Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 25 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 25, Bộ luật dân sự 2015 như sau 

Điều 25 : Quyền nhân thân 

1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 178 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề

Điều 178. Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở Việt Nam hiện nay

a) Mặt tích cực

 Tính đến nay trên cả nước có 724 văn phòng công chứng được thành lập tại hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với hơn 1327 công chứng viên được bổ nhiệm hoạt động tại các văn phòng công chứng. Cùng với 156 phòng công chứng với hơn 458 công chứng viên, các văn phòng công chứng và các công chứng viên hoạt động tại đây đã thành một mạng lưới các tổ chức hành nhề công chứng ngày càng hiệu quả và phát triển hơn, đáp ứng tốt nhu cầu công chứng của nhân dân. Sự cạnh tranh lành mạnh buộc tất cả các tổ chức hành nghề công chứng nếu muốn phát triển cải tiến, đổi mới khẳng định vị trí thương hiệu của mình trong xã hội thì phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tạo niềm tin và độ an toàn trong giao dịch đối với người đi công chứng

Công chứng ở nước ta hiện nay được phát triển theo hướng xã hội hóa. Theo đó bên cạnh việc tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển mô hình phòng công chứng do nhà nước đầu tư, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công thì Luật công chứng đồng thời cho phép sự ra đời của các văn phòng công chứng do các cá nhân đầu tư và thành lập. Hiện nay văn phòng công chứng theo mô hình xã hội hóa, việc phát triển văn phòng công chứng trong thời gian qua tại một số địa phuuwong đã góp phần phục vụ kịp thời, đầy đủ nhu cầu công chứng của nhân dân trong khi không đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực và tài lực của nhà nước

Thực hiện Luật công chứng 2014, nghị định 29/2015/NĐ-CP, thì nhiều Sở tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên tại địa phương, căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đã và đang chuyển giao việc chứng nhận các hợp đồng, giao dịch trên cả nước thực hiện việc chuyển giao và một số địa phương khác cuxngd dang trong quá trình thực hiện việc chuyển giao. Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn cũng được nhiều địa phương quan tâm.

b) Mặt hạn chế

Vấn đề tên gọi của văn phòng công chứng đã gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Sở Tư pháp. Để xác định tên gọi của văn phòng công chứng có trùng với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác hay không, nếu trong phạm vi tỉnh, thành phố thì Sở Tư pháp còn có cơ sở để giải quyết và chấp thuận việc đặt tên. Tuy nhiên, nếu vấn đề này thuộc phạm vi cả nước thì Sở Tư pháp rất khó kiểm tra. Mặt khác, pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về chuẩn mực để đánh giá tên gọi, từ ngữ, ký hiệu như thế nào là vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Vấn đề này còn mang tính chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước của từng địa phương, dẫn đến tình trạng không có sự thống nhất giữa các địa phương.Sở tư pháp còn lúng túng trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn. Vai trò quản lý nhà nước không được phát huy dẫn đến việc các tổ chức hành nghề công chứng trên một số địa bàn chưa lấy cơ quan tư pháp làm chỗ dựa khi có những vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động hành nghề mà thường gửi thẳng kiến nghị, thăc mắc lên Bộ Tư pháp, không qua Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác tư pháp, trong đó có hoạt động công chứng ở địa phương dẫn đến tình trạng quá tải ở Bộ.

          Về xã hội thì bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau (giữa văn phòng công chứng và phòng công chứng). Như phản ánh của một số địa phương thì đã có hiện tượng công chứng dạo, thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nhưng không thuộc những trường hợp quy định trong luật Công chứng 2014. Điều này cho thấy rõ vai trò quản lý của nhà nước rõ ràng đã bị lơ là buông lỏng chưa theo kịp tình hình thực tế.

          Các Sở Tư pháp vẫn chưa rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định hướng dẫn các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo thẩm quyền, dẫn đến hoạt động công chứng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn cho việc quản lý chặt chẽ hoạt động này và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Điều đáng quan tâm ở đây là nhà nươc cần phải quan tâm đến việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo một quy hoạch hợp lý.

 

Những lưu ý khi sử dụng CMND/CCCD

1. Đối tượng được cấp CMND/CCCD

Theo đó, đối tượng được cấp CMND  là Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND theo quy định.

Từ ngày 01/01/2016, khi Luật CCCD 2014 bắt đầu có hiệu lực, các trường hợp CMND trước đó hết thời hạn sẽ chuyển qua làm thủ tục cấp mới CCCD.

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ CCCD. 

2. Thời hạn sử dụng

– CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

– CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

3. Giá trị sử dụng của CMND và CCCD

Công dân được sử dụng CMND của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số CMND được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân. Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp… CMND.

Nghiêm cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều CMND.

Thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về CCCD của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

– Thẻ CCCD được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

– Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã được xác minh khi khai báo để làm thẻ căn cước.

– Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ CCCD theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp đổi, cấp lại CMND/CCCD

4.1 Đối với CMND:

Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND:

– CMND hết thời hạn sử dụng;

– CMND hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Trường hợp bị mất CMND thì phải làm thủ tục cấp lại.

4.2. Đối với CCCD:

Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:

– Các trường hợp khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD;

– Khi công dân có yêu cầu.

Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

– Bị mất thẻ CCCD;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

5. Những trường hợp sẽ bị xử phạt khi sử dụng CMND/CCCD

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Không xuất trình CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi CMND;

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ CMND khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Sử dụng CMND của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

– Tẩy xóa, sửa chữa CMND;

– Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp CMND;

– Làm giả CMND;

– Sử dụng CMND giả.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật

Mẫu Đơn kháng cáo mới nhất 2018

Mẫu số 54-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                               .…, ngày….. tháng …… năm……

 

ĐƠN KHÁNG CÁO

                             Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ………………………………

Người kháng cáo: (2) ……………………………………………………………………..

Địa chỉ: (3) ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại:………………………………/Fax:……………………………….

Địa chỉ thư điện tử……………………………………………………………….(nếu có)

Là:(4)……………………………………………………………………………………………

Kháng cáo: (5)……………………………………………………………………………….

Lý do của việc kháng cáo:(6)……………………………………………………………

Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)…………

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)…..

  1. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
  2. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
  3. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

                                                                                                                              NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)

 

 

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 54-DS:

(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).

(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo, nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).

(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).

(4) Ghi tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…).

(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H).

(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.

(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) Bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) Bản sao Giấy đòi nợ…).

(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

 

Quý bạn đọc có thể tải file mềm mẫu đơn kháng cáo tại đây: Mẫu số 54 Mẫu đơn kháng cáo

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

QUAN ĐIỂM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CHỈ THỊ CÁCH LY TOÀN XÃ HỘI TRONG VÒNG 15 NGÀY VÀ QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DỊCH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Tính đến buổi chiều ngày 31/03/2020, số người dương tính với dịch bệnh Covid tại Việt Nam đã lên đến con số trên 200 người. Có thể thấy số người nhiễm bệnh vẫn tăng theo theo từng ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Vì vậy, ngay trong ngày 31/03/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch Covid 19. Qua đó, chỉ đạo hạn chế di chuyển, cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ ngày 01/04/2020.

Đây là Chỉ thị thứ 07 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc chỉ đạo các biện pháp phòng, chống nhằm đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 kể từ ngày 28/01/2020. Các chỉ thị trước đó đã được ban hành bao gồm:

– Ngày 28/1/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra;

– Ngày 31/01/2020, Chỉ thị số 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra;

– Ngày 25/02/2020, Chỉ thị 10/CT-TTg về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid 19;

– Ngày 04/03/2020, Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn của sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid 19;

– Ngày 11/03/2020, Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid 19 trong tình hình mới;

– Ngày 27/03/2020, Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid 19;

Theo quy định, những chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo nhiệm vụ của Chính phủ đã được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước”.

Việc liên tục ban hành những chỉ đạo sát sao, khẩn trương của Chính phủ và các Bộ ban ngành cho thấy sự quyết liệt, quyết tâm của họ trong việc đẩy lùi dịch bệnh truyền nhiễm Covid 19 lớn đến mức nào.

Cũng căn cứ theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đối với dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A như Covid 19, chỉ cần có ít nhất một trường hợp người bệnh được chẩn đoán xác định dương tính là đã đủ điều kiện để Bộ Y tế công bố dịch. Trong trường hợp dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người thì Bộ Y tế sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố dịch.

Theo thông tin mới nhất, trưa ngày 01/04/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Tờ trình số 525/TTr-BYT ngày 31/03/2020.

Tại điều 01 của Quyết định này nêu rõ tên gọi của dịch bệnh, thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh; tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật.

Việc đưa ra quyết định công bố dịch cũng là hành động cụ thể hóa Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng mới ban hành ngay ngày 31/03/2020, có hiệu lực kể từ 00 giờ ngày 01/04/2020 về chỉ đạo cách ly toàn xã hội trong thời gian 15 ngày.

Quyết định được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh tới đời sống kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.

Ngoài ra, hành động trên cũng cho thấy sự khẩn trương, nghiêm túc và nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy lùi dịch bệnh Covid 19, nhằm đưa nền kinh tế đất nước quay trở lại quỹ đạo phát triển vốn có, giúp người dân quay trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất.

Theo như phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid 19 thì ông đề nghị các Bộ ban ngành cũng như người dân phải kỷ luật, quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đẩy lùi dịch bệnh và phải quyết tâm để không có đến 1.000 ca nhiễm Covid 19 ở Việt Nam.

Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, thì khả năng cao trong thời gian sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch bệnh giống như Mỹ, Italy, Thái Lan, Indonesia và các nước chịu ảnh hưởng nặng nề khác.

Nếu trường hợp này xảy ra, có thể Chính phủ và các Bộ ban ngành sẽ có thể đưa ra các biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ hơn trong việc phòng, chống dịch bệnh. Điều này sẽ vô tình khiến cuộc sống của người dân có thể chịu ảnh hưởng và chịu nhiều bất tiện hơn.

Trong giai đoạn cao điểm tòa quốc chống dịch này, các cá nhân, cơ sở kinh doanh dịch vụ có vi phạm quy định về phòng, chống dịch, không thực hiện đúng chỉ đạo gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Về xử phạt vi phạm hành chính

Với cơ sở kinh doanh:

– Vẫn tiến hành hoạt động khi đã có quyết định đình chỉ kinh doanh. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.

– Tăng giá bán khẩu trang, nước rửa tay: Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng, đồng thời buộc nộp ngân sách nhà nước phần thu lợi bất chính. Căn cứ pháp lý: Điểu 17 Nghị định 109/2013.

Với cá nhân:

– Hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng. Không đeo khẩu trang dù là quên, vô ý hay vì bất kỳ lý do nào khác thì pháp luật bắt buộc phải biết và chấp hành giống như khi tham gia giao thông vậy. Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 1, Điều 11 Nghị định 176/2013.

– Hành vi không khai báo, khai báo gian dối bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng. Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 2, Điều 11 Nghị định 176/2013.

– Hành vi trốn khỏi khu cách ly: Xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 2.000.000 đồng – 10.000.000 đồng, đồng thời bị cưỡng chế bắt quay trở lại khu cách ly. Căn cứ pháp lý: Điểm b, khoản 1, điểm b, khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013.

– Hành vi cố ý tập trung nơi đông người: Xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng. Căn cứ pháp lý: Điểm b, khoản 6, Điều 11 Nghị định 176/2013.

Xử lý hình sự

Đối với những hành vi nếu gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và thiệt hại lớn về tài sản có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Một số hành vi thường gặp có thể bị xử lý hình sự như:

– Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ (Như bar, kara, mát xa, thẩm mỹ,…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Trốn cách ly, không khai báo, khai báo không đầy đủ, khai báo gian đối với người đã được xác định là nhiễm bệnh thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Người chưa nhiễm Covid 19 nhưng sống trong khu vực cách ly, phong tỏa mà trốn khỏi khu cách ly, không tuẩn thủ quy định cách ly, không khai báo y tế, khai báo gian dối hoặc không đầy đủ mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Đăng thông tin không chính thống, sai sự thật về dịch bệnh Covid gây hoang mang dư luận thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại điều 288. Mức phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

– Lợi dụng sự khan hiếm hàng hóa để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyên công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196. Mức phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm.

Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ cũng như các Bộ ban ngành để cùng chung tay đẩy lùi Covid 19, cùng đoàn kết đưa Việt Nam tới chiến thắng như Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng.

Thủ tục xin trả lại con dấu

Đối với những doanh nghiệp thành lập trước 1/7/2015 thì việc sử dụng và quản lý con dấu do công an tỉnh, thành phố tiến hành thực hiện khắc dấu và quản lý, sau ngày trên thì luật doanh nghiệp cho phép các doanh nghiệp được tự mình khắc con dấu và chỉ cần làm thông báo mẫu dấu gửi lên cơ quan đăng ký kinh doanh, sau đó họ sẽ đăng tải mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp của quốc gia.

I. MBLAW sẽ tiến hành tư vấn và soạn thảo những giấy tờ cần thiết cho khách hàng để đảm bảo cho việc trả lại con dấu nhanh chóng và tiện lợi.

II.Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Công văn xin trả lại con dấu ( MBLAW sẽ tiến hành soạn thảo cho khách hàng)
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu đã được cấp 
  • Con dấu đã được cấp 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản cũ và mới trong trường hợp đổi tên công ty, đổi địa chỉ trụ sở chính khác quận, huyện ( bản sao chứng thực hoặc bản sao đối chiếu bản chính)
  • Giấy giới thiệu cho người tiến hành làm thủ tục

III. Sau khi nộp hồ sơ ở trên cho cơ quan công an thì sẽ nhận được giấy biên nhận hoặc biên bản về việc trả lại mẫu con dấu của công ty đã được cấp 

Thủ tục cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư

Khi chủ đầu tư xây dựng đúng theo quy định, việc mua bán giữa khách hàng và chủ đầu tư là hợp pháp, đồng thời khách hàng đã thanh toán đủ số tiền mua nhà thì hoàn toàn có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng).

Nhiều khách hàng mua căn hộ chung cư gặp khó khăn khi làm thủ tục cấp sổ hồng mặc dù đã nhận bàn giao căn hộ hoàn thiện, sử dụng nhà ở một thời gian khá lâu

Điều kiện

Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014 quy định nhà ở, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn).

Điều 9 quy định: “Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.”

Đối chiếu với trường hợp nêu trên, khi chủ đầu tư xây dựng đúng theo quy định và việc mua bán giữa khách hàng và chủ đầu tư là hợp pháp, đồng thời khách hàng đã thanh toán đủ số tiền mua nhà thì hoàn toàn có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Bên cạnh đó, Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định: “Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận”. Do đó, khi gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận khách hàng có quyền yêu cầu chủ đầu tư giải thích và hỗ trợ thực hiện.

Hồ sơ

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư của Bộ Xây dựng số 01/2009/TT-BXD ngày 25/2/2009 quy định một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh nhà ở; thì bên bán có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho bên mua căn hộ nhà chung cư, và làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu khi mua căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ nhà chung cư bao gồm hồ sơ cơ sở và hồ sơ từng căn hộ nhà chung cư.

Ngoài hồ sơ cơ sở, trong thời gian 30 ngày kể từ khi các chủ sở hữu căn hộ và chủ sở hữu phần sở hữu riêng hoàn thành thanh toán tiền mua theo hợp đồng mua bán, bên bán phải hoàn thành và nộp cho cơ quan cấp giấy chứng nhận hồ sơ của từng căn hộ, theo đó, bên mua phải giao cho bên bán các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp mới giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu) có chữ ký của bên mua căn hộ và xác nhận của bên bán;

– Hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư hoặc phần sở hữu riêng do hai bên ký kết; biên bản bàn giao, thanh lý hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư hoặc phần sở hữu riêng nhà chung cư và biên lai thu các khoản nghĩa vụ tài chính của Bên mua liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận. Trường hợp bên mua tự thực hiện việc nộp nghĩa vụ tài chính thì giao biên lai này cho bên bán để đưa vào hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận;

Trong trường hợp người mua căn hộ nhà chung cư đã thanh toán hết tiền mua nhà trước thời điểm lập hồ sơ cơ sở thì hồ sơ cơ sở và hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận từng căn hộ được lập và nộp đồng thời cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu căn hộ nhà chung cư trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí

Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu cho căn hộ nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Điều 49 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006, tức là không quá 100.000 đồng một giấy đối với cá nhân, không quá 500.000 đồng một giấy đối với tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu đối với nhà ở.

Thời gian

Từ ngày 3/3, theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định thi hành Luật Đất đai, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất; tách thửa, hợp thửa đất, thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý tối đa là 15 ngày.

Nhà, xe đã bán nhưng người mua chưa sang tên rủi ro ai sẽ chịu trách nhiệm?

Nhà, xe đã bán nhưng người mua chưa sang tên rủi ro ai sẽ chịu trách nhiệm?

Trong các hợp đồng mua bán, giao dịch về tài sản thì việc xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và thời điểm chịu rủi ro là những vấn đề vô cùng quan trọng, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch.

 Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự (BLDS) quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”;

Điều 439 quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán tài sản: “Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó. Trong trường hợp tài sản mua bán chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên bán”.

Về thời điểm chịu rủi ro, Điều 440 quy định: “Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.”.

Về nguyên tắc theo quy định của BLDS thì thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm chịu rủi ro thông thường là đồng nhất, tức bên bán chịu rủi ro cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro kể từ khi nhận tài sản. Nếu đối tượng của hợp đồng là bất động sản, tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Lưu ý:

Thứ nhất, đối với những giao dịch dân sự liên quan đến nhóm tài sản là bất động sản, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nếu người mua không thực hiện hoặc kéo dài việc đăng ký quyền sở hữu thì “nguy cơ” người bán phải chịu rủi ro là rất cao.

Ví dụ: Khi mua bán xe người mua chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì người bán (chủ sở hữu của chiếc xe) vẫn phải chịu mọi rủi ro do chiếc xe đó gây ra, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận người mua phải chịu rủi ro từ thời điểm nhận xe. Thông tư của Bộ Công an số 01/2007/TT-BCA-C11 ngày 02/01/2007 thì: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho tặng xe, người mua xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe”. Theo quy định này, người mua xe ở đây có nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu.

Thứ hai, là đối tượng của hợp đồng (nhà gắn liền với đất) nhưng khi hợp đồng đã có hiệu lực thì việc xác địch chủ sở hữu của nhà và đất lại không đồng nhất với nhau, phần nhà đã chuyển dịch quyền sở hữu sang cho bên mua nhưng phần đất thì vẫn còn sở hữu của bên bán nếu chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu. Khi rủi ro xảy ra thì bên bán vẫn là bên chịu trách nhiệm ruit ro nhiều hơn do chưa hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu

Do vậy để chủ động bảo vệ quyền lợi của mình, người dân nên thực hiện nhanh chóng và dứt điểm các thủ tục mua bán tài sản mà pháp luật yêu cầu việc chuyển nhượng phải đăng ký QSH nhằm loại trừ những tranh chấp phát sinh không đáng có.

Điều kiện thành lập nhóm trẻ độc lập

Nội dung này được quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực từ 21/4/2017; cụ thể như sau:

– Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ em của các gia đình.

– Giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điều 77 của Luật giáo dục.

– Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên; diện tích phải bảo đảm ít nhất 1,5 m2/trẻ em;

– Những nơi có tổ chức ăn phải có bếp riêng đặt xa nhóm trẻ, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Trang thiết bị phải đảm bảo:

+ Có chiếu hoặc thảm cho trẻ ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn, dụng cụ đựng nước uống, giá để đồ chơi, khăn và ca, cốc, đủ bô cho trẻ đi vệ sinh và ghế cho giáo viên;

+ Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Đồ chơi, đồ dùng và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi – tập có chủ đích; đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em;

+ Có đồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em.

thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh trong công ty TNHH 1 thành viên

Hồ sơ chuẩn bị

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ( theo mẫu quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh
  • Bản sao điều lệ công ty sau khi đã sửa đổi ngành nghề kinh doanh
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :
    – Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
    – Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Số lượng hồ sơ: 1 bộ
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ: 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ
Tư vấn tội vu khống

Câu hỏi: Gia đình tôi làm công chức, có tranh chấp đất với nhà hàng xóm đã lâu. Dạo gần đây, gia đình họ tung tin thất thiệt là chồng tôi “tham nhũng, có bồ…” gây ảnh hưởng xấu đến danh dự của gia đình và tín nhiệm của chồng tôi. Xin hỏi luật sư, việc làm của họ đã phạm phải tội danh gì và chế tài xử lý như thế nào? Cám ơn Luật sư.

Người gửi câu hỏi: Chị H, thành phố Thái Nguyên

logo-mblaw

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật Minh Bạch. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau

Các tình tiết mà bạn cung cấp thì hàng xóm của bạn đã có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của chồng bạn và gia đình bạn. Với hành vi này đã có dấu hiệu cấu thành tội vu khống theo điều 122 BLHS 1999 sửa đổi 2009

 

*        Dấu hiệu pháp lý

Khách thể là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của con người. Đối tượng tác động là con người.

 

Khách quan:

+ Hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là hành vi cố tình đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc làm ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác. Đay là trường hợp chử thể không phải là người tạo ra thông tin bịa đặt đó nhưng khi thu được thông tin họ cố ý làm cho người khác biết mặc dù họ biết rõ đó là thông tin bịa đặt.

+ Hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Tội phạm hoàn thành ngay từ khi những hành vi nói trên được thực hiện không phụ thuộc vào việc quyền lợi của nạn nhân đã bị xâm hại hay chưa.

 

– Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp

 

– Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự  và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.

 

*          Hình phạt

– Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

 

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với nhiều người;

+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

+ Đối với người thi hành công vụ;

+ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

 

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

*        Trong Bộ luật hình sự 2015 sắp có hiệu lực sắp tới, tội vu khống được quy định cụ thể tại Điều 156:

“. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

  1. b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Đối với 02 người trở lên;
  6. d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

  1. e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  2. g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
  3. h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  5. a) Vì động cơ đê hèn;
  6. b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
  7. c) Làm nạn nhân tự sát.
  8. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trân trọng!

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật