Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 46 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 46, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 46 : Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Sau khi xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài, Sở Tư pháp gửi Danh sách kèm theo hồ sơ của trẻ em cho Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp để tìm gia đình nước ngoài nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.

– Bước 2: Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình tại Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cha mẹ nuôi đồng ý nhận trẻ em làm con nuôi và văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú ở nước ngoài hữu quan thì Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được nhận làm con nuôi thường trú để trình UBND cấp tỉnh ra quyết định cho nhận con nuôi.

– Bước 3: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển đến, Sở Tư pháp có trách nhiệm trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

– Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

– Bước 5: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

23

2.Hồ sơ bao gồm:

* Hồ sơ của người nhận con nuôi

– Đơn xin nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.04 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp);

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

– Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

– Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

* Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng

– Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.05 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); (trường hợp  cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

Đối với  trường hợp xin nhận đích danh trẻ em thuộc danh sách 1, thì hồ sơ của trẻ em còn phải có các văn bản sau đây:

– Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em;

– Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định, nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.

Như thế nào trẻ em bị coi là xâm hại tình dục

Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đang ở mức báo động, điều đáng lưu ý là kẻ xâm hại đa số là nười có quen biết với nạn nhân, lợi dụng lòng tin của trẻ em, ko có sự đề phòng, sự ngây thơ trong sáng của bọn trẻ, đối tương đã thực hiện hành vi đồi bại để thỏa mãn thú tính của mình, hiện pháp luật cũng có những khung hình phạt tùy vào mức độ vi phạm của các đối tượng. 

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2017

Theo quy định tại điều 13, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:

–  Trẻ em bị hiếp dâm;

–  Trẻ em bị cưỡng dâm;

–  Trẻ em bị giao cấu;

–  Trẻ em bị dâm ô;

–  Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ trẻ em bị xâm hại thì tổ chức, cá nhân phải báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Ngoài ra theo quy định tại điều 33 nghị định này,  quy định một số các thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sau đây cũng phải được bảo vệ trên môi trường mạng:

  • Tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án;
  • Hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em;
  • Tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân;
  • Địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Cảnh sát giao thông được dừng xe trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại điều 12, Thông tư 01/2016/TT-BCA thì  Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh tr lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện đ kim soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

 

Đồng thời, việc dừng phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông; khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó

– Trình tự thực hiện:

+ Doanh nghiệp nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

+ Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu (nếu có) và gửi năm (05) bộ hồ sơ chính thức để thẩm định.

+ Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan có liên quan gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký đầu tư xây dựng trường đua.

+ Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan có liên quan nêu trên, Bộ Tài chính thành lập đoàn công tác liên ngành gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký đầu tư xây dựng trường đua kiểm tra thực địa tại trường đua, địa bàn kinh doanh đặt cược và trụ sở chính của doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược

+ Trong thời hạn mười (15) ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra thực địa, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về những nội dung được lấy ý kiến.

+ Sau khi nhận được ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan nêu trên, Bộ Tài chính tổnghợp ý kiến và xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó.

+ Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

– Cách thức thực hiện:

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ tài chính;

+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

++ Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.

++ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư trường đua ngựa, đua chó, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc bản sao không có chứng thực và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

++ Phiếu lý lịch tư pháp đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp.

++ Tài liệu, hồ sơ chứng minh doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 06/2017/NĐ-CP.

++ Giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng đối với công trình xây dựng trường đua ngựa, đua chó do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

++ Phương án kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Mục tiêu, loại hình sản phẩm, phương thức phân phối vé đặt cược, địa bàn phát hành vé đặt cược, tần suất tổ chức đặt cược, đánh giá hiệu quả kinh doanh (doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách nhà nước), đánh giá tác động môi trường, giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kế hoạchtriển khai thực hiện và thời hạn kinh doanh.

++ Dự thảo Thể lệ đặt cược, Điều lệ đua và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.

+ Số lượng hồ sơ: 05 (bộ).

– Thời hạn giải quyết: trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện: Các doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó.

– Cơ quan thực hiện: Bộ Tài chính.

– Kết quả thực hiện: Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó.

– Lệ phí: không.

– Tên mẫu đơn: Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

+ Doanh nghiệp sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 06/2017/NĐ-CP trước khi tổ chức hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó bao gồm:

+ Đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng trường đua ngựa, đua chó theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư;

+ Đã trang bị đầy đủ hệ thống công nghệ, thiết bị kỹ thuật, phần mềm kinh doanh để tổ chức hoạt động đua ngựa, đua chó và kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó theo quy định tại Nghị định số 06/2017/NĐ-CP.

+ Có phương án kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó khả thi, phương thức phân phối vé đặt cược, địa bàn phát hành vé đặt cược phù hợp quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã

Cơ quan thực hiện : Phòng tài chính – Kế hoạch UBND quận/huyện 

Yêu cầu : 

– Ngành, nghề, nội dung hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải phù hợp với hoạt động của hợp tác xã;

– Chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Trình tự thực hiện : 

– Bước 1: Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã gửi tới Ủy ban nhân dân Quận, Huyện nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.

Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ)

Bước 2: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện kiểm tra hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, cấp Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: hướng dẫn, giải thích để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, đồng thời cập nhật vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

– Bước 4: Người đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện.

Lưu ý:

– Trường hợp hợp tác xã lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại huyện khác với nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.

– Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở nước ngoài thì hợp tác xã phải thực hiện theo quy định pháp luật của nước đó.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy chứng nhận mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Thành phần hồ sơ : 

+ Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (theo mẫu);

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

+ Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

+ Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề;

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đến làm thủ tục.

 Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập hợp tác xã, hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Thời gian thực hiện : 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 

Quán bar, vũ trường, nhà hàng để khách hàng sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào?

Nhân vụ công an Hải Phòng vừa đột kích hàng loạt hàng loạt quán bar, quán karaoke qua đó bắt quả tang hàng chục đối tượng thác loạn sử dụng ma túy, em hỏi luật sư về hình thức xử lý với người sử dụng; người tàng trữ bao nhiều thì phị phạt tù (theo cả luật hiện hành và luật hình sự mới – sắp tới có hiệu lực). Việc quán bar, quán hát để xảy ra sự việc bị xử lý thế nào?

ruby_2_1

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Bộ luật Hình sự đã quy định các tội phạm về ma tuý. Theo đó, ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, lá hoa, quả cây cần sa, lá cô ca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, hêrôin, côcain, các chất ma tuý khác ở thể lỏng, các chất ma tuý khác ở thể rắn.

Về vụ việc ở Hải Phòng, khi công an bắt quả tang hàng chục đối tượng đang thác loạn sử dụng chất ma túy:

Thứ nhất, về hình thức xử lý với người sử dụng chất ma túy.

Nếu chỉ là sử dụng ma túy thì hiện nay tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199 BLHS 1999) đã được bãi bỏ bởi khoản 36 điều 1 Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2009 nên người sử dụng ma túy không phạm tội, những người sử dụng ma túy trái phép sẽ không bị xử lý hình sự. Nếu người sử dụng ma túy có thêm hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán….trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về những hành vi này.

Còn về chế tài hành chính thì người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt hành chính: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.” Theo khoản 1 Điều 21 Nghị Định 167/2013/ NĐ-CP uy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

Thứ hai, về hình thức xử lý với người tàng trữ trái phép chất ma túy.

“Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người.v.v) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

Như vậy, khi các đối tượng bị bắt quả tang, công an khám xét trong quần áo, tư trang cá nhân theo người có cất giấu bất hợp pháp chất ma túy thì bị coi là “tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Về mức phạt hành chính: Phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng, căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị Định 167/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

 

Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;

+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;

+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;

+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;

+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống.

Về xử lý hình sự: Theo đó người nào có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy với trọng lượng vượt quá mức kể trên sẽ bị khởi tố hình sự Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 với khung hình phạt cao nhất là tử hình.

– Tuy nhiên ,quy định mới của BLHS 2015 thì tội tàng trữ trái phép chất ma túy đã được quy định cụ thể tại Điều 249 BLHS 2015 với khung hình phạt là chung thân.  Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

Bên cạnh đó, điều 249 BLHS 2015 bổ sung thêm quy định về tàng trữ trái phép chất Methamphetamine, Amphetamine, MDMA.

Theo Nghị đinh 82/2013/NĐ-CP  của chính phủ ban hành về danh mục các chất ma túy và tiền chất thì thuốc lắc (MDMA) được đưa vào danh mục “CÁC CHẤT MA TÚY TUYỆT ĐỐI CẤM SỬ DỤNG TRONG Y HỌC VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI”

Quy định này là phù hợp với thực trạng hiện nay, khi ma túy tổng hợp, thuốc lắc… đang dần thay thế các loại ma túy truyền thống khác.

Thứ ba, về hình thức xử lý đối với các quán bar, quán karaoke để xảy ra sự việc.

Thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có vũ trường, quán bar, karaoke. Cùng với sự phát triển về kinh tế – xã hội, các địa điểm vui chơi giải trí này không ngừng phát triển và đây là môi trường nhạy cảm đối với các đối tượng sử dụng, tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép ma túy.

+ Xử lý vi phạm hành chính.

-) Trong trường hợp người chủ, người quản lý quán bar, vũ trường, quán karaoke không biết hoặc bị người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo khoản 4 Điều 21 Nghị Định 167/2013/ NĐ-CP.

-) Trong trường hợp người chủ, người quản lý quán bar, vũ trường, quán karaoke biết và cung cấp địa điểm, phương tiện trái pháp luật cho người sử dụng chất ma túy thì bị phạt tiền từ  20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

+ Xử lý hình sự  đối với chủ, quản lý quán bar, vũ trường, quán karaoke.

Thực tế cho thấy, hoạt động phạm tội ma túy của các đối tượng tại vũ trường, quán karaoke, khách sạn, nhà nghỉ thường có sự liên quan của những người là chủ cơ sở, những người làm công tác quản lý, nhân viên, lễ tân, kỹ thuật viên. Vì những lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại, những người có trách nhiệm của những cơ sở này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm ngơ các hoạt động phạm tội về ma túy. Do vậy, ta cần phải làm rõ trách nhiệm của những người này.

Nếu những người này biết việc người khác là các đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ hoặc không cho thuê nhưng để mặc người khác hai lần sử dụng trái phép chất ma túy trở lên hoặc để cho nhiều người sử dụng trái phép chất ma túy thì bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 198 BLHS 1999 với khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Ngoài ra còn bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nếu những người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó không phải để sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy, mà dùng địa điểm đó đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác hoặc điều hành, chỉ huy, phân công việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sự dụng chất ma túy thì người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 197 BLHS 1999 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra còn bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Theo Bộ luật Hình sự 2015, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 255 BLHS 2015 với khung hình phạt tương đương Điều 197 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Tội chứa chấp sử dụng chất ma túy được  quy định tại Điều 256 BLHS 2015 với khung hình phạt tương đương Điều 198 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Trân trọng!

Thủ tục thông báo thực hiện khuyến mại

Hiện nay, với sự hộ trợ của công nghệ thông tin trong việc phát triển kinh doanh dẫn đến môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiều phương thức để tiếp cận khách hàng trong đó có phương thức thực hiện chương trình khuyến mại để quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại và tăng doanh số bán hàng.

  1. Doanh nghiệp khi thực hiện chương trình khuyến mại cần phải lưu ý đến các điểm chính như:
  • Không sử dụng thuốc chữa bệnh cho người để thực hiện việc khuyến mại (Nghị định 68/2009/NĐ-CP)
  • Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
  • Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.
  • Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có).
  • Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
  • Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
  • Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
  • Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại.
  • Tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
  • Giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại phải bỏ ra để có được hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hoá hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.
    • Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.
  • Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
  • Chương trình khuyến mại mang tính may rủi có phát hành vé số dự thưởng phải tuân thủ các quy định sau đây:
    • Vé số dự thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng;
    • Vé số dự thưởng phải in đủ các nội dung về số lượng vé số phát hành, số lượng giải thưởng, giá trị từng loại giải thưởng, địa điểm phát thưởng, thời gian, địa điểm mở thưởng và các nội dung liên quan quy định tại Điều 97 Luật Thương mại;
    • Việc mở thưởng chỉ áp dụng cho các vé số đã được phát hành

2. Căn cứ pháp lý:

Luật Thương Mại
Nghị định 37/2006/NĐ-CP
Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC
Nghị định 68/2009/NĐ-CP
Nghị định 06/2008/NĐ-CP

3. Đối với trường hợp Thông báo chương trình khuyến mại

Hình thức khuyến mại áp dụng:

  • Cho khách hàng dùng thử hàng hóa/dịch vụ;
  • Tặng quà khi khách hàng mua hàng hóa/dịch vụ;
  • Giảm giá;
  • Tặng kèm phiếu mua hàng hóa/dịch vụ;
  • Tặng kèm phiếu dự thi để chọn người trao thưởng;
  • Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên;
  • Tổ chức cho khách hàng tham gia các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, giải trí

Hồ sơ bao gồm: 

  • Thông báo thực hiện khuyến mại (theo mẫu);
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh;
  • Hình ảnh hàng hóa khuyến mại;
  • Hình ảnh hàng hóa dùng để khuyến mại;

Thời gian thực hiện: 02 ngày làm việc

4. Đối với trường hợp Đăng ký chương trình khuyến mại

Hình thức khuyến mại áp dụng: 

  • Chương trình khuyến mại mang tính may rủi (bốc thăm);
  • Các hình thức khuyến mại khác.

Hồ sơ:

  • Đăng ký thực hiện khuyến mại (theo mẫu);
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh;
  • Thể lệ chương trình khuyến mại;
  • Mẫu phiếu bốc thăm trúng thưởng;
  • Hình ảnh hàng hóa khuyến mại;
  • Hình ảnh hàng hóa dùng để khuyến mại;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ/ Tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc

Doanh nghiệp có mong muốn thực hiện thủ tục này xin vui lòng liên hệ với Luật Minh Bạch để được tư vấn và tiến hành thủ tục cụ thể.

Trình tự, thủ tục khi Tòa án giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương ra sao? Ly hôn đơn phương mới nhất 2020

1. Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương 

Yêu cầu ly hôn đơn phương sẽ được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Theo đó, người có yêu cầu ly hôn đơn phương có thể nộp hồ sơ ly hôn đơn phương trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền hoặc gửi bộ hồ sơ này qua đường bưu điện.

Người nộp đơn cần lưu ý về việc yêu cầu Tòa án có giấy biên nhận hồ sơ (trong trường hợp nộp trực tiếp) hoặc phiếu báo phát (trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện) để làm căn cứ kiến nghị Tòa án giải quyết hồ sơ đúng thời hạn luật định (trong trường hợp Tòa án chậm giải quyết).

2. Tòa án xem xét hồ sơ ly hôn đơn phương

Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Tòa án sẽ tiến hành xem xét những tài liệu, chứng cứ, nếu xét thấy đúng thẩm quyền, Tòa án sẽ tiến thông báo cho người có yêu cầu ly hôn đơn phương bằng văn bản.

3. Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Thông báo bằng văn bản được gửi đến người có yêu cầu ly hôn đơn phương là thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, trong đó sẽ ghi rõ số tiền tạm ứng án phí mà người có yêu cầu khởi kiện phải nộp. Mức tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án ly hôn hiện nay là 300.000 đồng. Trong trường hợp yêu cầu ly hôn đơn phương có đề nghị giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng thì số tiền tạm ứng án phí sẽ tính theo % căn cứ trên giá trị tài sản mà các bên tranh chấp. Giá trị tài sản tranh chấp càng nhiều thì số tiền tạm ứng án phí càng cao.

Quy định về việc nộp tiền tạm ứng án phí này nhằm mục đích khuyến khích tinh thần thỏa thuận của các bên trong ly hôn.

Khi nhận được thông báo này, người có yêu cầu ly hôn đơn phương bắt buộc phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án cấp có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Gọi là bắt buộc bởi việc nộp tiền tạm ứng án phí hết sức quan trọng, quyết định đến việc ly hôn đơn phương có được giải quyết hay không, nếu không nộp số tiền tạm ứng án phí này theo đúng thời hạn thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dẫn đến việc vụ án sẽ không được xem xét, giải quyết.

4. Tòa án thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử

Sau khi người có yêu cầu ly hôn đơn phương nộp tiền tạm ứng án phí đúng theo quy định, Tòa án sẽ thụ lý vụ án để xem xét, giải quyết, ra thông báo về việc thụ lý vụ án và tiến hành các công tác chuẩn bị xét xử.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình; Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Trường hợp trong phiên hòa giải, các bên hòa giải được đoàn tụ thì tòa án tiến hành lập biên bản hòa giải thành, trong vòng 7 ngày mà không có tranh chấp gì thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các được sự.

Nếu trong phiên hòa giải, các bên vẫn có tranh chấp hoặc mâu thuẫn thì Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên tòa xét xử.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thu thập chứng cứ nếu xét thấy cần thiết hoặc nếu có yêu cầu của đương sự.

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, trường hợp có trở ngại khách quan hoặc tình tiết phức tạp thì được gia hạn tối đa không quá 2 tháng.

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

Có thể thấy từ thời điểm nộp hồ sơ, thụ lý vụ án đến thời điểm mở phiên tòa để giải quyết vụ án theo luật định có thể lên đến 8 tháng, tuy nhiên thực tế có những vụ án còn lâu hơn thế rất nhiều, thậm chí hàng năm trời vụ án cũng chưa được thụ lý, giải quyết. Không chỉ trong ly hôn mà trình tự, thủ tục nêu trên cũng được áp dụng đối với các vụ án dân sự ở nhiều lĩnh vực khác.

Vì vậy, mỗi người cần thiết phải trang bị cho mình những kiến thức pháp lý cơ bản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình nếu trường hợp chẳng may mình trở thành diễn viên chính trong một bộ phim buồn như thế này.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật