Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã

Cơ quan thực hiện : Phòng tài chính – Kế hoạch UBND quận/huyện 

Yêu cầu : 

– Ngành, nghề, nội dung hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải phù hợp với hoạt động của hợp tác xã;

– Chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Trình tự thực hiện : 

– Bước 1: Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã gửi tới Ủy ban nhân dân Quận, Huyện nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.

Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ)

Bước 2: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện kiểm tra hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, cấp Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: hướng dẫn, giải thích để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, đồng thời cập nhật vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

– Bước 4: Người đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện.

Lưu ý:

– Trường hợp hợp tác xã lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại huyện khác với nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.

– Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở nước ngoài thì hợp tác xã phải thực hiện theo quy định pháp luật của nước đó.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy chứng nhận mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Thành phần hồ sơ : 

+ Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (theo mẫu);

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

+ Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

+ Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề;

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đến làm thủ tục.

 Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập hợp tác xã, hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Thời gian thực hiện : 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 

Chế tài xử lý với hành vi bạo lực gia đình

Câu hỏi:

Tôi 25 tuổi, đã kết hôn được 3 năm  và có thai 4 tháng nhưng tôi thường xuyên bị chồng nhậu say về rồi đánh đập vô cớ. Cách đây khoảng một tháng, sau khi nhậu say về anh ta lại giở thói vũ phu, đánh tôi khiến tôi bị sảy thai và gãy một bên chân phải nằm viện nửa tháng. Hiện tại tôi đang làm thủ tục ly hôn, tình nghĩa không còn, xin hỏi luật sư tôi có thể yêu cầu chồng tôi phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cũng như tinh thần do bị chồng đánh hay không? Tôi xin cảm ơn.

bao-luc-dg

Hình ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Khi đánh đập gây tổn hại sức khỏe của chị là chồng chị đã có hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình và bị nghiêm cấm tại điều 8 của Luật này.

Căn cứ vào Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi của chồng chị có thể bị xử phạt từ 1.000.000đ – 2.000.000đ. Chị có thể làm đơn tố cáo và yêu cầu xử lý chồng chị đến trưởng công an xã hoặc chủ tịch UBND xã nơi chị sinh sống.

Còn việc anh ta đánh đập khiến chị phải nằm viện điều trị dài ngày, theo khoản 4, điều 4 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì anh ta phải có trách nhiệm bồi thường cho chị. Chị có thể yêu cầu việc bồi thường ngay tại công an xã hoặc UBND xã. Nếu anh ta không có trách nhiệm và thoái thác, chị nên thu thập các hóa đơn viện phí để khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại tại tòa án nhân dân huyện, pháp luật sẽ có biện pháp chế tài buộc anh ta phải bồi thường cho chị.

Trân trọng!

 

 

Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự mới nhất 2018

Mẫu số 83-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                         ……, ngày….. tháng …… năm……

­­­­­­

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XEM XÉT THEO THỦ TỤC TÁI THẨM


đối với Bản án (Quyết định)
…………..(1) số ngày tháng năm
của Tòa án nhân dân
………………….

Kính gửi:(2) ..………………………………………………

                    Họ tên người đề nghị:(3)………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4)…………………………………………………………………………………….

Là:(5) …………………………………………………………………………………………..

trong vụ án về………………………………………………………………………………

Đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm Bản án (Quyết định)(6)……….. số…. ngày… tháng … năm … của              Tòa án nhân dân……… đã có hiệu lực pháp luật.

Lý do đề nghị:(7)……………………………………………………………………………

Yêu cầu của người đề nghị:(8)………………………………………………………….

Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)

  1. Bản sao Bản án (quyết định) số……………… ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân………………………………………………………………………………………
  2. …………………………………………………………………………………………………..

 

                                                                                                                                        NGƯỜI LÀM ĐƠN(10)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 83-DS:

(1), (6) Nếu là bản án sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”…

(2) Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 354 Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).

(3) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty X do ông Nguyễn Văn A – Tổng giám đốc làm đại diện).

(4) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(5) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn (ví dụ: là nguyên đơn).

(7) Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm.

(8) Ghi yêu cầu của người đề nghị (ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2017/DSPT ngày 10-02-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh A để xét xử sơ thẩm lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự).

(9) Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn (ví dụ: 1. Bản sao Bản án số…; 2. Bản sao Chứng minh nhân dân….3. Quyết định số…/QĐ-UBND ngày……..).

(10) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ trực tiếp vào đơn; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên trực tiếp và đóng dấu trực tiếp vào đơn.

 

Quý bạn đọc có thể tải file mềm Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự tại đây:

Mẫu số 83 Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

Điều kiện kinh doanh bất động sản

Căn cứ Nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (có hiệu lực từ ngày 01/11/2015).

 Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ các trường hợp sau:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên quy định tại Điều 5 Nghị định này;

b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản quy định tại Chương IV Luật Kinh doanh bất động sản.

2. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thuộc diện có vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số vốn pháp định.

 

Thủ tục tách sổ hộ khẩu

Cơ quan thực hiện: Công an cấp huyện

Yêu cầu : chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ)

Bước 3: Trả kết quả:

+ Trường hợp được giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

+ Trường hợp không giải quyết tách sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải tách sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

Thành phần hồ sơ:

a) Sổ hộ khẩu

b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).

Chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời gian thực hiện: Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ 

Báo động mua bán súng trên mạng

Thời gian vừa qua liên tục xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người, đe dọa giết người, cướp tài sản liên quan đến việc sử dụng súng (vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, súng săn…)  có thể một phần do việc mua bán các loại hung khí quá dễ dàng.Theo luật sư Tuấn Anh, việc quảng cáo, mua bán, trao đổi phương thức vận chuyển đối với các mặt hàng này chủ yếu thực hiện trên không gian mạng cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm từ gốc. Mặt khác, chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ đối với các mặt hàng súng trên khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Dự kiến nghỉ tết âm lịch 2017

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có tờ trình Chính phủ về các ngày nghỉ lễ Tết năm 2017. Do dịp lễ Tết có ngày làm việc xen kẽ dịp nghỉ cuối tuần nên Bộ đưa ra các phương án với số ngày nghỉ khác nhau.

Tết Dương lịch 2017: Nghỉ 3 ngày liên tiếp, từ ngày 31/12/2016 đến hết ngày 02/01/2017

Dịp Tết Âm lịch có hai phương án nghỉ 7 hoặc 10 ngày. Phương án thứ nhất, công chức sẽ nghỉ từ 26/1 đến 1/2/2017 (tức 29 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 5 tháng giêng năm Đinh Dậu). Do mùng 1, mùng 2 Tết Âm lịch rơi vào hai ngày cuối tuần, công chức được nghỉ bù vào mùng 4, mùng 5 Tết. Tổng cộng có 7 ngày nghỉ và không hoán đổi.

phuong

Phương án thứ hai, công chức nghỉ từ 27/1 đến hết 5/2/2017 (tức 30 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 9 tháng giêng năm Đinh Dậu). Việc hoán đổi ngày nghỉ thực hiện như sau: công chức đi làm thứ bảy 11/2/2017 nghỉ thứ sáu 3/2/2017, để kỳ nghỉ kéo dài 10 ngày liên tục.

phuongan

Lãnh đạo Bộ Lao động cho rằng, phương án nghỉ 7 ngày là hài hòa, không quá ngắn cũng không quá dài.

Dịp giỗ Tổ Hùng Vương Bộ Lao động cũng đưa ra hai phương án nghỉ một ngày hoặc 4 ngày. Phương án đầu tiên là nghỉ đúng một ngày mùng 10 tháng ba Âm lịch (6/4).

Phương án thứ hai hoán đổi ngày nghỉ, công chức đi làm bù vào thứ bảy một tuần sau đó để được nghỉ liên tục 4 ngày cuối tuần từ thứ năm đến hết chủ nhật (6/4 đến 9/4/2017). Bộ Lao động ủng hộ phương án thứ hai.

Những dịp lễ khác sẽ nghỉ theo quy định của Luật Lao động.

Tết Dương lịch dự kiến nghỉ 3 ngày (31/12/2016 đến hết 2/1/2017).

Dịp 30/4 và 1/5 có bốn ngày nghỉ liên tiếp (29/4 đến 2/5/2017).

Quốc khánh 2/9 vào thứ bảy, công chức được nghỉ bù vào thứ hai, ngày 4/9, tổng cộng nghỉ liên tiếp 3 ngày.

Nếu Chính phủ thông qua phương án nghỉ 7 ngày Tết Âm lịch và không hoán đổi ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương, công chức sẽ được nghỉ tổng cộng 18 ngày. Nếu theo phương án hai, số ngày nghỉ lễ, Tết sẽ tăng lên 24.

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

A. Thành phần hồ sơ (Số lượng hồ sơ: 01 bộ)

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ;

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

4. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

5. Mục lục hồ sơ.

6. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

7. Văn bản ủy quyền chủ sở hữu cho người được ủy quyền; 8. Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên hội đồng thành viên hoặc giám đốc của công ty: – Xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác ) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng Nhà nước.

B. Thời hạn giải quyết

– 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

C. Cơ quan có thẩm quyền

– Sở Kế hoạch và Đầu tư

D. Kết quả nộp hồ sơ

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Xuất hiện ‘kẽ hở’ trong chuyển nhượng ô tô kèm biển số trúng đấu giá?

Hiện nay, dư luận đang quan tâm đến việc một số người tham gia đấu giá biển số xe đẹp với giá hàng chục tỷ đồng nhưng sau đó rao bán hoặc có thể bỏ cọc. Nhiều ý kiến đề xuất cần có chế tài phạt hoặc tăng mức đặt cọc để ngăn chặn tình trạng này. Nhằm giải đáp những thắc mắc, Luật sư Trần Tuấn Anh cho rằng việc đấu giá biển số là một giao dịch dân sự, và các biện pháp như tăng tiền đặt cọc theo từng bước giá có thể giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, có lỗ hổng pháp luật trong việc chuyển nhượng ô tô kèm biển số trúng đấu giá mà không phải nộp thuế, cần được xem xét điều chỉnh.

Đọc thêm tại đây 

Công chức uống rượu, bia lái xe khó thoát kỷ luật

CSGT Hà Nội đã triển khai quy trình xác minh đối với cán bộ, đảng viên vi phạm nồng độ cồn, nhằm đảm bảo họ không thể trốn tránh kỷ luật của cơ quan nơi làm việc. Khi phát hiện vi phạm, CSGT lập phiếu xác minh và gửi kết quả về cho công an phường để xác định nhân thân của tài xế. Nếu người vi phạm là cán bộ, công chức, thông báo sẽ được gửi về cơ quan để xử lý.

Trao đổi với báo giao thông, Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, đồng tình rằng việc mạnh tay xử lý vi phạm nồng độ cồn đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Theo ông, quy trình xác minh mà CSGT áp dụng để xử lý cán bộ, công chức vi phạm là minh chứng cho sự công bằng trong pháp luật.

“Pháp luật đặt mục tiêu thay đổi hành vi và thói quen của người tham gia giao thông, nhằm xây dựng một văn hóa giao thông lành mạnh. Trước đây, những người có chức vụ thường cố gắng tìm cách thoát khỏi chế tài khi vi phạm nồng độ cồn. Tuy nhiên, với quy trình xác minh và cách xử lý quyết liệt hiện tại, những cá nhân này vẫn bị xử lý như mọi người khác,” luật sư Tuấn Anh nhận định. Bản thân Luật sư cũng đề xuất rằng CSGT nên duy trì những kế hoạch này một cách thường xuyên và liên tục, không chỉ trong các đợt cao điểm.

Tìm hiểu thêm tại đây 

Mua tài sản do người khác trộm cắp mà có thì bị xử lý thế nào?

Câu hỏi : 

Tôi là cửa hàng mua bán điện thoại, hôm đó có 1 anh khách lạ đến bán điện thoại cho tôi và tôi thấy điện thoại còn mới hỏi sao bán thì anh nói với tôi là được cho không dùng đến nên bán. Hôm sau tôi bị công an địa phương đến làm việc và triệu tập tôi lên làm việc về tội tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có phạm tội không và sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau :

Tại Khoản 1 Điều 250 BLHS quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Hướng dẫn chi tiết điều luật trên, tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT ngày 30/11/2011 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, VKSND tối cao và TAND tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền (sau đây viết tắt là Thông tư số 09) có quy định như sau:

“1. “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

  1. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.”

Cấu thành cơ bản của tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 250 BLHS với nội dung: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

– Mặt khách thể và đối tượng tác động của tội phạm

Khách thể chung của tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản là trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa và khách thể trực tiếp là trật tự quản lý Nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có, gây ảnh hưởng xấu đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Cho nên, đối tượng tác động của tội này là tài sản do người khác phạm tội mà có. Do đó, nếu một người chứa chấp, tiêu thụ tài sản của một người nhưng tài sản đó không phải do phạm tội mà có thì hành vi chứa chấp, tiêu thụ của họ không cấu thành tội này.

– Mặt khách quan của tội phạm

Điều luật chỉ quy định “người nào … chứa chấp, tiêu thụ tài sản …” mà không liệt kê những hành vi nào được xem là hành vi chứa chấp, tiêu thụ.

Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 09 quy định: “chứa chấp tài sản là một trong các hành vi sau đây: cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó” và “tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó”.

Tuy nhiên, hành vi chứa chấp chỉ thuộc hành vi khách quan của tội này khi người thực hiện hành vi chứa chấp nhận tài sản từ người phạm tội. Nếu như người thực hiện hành vi chứa chấp không nhận tài sản từ người phạm tội thì hành vi của họ không phạm tội này mà có thể phạm tội khác được quy định trong Bộ luật hình sự.

– Mặt chủ quan của tội phạm

Điều luật quy định “người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có…” nên đã thể hiện rõ lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. Tuy nhiên, để làm rõ thuật ngữ “biết rõ” cũng không phải là vấn đề đơn giản. Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 09 thì biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội”.

– Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là chủ thể thường, tức người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định thì đáp ứng về mặt chủ thể đối với loại  tội này. Điều luật quy định 04 khung hình phạt khác nhau: đến 3 năm tù (Khoản 1); đến 7 năm tù (Khoản 2); đến 10 năm tù (Khoản 3) và đến 15 năm tù (Khoản 4). Cho nên người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi thuộc một trong các tình tiết định khung được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4; còn người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của các khung từ Khoản 1 đến Khoản 4.

Ngoài các hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 250 BLHS là “phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật này có thể thấy người chứa chấp tài sản do phạm tội mà có phải xác định trường hợp người này phải biết rõ tài sản này là tài sản trộm cắp nhưng bản thân bạn hoàn toàn không hề biết. Do đó bạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi quy định của Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, do bạn là bên thứ 3 không ngay tình bởi đây là tài sản bắt buộc phải có giấy tờ theo quy định của Bộ luật dân sự cho nên bên bị thiệt hại hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn trả trả lại tài sản trộm cắp đó.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Nợ thẻ tín dụng Eximbank 8,8 tỷ: 2 bên thống nhất gì sau buổi làm việc đầu tiên?

 Ông P.H.A. (Quảng Ninh) vay 8,5 triệu đồng qua thẻ tín dụng Eximbank, nhưng sau 11 năm, số nợ tăng lên 8,8 tỷ đồng do lãi phát sinh. Sau buổi làm việc đầu tiên ngày 19/3, đại diện của ông A. và Eximbank đã thảo luận thẳng thắn và đồng ý hợp tác để giải quyết vụ việc. Ông A. khẳng định mình không nhận thẻ tín dụng và nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo từ nhân viên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu Eximbank làm rõ vụ việc và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Nhận định vụ việc, Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch phân tích, theo khoản 1 Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp nhân viên của tổ chức phát hành thẻ (ở đây là Ngân hàng) được giao nhiệm vụ mà có lỗi là hành vi không giao thẻ tín dụng cho khách, tự ý chiếm hữu thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm dân sự do nhân viên của mình gây ra.

Đọc thêm tại đây 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật