Điều 62 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 62, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 62 : Chấm dứt việc giám hộ

1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Người được giám hộ chết;

c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Áp dụng pháp luật chịu sự quy định, ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng pháp lý. Điều này làm cho việc áp dụng pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình áp dụng pháp luật:

1.Hoạt động xây dựng pháp luật:

 Hoạt động áp dụng pháp luật có liên quan rất chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật. Để thực hiện và áp dụng pháp luật có hiệu quả trước hết phải có pháp luật tốt. Nói cụ thể hơn là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh , đồng bộ , sát thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với những điều kiện kinh tế , chính trị,văn hóa xã hội, tâm lí, tổ chức .mà trong đó pháp luật sẽ tác động, đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của đất nước ở mỗi thời kì phát triển . Sau khi đã ban hành pháp luật, vấn đề quan trọng có ảnh hưởng tới việc thực hiện , áp dụng pháp luật là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân để mọi người nắm được các quy định của pháp luật, từ đó họ có ý thức tự giác tuân theo pháp luật.

2.Trình độ văn hóa pháp lí của cán bộ và nhân dân và sự sáng tạo của mỗi cơ quan hoặc tổ chức :

trình độ pháp lí của cán bộ, nhân dân trong xã hội và sự sáng tạo của mỗi cơ quan hoặc tổ chức. Sự hoàn thiện của hoạt động áp dụng pháp luật đòi hỏi trình độ văn hóa pháp lí cao của cán bộ và nhân dân trong xã hội.Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân , tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật để từ đó họ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của mình cũng như của người khác và đấu tranh không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cực , vi phạm pháp luật trong xã hội. Trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật phải đảm bảo tính năng động , chủ động, sáng tạo , sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội .

3.Công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật:

Áp dụng pháp luật vốn là hoạt động do các cơ quan hoặc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành như cơ quan hành chính, tòa án, viện kiểm sát,…Do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật nên chủ thể bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu quả bất lợi nên trong pháp luật luôn có sự xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự thủ tục… của chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần được tổ chức một cách khoa học, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận để tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn cản trở nhau trong công việc của các cơ quan này. Sự không thống nhất, không phân định rõ ràng phạm vi, lĩnh vực hoạt động hoặc thẩm quyền của các cơ quan dẫn đến có những vụ việc thì nhiều cơ quan tranh nhau giải quyết nhưng lại có những vụ việc thì đùm đẩy không cơ quan nào nhận trách nhiệm giải quyết. Trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật phải đảm bảo tính năng động, chủ động, sáng tạo, sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội.

4.Hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật:

Đặc biệt, hoạt dộng của các cơ quan áp dụng pháp luật còn thể hiện ở sự thông thạo các công việc mà họ đảm nhận và thực hiện chúng với tinh thần trách nhiệm cao, tránh hiện tượng quan lieu, cửa quyền, sách nhiễu, trì trệ, giấy tờ hình thức hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với số phận, tính mạng con người, với tài sản của nhà nước và nhân dân. Thực tế cho thấy sự quan liêu, chậm trễ, thiếu tinh thần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc một số cán bộ có chức có quyền trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân dẫn dến nhiều vụ việc đơn giản lại trở nên phức tạp, nhiều sự oan ức bất bình trong nhân dân không giải quyết được gây ra hậu quả không thể lường trước.

5.Các văn bản áp dụng pháp luật:

Bởi tính hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, sự tác động của các văn bản áp dụng pháp luật. Quá trình áp dụng pháp luật phải thông qua một số giai đoạn nhất định, các giai đoạn đó được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các văn bản áp dụng pháp luật. Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào văn bản áp dụng pháp luật. Do vậy các văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành phù hợp với một số yêu cầu sau : văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp, nghĩa là nó được ban hành đúng thẩm quyền hoặc nhà chức trách chỉ được ban hành một số văn bản áp dụng pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở thực tế, nghĩa là nó được ban hành căn cứ vào những sự kiện, những đòi hỏi thực tế đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy .

6.Ý thức pháp luật của người áp dụng pháp luật, người bị áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật và chủ thể bị áp dụng pháp luật:

Ý thức pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, chủ thể bị áp dụng pháp luật, người áp dụng pháp luật và người bị áp dụng pháp luật đều cần có ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vi của mình và hành vi của các chủ thể khác phù hợp với much đich, yêu cầu của pháp luật. Âp dụng pháp luật là một qua trình phức tạp đòi hỏi người áp dụng pháp luật phải có ý thức pháp luật cao nếu không có ý thúc phap luật cao thì chủ thể bị áp dụng pháp luật sẽ rất khó để nhận thấy rằng ý thức pháp luật đã có tác động tích cực đến quá trình thực hiện nghiệp vụ của chủ thể tiến hành.

7.Những điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật:

Hoạt động áp dụng pháp luật còn chịu ảnh hưởng của những điều kiện đảm bảo cần thiết về vật chất – kỹ thuật. Nhiều văn bản pháp luật, nhiều quy định của pháp luật muốn thực hiện được trong thực tế đòi hỏi phải có một chi phí rất lớn về sức người và trang bị vật chất – kỹ thuật(Ví dụ như kinh phí để thực hiện áp dụng pháp luật). Hoạt động áp dụng pháp luật phải luôn tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tất cả các công đoạn, đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện vi phạm pháp luật, những hành vi áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp .

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG MỚI NHẤT HIỆN NAY

1. Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.

Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.

Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. Tranh chấp có thể đến từ việc một trong hai bên không đồng ý ly hôn hoặc tranh chấp về tài sản hay tranh chấp quyền nuôi con.

Ly hôn đơn phương là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên (có thể từ vợ hoặc chồng) do cuộc sống hôn nhân không mong muốn, cả hai không thể chung sống hạnh phúc cùng nhau nữa.

2. Căn cứ để ly hôn đơn phương?

Việc ly hôn đơn phương chỉ có thể được pháp luật xem xét, giải quyết nếu có căn cứ chứng minh được cuộc hôn nhân đang lâm vào tình trạng nêu trên.

Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được có thể hiểu là:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, người nào chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống; hoặc

– Vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau; hoặc

– Vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình.

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài sẽ căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức được coi là trầm trọng hay không. Trong trường hợp thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

Mục đích hôn nhân không đạt được sẽ có thể hiểu đơn giản là vợ chồng không còn tình nghĩa; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau hoặc không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.

3. Cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đơn phương?

Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đơn phương.

Bị đơn được hiểu đơn giản là người không có yêu cầu ly hôn đơn phương.

Nơi cư trú sẽ căn cứ dựa trên địa chỉ được thể hiện trong sổ hộ khẩu của bị đơn.

Việc xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết là một yếu tố quan trọng, dù căn cứ ly hôn đơn phương hoặc hồ sơ ly hôn đơn phương có đầy đủ và thuyết phục nhưng nếu xác định không đúng thẩm quyền, Tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương.

4. Hồ sơ ly hôn đơn phương?

Sau khi đã có đủ căn cứ chứng minh như đã nêu tại phần 2 và đã xác định được cơ quan giải quyết, người có yêu cầu ly hôn đơn phương cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những tài liệu sau đây:

– Đơn xin ly hôn;

– Bản sao Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu (có công chứng bản chính);

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện;

– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có);

– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có);

Trong hồ sơ ly hôn đơn phương, đơn xin ly hôn, CMND và Sổ hộ khẩu là tài liệu bắt buộc phải có để Tòa án có cơ sở thụ lý, giải quyết vụ việc. Giấy khai sinh của con và các chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản là những giấy tờ, tài liệu giúp chứng minh rõ nét yêu cầu ly hôn đơn phương và để Tòa án có căn cứ giải quyết những vấn đề có liên quan đến tranh chấp quyền nuôi con hoặc tranh chấp về tài sản, nếu hai bên đã tự thỏa thuận được về những vấn đề này và không có yêu cầu về việc giải quyết tranh chấp thì tài liệu này có thể có hoặc không.

5. Trình tự, thủ tục khi Tòa án giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương ra sao?

Yêu cầu ly hôn đơn phương sẽ được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Theo đó, người có yêu cầu ly hôn đơn phương có thể nộp hồ sơ ly hôn đơn phương trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền hoặc gửi bộ hồ sơ này qua đường bưu điện.

Người nộp đơn cần lưu ý về việc yêu cầu Tòa án có giấy biên nhận hồ sơ (trong trường hợp nộp trực tiếp) hoặc phiếu báo phát (trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện) để làm căn cứ kiến nghị Tòa án giải quyết hồ sơ đúng thời hạn luật định (trong trường hợp Tòa án chậm giải quyết).

5.1. Xem xét hồ sơ ly hôn đơn phương

Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Tòa án sẽ tiến hành xem xét những tài liệu, chứng cứ, nếu xét thấy đúng thẩm quyền, Tòa án sẽ tiến thông báo cho người có yêu cầu ly hôn đơn phương bằng văn bản.

5.2. Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Thông báo bằng văn bản được gửi đến người có yêu cầu ly hôn đơn phương là thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, trong đó sẽ ghi rõ số tiền tạm ứng án phí mà người có yêu cầu khởi kiện phải nộp. Mức tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án ly hôn hiện nay là 300.000 đồng. Trong trường hợp yêu cầu ly hôn đơn phương có đề nghị giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng thì số tiền tạm ứng án phí sẽ tính theo % căn cứ trên giá trị tài sản mà các bên tranh chấp. Giá trị tài sản tranh chấp càng nhiều thì số tiền tạm ứng án phí càng cao.

Quy định về việc nộp tiền tạm ứng án phí này nhằm mục đích khuyến khích tinh thần thỏa thuận của các bên trong ly hôn.

Khi nhận được thông báo này, người có yêu cầu ly hôn đơn phương bắt buộc phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án cấp có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Gọi là bắt buộc bởi việc nộp tiền tạm ứng án phí hết sức quan trọng, quyết định đến việc ly hôn đơn phương có được giải quyết hay không, nếu không nộp số tiền tạm ứng án phí này theo đúng thời hạn thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dẫn đến việc vụ án sẽ không được xem xét, giải quyết.

5.3. Thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử

Sau khi người có yêu cầu ly hôn đơn phương nộp tiền tạm ứng án phí đúng theo quy định, Tòa án sẽ thụ lý vụ án để xem xét, giải quyết, ra thông báo về việc thụ lý vụ án và tiến hành các công tác chuẩn bị xét xử.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình; Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Trường hợp trong phiên hòa giải, các bên hòa giải được đoàn tụ thì tòa án tiến hành lập biên bản hòa giải thành, trong vòng 7 ngày mà không có tranh chấp gì thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các được sự.

Nếu trong phiên hòa giải, các bên vẫn có tranh chấp hoặc mâu thuẫn thì Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên tòa xét xử.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thu thập chứng cứ nếu xét thấy cần thiết hoặc nếu có yêu cầu của đương sự.

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, trường hợp có trở ngại khách quan hoặc tình tiết phức tạp thì được gia hạn tối đa không quá 2 tháng.

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

Có thể thấy từ thời điểm nộp hồ sơ, thụ lý vụ án đến thời điểm mở phiên tòa để giải quyết vụ án theo luật định có thể lên đến 8 tháng, tuy nhiên thực tế có những vụ án còn lâu hơn thế rất nhiều, thậm chí hàng năm trời vụ án cũng chưa được thụ lý, giải quyết. Không chỉ trong ly hôn mà trình tự, thủ tục nêu trên cũng được áp dụng đối với các vụ án dân sự ở nhiều lĩnh vực khác.

Vì vậy, mỗi người cần thiết phải trang bị cho mình những kiến thức pháp lý cơ bản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình nếu trường hợp chẳng may mình trở thành diễn viên chính trong một bộ phim buồn như thế này.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đăng ký kết hôn ?

Câu hỏi :

 Chúng tôi yêu nhau hơn 5 năm nay và quyết định sẽ đăng ký kết hôn tại UBND phường. Trước khi đi làm thủ tục, tôi thắc mắc không biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì để hoàn tất hồ sơ đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật ?

Trả lời : 

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13, hai bên nam nữ cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kết hôn bao gồm các giấy tờ dưới đây:

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu tại Phụ lục được ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP.

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và phải còn thời hạn sử dụng.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi UBND cấp xã nơi cư trú của nam/nữ.

– Quyết định/bản án về việc ly hôn của Toà án đã có hiệu lực (đối với trường hợp trước đây đã kết hôn mà ly hôn).

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Con riêng của vợ (chồng) có được hưởng di sản thừa kế không?

Câu hỏi : 

Người chồng có một đứa con riêng cùng sống với gia đình. Khi chết, người chồng không để lại di chúc. Vậy con riêng của người chồng có được hưởng gì từ căn nhà của vợ chồng người đã mất?

Trả lời :

Theo quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình 2014 : 

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Khi ngươì chồng chết thì căn nhà (tài sản chung của hai vợ chồng), theo quy định được chia làm hai phần khi chia di sản thưà kế, một phần thuộc quyền sở hữu sử dụng của người chồng, phần còn lại thuộc quyền sử dụng của người vợ. Phần của ngươì chồng được đem chia cho những ngươì thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: ông, bà, cha, mẹ đẻ của chồng (nếu còn sống), con rêing của chồng, con đẻ của người vợ với người chồng mỗi ngươì một phần ngang nhau theo điêu 653, 654 Bộ Luật Dân sự 2015 . Như vậy, khi phân chia di sản của người chồng, người con riêng sẽ được hưởng một phần ngang với các đối tượng khác cùng hàng thừa kế.

 

Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh bất động sản

Kinh doanh bất động sản là ngành nghề có điều kiện, trước hết nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh trong lĩnh vực này thì cần phải thành lập doanh nghiệp, và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng (không phải làm thủ tục đăng ký xác nhận vốn pháp định) . Kinh doanh bất động sản có nhiều loại khác nhau, cụ thể từng lĩnh vực sẽ có các điều kiện cụ thể sau : 

I.Kinh doanh bất động sản có sẵn

– Bất động sản đưa vào kinh doanh phải :

a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Nhà đầu tư được kinh doanh dưới các hình thức sau :

  • Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
  • Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất

1. Kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai

-Bất động sản đưa vào phải :

  1. Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.
  2. Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.

–  Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.

III. Kinh doanh dịch vụ bất động sản ( bao gồm môi giới bất động sản; sàn giao dịch bất động sản; tư vấn quản lý bất động sản)

1.Môi giới bất động sản

Điều kiện :

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
  3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.

 

2.Sàn giao dịch bất động sản

Điều kiện :

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
  3. Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.

 3.Tư vấn quản lý bất động sản bao gồm :

a) Bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất;

b) Tổ chức thực hiện việc cung cấp các dịch vụ bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của bất động sản;

c) Tổ chức thực hiện việc bảo trì, sửa chữa bất động sản;

d) Quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng bất động sản của khách hàng theo đúng hợp đồng;

đ) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng, với Nhà nước theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất.

 

 

 

 

 

Ngân hàng ACB phát đơn đến cơ quan chức năng vụ tin đồn lãnh đạo đánh bạc triệu đô

Vừa qua, một tài khoản TikTok khá nổi tiếng trên mạng đã livestream với nội dung liên quan đến việc lãnh đạo ACB đánh bạc với số tiền lên đến hàng chục triệu USD. Tuy nhiên tài khoản này đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Thông tin trên lập tức khiến dư luận, đặc biệt là người gửi tiền và giới đầu tư cổ phiếu quan tâm. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) đã xác nhận việc phát đơn đến cơ quan chức năng đề nghị vào cuộc xử lý việc phát tán tin đồn lãnh đạo ngân hàng đánh bạc. Chia sẻ với phóng viên Báo Sức khỏe và đời sống,  Luật sư Trần Tuấn Anh, Công ty Luật Minh Bạch – Đoàn Luật sư Hà Nội, đã có những phân tích dưới góc độ pháp lý về vụ việc.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Thấy gì từ loạt phi vụ lừa đảo tài chính nghìn tỷ bị phanh phui

Năm 2024, tình trạng lừa đảo tài chính tại Việt Nam trở thành vấn đề đáng báo động với hàng loạt vụ việc nghiêm trọng bị phanh phui. Mr.Pips, Triệu nụ cười, GFDI,…là những từ khóa đã quá nổi bật trên mạng xã hội trong thời gian qua. Trao đổi với tạp chí Nhà đầu tư, Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch, đã có những đánh giá dưới góc độ pháp lý cũng như đưa ra khuyến cáo đối với người dân về vấn đề này.

Tìm đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Vụ việc “cẩu cả xe lẫn người”

Vụ việc:

Sáng 13/9, người phụ nữ 36 tuổi chạy ôtô 7 chỗ trên quốc lộ 51, hướng từ TP HCM đi Vũng Tàu. Đến ngã ba Tân Cang (TP Biên Hòa), chị này được cho là vượt đèn vàng thì bị Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra giấy tờ.

Nữ tài xế cùng ôtô được cẩu lên xe chuyên dụng đưa về Trạm CSGT xử lý.

Nữ tài xế không xuất trình giấy tờ rồi bất ngờ nhấn ga bỏ chạy. CSGT chạy môtô đuổi theo hơn 2 km, đến trước cổng công ty thuộc xã Tam Phước, TP Biên Hòa, chặn được ôtô.

Tại đây, người phụ nữ cố thủ trong ôtô, không chịu ra ngoài hợp tác. Sau gần 2 giờ không thể lập biên bản, CSGT cùng công an địa phương đã điều xe cẩu đến cưỡng chế, đưa cả xe và nữ tài xế về Trạm CSGT Ngã 3 Thái Lan xử lý.

cau-xe

Ảnh minh họa

Nhận định của Luật sư:

Việc Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra giấy tờ là đúng.

Theo thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành thì khi phát hiện lỗi của người tham gia giao thông, csgt có quyền ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra giấy tờ.

Nữ tài xế cần phải chấp hành hiệu lệnh này, sau đó yêu cầu csgt chứng minh lỗi của mình trước khi ký vào biên bản xử phạt.

Những hành vi vi phạm giao thông bị cưỡng chế, cẩu xe về trạm.

Pháp luật chỉ có quy định riêng về các trường hợp tạm giữ người hoặc tạm giữ phương tiện.

Về việc tạm giữ người, theo quy định tại các Điều 119, 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp tạm giữ người hoặc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.

Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi người đó có một số hành vi như gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

Việc tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.

Việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.Ngoài ra, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển vi phạm.

Việc cẩu cả xe có người ngồi bên trong có đúng pháp luật? Có cần thiết?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về trường hợp tạm giữ phương tiện (cẩu xe) mà có người đang ở trong xe.

Việc  CSGT “cẩu xe” như vậy thứ nhất là không cần thiết, vì

-Trong trường phương tiện không có dấu hiệu cản trở giao thông.

-Có thể gây ảnh hưởng đến thân thể, sức khỏe, thậm chí là tính mạng của nữ tài xế.

-Gây hoang mang trong dư luận.

Các biện pháp thay thế biện pháp “cẩu xe”

Trong trường hợp người vi phạm luật giao thông không tuân thủ hiệu lệnh, CSGT có thể áp dụng nhiều cách xử lý khác như ghi lại biển số, từ đó tìm ra chủ sở hữu phương tiện để xử phạt hành chính, không nhất thiết phải xử lý ngay tại chỗ.

 

Điểm mới của Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

Ngày 15/01/2018 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thay thế nghị định 23/2007/NĐ-CP chính thức có hiệu lực

Nghị định 09/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới tiến bộ và rõ ràng hơn về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đặc biệt về mảng giấy phép kinh doanh

I.Các trường hợp hoạt động phải xin giấy phép kinh doanh

Căn cứ vào Điều 5 và Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, các trường hợp hoạt động phải xin giấy phép kinh doanh bao gồm:

  1. Phân phối bán lẻ hàng hóa là “gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó”
  2. Phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là “gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí”
  3. Nhập khẩu, phân phối bán buôn với hàng hóa là “dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
  • Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
  • Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
  1. Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  2. Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  3. Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
  4. Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
  5. Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  6. Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

II.Các trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh phải xin ý kiến Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành

Theo Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì:

  1. Thẩm quyền cấp giấy phép theo Luật mới thuộc Sở Công Thương
  2. Xin ý kiến Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh các hoạt động bao gồm:
  • Nhập khẩu, phân phối bán buôn với hàng hóa là “dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
  • Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
  • Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

(Trước đây theo quy định Nghị định 23/2007/NĐ-CP thì lĩnh vực nhập khẩu, phân phối bán buôn phải xin giấy phép và có ý kiến đồng ý của Bộ Công Thương)

  • Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  • Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
  • Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
  • Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  • Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa

Lưu ý: Đối với các hoạt động lĩnh vực phân phối bán lẻ hàng hóa là “gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí” thì phải xin thêm ý kiến của Bộ quản lý ngành (tuy nhiên luật không quy định rõ cơ quan nào trong trường hợp này)

III. Thời hạn giải quyết 

So với Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định tổng thời gian giải quyết là 45 ngày thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP rút ngắn còn 28 ngày đổi với trường hợp phải xin ý kiến Bộ Công Thương và các bộ chuyên ngành khác, còn 10 ngày trong trường hợp không phải xin ý kiến

 

 

Điều 103 Bộ luật dân sự 2015

Điều 103. Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.

2. Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật này.

3. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.

Chế độ bảo hiểm đối với người cao tuổi

1/ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối tượng bảo trợ xã hội có nêu: Đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng là người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

 b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định thì mức hưởng trợ cấp của người cao tuổi hàng tháng là 270.000 đồng.

Cùng bạn gái vào nhà nghỉ, làm sao để chứng minh không mua dâm?

Anh T.A.T (30 tuổi) thắc mắc như sau: “Tôi cùng bạn gái (năm nay 23 tuổi) vào nhà nghỉ và cả hai tự nguyện quan hệ. Nếu lúc đó công an kiểm tra đột xuất nhà nghỉ thì làm sao để tôi chứng minh rằng tôi không có mua dâm, bạn gái tôi không có bán dâm?”.

nhà nghỉ

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Về nguyên tắc, trước khi công an xử phạt người mua dâm, bán dâm thì phải chứng minh người đó có thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm. Tuy nhiên, người bị nghi ngờ nên hợp tác cùng công an, có thể tự chứng minh mình không vi phạm… Như vậy, sẽ hạn chế tối đa sự “oan sai” và mọi việc sẽ “dễ chịu” cho các bên.

– Khoản 1, 2, 3 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 giải thích như sau: “(1) Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác; (2) Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu; (3) Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm”

Như vậy, chỉ cần chứng minh quan hệ trên không có yếu tố “trả/nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác” thì không bị coi là mua, bán dâm.

– Điểm e, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2010/TT-BCA về điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định: “Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam cấp; giấy xác nhận cử đi công tác của cơ quan, tổ chức; xác nhận của cơ quan đến liên hệ công tác; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Trường hợp khách đến lưu trú không có các loại giấy tờ trên thì khi cho khách vào lưu trú, chủ cơ sở phải thông báo ngay cho cơ quan Công an phường, xã, thị trấn”

Do đó, trong trường hợp công an vào kiểm tra phòng, anh/chị có thể chứng minh việc mình không mua bán dâm bằng cách trình bày việc mình đã xuất trình các giấy tờ tùy thân cho quản lý khách sạn/nhà nghỉ và đưa ra các chứng cứ về việc anh/chị là người yêu như: cho biết họ tên của nhau, nghề nghiệp, quê quán, nơi ở… hoặc những thông tin cá nhân có liên quan khác.

Bởi vậy, anh/chị cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác để xuất trình cho chủ nhà nghỉ, khách sạn; công an (khi được yêu cầu) và tuân thủ đúng các quy định tại Điểm e, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2010/TT-BCA.

Điều 22. Hành vi mua dâm

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.

Điều 23. Hành vi bán dâm

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.

3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình)

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Công ty Luật Minh Bạch

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền