Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Các loại thu nhập phải nộp thuế.

Theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi 2012 các loại thu nhập phải nộp thuế bao gồm:

thue-tncn

Ảnh minh họa (internet)

Theo điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi 2012, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:

“1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi…

3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

a) Tiền lãi cho vay

b) Lợi tức cổ phần

c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước

d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:

a) Trúng thưởng xổ số

b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại

c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược

d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.

7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.”

 

Theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập được miễn thuế, gồm:

“1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

  1. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
  2. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
  3. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
  4. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
  5. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
  6. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
  7. Thu nhập từ kiều hối.
  8. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
  9. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.
  10. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:                                                                                                                             a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước                                                                                                 b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
  11. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
  12. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
  13. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  14. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
  15. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.”

Như vậy, khi phát sinh thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế và không được miễn thuế thì người có thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Điều 72 Bộ luật dân sự 2015

Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Tuyển trợ lý luật sư

Luật Minh Bạch (MB Law) là một trong những công ty luật uy tín, chuyên nghiệp được các khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Với hơn đội ngũ Luật sư và chuyên gia pháp lý am hiểu pháp luật và dày dạn kinh nghiệm tư vấn tại Việt Nam.

Hiện tại, Luật Minh Bạch (MB Law) đang có nhu cầu tuyển dụng trợ lý luật sư với những nội dung sau:

* Số lượng

– 01 ứng viên làm việc tại Hà Nội, địa chỉ: P703 tầng 7 số 272 phố Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Thời giờ làm việc: Từ 8h00 đến 17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

* Mô tả công việc:

  • Làm viêc với khách hàng, với đối tác những công việc liên quan
  • Liên hệ làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của trưởng bộ phận và Ban lãnh đạo.
  • Hỗ trợ luật sư giải quyết các công việc, dịch vụ pháp lý, nghiên cứu pháp lý
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công
  • Chi tiết trao đổi trong quá trình phỏng vấn.

* Quyền lợi

  • Mức lương: Phù hợp với năng lực và trình độ
  • Tăng lương: Theo năng lực và hiệu quả công việc thực tế
  • Thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực
  • Cơ hội phát triển và thăng tiến theo năng lực thực tế
  • Bảo hiểm: Các chế độ bảo hiểm XH theo quy định của pháp luật
  • Du lịch hàng năm
  • Nghỉ phép hàng năm theo quy chế của Công ty và theo quy định của pháp luật
  • Được làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động, được trực tiếp gặp gỡ và tư vấn cho khách hàng.

* Yêu cầu chuyên môn

  • Bằng cấp: Cử nhân luật trở lên

Đang tham gia hoặc đã hoàn thành lớp đào tạo Luật sư của Học viên tư pháp.

  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp lí ít nhất 1 (01) năm (là một lợi thế), có kinh nghiệm làm việc tại các Công ty Luật, bộ phận pháp chế tại các Doanh nghiệp, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài.
  • Có kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho các Khách hàng nước ngoài.
  • Ngoại ngữ: Làm việc hiệu quả bằng tiếng Anh (là một lợi thế)
  • Năng lực, kĩ năng:

+ Phân tích và tư duy pháp lí

+ Nắm bắt và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo

+ Làm việc nhóm hiệu quả & làm việc độc lập

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả

+ Tra cứu và nghiên cứu tài liệu pháp lí khoa học và hiệu quả

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;

+ Giao tiếp và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng

+ Yêu thích lĩnh vực doanh nghiệp, định chế tài chính.– Phẩm chất: Quyết đoán, cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm cao

* Hồ sơ bao gồm:

– Sơ yếu lý lịch xác nhận của địa phương

– CV xin việc.

– Bản sao công chứng Bảng điểm, bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ khác (nếu có).

– Bản sao chứng minh thư phô tô công chứng.

– Giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 06 tháng

– 2 ảnh 4×6,

 

Các trường hợp không thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Ngày 28/10/2016, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 4262/BHXH-CSYT giải quyết vướng mắc trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Theo đó:

– Người bệnh đến thực hiện các dịch vụ kỹ thuật (DVKT) đã được chỉ định thì chỉ thanh toán tiền DVKT, không thanh toán tiền khám bệnh.

– Người bệnh khám tại nhiều phòng khám, bàn khám thuộc cùng một chuyên khoa trong một lần đến khám, chữa bệnh thì chỉ thanh toán 01 lần tiền khám bệnh của chuyên khoa đó.

– Người bệnh tiếp tục phải điều trị ngoại trú ngay sau khi kết thúc đợt điều trị nội trú theo Thông tư 05/2016/TT-BYT thì không tính tiền khám bệnh cho đợt cấp thuốc đó.

– Không áp dụng mức giá tiền giường Hồi sức tích cực, Hồi sức cấp cứu theo Công văn 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 nếu người bệnh nằm giường hồi tỉnh sau phẫu thuật.

– Người bệnh không được hưởng đầy đủ chế độ điều trị nội trú, chăm sóc theo Thông tư 28/2014/TT-BYT thì không tính là ngày điều trị nội trú và không thanh toán tiền ngày giường bệnh.

Ngoài ra, Công văn 4262/BHXH-CSYT còn hướng dẫn thanh toán trực tiếp chi phí cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở của người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên.

Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở Việt Nam hiện nay

a) Mặt tích cực

 Tính đến nay trên cả nước có 724 văn phòng công chứng được thành lập tại hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hơn 1327 công chứng viên được bổ nhiệm hoạt động tại các văn phòng công chứng. Cùng với 156 phòng công chứng với hơn 458 công chứng viên, các văn phòng công chứng và các công chứng viên hoạt động tại đây đã thành một mạng lưới các tổ chức hành nhề công chứng ngày càng hiệu quả và phát triển hơn, đáp ứng tốt nhu cầu công chứng của nhân dân. Sự cạnh tranh lành mạnh buộc tất cả các tổ chức hành nghề công chứng nếu muốn phát triển cải tiến, đổi mới khẳng định vị trí thương hiệu của mình trong xã hội thì phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tạo niềm tin và độ an toàn trong giao dịch đối với người đi công chứng

Công chứng ở nước ta hiện nay được phát triển theo hướng xã hội hóa. Theo đó bên cạnh việc tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển mô hình phòng công chứng do nhà nước đầu tư, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công thì Luật công chứng đồng thời cho phép sự ra đời của các văn phòng công chứng do các cá nhân đầu tư và thành lập. Hiện nay văn phòng công chứng theo mô hình xã hội hóa, việc phát triển văn phòng công chứng trong thời gian qua tại một số địa phuuwong đã góp phần phục vụ kịp thời, đầy đủ nhu cầu công chứng của nhân dân trong khi không đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực và tài lực của nhà nước

Thực hiện Luật công chứng 2014, nghị định 29/2015/NĐ-CP, thì nhiều Sở tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên tại địa phương, căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đã và đang chuyển giao việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch trên cả nước thực hiện việc chuyển giao và một số địa phương khác cuxngd dang trong quá trình thực hiện việc chuyển giao. Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn cũng được nhiều địa phương quan tâm.

b) Mặt hạn chế

Vấn đề tên gọi của văn phòng công chứng đã gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Sở Tư pháp. Để xác định tên gọi của văn phòng công chứng có trùng với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác hay không, nếu trong phạm vi tỉnh, thành phố thì Sở Tư pháp còn có cơ sở để giải quyết và chấp thuận việc đặt tên. Tuy nhiên, nếu vấn đề này thuộc phạm vi cả nước thì Sở Tư pháp rất khó kiểm tra. Mặt khác, pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về chuẩn mực để đánh giá tên gọi, từ ngữ, ký hiệu như thế nào là vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vấn đề này còn mang tính chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước của từng địa phương, dẫn đến tình trạng không có sự thống nhất giữa các địa phương.Sở tư pháp còn lúng túng trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn. Vai trò quản lý nhà nước không được phát huy dẫn đến việc các tổ chức hành nghề công chứng trên một số địa bàn chưa lấy cơ quan tư pháp làm chỗ dựa khi có những vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động hành nghề mà thường gửi thẳng kiến nghị, thăc mắc lên Bộ Tư pháp, không qua Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong đó có hoạt động công chứng ở địa phương dẫn đến tình trạng quá tải ở Bộ.

          Về xã hội thì bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau (giữa văn phòng công chứng và phòng công chứng). Như phản ánh của một số địa phương thì đã có hiện tượng công chứng dạo, thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nhưng không thuộc những trường hợp quy định trong luật Công chứng 2014. Điều này cho thấy rõ vai trò quản lý của nhà nước rõ ràng đã bị lơ là buông lỏng chưa theo kịp tình hình thực tế.

          Các Sở Tư pháp vẫn chưa rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định hướng dẫn các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo thẩm quyền, dẫn đến hoạt động công chứng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn cho việc quản lý chặt chẽ hoạt động này và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Điều đáng quan tâm ở đây là nhà nươc cần phải quan tâm đến việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo một quy hoạch hợp lý.

 

Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu

Điều 149. Thời hiệu
1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu

Các hình thức quảng cáo trên truyền hình

Giữa vô vàn các hình thức quảng cáo trên những phương thức truyền thông đại chúng khác nhau bạn đã tham khảo, nhưng bạn lại chọn truyền hình là kênh thông tin để quảng bá hình ảnh cho sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp? Tuy nhiên, bạn lại đang băn khoản không biết nên lựa chọn hình thức quảng  cáo truyền hình nào để thông điệp của bạn tiếp cận đến với khán gải một cách dễ dàng nhất? Bài viết dưới đây Vietstarmax sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại quảng cáo trên truyền hình đang phổ biến hiện nay, giúp bạn có được sự lựa chọn loại hình quảng cáo tốt nhất cho doanh nghiệp mình.

  1. Hình thức quảng cáo bằng TVC: (Television Commercial)
    Thời lượng cho mỗi phim quảng cáo TVC thông thường là 15s-30s-45s, hình thức này giúp chuyển tải những nội dung đặc sắc nhất, cơ bản của sản phẩm, nhãn hiệu. TVC thường được phát vào các điểm trước, sau hay xen kẽ vào giữa hai chương trình hoặc vào trong chương trình.
  2. Hình thức quảng cáo bằng Pop-up
    Pop up là một hình thức quảng cáo đang phát triển nhanh và được rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo ưa chuộng. Quảng cáo bằng hình thức pop up là một hình thức quảng cáo chạy song song cùng với chương trình và ở  phía dưới chương trình. Quảng cáo này có  ưu điểm là có thể quảng cáo trực tiếp trong chương trình, không phải gián đoạn, cắt cảnh, người xem có thể cùng lúc theo dõi diễn biến của chương trình truyền hình cũng như nội dung quảng cáo.
  3. Hình thức quảng cáo bằng Logo
    Khách hàng lựa chọn hình thức này có thể đặt logo trong trường quay của chương trình hoặc chèn logo tại góc màn hình khi chương trình đang phát sóng.
  4. Chạy chữ, panel trong khi đang phát các chương trình.
  5. Chương trình Tư vấn tiêu dùng; Tự giới thiệu doanh nghiệp
    Nếu như các TVC quảng cáo thường có thời lượng ngắn, nên chỉ thể hiện được một phần rất nhỏ các đặc điểm, thông tin của sản phẩm, thương hiệu thì hình thức Tư vấn- tiêu dùng – phóng sự giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp  có thời lượng dài hơn, do đó mà nhà sản xuất, nhà kinh doanh có thể cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn về sản phẩm, dịch vụ của mình cho khách hàng.
  6. Quảng cáo bằng thông tin đơn giản như  Chúng ta có thể bắt gặp các mẫu quảng cáo thông tin truyền hình như tin buồn, lời cảm ơn, rơ, giấy tờ, thông báo tuyển sinh, thông báo mời thầu, …..
Vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

Thứ nhất, thẩm định, thẩm tra dự tháo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền là một giai đoạn quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có quyền chính thức xem xét, ban hành các văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xây dựng, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Ngược lại nếu thẩm định, thẩm tra không chính xác có thể làm nản lòng chủ thể soạn thảo, ban hành và kết quả là dự thảo đó sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Mặt khác nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt không nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽ làm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian để giải quyết những mâu thuẫn không thống nhất trong pháp luật hiện hành.

Thứ hai, hoạt động thẩm định, thẩm tra còn là căn cứ, cơ sở, chuẩn mực đánh giá, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật

Với tư cách là một giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa là căn cứ, cơ sở chuẩn mực cho mối quan hệ giữa chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật với đối tượng thực hiện văn bản đó. Nếu không có hoạt động này thì đối tượng ban hành sẽ khó tiếp nhận được những thông tin khách quan về tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của dự thảo văn bản. Chẳng hạn, cùng một nội dung mà Nghị định của Chính phủ quy định khác so với Luật hoặc Pháp lệnh, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập, hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan thì giá trị pháp lý của dự thảo đó trên thực tế không có khả năng thực hiện. Với tư cách là những đánh giá, xem xét và đưa ra nhận xét nên ý nghĩa của thẩm định, thẩm tra là định hướng, chỉ dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết cho chủ thể ban hành dự thảo. Ngoài ra, thẩm định, thẩm tra còn có làm cho mối quan hệ giữa chủ thể soạn thảo với người ký (cơ quan có thẩm quyền ký, công bố) nắm được cách thức, trình tự thực hiện các dự thảo đó sau khi được ban hành.

Thẩm định, thẩm tra còn giúp làm giảm bớt sự căng thẳng giữa các ý kiến khác nhau của các cơ quan khi giải quyết những vấn đề có tính chất liên ngành bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết và thiết kế lại một hoặc nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đồng thời có thể giảm bớt chi phí về thời gian và vật chất cho việc soạn thảo và hướng dẫn thi hành các văn bản khi được thông qua và có hiệu lực. Kinh nghiệm trong những năm qua cho thấy, các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể cải thiện được kết quả xây dựng pháp luật nhờ một quy trình thẩm định, thẩm tra tương đối khoa học, góp phần chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xây dựng pháp luật, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Ngược lại, nếu thẩm định, thẩm tra không chuẩn xác có thể làm nản lòng chủ thể soạn thảo, ban hành và kết quả là dự thảo đó sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Mặt khác, nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt không nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽ làm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian để giải quyết những mâu thuẫn, không thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Chỉ có thông qua công tác thẩm định, thẩm tra của cơ quan, người có thẩm quyền mới đánh giá những mặt được, chưa được của các dự thảo và từ đó đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng dự thảo. Chẳng hạn, khi chúng ta tiến hành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng nước ta còn có hiện tượng giao các dự thảo cho các Bộ, Ngành chủ trì nội dung thì việc xem xét, đánh giá theo một quy trình nhất định nhằm đảm bảo chất lượng là việc làm không thể thiếu được. Thông thường, xây dựng dự thảo chỉ khai thác những mặt có lợi cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình mà khó có cái nhìn tổng thể, do đó điều quan trọng là từ những ý tưởng ban đầu ấy nhiệm vụ của những người làm công tác thẩm định cần nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện và làm cho các ý tưởng đó trở thành phổ biến, bảo đảm lợi ích chung của đất nước.

Hơn nữa, ngoài giá trị là xem xét, kiểm tra (đôi khi là tư vấn) công tác thẩm định, thẩm tra còn tạo ra một cơ chế bắt buộc các chủ thể phải thực hiện các ý kiến của các cơ quan thẩm định. Giá trị pháp lý này ở nước ta còn bị coi nhẹ. Ở một số nước, vai trò thẩm định không chỉ dừng lại ở xem xét, kiến nghị mà chủ thể thẩm định còn có thể đưa các dự thảo ra trước công luận (báo chí) hoặc đề nghị xem xét dự thảo trước Tòa Hành chính (Ở Pháp và một số bang của CHLB Đức) hoặc Chính phủ trao thẩm quyền đình chỉ cho cơ quan thẩm định và thông báo lại cho cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ văn bản đó (tham khảo bài viết Vài suy nghĩ về hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Th.s Phí Thị Thanh Tuyền, Khoa hành chính-nhà nước Đại học Luật Hà Nội ).

55 lỗi mà người đi xe máy sẽ bị tước giấy phép lái xe

Người lái xe máy mắc phải 55 lỗi sau đây sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 24 tháng (tùy vào mức độ vi phạm, hành vi lỗi) theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

TT Hành vi vi phạm Căn cứ pháp lý Thời gian bị tước Giấy phép lái xe
1 Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe Điểm b Khoản 4 Điều 6 01 đến 03 tháng
2 Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông Điểm c Khoản 4 Điều 6
3 Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định Điểm i Khoản 4 Điều 6
4 Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông Điểm m Khoản 4 Điều 6
5 Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc Điểm b Khoản 5 Điều 6
6 Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ Điểm đ Khoản 5 Điều 6
7 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Khoản 6 Điều 6
8 Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy Điểm a Khoản 7 Điều 6
9 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h Điểm a Khoản 8 Điều 6
10 Tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 9, Khoản 10 Điều 5; Điểm b Khoản 8, Khoản 10 Điều 6; Điểm b Khoản 7 Điều 7; Điểm b Khoản 6 Điều 33. Khoản 7 Điều 11
11 Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép Điểm c Khoản 5 Điều 17
12 Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung Khoản 9 Điều 46
13 Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông Điểm d Khoản 5 Điều 17 01 đến 03 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

14 Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 7 Điều 6 02 đến 04 tháng
15 Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn Điểm c Khoản 7 Điều 6
16 – Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Khoản 9 Điều 6
17 Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các lỗi sau đây:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Khoản 9 Điều 6 03 đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

18 Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8; Điểm d Khoản 9 Điều 6 và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 1 Điều 6 02 đến 04 tháng
19 Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” và gây tai nạn giao thông Điểm c, Khoản 1 Điều 6
20 Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 1 Điều 6
21 Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 1 Điều 6
22 Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước và gây tai nạn giao thông Điểm e Khoản 1 Điều 6
23 Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 1 Điều 6
24 Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 1 Điều 6
25 Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 6 và gây tai nạn giao thông Điểm i Khoản 1 Điều 6
26 Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 2 Điều 6
27 Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn và gây tai nạn giao thông Điểm c Khoản 2 Điều 6
28 Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 2 Điều 6
29 Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 2 Điều 6
30 Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 2 Điều 6
31 Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 3 Điều 6
32 Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 3 Điều 6
33 Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 3 Điều 6
34 Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 3 Điều 6
35 Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 3 Điều 6
36 Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép và gây tai nạn giao thông Điểm m Khoản 3 Điều 6
37 Người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước và gây tai nạn giao thông Điểm n Khoản 3 Điều 6
38 Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính và gây tai nạn giao thông Điểm o Khoản 3 Điều 6
39 Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 4 Điều 6
40 Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 4 Điều 6
41 Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và gây tai nạn giao thông Điểm c Khoản 4 Điều 6
42 Dừng xe, đỗ xe trên cầu và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 4 Điều 6
43 Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 4 Điều 6
44 Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định và gây tai nạn giao thông Điểm i Khoản 4 Điều 6
45 Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác và gây tai nạn giao thông Điểm k Khoản 4 Điều 6
46 Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông và gây tai nạn giao thông Điểm m Khoản 4 Điều 6
47 Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 5 Điều 6
48 Chạy trong hàm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 5 Điều 6
49 Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 5 Điều 6
50 Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định và gây tai nạn giao thông Điểm e Khoản 5 Điều 6
51 Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ Điểm b Khoản 8 Điều 6 03 đến 05 tháng
52 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Điểm c Khoản 8 Điều 6
53 Vi phạm các quy định sau đây mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

 

Khoản 10 Điều 6
54 Đua xe trái phép Điểm b Khoản 4 Điều 34 03 đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

55 Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) Khoản 11 Điều 6 22 đến 24 tháng
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

Cơ quan thực hiện : UBND cấp huyện, thành phố thực hiện

Cách thức thực hiện: 

+ Qua bưu điện;

+ Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

Yêu cầu : Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. 

Trình tự thực hiện : 

Bước 1. Các cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ  được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân huyện, thành phốtrực tiếp hoặc theo đường bưu điện.

Bước 2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận:

+ Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.

+ Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi kết quả thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

+ Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở

Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;

Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

+ Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở

Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT;

Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;

Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 (một) bản và cơ sở giữ 01 (một) bản.

+ Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Bước 3. Nhận kết quả tại tạiBộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

Cán bộ trả kết quả kiểm tra giấy hẹn, hướng dẫn nộp lệ phí và giao kết quả cho người đến nhận.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00), trừ ngày lễ.

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đóng thành 01 quyển, gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

+ Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

+ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Thời gian thực hiện : 22 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp 

 

Mẫu biên bản họp Công ty cổ phần về việc thành lập địa điểm kinh doanh

                                 Tên công ty                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số ……                                                ————————————-

……………, ngày       tháng     năm 20…

 

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

 

Hôm nay, vào lúc    giờ  00 ngày …/…/….., tại trụ sở Công ty Cổ phần …., địa chỉ số ………., chúng tôi gồm:

  1. Ông/Bà……….. – Chủ tịch hội đồng quản trị – Chủ tọa cuộc họp
  1. Ông /Bà……….. – thành viên hội đồng quản trị;
  1. Ông /Bà……….. – thành viên hội đồng quản trị;
  2. Ông/Bà …… – Thư ký cuộc họp

– Vắng mặt: 0

Ông/bà ……..tuyên bố cuộc họp hội đồng quản trị được tiến hành do có đủ số thành viên hội đồng quản trị dự họp

 

  1. Lấy ý kiến thông qua các nội dung:

Thành lập địa điểm kinh doanh công ty  ……………………………………………

Địa chỉ  …………………………………………………………………………….

Ngành, nghề đăng ký hoạt động: ……………………………………………………..

Bổ nhiệm ông/bà : ……………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ……………………ngày cấp…………………………..

Nơi cấp: …………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………….

Làm người đứng đầu chi nhánh

2.Ý kiến đóng góp của thành viên hội đồng quản trị  dự họp:

Hoàn toàn đồng ý với nội dung lập địa điểm kinh doanh của công ty.

3Biểu quyết:

– Số phiếu tán thành: … phiếu/…. phiếu, đạt tỷ lệ 100% trên tổng số phiếu biểu quyết của thành viên dự họp

– Số phiếu không tán thành:0 phiếu

– Không có ý kiến: 0 phiếu

4.Hội đồng quản trị  quyết định thông qua nội dung thành lập địa điểm kinh doanh như trên. Giao ông (bà) …………………, đại diện pháp luật của công ty, tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

 

Buổi họp kết thúc vào lúc ……….giờ ………. cùng ngày

                             (Các thành viên ký tên và ghi rõ họ tên)

Mẫu Tham khảo 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật