Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 227 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến

Điều 227. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến

1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.

2. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.

3. Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục chuyển địa điểm công ty khác quận

Câu hỏi :

Do nhu cầu kinh doanh, công ty tôi muốn chuyển địa chỉ trụ sở đến nơi khác, nhưng khác quận huyện, tôi muốn hỏi công ty tôi cần phải làm những gì và chuẩn bị những thủ tục gì?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn cần thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh và với cơ quan thuế

  1. Với cơ quan thuế

1.1. Cơ quan thuế chuyển đi:

– Tờ khai điều chỉnh thuế (Mẫu 08-MST): 2 bản chính
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  : 2 bản photo
– Báo cáo hóa đơn quý đến thời điểm hiện tại : 1 bản chính, 2 bản photo

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế

– Công văn gửi thuế về việc chốt thuế xin chuyển quận

– Biên bản họp, quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở

-Nếu công ty không muốn sử dụng hóa đơn nữa thì hủy hóa đơn: nộp thông báo kết quả hủy hóa đơn kèm theo báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

-Còn muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC và phụ lục BK01/AC  (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)

=> kết quả : Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

1.2. Cơ quan thuế chuyển đến : ( sau khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh)

 – Tờ khai điều chỉnh thuế

– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh mới

 – Bộ gốc hồ sơ bên chi cục thuế chuyển đi trả về

– 2 bản báo cáo sử dụng hóa đơn và phụ lục

– Nếu công ty muốn tiếp tục sử dung hóa đơn thì  nộp 02 mẫu Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC) để tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại

– Còn hủy hóa đơn cũ rồi thì tiến hành đặt in hóa đơn mới và thông báo phát hành hóa đơn với chi cục thuế chuyển đến để sử dụng hóa đơn

2.Với cơ quan  đăng ký kinh doanh, sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan thuế nơi chuyển đi tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ( thay đổi trụ sở chính của công ty)

Thành phần hồ sơ bao gồm :

–        Thông báo thay đổi nôi dung đăng ký kinh doanh

–        Quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở doanh nghiệp

–        Biên bản họp của công ty về việc thay đổi trụ sở

–        Giấy giới thiệu

–          Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện) 

 

 

 

 

 

Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Điều 154. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục xin giấy phép biểu diễn nghệ thuật cho người nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn

MBLAW sẽ tiến hành soạn hồ sơ và thay mặt khách hàng liên hệ trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền để hoàn tất thủ tục xin giấy phép biểu diễn nghệ thuật cho tổ chức cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam

MBLAW sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng theo yêu cầu. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Sau đây MBLAW sẽ cung cấp những tài liệu cần thiết để có thể hoàn thành thủ tục.

A .Xin cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật và giấy phép cho nghệ sỹ nước ngoài biểu diễn tại Việt Nam (Nghị định 79/2012/NĐ-CP)

1.Thẩm quyền cấp :

-Sở Văn hóa thể thao và du lịch ( Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật)

2.Thủ tục

– 01 đơn đề nghị cấp phép vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 02);

– 01 bản gốc hoặc bản sao chứng thực giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận với tổ chức nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);

– 01 bản sao chứng thực văn bản nhận xét của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại (đối với cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài);

– 01 bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật.

B. Thủ tục cho phép đơn vị nghệ thuật, đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc thành phố Hà Nội tổ chức cho đơn vị nghệ thuật, diễn viên nước ngoài vào thành phố Hà Nội biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

– Công văn đề nghị của đơn vị tổ chức. Trong đó ghi rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình; danh sách thành viên tham gia (tên thật và nghệ danh nếu có); 
– Văn bản nội dung chương trình, vở diễn, tiết mục sẽ biểu diễn tại thành phố Hà Nội kèm theo bản dịch sang tiếng Việt Nam lời bài hát, nội dung tiết mục, vở diễn (có chứng thực của công ty dịch thuật)
– Văn bản hợp đồng hoặc thoả thuận giữa đơn vị tổ chức với đối tác nước ngoài; 
– Văn bản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc tổ chức đại diện quyền tác giả xác nhận được phép sử dụng tác phẩm.

Yêu cầu:

– Đơn vị tổ chức phải là đơn vị có chức năng biểu diễn hoặc tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố Hà Nội.
– Đơn vị tổ chức có trách nhiệm nộp băng âm thanh, hình ảnh ghi chương trình, vở diễn, tiết mục của đối tác nước ngoài sẽ biểu diễn tại Hà Nội khi Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch Hà Nội yêu cầu.

Mọi ý kiến thắc mắc khách hàng có thể liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được tư vấn miễn phí 

Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các loại thời hiệu

Điều 150. Các loại thời hiệu
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Chào mừng ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10 & trải lòng về nghề Luật sư

Sau 68 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 46 khai sinh ra nghề luật sư, tổ chức luật sư trong chế độ dân chủ nhân dân thì nay với quyết định công nhận ngày truyền thống, nghề luật sư đã chính thức được tôn vinh là một nghề có bề dày truyền thống, cần được củng cố, giữ gìn.

Sắp tới đây, 10/10 ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam, chúng ta cùng lắng nghe những tâm tư, trải lòng của Luật sư Trần Tuấn Anh -Giám đốc công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) về vụ  “ ZONE 9 ”. Đã hơn 2 năm kể từ ngày phiên tòa diễn ra mà dường như, mọi chi tiết, mọi hình ảnh đều in rõ trong tâm trí Luật sư.

ls-tuan-anh

Luật sư Trần Tuấn Anh

Trái tim nóng của người luật sư

Đã hơn hai năm kể từ cái ngày kinh hoàng ấy, một vụ cháy đã cướp đi sinh mạng của 6 người thợ tại khu vực được coi là “khu ăn chơi mới của giới trẻ Hà Nội”, Zone 9. Ngồi tại phiên tòa với vai trò là Luật sư bào chữa cho một bị cáo trong vụ án, tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà không có bất kỳ luận cứ nào được viết trước.

Sau lời luận tội của đại diện VKS, tôi ngồi lặng đi, cả căn phòng gần như im phăng phắc. Vị luật sư đồng nghiệp (bào chữa cho một bị cáo khác trong vụ án) đứng lên trình bày phần bào chữa của mình. Lúc này, tâm trí tôi hỗn độn giữa những hình ảnh của quá khứ, của hậu quả từ hành vi phạm tội và cái lý – cái tình của cuộc sống này.

 

Khi luật sư thổn thức

Phiên tòa vẫn diễn ra với không khí trầm lắng, trong sự hối lỗi tột cùng từ hành vi cẩu thả của những người được gọi là “chủ đầu tư”, “chủ thầu”. Trong đó, người “đầu vụ” là anh thợ hàn, người mà đến trước thời điểm phạm tội chỉ mới cầm kìm hàn được 10 ngày.

Tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà giọng nghẹn lại, tôi hiểu rằng lúc này cần phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh để bào chữa cho thân chủ mình, nhưng tôi đã không làm được điều đó. Tôi bắt đầu bài bào chữa bằng những hình ảnh kinh hoàng do chính tôi chứng kiến vào buổi chiều định mệnh đó.

dsc0362_bdia

Luật sư Tuấn Anh tại phiên tòa

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, khoảng 14h, ngay tại địa điểm đó, cơ quan PCCC sẽ tổ chức diễn tập công tác PCCC. Thế nhưng chỉ sớm hơn có mấy phút, vụ cháy thật đã xảy ra. Nhiều người đã tưởng rằng đó chỉ là buổi diễn tập đã bắt đầu.

Đến khi những tiếng hô hoán thất thanh vang lên, còi xe cứu hỏa hú vang trời, xe cứu thương lần lượt đưa các chiến sỹ công an PCCC đi cấp cứu vì bị ngạt khói thì mọi người mới bắt đầu hoang mang tột độ. Khoảng khắc 6 thi thể được đưa ra khỏi đám cháy đúng là một thảm cảnh thực sự.

Có lẽ, chưa bao giờ tôi bắt đầu bài bào chữa của mình như vậy.

 

Bản án lương tâm nặng nề cho từng bị cáo

Hội trường xét xử im lặng, tiếng quạt trần vẫn đều đều như muốn xóa tan không khí nặng nề đó, thổi bớt cái nóng 40oC của tiết trời miền Bắc, nhưng lại không thể át đi tiếng thở dài của những người dự khán.

zone_9_2_tlgz

Ảnh chiến sĩ PCCC (internet)

Tôi tiếp tục nói về việc các bị cáo đã cùng toàn thể Zone 9 nỗ lực như thế nào để chia sẻ, hỗ trợ các gia đình nạn nhân để giảm bớt đau thương mất mát; Sự hối hận và bản án lương tâm đã dày vò bị cáo của tôi như thế nào.

Tôi biết, trong vụ án này, ngay cả những người tiến hành tố tụng cũng cảm thấy bối rối khi thực hiện chức năng, quyền hạn của mình. Vụ án đã thay đổi đến 3 Thẩm phán, 3 Kiểm sát viên, 3 thư ký, trả hồ sơ điều tra bổ sung 2 lần và hoãn đến lần thứ 5 mới đưa ra xét xử. Có lẽ tất cả đang cần thời gian để cân nhắc.

Gia đình bị hại đã liên tục phải dừng lại, nghẹn ngào khi nói lời xin miễn trách nhiệm hình sự và giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Họ biết rằng tất cả chỉ vì “cơm áo gạo tiền” mà họ phải đứng ở “phía đối lập” với các bị cáo.

Liên tục các từ “giá như” được vị Hội thẩm nêu ra trong tiếng thở dài.

Kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Đây là lúc mà dường như mọi người không thể cầm được nước mắt khi những lời xin lỗi, những lời chia sẻ với đau thương, mất mát được chầm chậm cất lên. Bị cáo của tôi đã nghẹn ngào đến mức không thể nói được một câu nào rõ nghĩa. Nhưng có lẽ lúc này, sự im lặng mới là âm thanh vang vọng nhất.

 

Bào chữa giúp cho bị cáo không có luật sư

Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phiên tòa được giãn ra một cách từ tốn, mọi người bắt đầu nói chuyện, trao đổi, hỏi han nhau. Người nhà một bị cáo đã ra mua rất nhiều nước vào cho mọi người trong phòng xử án. Có lẽ trong thời khắc đó, chỉ có nước mới giúp giảm đi được vị đắng ngắt, nghèn nghẹn trong cổ họng của mỗi người.

Bị cáo duy nhất trong vụ án bị tạm giam, trong quá trình xét xử liên tục đảo mắt xung quanh phòng xử án để tìm người thân trong vô vọng. Như thấu hiểu được điều đó, vị thẩm phán đã hỏi bị cáo là “có ai là người nhà bị cáo có mặt tại phiên xử ngày hôm nay không”? Bị cáo đã cúi đầu trả lời: “Không ạ!”. Sau tiếng thở dài đầy thông cảm, vị thẩm phán đã ngay lập tức đề nghị bị cáo khi kết thúc phiên xử lên gặp thư ký tòa, ghi lại số điện thoại người thân để thông báo với gia đình.

Sau khi HĐXX quyết định sẽ nghị án kéo dài, tôi mới xin được phát biểu một vài quan điểm để bào chữa, nói đúng hơn là đề nghị HĐXX áp dụng thêm một số tình tiết giảm nhẹ cho anh “thợ hàn” – Bị cáo không có luật sư và được HĐXX trân trọng lắng nghe. Tôi biết, như vậy là vượt quá chức năng, nhiệm vụ của mình trong vụ án, nhưng thực sự với phiên tòa này, tôi đã không làm theo lý trí.

zone-9

Ảnh (internet)

Phiên tòa kết thúc với những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật song không ai, kể cả phía người nhà nạn nhân, cảm thấy nhẹ nhõm. Cánh cửa xe “bịt bùng” mở ra, người vợ kịp trao cho bị cáo bị tạm giam một túi nylon đựng đầy sữa, bánh mỳ và thuốc lá, coi như có chút quà của những người “phạm đi xử” về cho anh em cả buồng liên hoan.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Quy định về đặc xá năm 2016

Tôi có người thân sinh năm 1939(76 tuổi), phạm tội hiếp dâm trẻ em và bị bắt vào ngày 25/08/2011, bị tuyên án 12 năm tù. Tính đến nay người thân của tôi đã thụ án được 5 năm 03 tháng tù, còn lại 6 năm 9 tù nữa. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của người thân tôi có được xét đặc xá theo điều 3, điều 4 của Quyết định đặc xá năm 2016 mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký không vậy?

 

 

logo-mblaw

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Minh Bạch, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ  Quyết định số 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17/10/2016 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang về đặc xá năm 2016.

Theo đó, quyết định này thực hiện đặc xá tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/2016).

Thời gian đã chấp hành án phạt tù để xét đặc xá tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2016.

Đối tượng đặc xá bao gồm:

Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

Theo thông tin câu hỏi mà bạn cung cấp thì người thân bạn phạm tội hiếp dâm trẻ em là người bị kết án phạt tù có thời hạn thuộc các tội đặc xá theo quy định này.

Về điều kiện đặc xá: (Theo Điều 3 của Quyết định này)

Trong trường hợp này, người thân của bạn đã chấp hành hình phạt tù được 5 năm 9 tháng trên tổng số 12 năm hình phạt tù.

Như vậy là đã chấp hành quá 1/3 thời gian hình phạt tù. Và người thân của bạn năm nay 76 tuổi thuộc trường hợp “là người từ 70 tuổi trở lên” .

Trong trường hợp người thân của bạn:

  • Chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành án phạt tù liên tục được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tiền truy thu, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác, trừ những phạm nhân không bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng đã 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên ốm đau hoặc người đang mắc bệnh hiểm nghèo mà bản thân người đó và gia đình không còn khả năng thực hiện.
  • Không thuộc các trường hợp không đề nghị đặc xá theo Điều 4 Quyết định này (Vì câu hỏi bạn không nói rõ cụ thể nên bạn lưu ý là trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân sẽ không được đề nghị đặc xá)

Thì sẽ được đặc xá theo Quyết định số 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17/10/2016 của Chủ tịch nước.

 

Trân trọng!

 

 

Điều 39 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 39, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 39: Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình 

1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

Điều 146 Bộ luật dân sự 2015

Điều 146. Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn

1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:

a) Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;

b) Nửa năm là sáu tháng;

c) Một tháng là ba mươi ngày;

d) Nửa tháng là mười lăm ngày;

đ) Một tuần là bảy ngày;

e) Một ngày là hai mươi tư giờ;

g) Một giờ là sáu mươi phút;

h) Một phút là sáu mươi giây.

2. Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau:

a) Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng;

b) Giữa tháng là ngày thứ mười lăm của tháng;

c) Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.

3. Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau:

a) Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng một;

b) Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu;

c) Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.

Phân tích : 

Nếu các bên thỏa thuận về thời hạn theo các đơn vị thời gian mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì cộng dồn các đơn vị thời gian cho đủ với đơn vị thời gian đã được thỏa thuận trong thời hạn. Ví dụ : hai bên thỏa thuận bên kia làm cho bên này những công việc nhất định trong thời hạn một tuần mà khaorng thời gian một tuần diễn ra không liền nhau thì bên kia phải thực hiện công việc đó đủ bảy ngày. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận một ngày làm việc là bao nhiêu giờ.

Nếu các bên thỏa thuận về thời hạn theo các đơn vị về thời gian và khoảng thời gian diễn ra liền nhau thì thời hạn được tính từ thời điểm bắt đầu cho đến thời điểm kết thúc của thời hạn. Ví dụ : A cho B vay một khoản tiền trong thời hạn một tuần vào thứ 5 tuần này thì thời hạn sẽ kết thúc vào thời điểm kết thúc ngày thứ 6 của tuần tiếp theo. Thực tế, khoảng thời gian trong các năm, các tháng có thể không bằng nhau. Ví dụ năm nhuận sẽ kéo dài hơn 1 ngày, tháng 2 thường chỉ có 28 ngày, các tháng khác trong năm có thể là 30 hoặc 31 ngày. Nhưng để đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng các loại thời hạn này vào thực tế, việc xác định các khoảng thời hạn theo quy định tại khoản 1 điều này là cần thiết

52 hành vi vi phạm mà người đi xe máy có thể bị tước giấy phép lái xe

Ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy vi phạm một trong 52 lỗi sau đây sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 24 tháng (tùy vào mức độ vi phạm, hành vi lỗi), cụ thể:

STT

Hành vi vi phạm

Căn cứ pháp lý

Thời hạn bị tước Giấy phép lái xe

1

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe

Điểm b khoản 3 Điều 6

01 tháng đến 03 tháng

2

Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 6

Điểm e khoản 3 Điều 6

3

Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 6 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

Điểm i khoản 3 Điều 6

4

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

Điểm đ khoản 4 Điều 6

5

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Điểm e khoản 4 Điều 6

6

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

Điểm g khoản 4 Điều 6

7

Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

Điểm h khoản 4 Điều 6

8

Điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

Khoản 5 Điều 6

9

Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép

Điểm a khoản 3 Điều 17

10

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Khoản 5 Điều 47

11

Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ làm hỏng cần chắn, giàn chắn, các thiết bị khác tại đường ngang, cầu chung

Điểm a khoản 9 Điều 47

12

Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông

Điểm b khoản 3 Điều 17

01 tháng đến 03 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

13

Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy

Điểm a khoản 6 Điều 6

02 tháng đến 04 tháng

14

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h

Điểm a khoản 7 Điều 6

15

– Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;

– Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông;

– Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ Khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông;

Trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6

Điểm b khoản 7 Điều 6

16

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe;

– Dùng chân điều khiển xe;

– Ngồi về một bên điều khiển xe;

– Nằm trên yên xe điều khiển xe;

– Thay người điều khiển khi xe đang chạy;

– Quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe

Điểm a khoản 8 Điều 6

17

Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị

Điểm b khoản 8 Điều 6

18

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh

Điểm c khoản 8 Điều 6

19

Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định

Điểm d khoản 8 Điều 6

20

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều 6 mà gây tai nạn giao thông

Điểm a khoản 1 Điều 6

21

Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) mà gây tai nạn giao thông

Điểm g khoản 1 Điều 6

22

Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm e khoản 2 Điều 6 mà gây tai nạn giao thông

Điểm h khoản 1 Điều 6

23

Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên mà gây tai nạn giao thông

Điểm k khoản 1 Điều 6

24

Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn mà gây tai nạn giao thông

Điểm l khoản 1 Điều 6

25

Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật mà gây tai nạn giao thông

Điểm m khoản 1 Điều 6

26

Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định mà gây tai nạn giao thông

Điểm n khoản 1 Điều 6

27

Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép mà gây tai nạn giao thông

Điểm q khoản 1 Điều 6

28

Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính gây tai nạn giao thông

Điểm b khoản 2 Điều 6

29

Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông mà gây tai nạn giao thông

Điểm d khoản 2 Điều 6

30

Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau mà gây tai nạn giao thông

Điểm e khoản 2 Điều 6

31

Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên gây tai nạn giao thông

Điểm g khoản 2 Điều 6

32

Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật mà gây tai nạn giao thông

Điểm l khoản 2 Điều 6

33

Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước mà gây tai nạn giao thông

Điểm m khoản 2 Điều 6

34

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe mà gây tai nạn giao thông

Điểm b khoản 3 Điều 6

35

Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định mà gây tai nạn giao thông

Điểm c khoản 3 Điều 6

36

Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác mà gây tai nạn giao thông.

Điểm k khoản 3 Điều 6

37

Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần mà gây tai nạn giao thông

Điểm m khoản 3 Điều 6

38

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ mà gây tai nạn giao thông

Điểm đ khoản 4 Điều 6

39

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông mà gây tai nạn giao thông

Điểm e khoản 4 Điều 6

40

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông mà gây tai nạn giao thông

Điểm g khoản 4 Điều 6

41

Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính mà gây tai nạn giao thông

Điểm h khoản 4 Điều 6

42

Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các hành vi:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 6

03 tháng đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

43

Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc

Điểm b khoản 6 Điều 6

03 tháng đến 05 tháng

44

Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn

Điểm đ khoản 8 Điều 6

45

Thực hiện các hành vi sau đây mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Khoản 9 Điều 6

46

Người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép

Khoản 2 Điều 34

03 tháng đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

47

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Điểm c khoản 6 Điều 6

10 tháng đến 12 tháng

48

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Điểm c khoản 7 Điều 6

16 tháng đến 18 tháng

49

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Điểm e khoản 8 Điều 6

22 tháng đến 24 tháng

50

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Điểm g khoản 8 Điều 6

51

Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy

Điểm h khoản 8 Điều 6

52

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ

Điểm i khoản 8 Điều 6

Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Hầu hết các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất ra sản phẩm của mình và muốn mình là chủ sở hữu riêng về sản phẩm đó. Mỗi sản phẩm sẽ có 1 mã số mã vạch riêng. Vậy để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình các bạn cần những giấy tờ gì và làm những công việc gì? MBLAW tư vấn và soạn thảo giấy tờ cần thiết cho các bạn khi đến với chúng tôi. 

Hiện nay có rất nhiều phần mềm quét mã vạch sẽ lên được thông tin của sản phẩm mà người tiêu dùng đang quan tâm. Để sản phẩm của quý doanh nghiệp, công ty hiện lên phần mềm đó thì phải trải qua 2 bước

Bước 1 : Tiến hành đăng ký mã số mã vạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Tổng cục đo lường chất lường chất lượng Việt Nam). MBLAW sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ cần thiết cho khách hàng. Giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị là 1 bản sao đăng ký kinh doanh chứng thực. 

Thành phần hồ sơ bao gồm: 

  • Bản sao đăng ký kinh doanh
  • Giấy biên nhận hồ sơ 
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch
  • Bản đăng ký danh mục sản phẩm

Sau 1 ngày nhận đủ hồ sơ, ngày tiếp theo quý khách hàng sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng in cho sản phẩm của mình. Sau 1 tháng sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Bước 2 : Sau khi đăng ký mã số mã vạch với Tổng cục đo lường chất lượng thì quý khách hàng đã có mã vạch, lúc này người tiêu dùng sử dụng phần mềm quét mã vạch trên điện thoại (ICHECK) thì thông tin sản phẩm của quý khách hàng chưa có. Khách hàng phải đăng ký sử dụng phần mềm của bên thứ ba (Nhà cung cấp phần mềm icheck) Phải đăng ký mua gói sử dụng dịch vụ và đóng phí duy trì hằng năm. Khách hàng có thể liên hệ với MBLAW sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan nhà nước. MBLAW sẽ hỗ trợ khách hàng liên lạc và kết nối với nhà cung cấp phần mềm icheck. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần được giải đáp khách hàng vui lòng gọi hotline 19006232 để được MBLAW tư vấn cụ thể hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Điều 225 Luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập

Điều 225. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập

1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;

b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới;

c) Quyền khác theo quy định của luật.

3. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại;

b) Quyền khác theo quy định của luật.

4. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Xe chở cồng kềnh gây nguy hiểm: Nguyên nhân và giải pháp

Tình trạng xe chở hàng cồng kềnh, hàng hóa xếp không bảo đảm an toàn, gây cản trở giao thông diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương khác trên cả nước. Ngay sau những vụ tai nạn với hậu quả nghiêm trọng do xe chở cồng kềnh gây ra tại Hà Nội, hằng ngày, những phương tiện này vẫn vô tư chạy trên đường phố.

Luật sư có thể cho biết về nguyên nhân cũng như phương hướng giải quyết cho vấn đề này?

congkenh

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Trước hết đây là một hiện trạng đáng báo động ở nước ta nói chung và ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… nói riêng.

Hiện trạng này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu từ một số nguyên nhân chính sau:

  • Do ý thức của người dân, muốn tận dụng các phương tiện thô sơ, giá thành rẻ để phục vụ cho xây dựng và vận chuyển.
  • Do quy hoạch đô thị ở các thành phố lớn, đường xá, ngóc nghách nhỏ, khiến cho các xe tải, xe bán tải chuyên dụng vận chuyển chở đồ khó di chuyển.
  • Chính quyền chưa tạo dựng được công việc ổn định cho các đối tượng chính sách, khiến những người này phải tham gia vào công việc bất ổn này.

Để giải quyết triệt để vấn đề này thì các ban nghành cùng nhau phối hợp và đưa ra một phương án chính xác và cụ thể.

  • Lực lượng công an giao thông thường xuyên tuần tra và xử lý các trường hợp vi phạm.
  • Có lộ trình cấm xe thô sơ, đưa ra các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho các đối tượng làm công việc này.

Luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội, giám đốc công ty Luật Minh Bạch) cho rằng phải làm nghiêm, vi phạm thì bắt, xử phạt nặng và tịch thu phương tiện. Ngoài ra, cần có giải pháp lâu dài là cho người dân học nghề, tạo môi trường thuận lợi, tìm kiếm đầu ra để họ có thể sống được với công việc mới. Bên cạnh đó, chính quyền phải đẩy mạnh quỹ phúc lợi xã hội với những người có công với đất nước, thương binh, bệnh binh, tàn tật… Suy cho cùng cũng vì mưu sinh, nếu được quan tâm chu đáo, có việc làm phù hợp, họ sẽ không hành nghề cũ nữa.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật