Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 78 Bộ luật dân sự 2015

Điều 78. Tên gọi của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.

2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

4. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ LỆ PHÍ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 188 của Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Do vậy, ngoài việc đã có giấy tờ đầy đủ thì đất phải không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và đang trong thời hạn sử dụng đất thì mới được phép chuyển nhượng.

2. Trình tự, thủ tục và lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:

– Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ

– Công chứng hoặc chứng thực UBND Phường

– Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ khác về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp

– Tờ khai nộp tiền sử dụng đất

– Tờ khai lệ phí trước bạ

– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất.

– Chứng minh nhân dân

– Hộ khẩu thường trú

Bước 2: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

cong-chung151113

– Thẩm quyền: Tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.

– Hồ sơ yêu cầu công chứng: 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng cho tổ chức công chứng bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
  • Dự thảo hợp đồng (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp quận (thị xã, huyện) nơi có đất;

so-tai-nguyen-moi-truong-ha-noi

– Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…

Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý đất đai sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ tài chính.

– Thẩm quyền: cơ quan thuế

thuehn_2

Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ sử dụng đất đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.

– Lệ phí: Lệ phí trước bạ = 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

– Thuế thu nhập cá nhân: Có hai phương pháp tính sau đây:

Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá mua)

Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua (thông thường cơ quan thuế áp dụng phương pháp này)

Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).

Nghĩa vụ nộp thuế: Theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên hai bên có thể tự thỏa thuận bên có nghĩa vụ nộp thuế.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

gcnqsdd

Sau khi đã nộp thuế, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ sử dụng đất đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Theo quy định của pháp luật, các tỉnh, thành phố sẽ có quy định cụ thể trình tự chuyển dịch quyền sử dụng đất cho phù hợp với từng địa phương.

Công ty Luật Minh Bạch

Quy trình khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp

Quyết định số 438/QĐ-TCT ngày 5/4/2017 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.

Theo đó, Số lượng các doanh nghiệp được thành lập mới mấy năm qua tăng lên đáng kể; Tuy nhiên cũng không ít doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động hoặc bỏ địa điểm kinh doanh chuyển đi nơi khác. Nhằm tăng cường công tác quản lý của cơ quan thuế đối với người nộp thuế (NNT) có dấu hiệu cần xác minh để xác định NNT còn hoạt động hay không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; xử lý và khôi phục mã số thuế (MST) đối với NNT và để đảm bảo quyền lợi của NNT cũng như ngăn chặn các hiện tượng lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước

Theo đó, một số nội dung chính được quy định như sau:

 Một là: Về các trường hợp cần xác minh tình trạng hoạt động của NNT tại địa chỉ đã đăng ký gồm:  Quá thời hạn NNT không nộp hồ sơ khai thuế; NNT không nhận văn bản của cơ quan thuế gửi qua bưu điện; Cơ quan thuế nhận được thông tin bằng văn bản do các tổ chức, cá nhân cung cấp về việc NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; NNT là đơn vị chủ quản thuộc một trong các trường hợp đang tiến hành xác minh thực tế tình trạng hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; NNT đã làm thủ tục chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi đi nhưng quá thời hạn theo quy định không đến làm thủ tục tại cơ quan thuế nơi đến và trường hợp NNT không có thông tin phản hồi, không thực hiện các văn bản của cơ quan thuế.

Các bộ phận có liên quan xác minh tình trạng hoạt động của NNT tại địa chỉ đã đăng ký. Thông báo, cập nhật và công khai thông tin của NNT không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Cập nhật tình trạng NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (trạng thái 06) vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế. Thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, công khai thông tin lên Website của Cục Thuế và kết nối với Website của Tổng cục Thuế công khai NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký ngay trong ngày hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày hôm sau đồng thời phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình địa phương thông báo công khai nội dung ghi trên Thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký để NNT khác biết phòng ngừa và tránh bị lợi dụng.

Hai là: Xử lý đối với NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

Đối với cơ quan thuế trực tiếp quản lý NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký phải thông báo cho NNT về việc không tiếp nhận hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn của NNT đã bị cơ quan thuế thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; Dừng ngay việc bán hoá đơn đối với NNT (thuộc đối tượng mua hoá đơn của cơ quan thuế) không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký mà không khai báo với cơ quan thuế; phải thông báo cho tổ chức cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử trong trường hợp NNT thông qua hệ thống trung gian của tổ chức cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử để tổ chức này dừng không lập hoá đơn và truyền cho người mua.

Đối với cơ quan thuế có liên quan khi nhận được thông báo NNT là đơn vị chủ quản không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế có các đơn vị trực thuộc trên địa bàn thuộc cơ quan thuế mình quản lý trực tiếp phải cập nhật trạng thái không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo trạng thái MST của đơn vị chủ quản.

Khi nhận được thông báo hoặc qua tra cứu thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành thuế về NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thấy NNT (người mua hàng) thuộc cơ quan thuế mình trực tiếp quản lý có giao dịch tại ngân hàng với NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp ghi ngày trên hoá đơn từ ngày phát hành thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký về sau, hoặc khi nhận được văn bản thông báo của cơ quan thuế có liên quan và các ngành chức năng chuyển đến kết luận NNT có sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, Cơ quan thuế phải thực hiện xử lý đối với NNT (người mua) sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Ba là: Khôi phục MST

Về trường hợp được khôi phục MST: NNT ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, NNT có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục MST và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với NSNN, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì được xem xét khôi phục MST.

Về thủ tục khôi phục MST: các bộ phận liên quan của cơ quan thuế thực hiện các công việc với thời hạn cụ thể như sau: khi nhận được văn bản của NNT do Bộ phận hành chính văn thư chuyển đến: thực hiện đăng ký văn bản ”đến”, trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định tình hình sử dụng hoá đơn, xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn (nếu có) của NNT; Trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có); Trong thời hạn 05 ngày làm việc: thực hiện xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở kinh doanh của NNT và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của NNT tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của NNT (NNT phải ký xác nhận vào Biên bản); Trong thời hạn 03 ngày làm việc: lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), gửi thông báo cho NNT biết và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Cơ quan thuế làm thủ tục khôi phục MST và thông báo cho NNT trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày NNT chấp hành đầy đủ các hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.

Điều 40 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 40 Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 40: Nơi cư trú của cá nhân

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Gửi bưu kiện từ nước ngoài về có phải đóng thuế không?

Câu hỏi : Xin hỏi khi tôi nhận bưu kiện từ nước ngoài gửi về tầm 20 kg thì có phải đóng thuế không?

Trả lời : Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn tham khảo như sau: 

Do bạn không nói rõ hàng hóa bạn nhận từ nước ngoài là loại hàng hóa cụ thể nào, nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể mức thuế bạn phải nộp như thế nào. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số loại thuế liên quan đến việc
nhận hàng hóa của bạn như sau:
– Muốn biết thuế suất một loại hàng hóa cần xác định theo Bản danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC về hàng hóa đó
– Theo đó, muốn xác định một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất và thành phần cấu tạo, quy cách của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Do vậy, để biết về thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa bạn nhận phải tùy
theo quy cách của hàng hóa bạn nhận, bạn có thể tham khảo các văn bản pháp luật sau:
a) Thông tư số 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu
b) Danh mục hàng hóa ban hành kèm thông tư số 65/2017/TT-BTC
– Trên cơ sở đó, bạn có thể tham khảo thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
– Căn cứ vào các quy định nêu trên, tùy thuộc vào loại hàng hóa và giá trị hàng hóa của bạn nhận từ nước ngoài để xác định bạn có phải nộp thuế hay không.

Vụ nổ do cưa bom ở Hà Đông qua góc nhìn pháp lý

Vụ việc:

Sau khi thu mua phế liệu các loại, anh Cường mang về nơi ở trọ cất giữ. Hằng ngày, cứ vào khoảng 14 – 15 giờ, anh Cường mang các loại phế liệu ra vỉa hè trước cửa nhà thuê trọ để dùng đèn khò cắt, phá bán sắt vụn.

8h30 sáng 19/3, anh Cường đã nhờ một nam thanh niên nhà ở khu đô thị Văn Phú lăn giúp 1 khối kim loại hình trụ bằng sắt đã hoen rỉ, xung quanh bám đất màu vàng để trước cửa nhà thuê trọ của anh Cường (nơi xảy ra vụ nổ).

Vật này bằng sắt hình trụ có đường kính khoảng 40 – 45cm, hai đầu bằng và có nhiều ốc nhỏ nhô ra xung quanh, ở giữa có 2 đai sắt hình vuông nhô ra, trên vật thể này có một số hình lạ mắt. Vật thể này có độ dài khoảng 80cm, khối lượng ước khoảng trên 100kg. Anh Cường thường phân loại phế liệu từ sáng sớm cho đến tối bằng các dụng cụ như dao, búa, đèn khò.

Khoảng 15h10, tại khu nhà thấp tầng trong Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội)  trong quá trình khò, do tác động của nhiệt độ nên “quả bom” đã phát nổ gây ra một vụ nổ cực lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản

nokinhhoanhhd3

  1. Về vấn đề bồi thường dân sự:

Do vật liệu nổ được xác định là một nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, khi có sự kiện nổ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác thì về mặt pháp lý sẽ đặt ra vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự.

Về nguyên tắc thì mọi thiệt hại sẽ phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, trong vụ việc này, người gây ra thiệt hại đồng thời là người có lỗi trực tiếp đã chết, chính vì vậy cũng sẽ không đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người đã chết. Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định được có người cùng có lỗi với người đã gây ra vụ nổ thì những người bị thiệt hại có thể yêu cầu người có lỗi còn sống phải có trách nhiệm liên đới bồi thường đối với các thiệt hại đã xảy ra.

  1. Về vấn đề quản lý của các cấp chính quyền địa phương:

Dưới góc độ pháp luật hiện nay, hoạt động thu mua phế liệu đang được quản lý vô cùng lỏng lẻo, nếu không muốn nói đây là một khoảng trống trong công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh loại hình này.

Các cơ sở kinh doanh phế liệu thì tràn lan, ở đâu cũng có, nhưng hầu hết là không có đăng ký kinh doanh, thành lập một cách tự phát và ít được sự quan tâm, quản lý của các cấp chính quyền sở tại, bởi có lẽ, mọi người đều cho rằng, đây là hoạt động của các “bà đồng nát” – Không chứa đựng nguy cơ gây hại.

Sự việc nêu trên, như một hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc cấp phép hoạt động, kiểm tra, giám sát …. đối với các hoạt động thu mua phế liệu đối với các cơ sở đang tồn tại cũng như các cơ sở sẽ được hình thành mới trong tương lai. Việc quy hoạch “vùng – địa điểm” kinh doanh cho những cơ sở này có lẽ cũng nên được đặt ra, bởi hiện tại các cơ sở này đang được tồn tại ở mọi nơi và gây ra nguy cơ bất ổn rất lớn đối với những người sinh sống bên cạnh nó.

        3. Trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người bán biết rõ đây là vật liệu nổ nhưng vẫn tiến hành vận chuyển, mua bán, tàng trữ thì những người này có dấu hiệu của hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Hình sự với hình phạt cao nhất là từ 15 đến 20 năm hoặc chung thân.

Thủ tục thay đổi tên chi nhánh của công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố

Yêu cầu : Không trùng tên với các chi nhánh của công ty khác và theo quy định của pháp luật 

Thành phần hồ sơ : 

  • Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên của chi nhánh 
  • Quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên chi nhánh 
  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh 
  •  Giấy đề nghị bổ sung cập nhât thông tin đăng ký 
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty đi nộp hồ sơ 
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đi nộp hồ sơ 

Số lượng hồ sơ : 1 bộ

Thời gian thực hiện : Sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 

Sau khi đổi tên chi nhánh, tiến hành khắc dấu và thông báo thay đổi sử dụng mẫu con dấu lên thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được tư vấn và hỗ trợ 

Điều 24 Bộ luật dân sự 2015: Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Chi tiết điều 24, Bộ luật dân sự 2015

Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Ưu điểm và nhược điểm của các loại hình Doanh nghiệp
  1. Doanh nghiệp tư nhân : 

Ưu điểm :

+ Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân được toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình, có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.

Nhược điểm :

+ Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

+ Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân, không đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh

2. Công ty TNHH 1 thành viên 

Ưu điểm :

+ Do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty 

+ Có tư cách pháp nhân ể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Được chuyển đổi oại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần

+ Chịu trách nhiệm trong số vốn góp của mình trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhược điểm :

+ Không được giảm vốn điều lệ

+ Không được phát hành cổ phần

+ Việc huy động vốn gặp khó khăn do không được phát hành trái phiếu

3. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên 

Ưu điểm :

+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, từ 2 thành viên và không vượt quá 50 thành viên

+ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

+ Có tư cách pháp nhân

+ Các thành viên được chuyển nhượng phần vốn góp 

+ Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ

Nhược điểm : 

+ Không được quyền phát hành cổ phần

+ Khó khăn trong việc huy động vốn 

4. Công ty Cổ phần 

Ưu điểm : 

+ Có thể là tổ chức, cá nhân tham gia thành lập công ty, tối thiểu là 3 và ko hạn chế tối đa

+ Có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Vốn điều lệ được chia thành các phần khác nhau và gọi là cổ phần

+ Công ty được phát hành cổ phần để huy động vốn

+ Các cổ đông được quyền chuyển nhượng cổ phần

Nhược điểm :

+ Trong 3 năm đầu các cổ đông sáng lập không được phép chuyển nhượng cổ phần cho thành viên khác

+ Số lượng cổ đông không hạn chế dẫn đến việc khó kiểm soát và quản lý công ty cũng như việc thỏa thuận chia lợi nhuận kinh doanh của công ty 

 

 

Thêm 04 loại chứng thư số khi giao dịch với cơ quan tài chính

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 156/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định 156/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2017. Theo đó:

Bổ sung 04 loại chứng thư số dùng để ký số trong giao dịch tài chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan tài chính bên cạnh chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, gồm:

– Chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị;

– Chứng thư số nước ngoài được công nhận;

– Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam;

– Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cơ quan tài chính khi tham gia giao dịch điện tử có ràng buộc bởi điều ước quốc tế về chữ ký số mà Việt Nam là thành viên thì phải thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
 

Điều 105 Bộ luật dân sự 2015

Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Điều 150 Bộ luật dân sự 2015

Điều 150. Các loại thời hiệu

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Muốn tăng lương phải tinh giảm biên chế

Trong phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các báo cáo kinh tế xã hội, dự toán ngân sách, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ bố trí nguồn để tăng lương cơ sở 7% trong năm 2017.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh tiền lương phải đi đôi với tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc và cũng phải cân nhắc, tính toán kỹ, xác định rõ nguồn thực hiện điều chỉnh lương và tính khả thi khi yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tự sắp xếp, tiết kiệm trong dự toán được giao để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương.

Câu chuyện “Tiền đâu” để tăng lương lại một lần nữa được đặt lên bàn nghị sự. Chính phủ có thể cân đối nguồn để tăng lương nhưng đi kèm với nó là một điều kiện mà chúng ta thực hiện dai dẳng lâu nay vẫn chưa hiệu quả – tinh giản biên chế.

Biên chế bao nhiêu là đủ khi mà bộ máy hành chính luôn bị kêu ca là cồng kềnh, kém hiệu quả. Vì lực lượng công chức viên chức quá đông, quá hùng hậu nên mỗi lần tăng lương là cả một cuộc “cân não” của Chính phủ. Nói tăng lương không phải chỉ đơn giản là một lần mà còn phải cân đối nguồn cho hàng loạt năm tiếp theo, cho hàng loạt chính sách “ăn theo” lương. Tăng năm nay rồi sang năm sẽ như thế nào?

Bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả nhưng lại vô cùng khó tinh giản. Lý do là để vào được cơ quan Nhà nước thường do các mối quan hệ ràng buộc, là con cháu, họ hàng của anh A, chị B, chú X… Nhiều người trong số này không làm được việc, chuyên môn yếu kém. Vì các mối quan hệ ràng buộc, chằng chéo, nếu đưa những người làm việc kém hiệu quả ra khỏi guồng máy thì khác nào “tự cắt vào tay mình”?

Theo Bộ Nội vụ, đến nay 22 Bộ và 63 tỉnh thành phố đã xác định vị trí việc làm. Nhưng cái khó là vẫn chưa có báo cáo thống kê về con số 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. 30% này là lực cản vô cùng lớn trong hệ thống, nếu không gọi được đích danh những người “ngồi mát ăn bát vàng” thì muôn đời không xóa được tình trạng cào bằng trong cách tính lương. Chứ như lâu nay, chúng ta ở mãi trong vòng luẩn quẩn, không giải quyết vấn đề được “đến đầu đến đũa”

Các chuyên gia về tiền lương đã nghĩ ra những phương án khoa học để trả lương xứng đáng cho người cống hiến thật sự. Nhưng hầu như các phương án này sau đó đều phải “cắt gọt” cho phù hợp với tình hình thực tế. Để giải quyết tốt chính sách tiền lương thì phải giải quyết các vấn đề vượt tầm của hệ thống tiền lương, thậm chí nằm ngoài hệ thống tiền lương nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cải cách hệ thống tiền lương, trong đó tinh giản biên chế là yêu cầu số 1.

Hy vọng, sau khi đã xác định rõ vị trí việc làm, cộng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, chính phủ điện tử… thì bộ máy sẽ bớt cồng kềnh, hiệu quả công việc sẽ tăng lên. Và đặc biệt, những người làm việc thực sự sẽ được trả lương xứng đáng với công sức, trí tuệ họ đã bỏ ra.Việc triển khai quyết liệt, rốt ráo, minh bạch Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế sẽ không có chỗ cho người lười biếng

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền