Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 35 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 35, Bộ luật dân sự 2015

Điều 35 : Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 

1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục nhận nuôi con nuôi thực tế

1.Điều kiện đăng ký nuôi con nuôi

– Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

– Đến thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi thì quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn còn sống;

– Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

  1. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi thực tế

– Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế (Mẫu mới số TP/CN-2014/CN.03 được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP)

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi;

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi;

– Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có;

  1. Thủ tục đăng ký

– Người nhận con nuôi nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp với Công an xã tiến hành xác minh và kiểm tra, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì đăng ký nuôi con nuôi thực tế.

 

Điều 202 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thực hiện sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệpới

Điều 202. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội danh nào?

Lịch sử lập pháp lần đầu tiên ghi nhận nhiều quy định mới về trách nhiệm hình sự và thủ tục tiến hành tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại. Trong phạm vi bài viết này sẽ tìm hiểu tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt áp dụng

Tội danh pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự 

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại bao gồm 33 tội phạm quy định tại Điều 76 BLHS 2015 Các tội phạm này cũng tương đồng với lĩnh vực hoạt động chủ yếu của pháp nhân thương mại và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về tính phổ biến và nhu cầu phòng ngừa tội phạm. Đứng từ góc độ hành nghề luật trên thực tế, các tội phạm sau pháp nhân thường hay vi phạm:

  • Tội phạm liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp

Ví dụ:

Tội trốn thuế (Đ200); Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ(Đ203); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Đ216); Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Đ217); Tội sản xuất buôn bán hàng giả(Đ192)…….

  • Tội phạm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

Ví dụ: Tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Đ209), tội thao túng thị trường chứng khoán (Đ221), tội tài trợ khủng bố (Đ324), tội rửa tiền (Đ300)…

  • Tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Ví dụ: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Đ225); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Đ226)

  • Tội phạm trong lĩnh vực môi trường

Ví dụ: – Tội gây ô nhiễm môi trường (Đ235)

– Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Đ 237)

– Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Đ 238)

– Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Đ 239)

– Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Đ 242)

– Tội hủy hoại rừng (Đ 243)

– Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm (Đ 244)

– Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Đ 245)

– Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm phạm (Đ 246)

Hình phạt áp dụng

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự loại từ trách nhiệm hành chính nhưng không loại trừ trách nhiệm dân sự của pháp nhân thương mại

Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung

  • Hình phạt chính:

 – Phạt tiền (Đ 77)

Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội , sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng. Căn cứ vào nguyên tắc chung như vậy, BLHS 2015 đã quy định cụ thể mức phạt tiền trong từng tội danh cụ thể tương ứng với từng khung hình phạt cụ thể tùy vào hành vi người đại diện pháp nhân thực hiện

  – Đình chỉ hoạt động có thời hạn (Đ 78)

Hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường an ninh, trật tư, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.

Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 05 năm. Trong trường hợp pháp nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau thì lĩnh vực nào vi phạm thì tạm đình chỉ lĩnh vực đó

     – Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Đ 79)

Hình phạt này là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong từng lĩnh vưc hoặc trong tất cả các lĩnh vực áp dụng đối với pháp nhân thương mại trong hai trường hợp:

Thứ nhất: Một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Đây là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt này

Thứ hai: Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động, ví dụ như: được thành lập chỉ để thực hiện hành vi buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền…..

Trách nhiệm hành chính cũng bao gồm hình thức tương tự là phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn, nhưng nhìn chung mức phạt ít nghiêm khắc hơn so với trách nhiệm hình sự vì không dẫn đến đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

  • Hình phạt bổ sung (Điều 33.2 BLHS 2015)

    – Cấm kinh doanh trong 1 số lĩnh vực nhất định (Đ 80)

Hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc xã hội. Thời hạn cấm kinh doanh cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

    – Cấm huy động vốn (Đ 81)

Hình phạt được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Các hình thức huy động vốn bị cấm bao gồm:

+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, quỹ đầu tư

+ Phát hành, chào bán chứng khoán

+ Huy động vốn khách hàng

+ Liên doanh, liên kết trong và ngoài nước

+ Hình thành quỹ tín thác bất động sản

Thời hạn cấm từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

    – Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính)

Trách nhiệm hành chính cũng có hình thức xử phạt tương tự là tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn nhưng không bao gồm hình thức tương tự với hình phạt cấm huy động vốn hay phạt tiền

Biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Đ 82 BLHS 2015)

Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm

  • Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Đ 47)
  • Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi (Đ 48)
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (K2 Đ 82)
  • Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục,ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra (K3 Đ 82)

Biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro cho pháp nhân 

  • Tăng cường biện pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
  • Xây dựng chính sách nội bộ quản trị rủi ro
  • Tăng cường kiểm tra nội bộ
  • Thuê tư vấn thường xuyên
  • Các biện pháp khác

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 1/1/2018

 

Đính chính về việc quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn

Ngày 15/09/2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định 4930/QĐ-BYT để đính chính Thông tư 17/2016/TT-BYT quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Theo đó:

vbmoi

– Tại Điểm a Khoản 2 Điều 7, nội dung “Sau khi khắc phục lỗi về chất lượng” đính chính thành “Sau khi khắc phục lỗi về ghi nhãn”.

– Đính chính tại Phụ lục 05 Biên bản Tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm như sau:

+ Thêm nội dung “Số lượng” vào sau nội dung “Số lô”;

+ Phần chú thích 5 của Biên bản: Nội dung “5 … của Hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” đính chính thành “5 … của Hội đồng tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm”.

Quyết định 4930/QĐ-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2016.

 

Điều 54 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 54, Bộ luật dân sự 2015:

Điều 54 : Cử, chỉ định người giám hộ 

1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.

2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

3. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

4. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.

Điều 128 Bộ luật dân sự 2015

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Điều 33 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 33 Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 33 : Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể 

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;

b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;

c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.

Như thế nào là phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng?

Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu.

Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;

– Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.

Tòa án chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 khi có đủ 02 yếu tố “phạm tội lần đầu” và “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”.

“Điều 46 : Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 

1.Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;”

Nếu bị cáo phạm tội lần đầu mà không phải thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc ngược lại phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nhưng lần phạm tội này không phải là phạm tội lần đầu thì không áp dụng điểm h khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015) để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI NHẤT 2020

Em cần được tư vấn. Em đang tổ chức các khóa học hỗ trợ chỉnh sửa giọng nói, công ty em là công ty TNHH với ngành chính là hỗ trợ giáo dục. Em thấy rất nhiều các đơn vị cũng đang tổ chức các khóa học ví dụ như: đào tạo NLP, kinh doanh online, đào tạo marketing …. Vậy coi là hình thức gì và có cần giấy phép con không ạ? Mà nếu làm giấy phép con thì mấy ngành đào tạo trên làm gì có bằng cấp chuyên ngành để đăng ký. Anh chị nào biết tư vấn giúp em?

Về vấn đề được đặt ra chúng tôi xin được phép tư vấn dưới góc nhìn pháp luật như sau:

Giấy phép con thể hiện sự chấp thuận, cho phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền khi doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp phép hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện (vốn pháp định, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ, an toàn trật tự,…) và đã làm thủ tục xin cấp giấy phép. Sau khi doanh nghiệp được nhà nước cấp giấy phép con thì được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Một doanh nghiệp, một tổ chức muốn kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này phải xin phép cơ quan có thẩm quyền giấy phép hoạt động, giấy phép này thường được mọi người được gọi là giấy phép con. Đối với doanh nghiệp của chị hiện tại chưa có giấy phép này, để hoạt động thì cần phải xin giấy phép thì mới được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, cụ thể:

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa quy định trong trong chương II

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA

Điều 4. Cơ sở vật chất

  1. Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
  2. Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên

  1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
  2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

Điều 6. Giáo trình, tài liệu

Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

Sau khi đáp ứng đủ những điều kiện trên thì, chị cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục để Xin Giấy phép xác nhận đăng ký hoạt động đào tạo kỹ năng mềm. Thành phần hồ sơ như sau:

– Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

Công ty lập một bộ hồ sơ như trên gửi cho cơ quan có thẩm quyền: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi công ty đặt trụ sở.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của công ty với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho công ty. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Sau khi hoàn tất thủ tục trên thì chị sẽ được cấp giấy phép con và sẽ được phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Điều 46 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 46, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 46 : Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án kinh doanh thương mại

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN HOÃN PHIÊN TOÀ

                                     Kính gửi:       TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

Tên tôi là:      Đặng Thị Nhiễu                              Sinh năm: 1948

Thường trú tại: TT54, ngõ 12, tổ 3, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Tôi là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Đống Á và Công ty Hải Dương Vina

Tôi được biết Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 08 tháng 06 năm 2018. Tôi tôn trọng và tự giác chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên vào ngày 08 tháng 06 gia đình tôi có việc bận, không thể đến tham gia phiên toà.

Vậy, tôi làm đơn này kính mong Quý toà, Hội đồng xét xử cho hoãn phiên Toà dự kiến vào ngày 08 tháng 06 năm 2018 và chuyển sang một ngày khác để tôi có điều kiện tham gia và trình bày quan điểm, nguyện vọng.

Tôi cam kết, ngay sau khi xong xuôi công việc gia đình sẽ tuân thủ, chấp hành đầy đủ mọi quyết định của quý Toà.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                            Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2018

                                                                                                                                           Người làm đơn

 

                                                                                                                                          ĐẶNG THỊ NHIỄU

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hiện nay, tình trạng giao thông ở Việt Nam đang khá căng thẳng và bất cập. Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt chính là một phần nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm. Trong nhiều trường hợp, người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, đi sai làn đường gây tai nạn thì ngoài trách nhiệm bồi thường thì còn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu rõ về vấn đề này.

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Truy-cứu-trách-nhiệm-hình-sự-khi-vi-phạm-quy-định-về-điều-khiển-phương-tiện-giao-thông-đường-bộ.

Ảnh minh họa(internet)

Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung  2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
  2. a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
  3. b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
  4. c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  5. d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  1. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  2. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP

–  Chủ thể:

Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.

– Khách thể:

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).

+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).

  1. Hình phạt

Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.

Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc  một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.

Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

Trân trọng!

 

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung  2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
  2. a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
  3. b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
  4. c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  5. d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  1. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  2. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP

–  Chủ thể:

Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.

– Khách thể:

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).

+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).

  1. Hình phạt

Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.

Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc  một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.

Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

cong ty luat minh bach
Luật đầu tư năm 2014

QUỐC HỘI —————- Luật số: 67/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật