Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 39 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 39, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 39: Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình 

1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hồi hương và đem tất cả tài sản về Việt Nam cần điều kiện gì?

Câu hỏi : Tôi dự định hồi hương và sẽ đem về Việt Nam tất cả các tài sản vật dụng sinh hoạt của cá nhân và gia đình,Xin hỏi:

-Điều kiện nào đối với xe ô tô và mô tô để được đem vào VN? Xe ô tô và mô tô sau khi nhập khẩu vào VN phải đứng tên tôi hay có thể đứng tên người khác? Nếu bắt buộc phải đứng tên tôi, thì sau khi đã làm hết các thủ tục và xe được lưu thông, tôi có được cho, tặng, bán, cho thuê…. không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

1.Điều kiện đối với xe ô tô và mô tô được đem vào Việt Nam

Theo quy định tại Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/9/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, quy định về điều kiện xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu như sau:

     Điều 3. Điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu

  1. Đối với xe ô tô: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với xe ô tô đã qua sử dụng hoặc xe ô tô chưa qua sử dụng.
  2. Đối với xe gắn máy
  3. a) Xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu là xe chưa qua sử dụng.
  4. b) Xe gắn máy đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN14: 2011/BGTVT).
  5. c) Xe gắn máy phải thuộc loại được phép đăng ký, lưu hành tại Việt Nam (trừ trường hợp nhập khẩu, tạm nhập khẩu không đăng ký, lưu hành để làm mẫu, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, triển lãm, nghiên cứu, thử nghiệm).”

Ngoài ra :

  1. Đối với ô tô:

Theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 của Liên Bộ Thương mại – Giao thông Vận tải – Tài chính – Công an hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng thì ô tô được nhập khẩu về Việt Nam phải bảo đảm điều kiện là có tay lái bên trái, đã qua sử dụng không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 06 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 (mười nghìn) km tính đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.

  1. Đối với mô tô:

Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30/05/2007 của Bộ Thương mại hiện nay là Bộ Công Thương hướng dẫn việc nhập khẩu xe gắn máy phân khối lớn từ 175m3 trở lên, tại điểm 5 Mục I quy định: “Cấm nhập khẩu mô tô các loại đã qua sử dụng”. Như vậy, nếu chiếc mô tô mà bạn nêu có phân khối từ 175m3 trở lên có thể sẽ không được nhập khẩu về Việt Nam.

Trong trường hợp, mô tô của bạn dưới 175m3 thì sẽ được nhập khẩu về Việt Nam nhưng phải bảo đảm điều kiện: chiếc xe đó được sản xuất trong thời hạn tối đa là 03 năm tính đến thời điểm nhập khẩu (theo điểm 2.2, Mục I Thông tư số 16/2008/TT- BTC ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy hai bánh không nhằm mục đích thương mại).

  • Theo quy định tại điều 53 luật hải quan 2014 :

Cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phải có giấy tờ chứng minh việc cư trú, hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.

Và được hướng dẫn tại điều 45, nghị định 08/2015/NĐ-CP thì ko bắt buộc tài sản nhập về phải đứng tên bạn có thể đứng tên người khác, nếu bắt buộc đứng tên sau khi làm xong thủ tục và xe được lưu thông thì bạn hoàn toàn có quyền cho, tặng, bán, cho thuê…. những tài sản này (theo quy định của  Bộ Luật Dân sự năm 2015 của Nước CHXHCN Việt Nam).

Điều 63 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 63, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 63 : Hậu quả chấm dứt việc giám hộ

1. Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.

2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

3. Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.

4. Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

Quy định về biểu khung thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường

1.Biểu khung thuế BVMT

     Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi chính sách thuế mới, Luật qui định Biểu khung thuế bảo vệ môi trường với mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa, (chi tiết tại Điều 8 Luật số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010). Các mức thuế được xây dựng theo nguyên tắc phân biệt theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường hoặc chi phí khắc phục hậu quả do sử dụng hàng hoá gây ra và có tính đến việc kế thừa chính sách thu hiện hành (phí xăng dầu, phí bảo vệ môi trường) để không tác động lớn đến sản xuất, tiêu dùng, không xáo trộn việc quản lý thu.

    Túi ni lông là đối tượng thứ 4 phải chịu thuế môi trường (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density Polyethylene resin), LDPE (Low density Polyethylene) hoặc LLDPE (Line low density Polyethylene resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đó là một trong những hàng hóa được nhiều bạn đọc gửi đến Cổng Thông tin Hải quan vướng mắc về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với loại hàng hóa này. Đây là hàng hóa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Túi nhựa xốp phải trải qua thời gian rất lâu để phân hủy, có thể tới hàng trăm năm hoặc không thể tự phân hủy được. Túi nhựa xốp thải bỏ sau khi sử dụng sẽ tích tụ trong đất, suy thoái môi trường đất. Khi bị phân hủy thì còn sinh ra các chất làm đất bị trơ, không giữ được độ ẩm và dinh dưỡng cho cây trồng. Việc đưa túi nhựa xốp vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi nhựa xốp, khuyến khích sản xuất các sản phẩm thay thế thân thiện hơn với môi trường. Để tác động mạnh đến hành vi của người sử dụng, Luật quy định khung thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilông từ 30.000đ đến 50.000đ/kg. Việc đánh thuế cao nhằm làm tăng giá bán để người bán hàng tại các siêu thị, các chợ sẽ không tiếp tục phát miễn phí túi nilông, giảm dần dần việc sử dụng túi nilông như hiện nay.

  Theo Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường có quy định : Mức thuế tuyệt đối được quy định theo Biểu khung thuế dưới đây: 

Số thứ tự Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế(đồng/1 đơn vị hàng hóa
I Xăng, dầu, mỡ nhờn    
1 Xăng, trừ etanol lít 1.000 – 4.000
2 Nhiên liệu bay lít 1.000 – 3.000
3 Dầu diesel lít 500 – 2.000
4 Dầu hỏa lít 300 – 2.000
5 Dầu mazut lít 300 – 2.000
6 Dầu nhờn lít 300 – 2.000
7 Mỡ nhờn kg 300 – 2.000
II Than đá    
1 Than nâu tấn 10.000 – 30.000
2 Than an-tra-xít(antraxit) tấn 20.000 – 50.000
3 Than mỡ tấn 10.000 – 30.000
4 Than đá khác tấn 10.000 – 30.000
III Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon(HCFC) kg 1.000 – 5.000
IV Túi ni long thuộc diện chịu thuế kg 30.000 – 50.000
V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500 – 2.000
VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng   1.000 – 3.000
VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 – 3.000
VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 – 3.000

 

2.Về khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế

        Thời điểm tính thuế :Đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá; Đối với hàng hoá sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hoá vào sử dụng; Đối với hàng hoá nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.

      Khai thuế, tính thuế, nộp thuế:Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu; Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hoá sản xuất hoặc nhập khẩu.

       Hoàn thuế: Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong một số trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật; Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu; Hàng nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu  ra nước ngoài; Hàng tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.

Thủ tục hiệu đính thông tin trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT thì :

  • Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung h sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gi Giấy đề nghị hiệu đính thông tin theo mu quy định tại Phụ lục II-14 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với bn giy của Giy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đu tư (sau đây gọi chung là Giy chứng nhận) do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp gi Giấy đề nghị hiệu đính theo mu quy định tại Phụ lục II-16 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Kèm theo Giấy đề nghị hiệu đính phi có bn sao hợp lệ Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi doanh nghiệp gửi giấy đề nghị hiệu đính thông tin này phòng đăng ký kinh doanh sẽ có kết quả làm việc .

Thời hiệu khởi kiện đã hết có được nộp lại đơn khởi kiện?

Có rất nhiều trường hợp khi đương sự phát hiện ra quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc ảnh hưởng trong các hợp đồng, tranh chấp …khi làm đơn khởi kiện kiện ra cơ quan có thẩm quyền thì bị từ chối không được thụ lý, với lý do đã hết thời hạn khởi kiện

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn Khoản 1, Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

Theo quy định của nghị quyết này, Theo đó, trường hợp kể từ ngày 01/01/2012, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại vụ án đó thì Tòa án xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung.

Ngoài ra, đương sự cũng có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau:

– Vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trước ngày 01/01/2017 vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết nhưng theo BLDS 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn.

– Vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm từ thời điểm mở thừa kế và Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trước 01/01/2017 vì chưa đủ điều kiện khởi kiện nhưng theo BLDS 2015 thời hiệu vẫn còn.

Chế độ cho vận động viên thể thao quân đội

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 138/2016/TT-BQP về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên (VĐV) thể thao quân đội (TTQĐ) được tập trung tập huấn và thi đấu.

hxv

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, VĐV các đội TTQĐ lập thành tích tại các giải thi đấu sẽ được thưởng theo quy định mới, tiêu biểu như sau:

– 75 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Đại hội TTQĐ các nước thế giới.

– 50 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Giải TTQĐ các nước thế giới, Châu Á.

– 25 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Giải TTQĐ các nước Đông Nam Á.

– 30 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Đại hội TDTT toàn quốc.

– 25 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Giải thể thao Vô địch Quốc gia.

– 10 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Đại hội TDTT toàn quân.

– 7.5 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Hội thao thể thao toàn quân.

Thông tư 138/2016/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 27/10/2016 và thay thế Thông tư 155/2007/TT-BQP .

 

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh cho Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện quyền phân phối bán lẻ

I.                    Trình tự thực hiện

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Giấy phép kinh doanh) lập bộ hồ sơ gửi đến Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính để đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy phép kinh doanh;

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.Cơ sở pháp lý:

II.                 Căn cứ pháp lý

Luật Đầu tư năm  2014;

Luật Thương Mại năm  2005

Luật doanh nghiệp năm 2014

Luật quản lý ngoại thương năm  2017

Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 hướng dẫn Luật Đầu tư

Nghị định số 09/2018/NĐ-CP

III.               Điều kiện để cấp Giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP thì Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

IV.              Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định;

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh..

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

V.                Số lượng bộ hồ sơ: Từ 01 đến 03 bộ tuỳ thuộc vào trường hợp theo quy định của pháp luật

VI.              Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định

Trên đây là tư vấn về thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá tại Việt Nam, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác xin vui lòng liên hệ với Luật Minh Bạch – Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài gọi số: 1900 6232 để được giải đáp hoặc liên hệ dịch vụ: 0987 892 333

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn Luật – Công ty Luật Minh Bạch

 

 

Điều 111 Bộ luật dân sự 2015

Điều 111. Vật chia được và vật không chia được

1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

Vụ việc Chủ tịch UBND xã mượn hồ sơ rút tiền ngân sách ( Cầu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa)

Vụ việc:

Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Hậu Lộc có kết luận: Trong 3 năm (2013 – 2015), ông Đỗ Văn Tám đã có những khuyết điểm, vi phạm, đó là không thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, tham mưu cho Đảng ủy, chỉ đạo UBND xã thực hiện trái nguyên tắc, chế độ về thu chi tài chính đối với số tiền 269.000.000 đồng là tiền từ ngân sách tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ xã Cầu Lộc để thanh toán cho Công ty Đại Lộc và nhận tăng số tiền 63.070.000 đồng, do tính sai trong tổng giá trị 775.880.000 đồng nhưng không báo cáo và hoàn trả về ngân sách huyện.

Phát ngôn thiếu thống nhất trong việc lập hồ sơ tiếp nhận vốn hỗ trợ của Nhà nước, làm ảnh hưởng lòng tin của nhân dân với tổ chức Đảng và quản lý Nhà nước ở địa phương. Thiếu trách nhiệm trong việc triển khai sử dụng 40 tấn xi măng theo Quyết định 1444/QĐ-UBND ngày 22/4/2015 của tỉnh Thanh Hóa.

nnnn

Ảnh kinh tế nông thôn

Với những hành vi nêu trên, ông Đỗ Văn Tám đã vi phạm:

– Điểm 9, Quy định 47 – QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về những điều đảng viên không được làm.

– Điểm a, Khoản 2, Điều 15, Quy định 181 – QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

Vi phạm của ông Tám đã làm giảm uy tín, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và cá nhân ông Tám.

UBKT Huyện ủy Hậu Lộc yêu cầu Đảng ủy xã Cầu Lộc xem xét và thực hiện quy trình kỷ luật Đảng đối với ông Tám theo quy định của Điều lệ Đảng, báo cáo về UBKT Huyện ủy trước ngày 10/9/2016.

Yêu cầu ông Tám làm bản kiểm điểm về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên và tự nhận hình thức kỷ luật của Đảng để các tổ chức Đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đề nghị UBND huyện thu hồi số tiền 269.000.000 đồng do sử dụng sai mục đích do thanh toán cho Công ty Đại Lộc; thu hồi 63.070.000 đồng do tính sai thuộc nguồn vốn hỗ trợ theo Quyết định 1304/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBNĐ tỉnh Thanh Hóa về tài khoản chờ của huyện.

Chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cá nhân trong thẩm định hồ sơ cấp vốn hỗ trợ theo Quyết định 1304/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBNĐ tỉnh Thanh Hóa

Có dấu hiệu hình sự

Xoay quanh kết luận của UBKT Huyện ủy Hậu Lộc, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch, Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, kết luận có sự nương nhẹ, chưa tương xứng với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi mà ông Tám gây ra. Sai phạm của ông Tám có dấu hiệu hình sự. Cụ thể, ông Tám có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự đối với nhóm tội phạm về chức vụ quy định tại chương XXI Bộ luật Hình sự. Dấu hiệu của “Tội tham ô tài sản” (Điều 278) hoặc “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 285).

UBKT Huyện ủy Hậu Lộc cần phải chuyển vụ việc sang Cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. Việc xác định tội danh cụ thể sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan công an khi xem xét đến các yếu tố như: Động cơ, mục đích, ý thức chủ quan của người phạm tội cũng như hậu quả cụ thể của tội phạm.

“Tôi cho rằng, đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, ngoài việc gây thiệt hại đối với ngân sách Nhà nước (mà bản chất là tiền thuế của người dân đóng góp), nó còn xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước tại địa phương, làm mất lòng tin của người dân vào các chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước.

Trong trường hợp này, cơ quan điều tra cần phải xác định rõ vi phạm của ông Tám cũng như vai trò của các tổ chức có liên quan, mà cụ thể là Công ty Đại Lộc, đơn vị được cho là nhận số tiền 269 triệu đồng UBND xã Cầu Lộc chi sai mục đích…”, luật sư Trần Tuấn Anh nói.

Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2020

Mẫu số 01-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………………..)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………(2)

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(3) …………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):…………………………………………

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5) ……………………………………………………….
việc như sau:

– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(6) ……………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Các thông tin khác (nếu có):(9)…………………………………………………………………………………

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(10)

  1. 1. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. 2. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  3. 3. ………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

 

………, ngày…. tháng. năm……. (11)

NGƯỜI YÊU CẦU(12)

 

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-VDS:

(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;…).

(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).

(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

Tải xuống file word tại đây: Mẫu số 01 VDS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04 2018 NQ HĐTP

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 50 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 50, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 50: Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ

Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.

2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Bị thu hồi đất nông nghiệp, nông dân được bồi thường bằng nhà ở?

Luật đất đai 2024 có thể coi là một bước đột phá, mang lại nhiều cải cách tích cực nhằm xây dựng nên một hệ thống quản lý đất đai hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân. Bên cạnh những vấn đề như bãi bỏ khung giá đất hay bổ sung thêm những quy định, nguyên tắc và điều kiện về tách, hợp thửa đất thì vấn đề bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp và các biện pháp hỗ trợ người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong xã hội là một trong những vai trò quan trọng của luật sư, trên tinh thần đó, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật