Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung và các loại sở hữu chung

Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hình phạt áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả

Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả bằng việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông

A. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả

1.Khách thể của tội phạm

  • Hành vi phạm tội xâm hại đến trật tự quản lý thị trường, xâm phạm đến các quy định về sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng
  • Đối tượng hàng giả trong tội phạm này là các loại hàng giả nói chung, trừ những loại hàng giả đã được quy định trong nội dung của các tội phạm quy định tại Điều 193, Điều 194, Điều 195 BLHS 2015

Vậy Cụ thể thế nào là hàng giả? Theo Bình Luận Khoa học BLHS 2015, có thể hiểu hàng giả là các loại hàng hóa khi đối chiếu với           hàng thật có thể có các vi phạm sau đây:

  • Hàng giả về hình thức, là trường hợp hàng hóa có sự trùng lặp về tên gọi, về nhãn hiệu, kiểu dáng, hay về xuất xứ, nguồn gốc, về chỉ dẫn địa lý với loại hàng hóa cùng loại đã có trên thị trường hoặc hàng hóa có tên gọi, kiểu dáng, nhãn hiệu…..gần giống dễ gây nhầm lần cho khách hàng. Loại hàng hóa giả về hình thức thì lợi ích người tiêu dung tuy có bị gây thiệt hại nhưng thiệt hại rõ rang và chủ yếu là xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp, trong đó quyền được bảo vệ về nhãn hiệu hàng hóa, về chỉ dẫn địa lý của hàng hóa
  • Hàng giả về nội dung tức là giả về chất lượng hoặc công dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng về hình thức như bao bì, nhãn hiệu ….là thật. Đây là loại hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với bản chất tự nhiên, công dụng và tên gọi của nó. Hay nói một cách khác, loại hàng này không có chất lượng, công dụng như loại hàng hóa mà nó mang tên hoặc tuy có nhưng mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng hay công dụng của loại hàng hóa thật có trên thị trường
  • Loại hàng giả cả về hình thức và nội dung: Đây là loại hàng vừa mang nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ…..không đúng, vừa không có chất lượng, công dụng hàng hóa hoặc chất lượng, công dụng hàng hóa thấp hơn của loại hàng thật

      Lưu ý:  Cần phân biệt hàng giả với hàng kém chất lượng. Hàng kém chất lượng trước hết là các loại hàng hóa do các công ty, các          doanh nghiệp được phép sản xuất với những tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhất định đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có          thẩm quyền. Sản xuất và buôn bán hàng kém chất lượng hiện nay không bị coi là tội phạm.

2.Mặt khách quan của tội phạm

Điều 192 quy định hai loại hành vi: sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả

  • Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả bằng việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông

Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản                 xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Ví dụ: sản xuất hàng giả là quần áo thì mỗi người có thể chỉ may một bộ phận của chiếc áo, có người  chuyên đóng nhãn mác giả,            có người chỉ tham gia đóng gói để đem bán thì đều coi là người sản xuất hàng giả

  • Hành vi buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả nhằm bán kiếm lời bất chính….Buôn bán hàng giả có thể là buôn bán một bộ phận, một chi tiết của hàng giả đều coi là buôn bán hàng giả

Cụ thể là: “ việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ,           bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản        xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường          hợp phạm tội

  • Hành vi sản xuất buôn bán hàng giả (không thuộc đối tượng hàng giả tại các Điều 193, 194, 195) bị coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ                                30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng

b)Hàng giả dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này                         hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong                         các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

c) Hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d)Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Chủ thể của tội phạm

  • Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định

Đó là những người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015 và đạt độ tuổi từ 16 trở lên

  • Pháp nhân thương mại có thể phải chịu TNHS về tội sản xuất, buôn bán hàng giả khi có các dấu hiệu

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người sản xuất, buôn bán hàng giả phải nhận biết rõ đó là hàng giả mà vẫn sản xuất và buôn bán vì mục đích kiếm lợi bất chính

Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa

B. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất và buôn bán hàng giả 

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

a) Có tính chất chuyên nghiệp

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000            đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ              61% đến 121%;

f) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
g) Buôn bán qua biên giới;

  • Phạm tội thuộc trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000                 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này                 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên

  • Phạm tội thuộc trường hợp: gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Hoặc Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Lưu ý: Tất cả các bài viết trên website: luatminhbach.vn chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là ý kiến tư vấn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể của khách hàng. Nghiêm cấm sao chép, tái bản dưới mọi hình thức khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của Công ty Luật Hợp Danh Minh Bạch và người gửi yêu cầu tư vấn.

Tham khảo thêm các bài viết của chúng tôi:

Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo BLHS 2015

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội nào

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào 

 

ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Vấn đề này được quy đinh tại Luật đất đai năm 2013 chương 8 Mục 3 tại các Điều từ 117 – 119.

images672935luatdatdaisuadoi

Luật đất đai 2013

1. Các trường hợp cần phải tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm:
– Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;
– Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
– Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
– Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
– Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
– Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
– Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;
– Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
2. Thẩm quyền quyết định giao đất hoặc cho thuê đất theo hình thức đấu giá
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với loại đất nào, dự án nào thì có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá đối với loại đất đó, dự án đó.
Thẩm quyền thuộc về UBND các cấp theo Điều 59 Luật đất đai 2013.
3. Điều kiện về các thửa đất được tổ chức đấu giá
– Đã có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết; quy hoạch xây dựng chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, xây dựng.
– Đã được bồi thường giải phóng mặt bằng.
– Có phương án đấu giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chế tài xử lý vi phạm.
Các trường hợp vi phạm quy định trong lĩnh vực đất đai sẽ chịu mức xử lý cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị thu hồi đất tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.
Ví dụ, đối với hành vi nhận quyền sử dung đất thông qua đấu giá mà không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật mà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không chấp hành thì sẽ bị thu hồi đất theo Điều 64 Luật đất đai 2013.

Công ty Luật Minh Bạch

Thủ tục Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

Yêu cầu : 

Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện như sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 – Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

 – Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

 –  Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Cơ quan thực hiện : Sở Tư pháp cấp tỉnh, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi

Cách thức thực hiện :  Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ : 

Hồ sơ của người nhận con nuôi: (Về cơ bản hồ sơ của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi nhưng thẩm quyền cấp một số loại  giấy tờ chưa được xác định rõ)

– Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

– Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

          – Giấy khai sinh;

          – Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

          – Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

          – Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Thời hạn giải quyết : 

– Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải xác minh thì tăng thêm 30 ngày.

– Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

 

Như thế nào được coi là một di chúc hợp pháp?

Căn cứ vào điều 652 của BLDS 2005 thì một di chúc được coi là hợp pháp  khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Người lập Di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập Di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

– Nội dung Di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức Di chúc không trái quy định của pháp luật.

– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được nêu trên.

– Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người Di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người Di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì Di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Giải thích hợp lý về hiện tượng cây xanh bật gốc còn nguyên bầu rễ bọc bao tải

Đi qua bất cứ đâu, bão Yagi cũng để lại hậu quả nặng nề. Khi quét qua Thủ đô Hà Nội, dù sức gió đã giảm đáng kể nhưng chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ quần thảo, cơn bão gây rất nhiều thiệt hại về người và của cải, đặc biệt, làm hơn 40.000 cây xanh bị đổ và gãy cành. Có nhiều ý kiến trái chiều về nguyên nhân sự cố này, từ kỹ thuật trồng cây không đạt chuẩn đến yếu tố ngoài tầm kiểm soát như bão mạnh. Sự việc này đã dấy lên nhiều ý kiến tranh cãi về chất lượng quy hoạch và kỹ thuật trồng cây xanh Thủ đô. Luật sư Trần Tuấn Anh (giám đốc công ty luật Minh Bạch) đã nêu lên những chia sẻ về sự việc này nhằm rộng đường dư luận, tránh những tranh cãi, ý kiến trái chiều trong xã hội

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự mới nhất 2018

Mẫu số 82-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                            ……, ngày….. tháng …… năm……

  

­­­­­­ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM


Đối với Bản án (Quyết định)
…………..(1) số ngày tháng năm
của T
òa án nhân dân………………….

 

Kính gửi:(2)………………………………………………………………..

 

Họ tên người đề nghị:(3)………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4)…………………………………………………………………………………….

Là:(5)……………………………………………………………………………………………

trong vụ án về…………………………………………………………………………..

Đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định)(6)……….. số…. ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân………….. đã có hiệu lực pháp luật.

Lý do đề nghị:(7)……………………………………………………………………………

Yêu cầu của người đề nghị:(8)………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)

  1. Bản sao Bản án (quyết định) số……………… ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân………………………………………………………………………………………
  2. …………………………………………………………………………………………………..

 

                                                                                                                                 NGƯỜI LÀM ĐƠN(10)

 

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 82-DS:

(1), (6) Nếu là bản án sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

(2) Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).

(3) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty X do ông Nguyễn Văn A – Tổng giám đốc làm đại diện).

(4) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(5) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn (ví dụ: là nguyên đơn).

(7) Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

(8) Ghi yêu cầu của người đề nghị (ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2017/DSPT ngày 10-02-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh A để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự).

(9) Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn (ví dụ: 1. Bản sao Bản án số…; 2. Bản sao Chứng minh nhân dân….3. Quyết định số…/QĐ-UBND ngày……..).

(10) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ trực tiếp vào đơn; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên trực tiếp và đóng dấu trực tiếp vào đơn.

 

Quý bạn đọc có thể tải file mềm tại đây: Mẫu số 82 Đơn xem xét thủ tục giám đốc thẩm

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Ưu điểm và nhược điểm của các loại hình Doanh nghiệp
  1. Doanh nghiệp tư nhân : 

Ưu điểm :

+ Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân được toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình, có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.

Nhược điểm :

+ Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

+ Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân, không đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh

2. Công ty TNHH 1 thành viên 

Ưu điểm :

+ Do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty 

+ Có tư cách pháp nhân ể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Được chuyển đổi oại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần

+ Chịu trách nhiệm trong số vốn góp của mình trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhược điểm :

+ Không được giảm vốn điều lệ

+ Không được phát hành cổ phần

+ Việc huy động vốn gặp khó khăn do không được phát hành trái phiếu

3. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên 

Ưu điểm :

+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, từ 2 thành viên và không vượt quá 50 thành viên

+ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

+ Có tư cách pháp nhân

+ Các thành viên được chuyển nhượng phần vốn góp 

+ Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ

Nhược điểm : 

+ Không được quyền phát hành cổ phần

+ Khó khăn trong việc huy động vốn 

4. Công ty Cổ phần 

Ưu điểm : 

+ Có thể là tổ chức, cá nhân tham gia thành lập công ty, tối thiểu là 3 và ko hạn chế tối đa

+ Có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Vốn điều lệ được chia thành các phần khác nhau và gọi là cổ phần

+ Công ty được phát hành cổ phần để huy động vốn

+ Các cổ đông được quyền chuyển nhượng cổ phần

Nhược điểm :

+ Trong 3 năm đầu các cổ đông sáng lập không được phép chuyển nhượng cổ phần cho thành viên khác

+ Số lượng cổ đông không hạn chế dẫn đến việc khó kiểm soát và quản lý công ty cũng như việc thỏa thuận chia lợi nhuận kinh doanh của công ty 

 

 

Giải đáp pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế

Về vấn đề pháp luật liên quan đến thừa kế mà bạn đọc thắc mắc và đã gửi câu hỏi về cho Luật Minh Bạch, sau đây Luật Minh Bạch sẽ tổng hợp và trả lời những câu hỏi mà độc giả đã gửi về cho Luật Minh Bạch.

_________________________________________________

Câu hỏi thứ nhất: Chú tôi trước đây sinh sống ở LB Nga nhưng đã mất do tai nạn lao động. Hiện ông có tổng tài sản là 5 tỷ đồng. Ông có một người vợ hợp pháp và hai con gái. Ngoài ra ông còn có một người con riêng. Người con riêng này của ông không có khả năng lao động. Chú tôi mất đột xuất không để lại di chúc vậy thì số tài sản của chú tôi sẽ được phân chia như thế nào?

 

Với câu hỏi trên, Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau

Theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc nếu tài sản ở đâu thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đó. Vì vậy nếu tài sản ở LB Nga thì phải căn cứ pháp luật LB Nga để chia di sản thừa kế. Còn nếu di sản trên ở Viêt Nam thì xử lý như sau:

Trường hợp ông chú của bạn chết mà không để lại di chúc thì trường hợp này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật (điểm a, khoản 1, Điều 650 BLDS 2015).

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết đều được hưởng thừa kế phần di sả bằng nhau (Điều 651 BLDS 2015). Trong trường hợp trên chỉ đề cập đến người vợ hợp pháp, 02 người con gái và 01 người con riêng thì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Một vấn đề đặt ra nữa là người con riêng bị mất khả năng lao động thì liệu người con riêng của ông chú không có khả năng lao động thì có được quyền hưởng di sản không? Căn cứ theo Điều 610 BLDS 2015 thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản cả theo di chúc lẫn theo pháp luật.

Như vậy, không phụ thuộc vào khả năng lao động, những người thừa kế theo pháp luật đều có quyền hưởng di sản thừa kế.

 

Câu hỏi thứ hai:Tôi là Nguyễn Hải Yến, hiện đang sinh sống ở Canada. Tôi có một số câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng thừa kế đúng hay sai? Quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản thừa kế chết là đúng hay sai? Lỗi chỉ được đặt ra đối với người có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi phải không ạ?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, đối với câu hỏi: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như là những người bị kết án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, có hành vi ngược đãi, hành hạ người đề lại di sản,… thì không được hưởng thừa kế là không chính xác. Những trường hợp không có quyền hưởng di sản thừa kế có thể vì nhiều lý do có thể là có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người để lại di sản và những người thừa kế khác hay có những hành vi không xứng đáng với bổn phận. Khi này, pháp luật sẽ có những quy định tước đi quyền hưởng di sản của những trường hợp này.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí giữa các bên trong quan hệ thừa kế, tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên những người nằm trong diện không được hưởng di sản vẫn có quyền được hưởng di sản chỉ với điều kiện nếu như người để lại di sản đồng ý để lại di sản cho những người đó (khoản 2 Điều 621 BLDS 2015).

Thứ hai, quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản chết (có thể hiểu đẩy đù là chết về mặt sinh học hoặc chết về mặt pháp lý) là đúng, thời điểm người để lại di sản chết (về mặt sinh học) hoặc bị tòa án tuyên là đã chết (chết về mặt pháp lý) gọi là thời điểm mở thừa kế. Quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi có người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mặc dù thời điểm còn sống, các bên trong quan hệ thừa kế có thể phát sinh di chúc tuy nhiên, văn bản này chỉ có hiệu lực đối với các bên khi người để lại di chúc hoặc di sản chết. Vì vậy, chỉ khi người để lại di sản chết, quan hệ thừa kế mới hình thành.

Thứ ba, tôi hiểu ý bạn hỏi về yếu tố lỗi của các hành vi được quy định trong trường hợp của người không được hưởng quyền thừa kế. Đúng như vậy, các trường hợp không được hưởng thừa kế phải có lỗi cố ý khi thực hiện các hành vi như ngược đãi, xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản hoặc những người thừa kế khác hay lừa dối, cưỡng ép, giả mạo di chúc,… và chỉ những người có khả năng nhận thức, kiểm soát thì mới coi hành vi đó là cố ý. Vì vậy, yếu tố lỗi sẽ được đặt ra đối với những người có thể kiểm soát, nhận thức hành vi của mình.

 

Câu hỏi thứ ba: Cha và mẹ tôi chung sống với nhau có 3 người con (tôi là con trai và sau tôi là hai em gái). Trong thời gian cha và mẹ tôi chung sống có tạo ra được một số tài sản gồm đất ở và nhà. Nay cha tôi mất không để lại di chúc. Khi tôi ở nước ngoài thì mẹ tôi cùng hai người con gái bán đất mà không có sự đồng ý của tôi. Khi vắng mặt tôi mà thủ tục mua bán vẫn diễn ra bình thường. Như vậy có hợp pháp hay không?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Trong trường hợp của bạn, phần di sản của bố bạn trong khối tài sản chung của cha mẹ bạn khi không để lại di chúc cần phải được phân chia theo quy định phân chia thừa kế pháp luật, khi này phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều thành bốn phần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Trong trường hợp của bạn cần phải xem xét những người thuộc hàng thừa kế bao gồm những người còn sống tại thời điểm bố bạn mất, như thế ngoài mẹ, hai người em gái và bạn thì ông bà bạn còn sống hay không? Bố bạn có con nuôi, con riêng hay không để vì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản là như nhau.

Tiếp đó, khi mẹ và 2 người chị em gái bán phần tài sản chung có phần của bạn mà không có sự đồng ý của bạn thì giao dịch đó không hợp pháp bạn cũng có phần sở hữu trong khối di sản mà bố bạn để lại cho bạn, vì vậy việc mua bán đó là không hợp pháp và có thể bị tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, nếu tài sản đó đã được bên thứ ba ngay tình đăng ký sang tên đổi chủ theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ không thể đòi lại tài sản từ họ mà phải đòi những người có lỗi trong giao dịch này đó là mẹ và chị em gái bạn.

Điều 163 BLDS 2015 cũng nêu rõ rằng không ai có thể bị hạn chế quyền, tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 cũng quy định chủ sở hữu tài sản có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm về tài sản phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi trái pháp luật.

 

Câu hỏi thứ tư: Ba tôi đã mất nhưng không để lại di chúc, còn người vợ sau của ba tôi thì có giấy đăng kí kết hôn nhưng đang định cư ở nước ngoài. Vậy khi ba tôi mất là người vợ sau này có toàn quyền với tài sản của ba tôi không? Ví dụ nếu muốn sang tên xe ba tôi đứng tên hay làm lại giấy tờ xe đó có cần tôi đứng ra làm giấy tờ gì không ? Hay chỉ người vợ sau của ba tôi là toàn quyền?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Việc cha của bạn mất mà không có di chúc thì phần di sản để lại sẽ phải chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Việc chia thừa kế theo pháp luật sẽ phải căn cứ theo một trong những yếu tố cơ bản là về hàng thừa kế, là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này để có quyền được hưởng như nhau phần di sản mà bố bạn để lại.

Vì vậy, nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn còn sống thì mẹ kế của bạn không có toàn quyền với di sản mà cha bạn để lại.

Đối với di sản của bố mạng ví dụ như chiếc xe, việc sang tên xe bố của bạn đã mất thì khi phân chia di sản sẽ không phải là bạn tiến hành sang tên hoặc mẹ kế của bạn tiến hành sang tên. Mà việc đầu tiên là phần di sản này phải được phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sau khi thực việc việc phân chia thừa kế xong mới xác định được quyền sở hữu tài sản mà cụ thể là cái xe này thuộc quyền sở hữu của ai thì người đó mới có quyền sang tên.

Về cách thức phân chia di sản thì theo khoản 2 Điều 660 BLDS 2015 “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Hiệu quả nào từ bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy?


Xe máy đang đóng vai trò là phương tiện đi lại chủ đạo đối với phần lớn người dân Việt Nam, tuy vậy thường có liên quan tới khoảng 65%-70% số vụ tai nạn giao thông.
Người dân thường có tâm lý mua bảo hiểm để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông khi kiểm tra hay mua cho xong vì giá cũng rẻ. Nhưng khi xảy ra tại nạn, người dân không biết làm thủ tục lấy bảo hiểm ở đâu và quy trình như thế nào. Chia sẻ với phóng viên của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch đã có những chia sẻ và giáp đáp khúc mắc về vấn đề này.
Tìm đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Điều kiện hưởng thuế NK ưu đãi đặc biệt hàng hóa từ Nhật Bản

Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo Hiệp định giữa Việt Nam – Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016 – 2019.

thue_xuat_nhap_khau

Ảnh minh họa

Theo đó, quy định điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (thuế suất VJEPA) nếu:

– Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành theo Nghị định này;

– Được nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam;

– Được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam do Bộ Công thương quy định;

– Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định giữa Việt Nam – Nhật Bản về Đối tác kinh tế, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu JV do Bộ Công Thương quy định.

Ngoài ra, hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất VJEPA nếu:

– Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Nghị định này;

– Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VJ.

 

Nghị định 125/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 và thay thế Thông tư 25/2015/TT-BTC .

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật