Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 91 Bộ luật dân sự 2015

Điều 91. Tách pháp nhân

1. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.

2. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Kể từ ngày 01/01/2018, nữ cũng là chủ thể của tội hiếp dâm?

Từ ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình sự 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 (gọi là Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017) bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Theo đó, đối với tội hiếp dâm được quy định như sau: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Như vậy, Bộ luật Hình sự 2015 không loại trừ nữ ra khỏi tội danh này, bất kể người nào (không phân biệt là nam hay nữ) mà có hành vi vi phạm nêu trên đều bị xử lý về tội hiếp dâm.

Điều 141. Tội hiếp dâm_Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017)

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Có tính chất loạn luân;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Hiện hành, tại Điều 111 của Bộ luật Hình sự 1999 cũng dùng từ “người nào”, tuy nhiên thực tế xét xử vẫn không xử tội hiếp dâm đối với nữ (trừ trường hợp là đồng phạm) bởi vướng phải Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số 329/HS2 ngày 11/5/1967.

Bản tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số 329/HS2 ngày 11/5/1967 đề cập đến “khái niệm” giao cấu như sau:

“Giao cấu: chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”.

Nhưng nay đã có Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2015 thì một khi Bộ luật Hình sự 1999 hết hiệu lực thi hành thì các văn bản hướng dẫn cho Bộ luật Hình sự 1999 cũng hết hiệu lực, và từ đó sẽ áp dụng thống nhất theo Bộ luật Hình sự mới (Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017).

Dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này đã rõ ràng; tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn tàn dư suy nghĩ “nữ là phái yếu, không thể hiếp dâm” nên hiện tại trong xã hội vẫn còn hai luồng quan điểm trái chiều nhau (một luồng cho rằng nữ cũng là chủ thể của tội hiếp dâm; một luồng cho rằng nữ không thể là chủ thể của tội hiếp dâm, trừ trường hợp đồng phạm). Rất mong, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sớm ban hành Nghị quyết nhằm thống nhất xét xử chung trong toàn quốc, dù nam hay nữ vẫn là chủ thể của tội hiếp dâm để phù hợp với thực tiễn Việt Nam cũng như pháp luật thế giới.

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Công ty Luật Minh Bạch

Điều 66 Bộ Luật dân sự 2015

Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.

2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.

3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.

4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

1.Thành phần hồ sơ:

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế để chứng minh quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam (như Giấy khai sinh, Hộ chiếu);

– Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;

–  Bản khai lý lịch;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài cấp không quá 90 ngày  (tính đến ngày nộp hồ sơ) xác nhận về tình trạng tư pháp đối người xin nhập quốc tịch Việt Nam trong thời gian cư trú ở Việt Nam và thời gian cư trú ở nước ngoài.

– Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt (như bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp).

Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên thì trong thành phần hồ sơ phải có biên bản phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt.

– Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam (Bản sao Thẻ thường trú);

– Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam (như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).

* Người được miễn một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì nộp giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:

– Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

– Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

– Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

– Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao.

2. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ tại trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả- Sở Tư pháp tỉnh thành phố nơi ở, nộp phí, lệ phí (nếu có).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ viết giấy hẹn trao cho người nộp.

– Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ hoàn thiện lại hồ sơ và nộp lại theo quy định.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho Phòng Hành chính tư pháp.

+ Bước 2: Phòng Hành chính tư pháp xem xét hồ sơ, trình lãnh đạo Sở gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam; đồng thời tiến hành thẩm tra hồ sơ xin nhập quốc tịch của đương sự.

+ Bước 3: Sở Tư pháp tiếp nhận kết quả xác minh của Công an tỉnh; nếu kết quả xác minh đảm bảo các yêu cầu thông tin về nhân thân thì hoàn tất hồ sơ và có văn bản đề xuất Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về yêu cầu xin nhập quốc tịch.

+ Bước 4: Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp xem xét việc nhập quốc tịch của đương sự.

+ Bước 5: Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ và phân loại hồ sơ:

Nếu đương sự là người không có quốc tịch hoặc có quốc tịch nước ngoài nhưng có đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài và có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nếu đương sự là người có quốc tịch nước ngoài nhưng không có đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài và có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì Bộ Tư pháp gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài và báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi nhận được giấy xác nhận đã thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

+ Bước 6: Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc cho nhập quốc tịch Việt Nam.

+ Bước 7: Chủ tịch nước Quyết định việc cho phép nhập quốc tịch Việt Nam và chuyển kết quả cho Bộ Tư pháp.

+ Bước 8: Bộ Tư pháp nhận – chuyển quyết định cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố 

+ Bước 9: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nhận – chuyển quyết định cho Sở Tư pháp vào sổ theo dõi và trả kết quả cho đương sự.

+ Buớc 10: Công dân đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả- Sở Tư pháp tỉnh, thành phố hoặc thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

3. Thời hạn giải quyết : 115 ngày

 

Chia tài sản trong trường hợp chung sống như vợ chồng

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi chung sống với nhau được 6 năm, nhưng vẫn chưa đăng kí kết hôn. Nếu có tranh chấp tài sản, thì việc phân chia tài sản như thế nào ?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho công ty chúng tôi. Luật sư xin tư vấn như sau:

Theo Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, giải quyết hậu quả của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau:

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trong trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Đối với tài sản hình thành trong thời kỳ sống chung với nhau như vợ chồng được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Dựa vào quy định trên thì theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì sẽ thuộc về người đó, có nghĩa hai vợ chồng bạn độc lập về tài sản

Để biết được được tài sản đó thuộc về ai thì nguyên tắc xác định tài sản chung như sau:

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo Bộ luật Dân sự quy định phân chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau: Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

Chú ý: Nếu trong thời gian sống chung, hai bạn cùng nhau kinh doanh hay cùng làm ra tài sản chung, tài sản đó về nguyên tắc sẽ được chia đôi, trên thực tế tà sản đó được chia theo công sức của hai vợ chồng, nếu bạn bỏ công sức lớn hơn trong việc làm ra tài sản thì bạn sẽ được chia nhiều hơn

Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung theo phần

Điều 209. Sở hữu chung theo phần

1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Luật đầu tư năm 2020
Luật Đầu tư 2020 là một trong những luật quan trọng của Việt Nam về hoạt động kinh doanh, đầu tư của các nhà đầu tư. Được Quốc hội thông qua vào ngày 17 tháng 6 năm 2020, Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Mục tiêu của Luật Đầu tư năm 2020 là tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đồng thời tăng cường quản lý, đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong hoạt động đầu tư. (more…)
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Trước thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài diễn biến phức tạp, những năm gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo chấn chỉnh công tác quản lý và đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

1.Tăng cường vai trò trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác quản lý

    Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực này. Sở Tư pháp cần đưa thông tin rõ ràng, chính xác cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện để việc quản lý ở địa phương tốt hơn.

– Bên cạnh đó, cần nâng cao sự phối hợp trong thẩm tra, xác minh, cung cấp, thông báo thông tin giữa các cơ quan Công an, Tư pháp và các ngành có liên quan khác nhằm phát hiện, ngăn chặn các trường hợp không đủ điều kiện kết hôn hoặc vi phạm pháp luật. Tập trung rà soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý kiên quyết các tổ chức, cá nhân môi giới hôn nhân bất hợp pháp.

– Các cơ quan chức năng không cho phép tổ chức lễ cưới trước khi Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì có nhiều người chưa hoàn tất thủ tục kết hôn đã tổ chức lễ cưới và chung sống như vợ chồng rồi lại bỏ về nước, cần phải tránh sự thiệt thòi cho phụ nữ Việt Nam.

– Các tổ chức đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên, hội phụ nữ cần tạo ra những sân chơi vui tươi, lành mạnh, cuốn hút thanh niên, tạo nhiều hội nhóm sinh hoạt, dạy nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho thanh niên, tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, xây dựng tổ quốc, chống chủ nghĩa cơ hội, lối sống thực dụng, đua đòi, văn hóa ngoại lai trong một bộ phận thanh niên.

– Ngoài ra cần củng cố và duy trì hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn thành phố để hỗ trợ cho người có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài, giúp các phụ nữ kết hôn có yếu tố nước ngoài có thông tin về đất nước, con người nơi họ sẽ đến nhằm sớm hòa nhập, góp phần ngăn chặn các trường hợp bị lợi dụng trong hôn nhân, hôn nhân bất hợp pháp.

2.Vai trò của gia đình

  Các gia đình phải trang bị cho con cái những hiểu biết, bản lĩnh sống , khả năng thích ứng trước những biến động rủi ro trong cuộc sống hằng ngày.Với con gái thì người mẹ phải quan tâm giáo dục cho con về những điều con nên biết để sau này còn phục vụ gia đình, quan tâm, chăm sóc và hiểu tâm lý của con.

3.Áp dụng khoa học kỹ thuật

   Áp dụng các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp trên các phương tiện thông tin – trang web của Sở Tư pháp về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để người dân có thể biết rõ để thực hiện tốt. Hiện nay, chỉ có Sở Tư pháp là cơ quan đầu tiên áp dụng quản lý hộ tịch bằng web, bao gồm nhiều vấn đề: kết hôn có yếu tố nước ngoài, lý lịch tư pháp, khai sinh, nhận cha mẹ con… Tất cả các khâu từ đăng ký hồ sơ cho đến khâu cuối cùng là hoàn thành và lưu hồ sơ đều được xử lý qua hệ thống máy tính có nối mạng của Sở. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của người dân và của các cơ quan có thẩm quyền. Đây là một ưu điểm cần được phát huy rộng rãi trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, và cần phổ biến rộng rãi để người dân biết và thực hiện đúng pháp luật.

4.Cải cách pháp luật và cải cách hành chính

  – Trước hết, phải hoàn thiện pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là phải sửa đổi, thay thế Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Nghị định 69/2006/NĐ-CP theo hướng thông thoáng, cụ thể, dễ thực hiện trong cuộc sống và phù hợp thông lệ quốc tế, khắc phục những điểm chưa phù hợp. Quy định rõ ràng hơn về việc xác định tình trạng hôn nhân của các bên tham gia kết hôn, nhất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng trước khi xuất cảnh tại Việt Nam đã đủ tuổi kết hôn hoặc trường hợp kết hôn lần thứ hai trở lên phải có Bản án ly hôn hoặc giấy chứng tử, có quy định rõ ràng về trình độ ngôn ngữ giao tiếp chung, tìm hiểu về văn hoá, phong tục tập quán của quốc gia có người nước ngoài kết hôn với phụ nữ Việt Nam.

– Quá trình phỏng vấn cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng để đảm bảo cuộc hôn nhân đó trên tinh thần tự nguyện, 2 bên đã có tìm hiểu về nhau, về gia đình, văn hóa đất nước mình sẽ sinh sống. Tránh trường hợp phỏng vấn qua loa, dễ bỏ sót các vụ mua bán người, kết hôn vì mục đích khác, ảnh hưởng tới cuộc sống của người phụ nữ về sau.

– Những trường hợp được ủy quyền trong kết hôn có yếu tố nước ngoài cần được siết chặt, cả hai bên đường sự buộc phải có mặt, trừ lý do chính đáng. Tránh tạo ra kẽ hở để các bên lợi dụng kết hôn giả hoặc môi giới trục lợi.

– Cần bổ sung quy định về việc từ chối đăng ký kết hôn trong các văn bản pháp luật, nếu qua kiểm tra xác minh mà thấy rằng việc kết hôn đó không phù hợp đạo đức, thuần phong mỹ tục. Việc này sẽ tăng cường quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của việc kết hôn có yếu tố nước ngoài.

– Cần có những thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và nhiều quốc gia về lĩnh vực hôn nhân có yếu tố nước ngoài (đặc biệt là với những quốc gia có nhiều người lấy vợ Việt Nam), có những biện pháp thích hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ Việt Nam, hạn chế trường hợp họ bị bóc lột sức lao động, bắt làm vợ chung… mà không ai hay biết để giúp đỡ.

– Rà soát cán bộ làm công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo cán bộ có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.

– Chủ động cải cách mô hình “một cửa” ngày một tốt hơn trong lĩnh vực tư pháp nói chung và kết hôn theo Nghị định 69/2006/NĐ-CP nói riêng.

– Chú trọng rút ngắn thời gian giải quyết đăng ký kết hôn xuống còn 17 ngày làm việc, công khai hoá thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí đăng ký kết hôn.

5.Tuyên truyền và giáo dục

       – Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người phụ nữ về phẩm chất đạo đức và truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

– Đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình trên các địa bàn dân cư, nhất là các đối tượng phụ nữ nhập cư vào thành phố. Trên thực tế, đa số người kết hôn với người nước ngoài những năm gần đây là các cô gái từ các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, học vấn thấp, ít hiểu biết. Vì thế, các địa phương cần tích cực tổ chức cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, hạn chế tình trạng thiếu thông tin hoăc có thông tin sai lệch.

– Cần tăng cường việc khảo sát nắm tình hình gia đình có phụ nữ lấy chồng nước ngoài, tuyên truyền quy định pháp luật về bảo về quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của phụ nữ. Vì phần lớn phụ nữ Việt Nam trước khi ra nước ngoài sinh sống cùng chồng chưa được tư vấn đầy đủ để có những hiểu biết cần thiết về pháp luật, ngôn ngữ và phong tục tập quán của nước sở tại.

6.Hình thành và phát triển các khu trung tâm tư vấn hôn nhân, bãi bỏ hoạt động môi giới.

  Hiện nay mô hình các trung tâm hỗ trợ kết hôn vẫn chưa được phổ biến, số lượng chỉ dừng lại ở con số rất khiêm tốn và chủ yếu được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, ở những tình khác thì rất ít.Một số người đã lợi dụng vào việc hướng dẫn hỗ trợ kết hôm để kiếm lời từ khách hàng có nhu cầu.Nghiêm trọng hơn là hành vi buôn bán phụ nữ, lừa đảo ẩn sau việc đăng ký kết hôn là dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

   Để khắc phục những hiện tượng tiêu cực đang diễn ra hiện nay và áp dụng đúng nội dung của quy định pháp luật về hỗ trợ kết hôn, cần phải tập trung vào xây dựng các trung tâm Tư vấn hỗ trợ kết hôn.Bên cạnh đó cần quan tâm hơn đến những đối tượng là phụ nữ, một trong những đối tượng chịu hậu quả từ môi giới bất hợp pháp, ảnh hưởng đến dư luận, nhân phẩm và cuộc sống của họ.

VỤ NỔ BỐT ĐIỆN: KHÔNG PHẢI CỨ GẮN “BÀN TAY XƯƠNG CHÉO” LÀ HẾT TRÁCH NHIỆM

Sự cố đáng tiếc nêu trên ở Sa La – Hà Đông cho chúng ta thấy một điều rằng, người dân đang phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy khi đi ra đường. Đành rằng Công ty Điện lực cũng đã gắn cảnh báo ở bất kỳ bốt điện nào, tuy nhiên, rõ ràng rằng, việc gắn cảnh báo đó không có nghĩa sẽ loại trừ trách nhiệm pháp lý của Công ty Điện lực.

Pháp luật quy định bốt điện là “nguồn nguy hiểm cao độ” và chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi trừ trường hợp “Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại” hoặc “Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết” (Điều 623 Bộ luật Dân sự).

Trong trường hợp này, xét dưới góc độ dân sự thì Công ty Điện lực phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho những người dân và chế định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được áp dụng để giải quyết (Điều 773 Bộ luật Dân sự).

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định như sau: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

Như vậy, pháp luật vẫn tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về mức đền bù thiệt hại thì một trong các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án xác minh và đưa ra mức bồi thường theo quy định của pháp luật.

Dưới góc độ xã hội, tôi cho rằng, người dân cũng đang liều mình “đánh cược” mạng sống của mình khi mưu sinh ngay sát bốt điện bởi việc này là vô cùng nguy hiểm, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mà những sự cố liên quan đến điện bao giờ hậu quả cũng lớn và thương tâm.

Chính vì vậy, các cơ quan chức năng phải tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân về những tác hại của những việc này để họ biết cách phòng tránh và trực tiếp là người dân chúng ta cần phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tuân theo hiệu lệnh của những biển báo….để bảo vệ chính tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân cũng như gia đình mình.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Có được lập cam kết về tài sản trước khi kết hôn?

Câu hỏi: 

Tôi và chồng sắp cưới đều có tài sản riêng và con riêng trong cuộc hôn nhân trước. Lần kết hôn này chúng tôi muốn thỏa thuận tài sản với nhau để tránh những rắc rối về sau. Vậy chúng tôi có được phép lập thỏa thuận này hay không?

Trả lời cau hỏi: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi,luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.” .

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Như vậy, hai bạn có thể thỏa thuận chế độ tài sản trước khi kết hôn như mong muốn của hai bạn.

Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng do các bên thỏa thuận nhưng phải có những nội dung cơ bản theo Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể nội dung cơ bản như sau:

– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

– Nội dung khác có liên quan

Theo Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 17 của Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó, hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.

Việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng phải được thực hiện bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Còn trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu, Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Sửa đổi quy định về thu tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước

Ngày 09/9/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 135/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về thu tiền sử dụng đất (SDĐ), thuê đất, thuê mặt nước.

banner3

Ảnh minh họa

Theo đó, đối tượng được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng hoặc chậm sử dụng thì phải nộp khoản tiền tương ứng:

– Bằng với tiền thuê đất hàng năm nếu thuộc trường hợp được gia hạn thời gian SDĐ  theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.

– Bằng với tiền thuê đất hàng năm đối với khoảng thời gian từ khi được giao đất đến thời điểm có quyết định thu hồi đất nếu thuộc các trường hợp:

+ Không thuộc đối tượng được gia hạn;

+ Thuộc đối tượng được gia hạn nhưng không làm thủ tục gia hạn;

+ Đã hết thời gian được gia hạn nhưng vẫn không sử dụng và chưa có quyết định thu hồi.

Đơn giá thuê đất để xác định số tiền thuê đất phải nộp nêu trên được xác định trên cơ sở giá đất tại Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất do UBND cấp tỉnh ban hành.

Nghị định số 135/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2016.

Nộp đơn ly hôn đơn phương ở đâu?

Cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đơn phương?

Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đơn phương.

Bị đơn được hiểu đơn giản là người không có yêu cầu ly hôn đơn phương.

Nơi cư trú sẽ căn cứ dựa trên địa chỉ được thể hiện trong sổ hộ khẩu của bị đơn.

Việc xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết là một yếu tố quan trọng, dù căn cứ ly hôn đơn phương hoặc hồ sơ ly hôn đơn phương có đầy đủ và thuyết phục nhưng nếu xác định không đúng thẩm quyền, Tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương.

52 hành vi vi phạm mà người đi xe máy có thể bị tước giấy phép lái xe

Ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy vi phạm một trong 52 lỗi sau đây sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 24 tháng (tùy vào mức độ vi phạm, hành vi lỗi), cụ thể:

STT

Hành vi vi phạm

Căn cứ pháp lý

Thời hạn bị tước Giấy phép lái xe

1

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe

Điểm b khoản 3 Điều 6

01 tháng đến 03 tháng

2

Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 6

Điểm e khoản 3 Điều 6

3

Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 6 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

Điểm i khoản 3 Điều 6

4

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

Điểm đ khoản 4 Điều 6

5

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Điểm e khoản 4 Điều 6

6

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

Điểm g khoản 4 Điều 6

7

Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

Điểm h khoản 4 Điều 6

8

Điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

Khoản 5 Điều 6

9

Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép

Điểm a khoản 3 Điều 17

10

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Khoản 5 Điều 47

11

Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ làm hỏng cần chắn, giàn chắn, các thiết bị khác tại đường ngang, cầu chung

Điểm a khoản 9 Điều 47

12

Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông

Điểm b khoản 3 Điều 17

01 tháng đến 03 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

13

Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy

Điểm a khoản 6 Điều 6

02 tháng đến 04 tháng

14

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h

Điểm a khoản 7 Điều 6

15

– Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;

– Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông;

– Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ Khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông;

Trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6

Điểm b khoản 7 Điều 6

16

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe;

– Dùng chân điều khiển xe;

– Ngồi về một bên điều khiển xe;

– Nằm trên yên xe điều khiển xe;

– Thay người điều khiển khi xe đang chạy;

– Quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe

Điểm a khoản 8 Điều 6

17

Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị

Điểm b khoản 8 Điều 6

18

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh

Điểm c khoản 8 Điều 6

19

Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định

Điểm d khoản 8 Điều 6

20

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều 6 mà gây tai nạn giao thông

Điểm a khoản 1 Điều 6

21

Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) mà gây tai nạn giao thông

Điểm g khoản 1 Điều 6

22

Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm e khoản 2 Điều 6 mà gây tai nạn giao thông

Điểm h khoản 1 Điều 6

23

Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên mà gây tai nạn giao thông

Điểm k khoản 1 Điều 6

24

Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn mà gây tai nạn giao thông

Điểm l khoản 1 Điều 6

25

Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật mà gây tai nạn giao thông

Điểm m khoản 1 Điều 6

26

Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định mà gây tai nạn giao thông

Điểm n khoản 1 Điều 6

27

Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép mà gây tai nạn giao thông

Điểm q khoản 1 Điều 6

28

Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính gây tai nạn giao thông

Điểm b khoản 2 Điều 6

29

Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông mà gây tai nạn giao thông

Điểm d khoản 2 Điều 6

30

Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau mà gây tai nạn giao thông

Điểm e khoản 2 Điều 6

31

Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên gây tai nạn giao thông

Điểm g khoản 2 Điều 6

32

Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật mà gây tai nạn giao thông

Điểm l khoản 2 Điều 6

33

Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước mà gây tai nạn giao thông

Điểm m khoản 2 Điều 6

34

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe mà gây tai nạn giao thông

Điểm b khoản 3 Điều 6

35

Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định mà gây tai nạn giao thông

Điểm c khoản 3 Điều 6

36

Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác mà gây tai nạn giao thông.

Điểm k khoản 3 Điều 6

37

Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần mà gây tai nạn giao thông

Điểm m khoản 3 Điều 6

38

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ mà gây tai nạn giao thông

Điểm đ khoản 4 Điều 6

39

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông mà gây tai nạn giao thông

Điểm e khoản 4 Điều 6

40

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông mà gây tai nạn giao thông

Điểm g khoản 4 Điều 6

41

Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính mà gây tai nạn giao thông

Điểm h khoản 4 Điều 6

42

Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các hành vi:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 6

03 tháng đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

43

Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc

Điểm b khoản 6 Điều 6

03 tháng đến 05 tháng

44

Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn

Điểm đ khoản 8 Điều 6

45

Thực hiện các hành vi sau đây mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Khoản 9 Điều 6

46

Người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép

Khoản 2 Điều 34

03 tháng đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

47

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Điểm c khoản 6 Điều 6

10 tháng đến 12 tháng

48

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Điểm c khoản 7 Điều 6

16 tháng đến 18 tháng

49

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Điểm e khoản 8 Điều 6

22 tháng đến 24 tháng

50

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Điểm g khoản 8 Điều 6

51

Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy

Điểm h khoản 8 Điều 6

52

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ

Điểm i khoản 8 Điều 6

Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật