ngành liên quan quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến và xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.

+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do từ chối.

– Cách thức thực hiện:

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ tài chính;

+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

++ Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.

++ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có hoạt động kinh doanh casino và các Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư điều chỉnh (nếu có) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc bản sao không có chứng thực và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

++ Hồ sơ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã hoàn thành việc giải ngân vốn đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định này.

++ Sơ đồ vị trí bố trí Điểm kinh doanh casino.

++ Dự thảo Quy chế quản lý nội bộ, tổ chức Bộ phận kiểm soát nội bộ, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, Quy chế giải quyết tranh chấp và Thể lệ trò chơi.

++ Phương án hoạt động kinh doanh casino bao gồm các nội dung: Thông tin về doanh nghiệp, thông tin về tình hình thực hiện dự án đầu tư, thời hạn đề nghị được phép kinh doanh casino, dự kiến về số lượng máy trò chơi, bàn trò chơi, loại hình trò chơi có thưởng kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh, dự kiến nhu cầu thu, chi ngoại tệ, giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội đối với Điểm kinh doanh casino và kế hoạch triển khai thực hiện.

++ Danh sách, phiếu lý lịch tư pháp, bản sao các văn bằng có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh casino hoặc bản sao không có chứng thực và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

+ Số lượng hồ sơ: 06 (bộ).

– Thời hạn giải quyết: trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện: Các doanh nghiệp kinh doanh casino

– Cơ quan thực hiện: Bộ Tài chính.

– Kết quả thực hiện: Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino và có văn bản thông báo rõ lý do từ chối trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận.

– Lệ phí: không

– Tên mẫu đơn: Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

+ Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino, bao gồm:

++ Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có hoạt động kinh doanh casino;

++ Doanh nghiệp đã hoàn thành việc giải ngân vốn đầu tư tối thiểu là 50% tổng vốn đầu tư của dự án đã đăng ký tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;

++ Có khu vực để bố trí Điểm kinh doanh casino đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 03/2017/NĐ-CP;

++ Có người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh casino có trình độ đào tạo tối thiểu từ đại học trở lên, có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động kinh doanh casino và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

++ Có phương án hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Nghị định số 03/2017/NĐ-CP.

+ Mỗi dự án đầu tư khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino chỉ được xem xét cấp 01 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino chỉ cấp cho doanh nghiệp đứng tên đăng ký thực hiện dự án đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

+ Trước khi tổ chức hoạt động kinh doanh casino, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để nâng bậc lương trước thời hạn

Căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

tien-1

Ảnh minh họa

Về điều kiện và chế độ được hưởng lương

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 quy định điều kiện và chế độ được hưởng: Đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV đạt đủ 2 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

 

Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn

Tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 3 về xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc: Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

Riêng đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố, tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của từng huyện, thị xã, thành phố.

Căn cứ vào quy định này, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc diện được xét nâng bậc lương trước thời hạn hằng năm do tập thể bình chọn, nhưng mỗi năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Thủ tục Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

Thủ tục Cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

Căn cứ pháp lý:

Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
+ Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
+ Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. 

Hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất rượu

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

+ Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.

Thời gian thực hiện: 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 187 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Quy trình khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp

Quyết định số 438/QĐ-TCT ngày 5/4/2017 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.

Theo đó, Số lượng các doanh nghiệp được thành lập mới mấy năm qua tăng lên đáng kể; Tuy nhiên cũng không ít doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động hoặc bỏ địa điểm kinh doanh chuyển đi nơi khác. Nhằm tăng cường công tác quản lý của cơ quan thuế đối với người nộp thuế (NNT) có dấu hiệu cần xác minh để xác định NNT còn hoạt động hay không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; xử lý và khôi phục mã số thuế (MST) đối với NNT và để đảm bảo quyền lợi của NNT cũng như ngăn chặn các hiện tượng lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước

Theo đó, một số nội dung chính được quy định như sau:

 Một là: Về các trường hợp cần xác minh tình trạng hoạt động của NNT tại địa chỉ đã đăng ký gồm:  Quá thời hạn NNT không nộp hồ sơ khai thuế; NNT không nhận văn bản của cơ quan thuế gửi qua bưu điện; Cơ quan thuế nhận được thông tin bằng văn bản do các tổ chức, cá nhân cung cấp về việc NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; NNT là đơn vị chủ quản thuộc một trong các trường hợp đang tiến hành xác minh thực tế tình trạng hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; NNT đã làm thủ tục chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi đi nhưng quá thời hạn theo quy định không đến làm thủ tục tại cơ quan thuế nơi đến và trường hợp NNT không có thông tin phản hồi, không thực hiện các văn bản của cơ quan thuế.

Các bộ phận có liên quan xác minh tình trạng hoạt động của NNT tại địa chỉ đã đăng ký. Thông báo, cập nhật và công khai thông tin của NNT không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Cập nhật tình trạng NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (trạng thái 06) vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế. Thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, công khai thông tin lên Website của Cục Thuế và kết nối với Website của Tổng cục Thuế công khai NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký ngay trong ngày hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày hôm sau đồng thời phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình địa phương thông báo công khai nội dung ghi trên Thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký để NNT khác biết phòng ngừa và tránh bị lợi dụng.

Hai là: Xử lý đối với NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

Đối với cơ quan thuế trực tiếp quản lý NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký phải thông báo cho NNT về việc không tiếp nhận hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn của NNT đã bị cơ quan thuế thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; Dừng ngay việc bán hoá đơn đối với NNT (thuộc đối tượng mua hoá đơn của cơ quan thuế) không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký mà không khai báo với cơ quan thuế; phải thông báo cho tổ chức cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử trong trường hợp NNT thông qua hệ thống trung gian của tổ chức cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử để tổ chức này dừng không lập hoá đơn và truyền cho người mua.

Đối với cơ quan thuế có liên quan khi nhận được thông báo NNT là đơn vị chủ quản không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế có các đơn vị trực thuộc trên địa bàn thuộc cơ quan thuế mình quản lý trực tiếp phải cập nhật trạng thái không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo trạng thái MST của đơn vị chủ quản.

Khi nhận được thông báo hoặc qua tra cứu thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành thuế về NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thấy NNT (người mua hàng) thuộc cơ quan thuế mình trực tiếp quản lý có giao dịch tại ngân hàng với NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp ghi ngày trên hoá đơn từ ngày phát hành thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký về sau, hoặc khi nhận được văn bản thông báo của cơ quan thuế có liên quan và các ngành chức năng chuyển đến kết luận NNT có sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, Cơ quan thuế phải thực hiện xử lý đối với NNT (người mua) sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Ba là: Khôi phục MST

Về trường hợp được khôi phục MST: NNT ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, NNT có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục MST và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với NSNN, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì được xem xét khôi phục MST.

Về thủ tục khôi phục MST: các bộ phận liên quan của cơ quan thuế thực hiện các công việc với thời hạn cụ thể như sau: khi nhận được văn bản của NNT do Bộ phận hành chính văn thư chuyển đến: thực hiện đăng ký văn bản ”đến”, trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định tình hình sử dụng hoá đơn, xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn (nếu có) của NNT; Trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có); Trong thời hạn 05 ngày làm việc: thực hiện xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở kinh doanh của NNT và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của NNT tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của NNT (NNT phải ký xác nhận vào Biên bản); Trong thời hạn 03 ngày làm việc: lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), gửi thông báo cho NNT biết và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Cơ quan thuế làm thủ tục khôi phục MST và thông báo cho NNT trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày NNT chấp hành đầy đủ các hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.

Thêm 5 loại đất dù có vướng mắc vẫn được cấp sổ đỏ từ ngày 3/3

Theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014 mà đã ở ổn định trên diện tích đó thì vẫn được cấp sổ đỏ.

Nghị định 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 3/3 cho phép việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ mở rộng thêm 5 trường hợp sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014, đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp sau:

– Sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng mà nay đất đó không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, cũng không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông, không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác

– Đang sử dụng đất lấn, chiếm thuộc quy họach bị UBND cấp tỉnh thu hồi, nhưng được Ban Quản lý rừng xem xét giao khoán hoặc đã lấn, chiếm và nay đang dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nhà ở và không thuộc quy họach bảo vệ và phát triển rừng

– Lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng đã có nhà ở và sử dụng đất ổn định trước 15/10/1993.

2. Được giao đất không đúng thẩm quyền

Nếu người đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất đựơc giao không đúng thẩm quyền trước 1/7/2004, đất đó không có tranh chấp, phù hợp với quy họach nhưng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận có nhà ở hoặc không có nhà ở thì được xem xét cấp giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

3. Đối với diện tích đất tăng thêm so với Giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất

Văn phòng đăng ký đất đai phải xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.

4. Đối với đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu sản xuất kinh doanh có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau

Nếu chung cư kết hợp với văn phòng, cơ sở dịch vụ, thương mại, nếu chủ đầu tư có nhu cầu và có đủ điều kiện thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho một hoặc nhiều căn hộ, văn phòng, cơ sở dịch vụ, thương mại thuộc sở hữu của chủ đầu tư.

5. Đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa chuyển quyền

Trường hợp đang sử dụng đất thuộc nhóm: nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước 1/1/2008, đất chuyển nhượng, tặng cho từ 1/1/2008 đến trước 1/7/2014 mà có giấy về quyền sử dụng đất hoặc đất thừa kế có quyền sử dụng trước 1/7/2014. Cơ quan tiếp nhận không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất.

Điều 150 Bộ luật dân sự 2015

Điều 150. Các loại thời hiệu

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Thanh sắt từ tòa nhà cao tầng đè chết cô gái đi đường: Ai phải chịu trách nhiệm?

Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch kiến nghị cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ vi phạm của chủ đầu tư, xử lý trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc sắt từ tòa nhà cao tầng trên đường Lê Văn Lương rơi khiến 2 người thương vong.

Liên quan đến vụ việc trên, Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng, từ trước đến nay chúng ta thường coi đây là những “tai nạn” và đàm phán với nhau cho êm xuôi vụ việc. Nhưng, đây là vi phạm pháp luật và ngày càng xảy ra phổ biến, thường xuyên hơn.

“Rõ ràng đây là những hành vi vi phạm trật tự xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và nếu trong trường hợp không chứng minh được hành vi này thì vẫn có hành vi vô ý làm chết người. Ngoài ra, đây là tội phạm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự chứ không phải các bên thỏa thuận “mua với nhau bằng tiền..

Chi tiết có thể tham khảo tại: https://www.tienphong.vn/phap-luat/vu-sat-roi-1-nguoi-tu-vong-can-khoi-to-vu-an-de-lam-ro-trach-nhiem-1328444.tpo 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật