Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 29 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 29, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 29 : Quyền xác định, xác định lại dân tộc 

1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Những sai phạm của Trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên có dấu hiệu hình sự ???

Chuyện gì đã diễn ra trong hoạt động đào tạo của trường Đại học Chu Văn An? Luật Minh Bạch vừa qua mới nhận được đề nghị phỏng vấn của Chương trình Chuyển động 24h – Kênh tin tức VTV24 để tìm hiểu những câu chuyện bất thường của trường ĐH này.

Trường Đại học Chu Văn An – Hưng Yên trong vụ việc trên

– Thưa ông, vừa qua, nhiều học viên của trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên chia sẻ, họ chỉ học 2 ngày cuối tuần, hệ liên thông, nhưng lại được cấp bằng cử nhân, hình thức đào tạo chính quy. Điều này có đúng theo quy định pháp luật không?

Trả lời

Hiện nay, giáo dục đại học không còn phân biệt bằng cấp giữa các hình thức đào tạo thể hiện qua việc trong bằng đại học sẽ không ghi mục xếp loại. Theo đó, áp dụng bằng đại học dù được đào tạo chính quy hay tại chức đều có giá trị ngang nhau kể từ ngày 01/07/2019.

Quy định này được áp dụng được coi phù hợp với thời buổi hiện nay khi năng lực, kinh nghiệm được chú ý đề cao hơn là bằng cấp. Việc cung cấp chứng chỉ, chứng minh trình độ chuyên môn qua bằng cấp chỉ là điều kiện đủ cho một vị trí làm việc còn điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công việc, phục vụ các hoạt động tiến trình công việc thật tốt chính là kinh nghiệm, kỹ năng.

Hình thức đào tạo có thể là chính quy, không chính quy (gồm vừa học vừa làm, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn).

Việc đào tạo liên thông đại học vẫn có thể được cấp bằng đại học chính quy. Tuy nhiên, theo khoản 1, Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 định nghĩa về đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục thực hiện, thường sẽ được giảng dạy trong giờ hành chính, sáng hoặc chiều, học liên tục giữa các ngày trong tuần. Nếu xét về thời gian học theo quy định trên thì việc học vào 02 ngày cuối tuần hoặc học ngoài giờ hành chính đương nhiên không chính quy.

Tại Điều 2 của Quy chế về ban hành quy chế quản lý văn bằng giáo dục đại học kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT quy định rõ về nguyên tắc cấp phát văn bằng, chứng chỉ phải công khai, minh bạch và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Vì vậy, việc cấp bằng cử nhân hệ đào tạo chính quy của trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên đối các học viên chỉ học 02 ngày cuối tuần có dấu hiệu của hai sai phạm, thứ nhất, lừa dối học viên và thứ hai là làm sai lệch nội dung của tấm bằng tốt nghiệp. Đây đều là hai hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Việc cấp bằng cử nhân hệ chính quy đối với trường hợp đào tạo liên thông hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ có nội dung không đúng quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Theo tìm hiểu, trường này còn liên kết tuyển sinh, mở lớp đào tạo tại một số trung tâm dạy nghề ở các tỉnh. Việc liên kết này chưa được cơ quan nào cấp phép. Vậy có sai so với quy định pháp luật không?

Trả lời

Về đối tượng tham gia liên kết đào tạo, cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo là cơ sở giáo dục đại học sẽ chịu trách nhiệm tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, công nhận kết quả và cấp bằng. Cơ sở giáo dục phối hợp hoặc đặt lớp đào tạo có thể là cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.

Để thực hiện việc liên kết đào tạo nêu trên thì các cơ sở chủ trì và cơ sở phối hợp đào tạo phải đảm bảo các điều kiện chung, điều kiện riêng nhất định mà khi đảm bảo đủ những điều kiện này thì cơ sở đào tạo mới được cấp có thẩm quyền cho phép liên kết đào tạo. Cụ thể, tại Điều 6 của Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT quy định về điều kiện chung chỉ rõ ngành đào tạo dự kiến liên kết phải phù hợp với nhu cầu nhân lực địa phương và cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn phải không đáp ứng được nhu cầu đào tạo thì cơ sở giáo dục chủ trì mới được phép liên kết với các cơ sở phối hợp.

Về điều kiện riêng đối với cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo phải: có văn bản đề nghị thực hiện liên kết đào tạo của cấp có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan cấp có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng); đã có quyết định cho phép mở ngành đạo tạo hệ chính quy trình độ đại học và đã tuyền sinh tối thiểu 02 khóa đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo; đã công bố công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm sau 12 tháng đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo của khóa tốt nghiệp gần nhất; đã thực hiện thẩm định điều kiện đảo bảo chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục phối hợp và các điều kiện khác về chất lượng đội ngũ giảng viên, nội dung, khối lượng, chương trình đào tạo, chỉ tiêu,…

Trở lại vụ việc, nếu thực hiện đúng quy định nêu trên thì trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên hoàn toàn có thể liên kết với trường đào tạo dạy nghề nếu đáp ứng đủ điều kiện nêu trên và phải có trách nhiệm đảm bảo lập hồ sơ đăng ký thực hiện và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo. Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.

Có thể thấy được điều kiện, trình tự thủ tục để được phép thực hiện liên kết đào tạo là rất phức tạp, hồ sơ đăng ký phải đầy đủ, chi tiết và phải xin ý kiến của rất nhiều cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Quy trình như vậy để đảm bảo chất lượng dạy và học tốt nhất.

Như vậy, việc tiến hành liên kết đào tạo bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì mới được tiến hành đào tạo. Việc tiến hành liên kết đào tạo mà không có sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền là hành vi vi phạm quy định về đào tạo liên thông, liên kết khi chưa có văn bản cho phép thực hiện liên kết đào tạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 12 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Mặc dù hiện nay trường ĐH này chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên thông báo tuyển sinh thì lại thông báo tuyển sinh văn bằng 2. Việc này có đúng quy định không?

Trả lời

Để có thể ra thông báo tuyền sinh văn bằng hai thì cơ sở giáo dục cũng phải được phép của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Cụ thể, theo quy định của pháp luật, tại Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai thì việc đào tạo văn bằng hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo điều kiện về ngành được phép đào tạo hệ chính quy sau khi có ít nhất hai khóa chính quy của ngành đó tốt nghiệp.

Những cơ sở muốn tiến hành tuyển sinh văn bằng hai phải có văn bản đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó nêu rõ số lượng đào tạo cho từng ngành, quy mô, điều kiện bảo đảm chất lượng đội ngũ giảng viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy và học tập. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành xét duyệt, nếu trường nào đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì sẽ tiến hành giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nhất định.

Như vậy, việc chưa được cấp phép đào tạo văn bằng hai của cơ quan có thẩm quyền mà cở sở giáo dục vẫn triển khai tuyển sinh đào tạo văn bằng hai là hành vi vi phạm quy định về tổ chức tuyền sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép được quy định tại khoản 6, Điều 8 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Có quy định nào về việc đào tạo chính quy không tập trung không?

Giáo dục chính quy hay không chính quy là vấn đề về khái niệm và giải thích từ ngữ.

Tại khoản 1 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định “Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo theo một trình độ của giáo dục đại học”.

Theo khoản 5, Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định “Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học…”

Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định rõ: “Hệ không chính quy: Học theo hình thức vừa làm vừa học (học tập trung không liên tục – hệ tại chức cũ), học từ xa, tự học có hướng dẫn.

Hệ chính quy: Học tập trung liên tục tại trường”.

Như vậy, hệ giáo dục chính quy phải đảm bảo hai yếu tố đó là học tập trung và thời gian học là toàn thời gian, liên tục tại cơ sở giảng dạy và không có quy định về đào tạo chính quy không tập trung.

– 7 năm nay, trường này không có Hiệu trưởng. Việc ký trên bằng cấp cử nhân của trường được Phó Hiệu trưởng ký. Vậy, điều này có phù hợp quy định hay không? Tấm bằng có giá trị hay không?

Trả lời

Thứ nhất, về việc Phó Hiệu trưởng ký bằng tốt nghiệp.

Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Giáo dục 2005 hiện hành quy định về bằng tốt nghiệp đại học như sau:

Điều 43. Văn bằng giáo dục đại học

  1. Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học.

Điềm c, khoản 1 Điều 13 Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục cũng quy định rõ: “Bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường cấp”.

Thẩm quyền để ký quyết định cấp bằng cử nhân tốt nghiệp đại học đương nhiên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng không có thẩm quyền ký. Tuy nhiên để biết được Phó Hiệu trưởng có thẩm quyền ký quyết định cấp thì cần phải xem xét, căn cứ theo nội dung của Quyết định giao việc cho Phó hiệu trưởng: có việc bàn giao, ủy quyền quyền ký tên trên bằng tốt nghiệp hay không (giao toàn quyền quản lý trường hay chỉ giao một số quyền).

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế quản lý văn bằng giáo dục đại học quy định về ký, đóng dấu văn bằng, chứng chỉ thì đối với “Trường hợp người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ chưa được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận thì cấp phó được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao phụ trách cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ là người ký văn bằng, chứng chỉ.”

Khi đó, cấp phó ký thay người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ; chức vụ ghi trên văn bằng, chứng chỉ là chức vụ lãnh đạo chính thức trong cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ (phó hiệu trưởng, phó viện trưởng, phó giám đốc).

Ngoài ra, bản sao của quyết định giao phụ trách cơ quan của cấp phó ký văn bằng, chứng chỉ phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.

Như vậy, nếu trong quyết định giao việc này có giao quyền ký tên trên bằng tốt nghiệp thì Phó Hiệu trưởng vẫn có quyền ký thay Hiệu trường.

Thứ hai, quan điểm về việc hơn 07 năm mà trường Đại học này không có Hiệu trưởng là cũng không đúng theo quy định của pháp luật. Bởi theo Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định Hiệu trưởng là một chức danh phải có trong cơ cấu tổ chức của trường đại học và có chức năng, nhiệm vụ đại diện cho trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động trực tiếp và nhiều trách nhiệm quan trọng khác. Vì vậy, một trường đại học mà không có hiệu trưởng là một thiếu sót rất lớn và trách nhiệm chính đối với việc này là Hội đồng quản trị của trường đã không tiến hành bầu cử, bổ nhiệm để chọn ra Hiệu trưởng cho trường. Hội đồng quản trị vi phạm quy định pháp luật như vậy nhưng lại không có một cơ chế cụ thể nào để quy định trách nhiệm bắt buộc của họ.

– Sai phạm này diễn ra nhiều năm. Trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trên địa bàn và cơ quan thanh tra của Bộ Giáo dục?

Thanh tra giáo dục là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra trong phạm vi phảm lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

Trong lĩnh vực giáo dục thì các cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các cấp bao gồm: Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh. Cư sở giáo dục đại học cũng có trách nhiệm tự thanh tra và kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi có thông tin về những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm thì các cơ quan này phải có trách nhiệm tiến hành khảo sát, nắm bắt tình hình để có quyết định thanh tra hoặc kiến nghị thanh tra tới cấp có thẩm quyền nhanh chóng theo nguyên tắc thanh tra được quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2013/NĐ-CP là đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Để sai phạm này diễn ra trong nhiều năm thì cơ quan thanh tra trên địa bàn và cả cơ quan thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải chịu trách nhiệm do không quyết dứt điểm, thỏa đáng và đúng quy định của pháp luật.

Tại điều 42 của Luật Thanh tra 2010 quy định nếu trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra mà không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra; hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý; hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Hướng xử lý vụ việc này là như thế nào?

Việc tiến hành thanh tra, xử lý giải quyết đối với những trường đại học trên địa bàn thì thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian dài cơ quan này lại không thể hiện được vai trò của mình, để vụ việc kéo dài, gây hoang mang trong dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người học. Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thiết phải nhanh chóng vào cuộc để tiến hành thanh tra toàn diện, qua đó có hướng xử lý, giải quyết phù hợp.

Thứ nhất, đối với trách nhiệm của tổ chức.

Những hành vi vi phạm quy định trong tổ chức hoạt động như liên kết đào tạo, tiến hành tuyển sinh văn bằng hai không được cấp phép, vi phạm quy định về việc cố ý làm sai lệch nội dung bằng tốt nghiệp (học liên thông lại cấp bằng chính quy) thì cần thiết phải xử phạt vi phạm hành chính đối với mức xử phạt tương ứng của từng hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như thu hồi văn bằng, chứng chỉ đã cấp sai, thu hồi lợi bất chính và buộc trả lại học phí đã thu cho người học để đảm bảo lợi ích của họ.

Ngoài ra, buộc trường phải thực hiện đúng quy định về việc bầu cử, bổ nhiệm Hiệu trưởng, thực hiện quy định về tổ chức đại hội đồng cổ đông, bầu ra Hội đồng quản trị khóa mới và tổ chức bộ máy theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với trách nhiệm của cá nhân có liên quan khi để xảy ra những sai phạm nêu trên có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội giả mạo trong công tác được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó, khung hình phạt đối với tội danh này là từ 01 năm đến 20 năm tù. Ngoài ra, những cá nhân phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Điều 70 Bộ luật dân sự 2015

Điều 70. Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích

1. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

2. Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

3. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

4. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Vấn đề này được quy đinh tại Luật đất đai năm 2013 chương 8 Mục 3 tại các Điều từ 117 – 119.

images672935luatdatdaisuadoi

Luật đất đai 2013

1. Các trường hợp cần phải tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm:
– Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;
– Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
– Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
– Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
– Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
– Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
– Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;
– Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
2. Thẩm quyền quyết định giao đất hoặc cho thuê đất theo hình thức đấu giá
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với loại đất nào, dự án nào thì có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá đối với loại đất đó, dự án đó.
Thẩm quyền thuộc về UBND các cấp theo Điều 59 Luật đất đai 2013.
3. Điều kiện về các thửa đất được tổ chức đấu giá
– Đã có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết; quy hoạch xây dựng chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, xây dựng.
– Đã được bồi thường giải phóng mặt bằng.
– Có phương án đấu giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chế tài xử lý vi phạm.
Các trường hợp vi phạm quy định trong lĩnh vực đất đai sẽ chịu mức xử lý cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị thu hồi đất tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.
Ví dụ, đối với hành vi nhận quyền sử dung đất thông qua đấu giá mà không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật mà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không chấp hành thì sẽ bị thu hồi đất theo Điều 64 Luật đất đai 2013.

Công ty Luật Minh Bạch

Điều 108 Bộ luật dân sự 2015

Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Thủ tục đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với công ty cổ phần

Để thực hiện bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với công ty cổ phần,cần chuẩn bị:

Yêu cầu :  

Doanh nghiệp được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ

Thành phần hồ sơ :

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– Quyết định bằng văn bản của đại hội đồng Cổ đông
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng cổ đông.
(Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.)
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp .
– Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.
– Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Cơ quan thực hiện : Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Trình tự thực hiên: Người đăng ký hoặc người đại diện theo ủy quyền (sau đây viết tắt là người đăng ký) nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Văn phòng Phát triển kinh tế – EDO (sau đây viết tắt là EDO) hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử  (Thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp 

Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Mọi ý kiến thắc mắc và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp

 

Thủ tục Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : 

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…)

Thành phần hồ sơ:

1. Đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Quyết định của Hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
c) Biên bản của Hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
d) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty.

2. Đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
c) Biên bản của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
d) Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật dự kiến thay thế.

Kèm theo những giấy tờ trên thì cần chuẩn bị :

  • Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.)

Thời gian thực hiện : 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn 

 

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Dương

Bạn muốn thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch trên hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng trong siêu thị hay các cửa hàng tiện ích có sử dụng máy quét mã vạch…

Luật Minh Bạch chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch uy tín, chuyên nghiệp, nhanh chóng. Luật Minh Bạch được coi là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch hàng đầu tại Hải Dương. Với những chuyên viên nhiều kinh nghiệm tư vấn và đăng ký mã số mã vạch, chúng tôi sẽ cung cấp cho Khách hàng một dịch vụ toàn diện về mã số mã vạch như sau:

Phạm vi tư vấn dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Dương:

Tư vấn về việc việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm;

Tư vấn việc xử lý vi phạm, yêu cầu xử lý và bồi thường thiệt hại khi mã số mã vạch bị làm giả, sử dụng trái phép;

Tư vấn soạn thảo hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Dương cho khách hàng;

Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao lại cho Khách hàng;

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Dương bao gồm:

Bản đăng ký mã số mã vạch (02 bản) (theo mẫu Luật Minh Bạch soạn);

Danh mục dản phẩm đăng ký mã số mã vạch (02 bản) (theo mẫu Luật Minh Bạch soạn);

Biên nhận hồ sơ đăng ký mã số mã vạch (01 bản) (theo mẫu);

Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư (02 bản).

Phí đăng ký mã số mã vạch gồm có phí dịch vụ và phí duy trì, cụ thể:

Phí dịch vụ đăng ký mã số mã vạch: 2.500.000 VND

Phí duy trì được quy định như sau:

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số:

Phí duy trì 500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số:

Phí duy trì 800.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 1000 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số:

Phí duy trì 1.500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 10.000 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số:

Phí duy trì 2.000.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100.000 loại sản phẩm)

Các lưu ý cho doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch

  1. Khi đăng kí sử dụng, doanh nghiệp phải đóng phí đăng kí và phí duy trì cho năm đầu tiên.
  2. Doanh nghiệp có thể nộp phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đến cơ quan nhà nước
  3. Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch phải nộp trước 30/6 hàng năm
  4. Khi có sự thay đổi về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc thất lạc Giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch (MSMV), đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi.
  5. Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch (MSMV), đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục xin ngừng sử dụng mã số mã vạch (MSMV).

Để được tư vấn chi tiết dịch vụ xin vui lòng gọi: 0987 892 333 hoặc Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 0243 999 0601

 

Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà án khi mà 1 trong 2 người là vợ chồng không thể tiếp tục cuộc hôn nhân và muốn giải thoát cho nhau. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng. Chúng tôi xin cung cấp mẫu đơn xin ly hôn để bạn đọc tham khảo. 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN LY HÔN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN……..

Tôi tên:

Năm sinh:

CMND (Hộ chiếu) số:

Ngày và nơi cấp:

Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc)

Xin được ly hôn với:

Năm sinh:

CMND (Hộ chiếu) số:

Ngày và nơi cấp:

Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc)

* Nội dung xin ly hôn:

* Về con chung:

* Về tài sản chung:

………………, ngày ……….. tháng……….. năm……..

                                                                                                  Người làm đơn

                                                                                                  (Ký tên – Ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn:

+ Phần nội dung đơn ly hôn: Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn ….Làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.

+ Phần con chung: Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và để nghị nuôi con …. Nếu chưa có con chung ghi chưa có.

+ Phần tài sản chung: Nếu có tài sản ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia … và Nếu không có tài sản chung ghi không có.

+ Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có.

Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt

Điều 192. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh Karaoke

MBLAW chuyên xin cấp các giấy phép con cho quý doanh nghiệp về các lĩnh vực khác nhau.

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và nhân viên có kinh nghiệm, đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được MBLAW :

  • Tư vấn trực tiếp và lắng nghe giải đáp yêu cầu của khách hàng
  • Soạn thảo và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để hoàn thành công việc của khách hàng cần
  • Thay mặt khách hàng liên hệ và làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền
  • Giải quyết khiếu nại hoặc tố cáo của khách hàng về phương thức làm việc của nhân viên công ty.

Kinh doanh Karaoke là ngành nghề có điều kiện, để được hoạt động bắt buộc cá nhân kinh doanh phải có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thực hiện : Sở văn hóa thể thao và du lịch

Yêu cầu

(1) Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính Nhà nước từ 200m trở lên.

(2) Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ.

(3) Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng.

(4) Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

(5) Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.

(6) Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.

(7) Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thành phần hồ sơ : 

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke (Mẫu 3 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012);

+ Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thời gian thực hiện : 7 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ 

Để được hỗ trợ về thủ tục quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Thủ tục thay đổi tên công ty TNHH một thành viên

Câu hỏi:

Chào công ty Luật Minh Bạch, hiện tại công ty tôi muốn thay đổi tên công ty mới để tiện cho giao dịch, tôi muốn hỏi về thủ tục đổi tên như thế nào và bao giờ có kết quả? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thẩm quyền giải quyết : Phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư nơi công ty bạn đặt trụ sở chính

Thành phần hồ sơ:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu quy định tại TT 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Quyết định bằng văn bản của chủ sở hữu công ty về việc đổi tên doanh nghiệp. Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân đi nộp hồ sơ và giấy tờ chứng thực của cá nhân được ủy quyền đi nộp hồ sơ

Thời hạn giải quyết : 05 ngày kế từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Phí hồ sơ : 200.000 nghìn đồng

Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn cụ thể hơn

Đăng ký mã barcode

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động cho sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, địa điểm…

Mã số mã vạch gồm mã số thể hiện mã số thứ tự của hàng hóa còn mã vạch để đọc sản phẩm hay còn gọi là mã barcode, mã này gồm 13 chữ số, nó được quét trên điện thoại dưới dạng sọc dọc hoặc mã quét hình vuông bao gồm các mạch dẫn phân biệt mã hàng

  1. Doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký mã số mã vạch để quản lý hàng hóa và lấy lòng tin người tiêu dùng. Nhờ nó để phân biệt hàng hóa dịch vụ với các doanh nghiệp khác
  2. Với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, việc bắt chước vẻ bề ngoài của sản phẩm là điều rất dễ dàng. Doanh nghiệp muốn bảo vệ sản phẩm của mình phải tạo cho sản phẩm một dấu ấn riêng, đồng thời giúp khách hàng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, chất lượng thì cần sử dụng mã số – mã vạch.

Luật Minh Bạch là công ty có kinh nghiệm trong việc thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thế sản xuất buôn bán và muốn có mã vạch trên sản phẩm để dễ dàng quản lý chúng cũng như  dễ hơn trong các hệ thống siêu thị

Luật Minh Bạch sẽ tư vấn cho khách hàng những công việc phải chuẩn bị và thay mặt

khách hàng tiến hành nộp hồ sơ nhận kết quả sớm nhất

Quy trình thực hiện

Luật Minh Bạch tư vấn cho khách hàng sử dụng mã số 8,9 hoặc 10 chữ số dung cho tương ứng dưới 10.000 sản phẩm, dưới 1000 sản phẩm và dưới 100 sản pharm tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cua doanh nghiệp

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp ký

– Thay mặt doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại văn phòng mã số mã vạch thuộc Tổng cục đo lường chất lượng

– Sauk hi được cấp tài khoản Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật thông tin sản phẩm lên website của tổng cục để quản lý sản phẩm của mình

– Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng phần mềm icheck trên điện thoại ( Giới thiệu cho doanh nghiệp mua phần mềm icheck với bên thứ 3)

Chuẩn bị hồ sơ

  • Doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch ( Luật Minh Bạch soạn thảo)
  • Bản kê khai danh mục sản phẩm ( Theo mẫu Luật Minh Bạch soạn)
  • Giấy biên nhận hồ sơ

Sau khi có đủ giấy tờ tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền

Thời gian thực hiện :

Sau 03-05 ngày Luật Minh Bạch nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch .

Trong quá trình thực hiện và sử dụng mã số mã vạch của mình thì Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng .

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

Yêu cầu dịch vụ xin gọi: 0987.892.333

Email : luatsu@luatminhbach.vn

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật