Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 228 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.

Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 66 Bộ Luật dân sự 2015

Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.

2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.

3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.

4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Những thủ tục, giấy tờ cần thiết để đăng ký cấp “sổ đỏ” từ 03/3/2017

Trình tự và thủ tục đăng ký

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chuyển hồ sơ của cá nhân, hộ gia đình lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2: Bộ phận có thẩm quyền tại Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, viết phiếu hẹn trả kết quả.

Bước 3: Chuyển hồ sơ đến Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 4: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất.

Khi đủ điều kiện thì viết Giấy chứng nhận gửi kèm hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình chủ tịch UBND huyện ký giấy chứng nhận.

Bước 5: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện

Bước 6: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất chuyển kết quả cho Bộ phận trả cho người sử dụng đất hoặc trả kết quả cho UBND xã để trả cho người sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hồ sơ

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK.

+ Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013:

+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ:

+ Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.

+ Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:

+ Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

+ Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 1/7/1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

+ Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ có thể chứng minh việc sử dụng đất lâu dài, không tranh chấp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.

+ Giấy tờ được quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết tại các điểm (a), (b), (c), Khoản 54, Điều 3 về thi hành Luật Đất đai 2013:

+ Giấy mua bán viết tay trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;

+ Giấy tờ mua bán viết tay trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 kèm theo giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;

+ Di chúc nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.

+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

+ Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

+ Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01/LPTB).

+ Tờ khai tiền sử dụng đất (Mẫu số 01/TSDĐ).

+ Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

Bản sao về việc thực hiện nghiã vụ tài chính liên quan đến đất.

– Hóa đơn thu tiền thuế sử dụng đất qua các năm

Các khoản tiền phải nộp

Tiền sử dụng đất: Nếu quyền sử dụng đất của gia đình bạn đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 như nêu trên thì gia đình bạn không phải đóng tiền sử dụng đất.

Lệ phí trước bạ: 0,5% Theo quy định tại Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ (Thông tư 124/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 45/2011/NĐ-CP).

Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo thông tư 106/2010/TT-BTC hướng dẫn lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh: Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận.

Trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận.

Đối với tổ chức: Mức thu tối đa không quá 500.000 đồng/giấy. Trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy.

Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận: Mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp.

Lưu ý: Miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp Giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận. Chi phí lập bản vẽ nhà đất, chi phí này bạn cần trả cho đơn vị đo vẽ.

Thời gian hoàn thành thủ tục cấp

Nghị định 01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định thi hành Luật Đất đai, quy định thời gian thực hiện một số thủ tục hành chính về đất đai và những trường hợp mở rộng được cấp quyền sử dụng đất như sau:

-Thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất; tách thửa, hợp thửa đất, thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý tối đa là 15 ngày.

– Thủ tục đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính; đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, vợ, chồng, nhóm người sử dụng đất… tối đa là 10 ngày.

– Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày.

– Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày.

– Gia hạn sử dụng đất là không quá 7 ngày.

– Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất là không quá 5 ngày.

– Đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề là không quá 10 ngày.

– Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 10 ngày.

– Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất là không quá 30 ngày.

– Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày.

– Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 3 ngày.

– Đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất là không quá 3 ngày.

– Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 5 ngày.

– Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.

– Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày.

– Thời gian thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp là không quá 10 ngày.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 09

Từ cuối tháng 09/2016 có một số chính sách nổi bật có hiệu lực:

banner1

  1. Miễn giảm thuế XK cho sản phẩm thân thiện môi trường

Thông tư 128/2016/TT-BTC quy định miễn, giảm thuế xuất khẩu (XK) đối với sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP như sau:

– Miễn thuế XK đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường có tên trong Biểu thuế XK và có văn bản chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.

– Giảm 50% mức thuế XK đối với các sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải có tên trong Biểu thuế XK được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Thuế suất thuế XK 0% áp dụng đối với sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải XK không có tên trong Biểu thuế XK.

Thông tư 128/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 23/9/2016.

thân thiện môi trường

 

  1. Tư cách hợp lệ của nhà thầu mua sắm dược liệu

Thông tư 31/2016/TT-BYT quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26/9/2016.

Theo đó, quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu như sau:

– Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

– Đối với gói thầu vị thuốc cổ truyền, nhà thầu phải đáp ứng thêm các điều kiện về sơ chế, chế biến dược liệu theo quy định tại Điều 18 Nghị định 102/2016/NĐ-CP .

– Hạch toán tài chính độc lập.

– Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả.

– Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu (BDL).

– Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu.

– Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại BDL.

dược liệu

 

  1. Tiêu chuẩn thanh tra chuyên ngành Công thương

Thông tư 15/2016/TT-BCT về thanh tra chuyên ngành Công thương bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/9/2016 quy định về tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành như sau:

– Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Nghị định 07/2012/NĐ-CP .

– Được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên và có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thanh tra được phân công.

– Có chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên hoặc thanh tra chuyên ngành do cơ quan có thẩm quyền cấp.

 

  1. Định mức tài chính hỗ trợ truyền thông về trợ giúp pháp lý

Từ ngày 22/9/2016, Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tham gia tố tụng cho người nghèo, đồng bào thiểu số tại khu vực đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 – 2020 chính thức có hiệu lực.

Theo đó, định mức tài chính hỗ trợ truyền thông về trợ giúp pháp lý quy định như sau:

– Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý cho mỗi trung tâm là: 20.000.000 đồng.

– Mỗi xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài Truyền thanh được hỗ trợ:

+ Biên soạn nội dung: 500.000 đồng/01 số/06 tháng

+ Chi phí phát thanh: 500.000 đồng/quý (06 lần/quý)

– Mỗi xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở: 2.000.000 đồng/01 lần/năm.

 

  1. Hướng dẫn về quản lý, sử dụng vốn ODA

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 12/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/9/2016.

 

Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần và ngược lại

Cơ quan thực hiện : 

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

Thành phần hồ sơ:

– Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp;
– Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định của Hội đồng quản trị, Quyết định của Hội đồng thành viên và Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
– Điều lệ công ty sau khi chuyển đổi;
– Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập hoặc cổ đông phổ thông và bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, quyết định thành lập, giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác;
– Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư. (Có xác nhận hoàn thành việc chuyển nhượng)
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty được chuyển đổi.

– Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.)

Thời gian thực hiện : 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn 

Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

 

Trường công an không tuyển thí sinh quá gầy hay quá béo

Quy định này đã được Cục Đào tạo – Bộ Công an công bố ngày 7-3, thông tin chi tiết về những thay đổi trong tuyển sinh ĐH công an nhân dân năm 2017.

“Ngưỡng đảm bảo chất lượng” riêng

Theo quy định thông thường, các trường ĐH chỉ xét tuyển dựa trên tổng điểm ba môn của tổ hợp xét tuyển (đạt “điểm sàn” của Bộ GD-ĐT trở lên), kèm theo điều kiện không môn thi nào trong tổ hợp bị điểm liệt (1 điểm trở xuống).

Tuy nhiên, với 7 trường ĐH, ngoài các điều kiện nói trên, Bộ Công an quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các môn thi của thí sinh phải đạt từ 5 điểm trở lên.

Điểm mới này thí sinh cần đặc biệt lưu tâm, để có kế hoạch bổ sung kiến thức một cách đồng đều giữa các môn trong tổ hợp xét tuyển.

Riêng thí sinh xét tuyển ngành ngôn ngữ Anh của Học viện An ninh nhân dân, Bộ Công an yêu cầu môn tiếng Anh phải đạt từ 7 điểm trở lên.

Không tuyển thí sinh quá gầy hay quá béo

Ngoài quy định tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao như các năm trước (thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,64m trở lên, cân nặng từ 48kg trở lên; thí sinh nữ chiều cao từ 1,58m trở lên, cân nặng từ 45kg trở lên), năm 2017 thí sinh dự tuyển trường công an còn phải đạt tiêu chuẩn sức khỏe thông qua chỉ số BMI (Body Mass Index – chỉ số khối cơ thể).

Theo quy định của Bộ Công an, để đủ điều kiện dự tuyển trường công an, chỉ số BMI của thí sinh phải đạt từ 17,5 đến dưới 25. Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ số BMI của một người từ mức 25 trở lên được xác định là người thừa cân, và mức dưới 17,5 là chỉ số của người gầy.

Ngoài ra, Bộ Công an cũng quy định thí sinh bị cận thị được đăng ký dự tuyển vào các trường CAND, nhưng thí sinh trên phải cam kết chữa trị khỏi khi trúng tuyển.

Không tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia

Năm 2017, các trường công an không dành suất tuyển thẳng cho học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia và đạt giải cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia.

Việc tuyển thẳng ĐH chỉ dành cho thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, với cụ thể từng môn dự thi.

Trong đó, thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn toán học được tuyển thẳng vào tất cả các trường CAND; môn vật lý được tuyển thẳng vào các trường CAND (trừ Học viện Chính trị CAND, ngành ngôn ngữ Anh của Học viện An ninh nhân dân); môn hóa học được tuyển thẳng vào ĐH Phòng cháy chữa cháy; môn tin học được tuyển thẳng vào ngành an toàn thông tin (Học viện An ninh nhân dân), ngành công nghệ thông tin (ĐH Kỹ thuật hậu cần CAND), ngành kỹ thuật điện tử – truyền thông (ĐH Kỹ thuật hậu cần CAND).

Riêng học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia một số môn sẽ được cộng điểm thưởng khi xét tuyển vào các trường công an (không áp dụng việc cộng điểm thưởng với thí sinh đạt giải khoa học kỹ thuật cấp quốc gia).

Điều 74 Bộ luật dân sự 2015

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Quy định về biểu khung thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường

1.Biểu khung thuế BVMT

     Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi chính sách thuế mới, Luật qui định Biểu khung thuế bảo vệ môi trường với mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa, (chi tiết tại Điều 8 Luật số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010). Các mức thuế được xây dựng theo nguyên tắc phân biệt theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường hoặc chi phí khắc phục hậu quả do sử dụng hàng hoá gây ra và có tính đến việc kế thừa chính sách thu hiện hành (phí xăng dầu, phí bảo vệ môi trường) để không tác động lớn đến sản xuất, tiêu dùng, không xáo trộn việc quản lý thu.

    Túi ni lông là đối tượng thứ 4 phải chịu thuế môi trường (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density Polyethylene resin), LDPE (Low density Polyethylene) hoặc LLDPE (Line low density Polyethylene resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đó là một trong những hàng hóa được nhiều bạn đọc gửi đến Cổng Thông tin Hải quan vướng mắc về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với loại hàng hóa này. Đây là hàng hóa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Túi nhựa xốp phải trải qua thời gian rất lâu để phân hủy, có thể tới hàng trăm năm hoặc không thể tự phân hủy được. Túi nhựa xốp thải bỏ sau khi sử dụng sẽ tích tụ trong đất, suy thoái môi trường đất. Khi bị phân hủy thì còn sinh ra các chất làm đất bị trơ, không giữ được độ ẩm và dinh dưỡng cho cây trồng. Việc đưa túi nhựa xốp vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi nhựa xốp, khuyến khích sản xuất các sản phẩm thay thế thân thiện hơn với môi trường. Để tác động mạnh đến hành vi của người sử dụng, Luật quy định khung thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilông từ 30.000đ đến 50.000đ/kg. Việc đánh thuế cao nhằm làm tăng giá bán để người bán hàng tại các siêu thị, các chợ sẽ không tiếp tục phát miễn phí túi nilông, giảm dần dần việc sử dụng túi nilông như hiện nay.

  Theo Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường có quy định : Mức thuế tuyệt đối được quy định theo Biểu khung thuế dưới đây: 

Số thứ tự Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế(đồng/1 đơn vị hàng hóa
I Xăng, dầu, mỡ nhờn    
1 Xăng, trừ etanol lít 1.000 – 4.000
2 Nhiên liệu bay lít 1.000 – 3.000
3 Dầu diesel lít 500 – 2.000
4 Dầu hỏa lít 300 – 2.000
5 Dầu mazut lít 300 – 2.000
6 Dầu nhờn lít 300 – 2.000
7 Mỡ nhờn kg 300 – 2.000
II Than đá    
1 Than nâu tấn 10.000 – 30.000
2 Than an-tra-xít(antraxit) tấn 20.000 – 50.000
3 Than mỡ tấn 10.000 – 30.000
4 Than đá khác tấn 10.000 – 30.000
III Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon(HCFC) kg 1.000 – 5.000
IV Túi ni long thuộc diện chịu thuế kg 30.000 – 50.000
V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500 – 2.000
VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng   1.000 – 3.000
VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 – 3.000
VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 – 3.000

 

2.Về khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế

        Thời điểm tính thuế :Đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá; Đối với hàng hoá sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hoá vào sử dụng; Đối với hàng hoá nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.

      Khai thuế, tính thuế, nộp thuế:Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu; Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hoá sản xuất hoặc nhập khẩu.

       Hoàn thuế: Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong một số trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật; Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu; Hàng nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu  ra nước ngoài; Hàng tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.

Bình luận khoa học tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 203 BLHS năm 2015, cụ thể:

“1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Đây là tội phạm đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Điều 164a). Để áp dụng quy định này, liên ngành trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC có hiệu lực từ ngày 15/08/2013. Trên cơ sở các nội dung hướng dẫn tại thông tư liên tịch này, BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa một số chi tiết để tăng tính minh bạch của Điều luật.

In trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước có thể được hiểu là hành vi tự in hóa đơn hoặc tự khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ điều kiện hoặc không đúng, không đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật; In hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả.

Phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi lập tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung, không gửi hoặc không niêm yết tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định;

Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:

  • Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định;
  • Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;
  • Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa, dịch vụ;
  • Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.

Người phạm tội có thể sử dụng các công cụ, phương tiện khác nhau để in. Hành vi phát hành là trường hợp người phạm tội không in nhưng lại có hành vi phát hành ra bên ngoài. Hành vi mua bán là việc dùng tiền hoặc dùng các lợi ích vật chất để trao đổi các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Đối tượng tác đội của tội phạm là hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm hai nhóm:

  • Hóa đơn xuất khẩu dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng; các hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,… và phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng;
  • Lệnh thu nộp ngân sách nhà nước, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng kê nộp thuế, biên lai thu ngân sách nhà nước và chứng từ phục hồi trong quản lý thu ngân sách nhà nước (Thông tư liên tịch số: 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC có hiệu lực từ ngày 15/08/2013).

Các hành vi khách quan trên bị coi là tội phạm trong hai trường hợp:

  • Hành vi in, phát hành, mua bán trái phép các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số;
  • Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;
  • Hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

2. Chủ thể của tội phạm này là pháp nhân thương mại có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với các hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau:

  • In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;
  • Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Khung 2: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

  • Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

  • Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;

  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền