Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 74 Bộ luật dân sự 2015

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Vụ nổ bốt điện làm chết người ở Hà Đông: Trách nhiệm thuộc về ai?

15 giờ chiều ngày 17/11 tại Hà Đông, một vụ nổ bốt điện xảy ra khiến người dân khu vực giật mình hoảng hốt. Cạnh bốt điện là một hàng nước của bà Nguyễn Thị Hạnh (57 tuổi) và người chồng của mình – ông Vũ Đình Thái (63 tuổi). Ông Thái bị tàn tật, hai vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên phải dựa vào quán nước để lấy tiền trang trải cho cuộc sống.Sau gần một ngày được cấp cứu tại Viện Bỏng Quốc gia, ông Vũ Đình Thái (63 tuổi, người ngồi xe lăn), một trong 5 nạn nhân vụ nổ bốt điện ở quận Hà Đông (Hà Nội) đã tử vong vào ngày 18/11

1479439229_vu-no-bot-dien-o-ha-dong-hai-vo-chong-gia-bong-nang-co-duoc-boi-thuong-ton-that

Ông Vũ Đình Thái trong tình trạng bỏng toàn thân sau vụ nổ bốt điện

Vậy trong trường hợp trên ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất cho họ?

Theo Công ty Điện lực Hà Nội, tai nạn xảy ra trong quá trình đóng điện vận hành không tải trước khi vận hành chính thức, máy biến áp bất ngờ tràn dầu, gây cháy. Nếu căn cứ theo thông cáo của Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội, nguyên nhân gây nổ không thuộc về những nạn nhân, mà do bốt điện không đảm bảo kỹ thuật, chất lượng. Vì thế, chủ sở hữu và cơ quan trực tiếp quản lí điện tại địa phương đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Theo quy định tại  Điều 618 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao”.

Ngay cả trong trường hợp chủ sở hữu và cơ quan trực tiếp quản lí bốt điện không có lỗi (trừ trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết hay lỗi hoàn toàn của nạn nhân) thì những cơ quan này vẫn phải có trách nhiệm khi tài sản của mình gây ra thiệt hại về sức khỏe và tính mạng với những người xung quanh. Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Mục 3 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP: Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo quy định trên thì Cơ quan quản lý điện lực ở địa phương sẽ chịu trách nhiệm do bốt điện cháy nổ gây ra thiệt hại cho người khác. Mức bồi thường được tính trên thiệt hại thực tế, và người thiệt hại phải chứng minh thương tật sau đó mới có mức bồi thường cụ thể

Hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với tài sản là nhà, đất

Chính phủ ban hành Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ.

vbmoi

Theo đó, hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với tài sản là nhà, đất bao gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này).

– Các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

 

Riêng trường hợp khai lệ phí trước bạ điện tử, hồ sơ như sau:

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01 nêu trên; và

– Các giấy tờ hợp pháp kèm theo Tờ khai lệ phí trước bạ thực hiện theo quy định của các cơ quan cấp đăng ký khi làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

*Trường hợp quy trình phối hợp liên thông của các cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.

Nghị định 140/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng

Bạn muốn thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch trên hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng trong siêu thị hay các cửa hàng tiện ích có sử dụng máy quét mã vạch…

Luật Minh Bạch chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch uy tín, chuyên nghiệp, nhanh chóng. Luật Minh Bạch được coi là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch hàng đầu tại Hải Phòng. Với những chuyên viên nhiều kinh nghiệm tư vấn và đăng ký mã số mã vạch, chúng tôi sẽ cung cấp cho Khách hàng một dịch vụ toàn diện về mã số mã vạch như sau:

Phạm vi tư vấn dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng:

Tư vấn về việc việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm;

Tư vấn việc xử lý vi phạm, yêu cầu xử lý và bồi thường thiệt hại khi mã số mã vạch bị làm giả, sử dụng trái phép;

Tư vấn soạn thảo hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng cho khách hàng;

Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao lại cho Khách hàng;

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại Hải Phòng bao gồm:

Bản đăng ký mã số mã vạch (02 bản) (theo mẫu Luật Minh Bạch soạn);

Danh mục dản phẩm đăng ký mã số mã vạch (02 bản) (theo mẫu Luật Minh Bạch soạn);

Biên nhận hồ sơ đăng ký mã số mã vạch (01 bản) (theo mẫu);

Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư (02 bản).

Phí đăng ký mã số mã vạch gồm có phí dịch vụ và phí duy trì, cụ thể:

Phí dịch vụ đăng ký mã số mã vạch: 2.500.000 VND

Phí duy trì được quy định như sau:

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số:

Phí duy trì 500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số:

Phí duy trì 800.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 1000 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số:

Phí duy trì 1.500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 10.000 loại sản phẩm)

+ Mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số:

Phí duy trì 2.000.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100.000 loại sản phẩm)

Các lưu ý cho doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch

  1. Khi đăng kí sử dụng, doanh nghiệp phải đóng phí đăng kí và phí duy trì cho năm đầu tiên.
  2. Doanh nghiệp có thể nộp phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đến cơ quan nhà nước
  3. Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch phải nộp trước 30/6 hàng năm
  4. Khi có sự thay đổi về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc thất lạc Giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch (MSMV), đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi.
  5. Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch (MSMV), đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục xin ngừng sử dụng mã số mã vạch (MSMV).

Để được tư vấn chi tiết dịch vụ xin vui lòng gọi: 0987 892 333 hoặc Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

 

Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính trong công ty TNHH 1 thành viên

Câu hỏi:Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên. Chúng tôi đang muốn thay đổi địa chỉ trụ sở và địa chỉ kinh doanh (cùng quận) thì cần làm những thủ tục gì?

thay-doi-dia-chi-f18f4

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Vì công ty bạn thay đổi địa chỉ trụ sở chính và địa chỉ kinh doanh cùng quận cần phải nộp  tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST, trong đó ghi rõ thông tin thay đổi về địa điểm kinh doanh.Trường hợp người nộp thuế thuộc Cục Thuế trực tiếp quản lý thì hồ sơ được gửi đến Cục Thuế để thực hiện điều chỉnh lại thông tin về địa chỉ mới của người nộp thuế cho cơ quan thuế nơi công ty bạn có trụ sở

Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)

– Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính ;

– Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính;

– Giấy tờ nộp kèm: bản chứng thực đăng ký doanh nghiệp, văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ.

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, có kiện đòi tiền bảo hiểm xã hội hay không?

Ông Lê Quang Hưng ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa có câu hỏi : Khi làm thủ tục nhận trợ cấp thôi việc thì tôi mới biết hơn 10 năm nay công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho tôi. Tôi có thể kiện công ty để đòi tiền bảo hiểm xã hội hay không?

Cám ơn Luật sư!

BHXH_2

                                      Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới cho Luật Minh Bạch.

Trong trường hợp này của bác, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đối với tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động, TAND có thẩm quyền giải quyết mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội. Ông có thể nộp đơn đến TAND quận nơi công ty đóng trụ sở để được xem xét, giải quyết.

Trân trọng!

Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–ooo0ooo—–

                                                             ……, Ngày … tháng …. năm ….   

 

GIẤY ỦY QUYỀN

 

Bên ủy quyền (Bên A):

Ông/Bà:……..

Chức danh: ……..

Là người đại diện theo pháp luật của ………

Địa chỉ trụ sở chính:

Mã số doanh nghiệp : ……. Do …………..cấp ngày …. tháng …. năm ….

 

Bên nhận ủy quyền (Bên B):

Ông/Bà:    ……..

Ngày sinh: ………..

Chứng minh nhân dân số:………….

Do         ………..           Cấp ngày: ……..

Chỗ ở hiện tại: ………

ĐIỀU 1: NỘI DUNG VÀ PHẠM VI ỦY QUYỀN

Bên A ủy quyền cho bên B thực hiện các công việc sau đây:

………….

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ỦY QUYỀN

Kể từ ngày …. tháng ….. năm  ……. đến ngày …. tháng ….. năm ….

ĐIỀU 3: NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

  1. Bên A chịu trách nhiệm cho Bên B thực hiện trong phạm vi ủy quyền
  2. Bên thực hiện công việc theo ủy quyền phải báo cho Bên A về việc thực hiện công việc nêu trên
  3. Việc giao kết Giấy này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc
  4. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Giấy ủy quyền này.

ĐIỀU 4: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

  1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Giấy ủy quyền này.
  2. Hai bên đã tự đọc Giấy ủy quyền, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Giấy và ký vào Giấy ủy quyền này.
  3. Giấy này có hiệu lực từ ngày hai bên ký.

 

Bên ủy quyền

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Bên nhận ủy quyền

(ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Hiện nay việc kết hôn với người nước ngoài rất phổ biến, để hiểu rõ hơn thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài chúng ta cần những giấy tờ, trình tự thực hiện như thế nào?

Yêu cầu :

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

+ Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình, gồm: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

+ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết : UBND cấp huyện

Cách thức thực hiện : Người yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).

Thành phần hồ sơ :

* Giấy tờ phải xuất trình

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc (giai đoạn chuyển tiếp).

* Giấy tờ phải nộp

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó. Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp.

– Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc xuất trình bản chính hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu trong trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (trong giai đoạn chuyển tiếp).

* Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây:

– Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật (Trích lục ghi chú ly hôn);

– Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

Số lương : 01 Bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết : 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

 

 

Quy định mới về giấy phép lao động

Quy định mới về giấy phép lao động

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP (“Nghị định 11”) ngày 3 tháng 2 năm 2016 quy định chi tiết về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định 11 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2016, thay thế Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2013.

Dưới đây là một số thay đổi đáng lưu ý của Nghị định 11:

Đối tượng người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động được mở rộng thêm, bao gồm:

  • Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong một năm.
  • Giáo viên, nghiên cứu sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam.
  • Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Cá nhân có hộ chiếu công vụ vào Việt Nam làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
  • Trước đây, chuyên gia nước ngoài được được định nghĩa là cá nhân có bằng đại học trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc. Theo Nghị định 11, yêu cầu số năm kinh nghiệm tối thiểu giảm xuống còn 3 năm.
  • Mặc dù có quy định về miễn giấy phép lao động, trong một số trường hợp người sử dụng lao động cần có xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc/học tập/ giảng dạy.
  • Tương tự như giấy phép lao động, thời hạn xác nhận người lao động không không thuộc diện cấp giấy lao động không quá 2 năm.

Đơn giản hóa thủ tục xin cấp giấy phép lao động

  • Trước đây, văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh phải được cấp và nộp cùng bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Theo Nghị định 11, văn bản chấp thuận vẫn cần được cấp, tuy nhiên không yêu cầu phải nộp kèm bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.
  • Nếu người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp không yêu cầu trong trường hợp này. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về thời gian cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp này.
  • Thời gian xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép lao động được rút ngắn từ 10 ngày làm việc xuống 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.
  • Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động được nộp trong vòng 45 ngày trước ngày hết hạn, quy định trước đây là 15 ngày
Xác định số thành viên có quyền SDĐ được cấp cho hộ gia đình

Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Giải đáp 01/2017/GĐ-TANDTC về nghiệp vụ ngành Tòa án. Theo đó:

Trong vụ án dân sự về tranh chấp QSDĐ thuộc hộ gia đình (HGĐ) mà tại thời điểm tranh chấp số thành viên trong hộ đã có thay đổi so với thời điểm cấp, việc xác định số thành viên có QSDĐ như sau:

– Thời điểm để xác định HGĐ có bao nhiêu thành viên có QSDĐ là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển QSDĐ.

– Căn cứ xác định ai là thành viên HGĐ là hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu UBND xác định thành viên HGĐ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ làm căn cứ giải quyết.

Ngoài những người là thành viên HGĐ có quyền sử dụng đất, Tòa án phải đưa những người sau tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của HGĐ;

+ Người có công sức đóng góp làm tăng giá trị QSDĐ hoặc tài sản trên đất.

Thủ tục thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ và ngược lại

Căn cứ Điều 27 của Bộ luật dân sự 2005 cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

–  Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

 – Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

– Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”.

Tuy nhiên việc sang tên phải có sự đồng ý của người còn lại ( vợ hoặc chồng)

Về thủ tục đăng ký : Căn cứ điều 28 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch thì việc thay đổi họ cho con nuôi được thực hiện như sau:

– Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Điều 49 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 49, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 49 : Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Bị CSGT giữ bằng lái xe: Có nên bỏ để thi lại?

Câu hỏi: 

“Ngày 03/3/2017, tôi bị cảnh sát giao thông (CSGT) giữ bằng lái xe về lỗi chạy xe máy quá tốc độ quy định 22 km; CSGT yêu cầu ngày 09/3/2017 đóng phạt để được lấy lại bằng lái xe. Nhưng tôi được biết, với lỗi chạy quá tốc độ thì tôi bị phạt rất nặng (mức tiền đóng phạt nhiều hơn tiền thi lại bằng lái rất nhiều); vậy tôi có nên bỏ bằng lái xe và khai mất bằng lái để xin thi lại bằng lái được không?”

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn cho sau:

Theo Điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì việc chạy xe máy vượt quá tốc độ quy định 22km sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 12 Điều 6 Nghị định 46).

Bởi vậy, bạn cần phải đi nộp phạt theo quy định để được lấy lại giấy phép lái xe.

– Trường hợp bạn không đóng phạt mà đi khai mất giấy phép lái xe để thi lại bằng lái, nếu cơ quan chức năng phát hiện thì không những không được thi mà còn bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với hành vi “khai không đúng sự thật” theo Điểm g Khoản 3 Điều 37 Nghị định 46.

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

 

Điều 37. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật