Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 71 Bộ luật dân sự 2015

Điều 71. Tuyên bố chết

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn. Cụ thể, nam; nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

“a) Nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

  1. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  2. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  3. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.

logo-mblaw

Theo đó, để có thể được kết hôn hai bạn cân đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất Về độ tuổi, pháp luật quy định về độ tuổi kết hôn dựa trên những đặc điểm về tâm sinh lý của người nam và người nữ. Cụ thể, nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Vậy nên, bạn và bạn gái của bạn đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình 2014.

Thứ hai, Vấn đề không được sự đồng ý của gia đình: Pháp luật quy định cụ thể việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định (điểm b. Khoản 1, Điều 8), tức là việc kết hôn hôn hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nam và nữ trên tinh thần tự nguyện, thống nhất. Pháp luật không quy định sự ảnh hưởng của yếu tố “gia đình” bởi hai bên nam nữ là chủ thể đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả của cuộc kết hôn.

Thứ ba về năng lực hành vi dân sự: Pháp luật quy định những người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Điều 22, Luật Dân Sự 2015 có quy định về người mất năng lực hành vi dân sự là “người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”

Thứ tư, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia Đình 2014, cụ thể:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

  1. c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  2. d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

 

Điều 33 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 33 Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 33 : Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể 

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;

b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;

c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái.

Câu hỏi: Em trai tôi sắp tới lập gia đình và các cụ ở quê muốn sang tên cho em trai tôi mảnh đất và ngôi nhà liền kề của các cụ. Nhà đất này đã đứng tên sổ đỏ của bố tôi. Như vậy, tôi muốn hỏi luật sư về thủ tục tặng cho con đất và phí và các lệ phí liên quan?  Mong nhận được tư vấn của luật sư.

Người gửi câu hỏi: Anh Hoài-Thanh Xuân-Hà Nội.

tang cho dat

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư tư vấn:

Cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch. Trường hợp này của gia đình anh chúng tôi tư vấn như sau:

Điều kiện để thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai (tặng cho, chuyển đổi, mua bán)

-Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

-Đất không có tranh chấp;

-Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

-Đất vẫn còn thời hạn sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:

Theo điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này

  1. d) VIệc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”.

Như vậy, bố mẹ anh muốn sang tên sổ đỏ cho em trai anh thì phải đến một tổ chức công chứng trên địa bản tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND cấp xã để công chứng/chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau đó có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên cho em trai anh tại văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ bao gồm:

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

Nghĩa vụ thuế, phí phải nộp:

Quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP về thu nhập được miễn thuế:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.”là thu nhập được miễn thuế.

Trong trường hợp này bố mẹ anh tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho em trai anh thì được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Khoản 10 Điều 4 Nghị định45/2011/NĐ-CP Quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

“Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu”.

Như vậy, nếu em trai bạn thuộc trường hợp được bố mẹ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì được miễn nộp lệ phí trước bạ.

Trân trọng!

 

Những chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 – 10/9/2016.

1.Hỗ trợ 15kg gạo/tháng cho mỗi học sinh đặc biệt khó khăn

 Từ ngày 01/9/2016, Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, mức hỗ trợ mới đối với các đối tượng được hưởng chính sách nêu trên như sau:

– Hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở/tháng/học sinh, tiền nhà bằng 10% mức lương cơ sở/tháng/học sinh nếu phải tự túc chỗ ở và 15kg gạo/tháng/học sinh (các mức hỗ trợ không quá 9 tháng/năm/học sinh).

– Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh.

(Số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; mỗi trường được hưởng không quá 05 lần định mức/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm).

2.Quy định về kỳ thi thăng hạng của viên chức TNMT

Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BTNMT-BNV quy định về kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên – môi trường (TNMT) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2016.

Theo đó, viên chức chuyên ngành TNMT được miễn thi môn ngoại ngữ khi có 01 trong các điều kiện sau:

– Từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ tính đến thời điểm thông báo nộp hồ sơ dự thi;

– Đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền;

– Là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;

– Có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ;

– Có bằng tốt nghiệp theo trình độ đào tạo hoặc ở trình độ cao hơn so với quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thi thăng hạng mà học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

Ngoài ra, Thông tư liên tịch 13 còn quy định viên chức được miễn thi môn tin học nếu đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

“Không đánh đổi lợi ích kinh tế lấy môi trường” xin đừng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu

Các làng nghề và cụm công nghiệp nông thôn là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đáng kể, sự phát triển thiếu kiểm soát và quy hoạch hợp lý của các cơ sở sản xuất kinh doanh đang dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn trở thành vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư lân cận, cụ thể là thực trạng đang diễn ra tại các cụm công nghiệp tự phát trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh hiện nay. Nhiều người dân phải đối mặt với các bệnh mãn tính, hô hấp và nguy cơ ung thư gia tăng, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, đây chính là hậu quả của tình trạng buông lỏng quản lý cũng như phê duyệt các dự án của các cơ quan chức năng mà không  tính đến các yếu tố môi trường mặc dù những tác hại hoàn toàn có thể thấy trước tình trạng đáng lo ngại nêu trên có thể xảy ra. Vấn đề đặt ra là cần có các giải pháp đồng bộ từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững ở nông thôn.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Điều 144 Bộ luật dân sự 2015

Điều 144. Thời hạn

1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Phân tích:

Thời hạn là một khoảng thời gian được giới hạn bởi hai đầu. Một đầu gọi là thời điểm bắt đầu của thời hạn còn đầu kia được gọi là thời điểm kết thúc thời hạn. Khoảng thời gian này có thể do các bên thỏa thuận, có thể do pháp luật quy định, có thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định. Thông thường, thời hạn luôn gắn liền với một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, là một khoảng thời gian mà trong đó luôn có ít nhất một chủ thể mang một hoặc những nghĩa vụ nhất định vì lợi ích của chủ thể khác. Chẳng hạn thời hạn giao trong hợp đồng mua bán tài sản được xác định là 10 ngày kể từ khi bên mua trả đủ tiền cho bên bán và bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua. Dưới góc độ lý luận, thời hạn cũng được xác định là một trong những loại sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

căn cứ cơ sở xác định, thời hạn bao gồm 3 loại như sau 

  • Thời hạn do pháp luật quy định, ví dụ thời hạn một người biệt tích  khỏi nơi cư trú tối thiểu có thể tuyên bố mất tích là 2 năm kể từ ngày biết được thông tin cuối cùng về người đó
  • Thời hạn do các bên thỏa thuận, ví dụ thời hạn của hợp đồng vay tiền là một tháng
  • Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định, ví dụ Tòa án có thể ấn định một khoảng thời gian để các bên tranh chấp hoàn thành việc công chứng, chứng thực giao dịch đang tranh  chấp

Căn cứ đơn vị tính, thời hạn bao gồm 2 loại 

  • Thời hạn được xác định cụ thể ngay tại thời điểm xác lập. Đây là loại được tính bằng các đơn vị thời gian cụ thể như phút, giờ,ngày, tháng, năm. Ví dụ thời hạn của hợp đồng thuê nhà là 1 năm
  • Thời hạn được xác định cụ thể tại thời điểm kết thúc. Đây là loại thời hạn không được tính bằng một đơn vị thời gian cụ thể tại thời điểm xác lập mà chỉ được tính tại một thời điểm xảy ra sự kiện nhất định. Ví dụ các bên có thể thỏa thuận về thời hạn hợp đồng thuê nhà từ thời điểm có hiệu lực cho đến khi bên thuê nhà xây nhà xong

Thời hạn có thể được xác định theo các đơn vị thời gian ( Chẳng hạn hợp đồng vay tài sản có hiệu lực là 3 tháng) hoặc có thể được xác định bằng 1 sự kiện có thể xảy ra. Sự kiện được coi là căn cứ để xác định thời hạn phải là những sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra vào thời điểm nào có thể nằm ngoài ý chí của con người. Ngoài ra tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên có liên quan đến thời hạn mà khi sự kiện xảy ra có thể làm căn cứ để xác định thời điểm bắt đầu của thời hạn, có thể là căn cứ để xác định thời điểm kết thúc của thời hạn. Chẳng hạn, thời hạn của hợp đồng thuê nhà được tính từ con của bên cho thuê được xuất cảnh và định cư ở nước ngoài hoặc hợp đồng thuê nhà hết thời hạn khi con của bên cho thuê nhập cảnh về Việt Nam sinh sống.

Điều 145 Bộ luật dân sự 2015

Điều 145. Áp dụng cách tính thời hạn

1. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Phân tích:

Tính thời hạn là việc xác định khoảng thời gian theo thời hạn là bao nhiêu. Việc tính thời hạn phải căn cứ vào loại thời hạn (Theo đơn vị thời gian hay theo sự kiện), phải xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hạn theo quy định tại các điều 146, 147, 148 của BLDS năm 2015 và phải tính theo dương lịch nếu không có thỏa thuận nào khác

Thông thường, thời hạn được tính theo quy định của bộ luật này. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, căn cứ vào đối tượng của quan hệ mà các bên có thể thỏa thuận về việc tính thời hạn theo các đơn vị khác nhau. Ví dụ trong hợp đồng thuê khoán quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng lúa hoặc trồng hoa màu, thời hạn được tính theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản (theo mùa, vụ) chứ không thể tính theo các đơn vị được xác định tại khoản 2 điều 144 Bộ luật này

Quy định vè việc áp dụng các tính thời hạn tại điều này có thay đổi so với quy định tại điều 150 BLDS năm 2005 đó là các bên có thể thỏa thuận để tính thời hạn theo lịch âm hoặc lịch dương. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn được tính theo lịch dương

 

Chia tài sản trong trường hợp chung sống như vợ chồng

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi chung sống với nhau được 6 năm, nhưng vẫn chưa đăng kí kết hôn. Nếu có tranh chấp tài sản, thì việc phân chia tài sản như thế nào ?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho công ty chúng tôi. Luật sư xin tư vấn như sau:

Theo Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, giải quyết hậu quả của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau:

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trong trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Đối với tài sản hình thành trong thời kỳ sống chung với nhau như vợ chồng được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Dựa vào quy định trên thì theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì sẽ thuộc về người đó, có nghĩa hai vợ chồng bạn độc lập về tài sản

Để biết được được tài sản đó thuộc về ai thì nguyên tắc xác định tài sản chung như sau:

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo Bộ luật Dân sự quy định phân chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau: Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

Chú ý: Nếu trong thời gian sống chung, hai bạn cùng nhau kinh doanh hay cùng làm ra tài sản chung, tài sản đó về nguyên tắc sẽ được chia đôi, trên thực tế tà sản đó được chia theo công sức của hai vợ chồng, nếu bạn bỏ công sức lớn hơn trong việc làm ra tài sản thì bạn sẽ được chia nhiều hơn

Phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ năm 2017

Chiều 28-9, Bộ GD-ĐT họp báo công bố phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ năm 2017.

thi-thpt-quoc-gia-22-1608

Ảnh minh họa

Chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp

Kì thi sẽ diễn ra với 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Trong đó, thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lí). Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.

Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN); Phiếu TLTN của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính. Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận, do giáo viên chấm.

Đề thi cho hai mục đích

Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ xét tốt nghiệp THPT và những câu hỏi phân hóa để phục vụ cho xét tuyển ĐH, CĐ.

So với dự thảo đã công bố, trong phương án thi chính thức, thời gian dành cho các bài thi có sự điều chỉnh.

Theo đó, đề thi cho mỗi  môn thành phần trong bài thi Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội có 40 câu hỏi trắc nghiệm (mỗi bài thi tổ hợp có 120 câu hỏi trắc nghiệm)

Thời gian làm bài dành cho mỗi môn thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội là 50 phút (150 phút/bài thi). Thời gian làm bài thi Toán là 90 phút, bài thi Ngoại ngữ là 60 phút.

Đối với các môn thi trắc nghiệm, thí sinh sẽ  có 4 lựa chọn với duy nhất 1 phương án trả lời đúng.

Riêng bài thi Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút.

Lịch thi

Kì thi THPT Quốc gia năm 2017 sẽ diễn ra vào hai ngày trong tháng 6-2017.

Ngày thứ nhất  thi Ngữ văn, Ngoại ngữ;

Ngày thứ 2 thi bài Khoa học tự nhiên (sáng) và bài Khoa học xã hội (chiều).

 

Xét công nhận tốt nghiệp THPT

Sau khi có kết quả thi, các sở GD-ĐT sẽ cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý dữ liệu của Bộ GD-ĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh 1 Giấy chứng nhận kết quả thi.

Việc xét tốt nghiệp THPT sẽ kết hợp sử dụng kết quả điểm 4 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh Giáo dục THPT) hoặc 3 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh Giáo dục Thường xuyên) với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Phương thức tính điểm xét tốt nghiệp: điểm các bài thi tốt nghiệp và điểm trung bình cả năm lớp 12 có tỷ lệ tương ứng 50 : 50. Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): 1,0 điểm. Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: 1,0 điểm.

Ném gạch đá vào xe lửa, oto đang lưu thông có bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

Hành động ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông thực sự là mối nguy hiểm lớn, đe dọa sự an toàn của người điều khiển và cả những người đang cùng tham gia giao thông thời điểm đó. Tuy nhiên, theo tôi được biết hiện nay pháp luật mới có quy định về trách nhiệm của lái xe gây tai nạn mà chưa đề cập đến trách nhiệm của người dân bên đường khi gây nguy hiểm cho người đang điều khiển phương tiện. Ý kiến của luật sư về vấn đề này?

Người gửi câu hỏi: Bác A – Long Biên Hà Nội.

csgt

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ phạm vào tội phạm được quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự, trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức bị xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý về vi phạm hành chính với các quy định tương ứng trong Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan. Tức là hành vi này luôn được cụ thể hóa thành các điều luật rất dễ nhận thấy.

Còn đối với hành vi ném gạch đá hoặc các vật nguy hiểm khác gây thiệt hại cho các phương tiện khi đang tham gia giao thông thì không có điều luật nào về Hình sự hay xử lý vi phạm hành chính có tên cụ thể đến từng hành vi như vậy. Nhưng nói vậy không có nghĩa là những hành vi đó không được điều chỉnh bởi pháp luật Hình sự hay không bị xử lý vi phạm hành chính.

Lấy ví dụ đơn cử như hành vi ném đá vào xe ô tô gây vỡ kính xe và thiệt hại được xác định là 5 triệu đồng. Vậy người gây ra hành vi trên sẽ bị xử lý về tội Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ Hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

Và trong trường hợp nếu hành vi đó gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc thiệt hại về tài sản lên tới 500 triệu đồng thì mức án cao nhất mà người phạm tội phải đối mặt là chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Còn trong trường hợp hành vi gây thiệt hại không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý theo các biện pháp hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với các điều luật tương ứng.

Trân trọng!

Điều 25 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 25, Bộ luật dân sự 2015 như sau 

Điều 25 : Quyền nhân thân 

1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Điều 68 Bộ luật dân sự 2015

Điều 68. Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật