Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hiện nay, tình trạng giao thông ở Việt Nam đang khá căng thẳng và bất cập. Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt chính là một phần nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm. Trong nhiều trường hợp, người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, đi sai làn đường gây tai nạn thì ngoài trách nhiệm bồi thường thì còn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu rõ về vấn đề này.

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Truy-cứu-trách-nhiệm-hình-sự-khi-vi-phạm-quy-định-về-điều-khiển-phương-tiện-giao-thông-đường-bộ.

Ảnh minh họa(internet)

Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung  2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
  2. a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
  3. b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
  4. c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  5. d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  1. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  2. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP

–  Chủ thể:

Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.

– Khách thể:

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).

+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).

  1. Hình phạt

Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.

Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc  một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.

Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

Trân trọng!

 

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo điều 202 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung  2009 thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định như sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
  2. a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
  3. b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
  4. c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  5. d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  1. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  2. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn thi hành tại điều 4 phần 1 nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP

–  Chủ thể:

Chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.

– Khách thể:

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

– Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).

+ Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).

  1. Hình phạt

Phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm khi phạm tội tại khoản 1 Điều này.

Phạt tù từ ba năm đến mười năm khi phạm tội thuộc  một trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.

Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm khi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm khi phạm tội khoản 4 Điều này.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi thành t ội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260. Theo đó tại Điều này đã có những quy định cụ thể hơn về tội phạm này như: thêm các chi tiết về tổn thương sức khỏe, gây thương tích. Thêm điều khoản về phạt tiền với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Từ 01/6/2017, không cần xuất trình thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh?

Đây là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế thuộc lĩnh vực y tế.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh chỉ cần cung cấp số thẻ bảo hiểm y tế (không cần xuất trình thẻ) hoặc xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

Đối với trường hợp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải cung cấp số định danh cá nhân hoặc xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:

– Thẻ căn cước công dân còn giá trị hiệu lực.

– Chứng minh nhân dân còn giá trị hiệu lực (bao gồm cả chứng minh quân đội).

– Hộ chiếu còn giá trị hiệu lực.

– Thẻ học sinh, sinh viên, học viên còn giá trị hiệu lực (đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi làm chứng minh minh nhân dân).

– Các giấy tờ có ảnh khác do cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nơi người đó đang công tác, làm việc cấp hoặc xác nhận.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi nếu không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế hoặc người được thủ trưởng cơ sở y tế ủy quyền và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định.

Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Thành phần hồ sơ bao gồm:

 

I. Trường hợp có nhiều hơn một cá nhân hoặc nhiều hơn một tổ chức được thừa kế phần vốn của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty đăng ký chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

  1. Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  2. Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty chuyển đổi;
  3. Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của các thành viên đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên là tổ chức;
  5. Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được thừa kế

II.

Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc công ty huy động thêm vốn góp từ cá nhân hoặc tổ chức khác.

  1. Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  2. Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty chuyển đổi;
  3. Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của các thành viên đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên là tổ chức;
  5. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác;
  6. Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp đối với trường hợp công ty huy động thêm vốn góp từ cá nhân hoặc tổ chức khác

Lưu ý: 

Trường hợp không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :

-. Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa  phòng ĐKKD của Sở KH & ĐT

Có lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Có lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Câu hỏi : 

Em đi thuê phòng trọ và chủ nhà bắt đóng tiền đặt cọc 1.000.000 đồng. Với điều kiện ở 6 tháng mới được chuyển đi và chấm dứt hợp đồng. Nhưng em mới ở được 2 tuần nhưng muốn chuyển đi nơi khác. Vậy cho em hỏi nếu e chuyên đi như vậy có lấy lại được tiền đặt cọc không? Hợp đồng thuê nhà chủ nhà giữ và em chỉ cầm biên lai thu tiền.

Trả lời tư vấn:

Do hợp đồng thuê nhà của bạn là 6 tháng, nên theo Điều 492 BLDS 2005:

“Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Theo khoản 3 Điều 498 BLDS:

“Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên kia biết trước một tháng, nếu không có thỏa thuận khác”.

Do hợp đồng thuê nhà của bạn là 6 tháng nên phải công chứng, chứng thực và đăng ký. Nếu không hợp đông thuê nhà của bạn sẽ không có hiệu lực. Theo quy định tại khoản 2, Điều 15, NĐ 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm có quy định: “Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Hợp đồng thuê nhà của bạn đã bị vô hiệu nhưng bạn đã thực hiện hợp đồng này được 2 tuần,  mà trong hợp đồng không có thỏa thuận gì khác về việc nếu chuyển đi trước thời hạn hợp đòng phải báo trước bao nhiêu ngày thì được trả lại tiền đặt cọc hay bồi thường hợp đồng.

Theo Khoản 2 Điều 498  BLDS 2005:

“2. Bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;

b) Tăng giá thuê nhà bất hợp lý.

c) Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.”

Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà thì bên thuê nhà phải báo cho bên cho thuê trước một tháng, nếu không có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp của bạn cần xác định rõ căn cứ chấm dứt hợp đồng là do lỗi của bạn hay lỗi của bên cho thuê nhà để xác định phần bồi thường thiệt hại cũng như việc bạn có thể lấy lại được tiền đặt cọc hay không?

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 498 ở trên thì bạn sẽ được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Theo đó, bạn sẽ lấy lại được tiền đặt cọc, do sai phạm ở đây thuộc về bên cho thuê, họ không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình.

Nếu trường hợp của bạn không thuộc một trong ba trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 498 Bộ luật dân sự, do vậy, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên cho thuê theo quy định tại khoản 4 Điều 426 Bộ luật dân sự.

Về vấn đề bồi thường hợp đồng do các bên tự thỏa thuận, vì pháp luật chưa hề có một văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề mức bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà ở nên bên cho thuê nhà có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại mà việc chấm dứt hợp đồng gây ra cho mình để tính mức bồi thường.

Trên đây là ý kiến mà chúng chúng tôi tư vấn về vấn đề bạn đang quan tâm dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành.

 

Đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản được hay không?

Thời gian qua, nhiều ý kiến thắc mắc “Giấy tờ có giá” là gì?. Các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe máy, xe ô tô…) có phải là yêu cầu trả lại “Giấy tờ có giá” không?. Nếu yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa có thụ lý?.

Tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Theo  quy định trên thì các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy CNQSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy đăng ký xe máy, mô tô, ô tô….không phải là giấy tờ có giá quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005. Do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiễm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tóa án không thụ lý giải quyết.

Cơ quan chức năng sẽ giải quyết theo thẩm quyền

Tuy nhiên trong thực tế, nhiều người đã nhầm lẫn trong việc xác định giấy tờ có giá và đã có đơn đề nghị Tòa giải quyết. Trường hợp này, TANDTC hướng dẫn như sau: Nếu người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản mà Tòa án chưa thụ lý vụ án thì Tòa trả lại đơn kiện cho người khởi kiện.

Trong văn bản trả lại đơn, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu đã thụ lý vụ án thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, tiền tạm ứng án phí cho đương sự.

 

Xử lý hành vi lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để đầu cơ, bán hàng hóa với giá cao nhằm trục lợi theo quy định của pháp luật

Hiện nay, với tình trạng cấp bách, nguy hiểm của đại dịch viêm phổi cấp khiến các mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay khử trùng liên tục tăng giá gấp nhiều lần so với mức giá thông thường.

Với giá bán thông thường chỉ 2.000 đồng/chiếc, hiện nay một chiếc khẩu trang y tế được bán với giá 25.000 đồng thậm chí cao hơn.

Theo quy định pháp luật hiện hành, các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý thu lợi bất chính như vậy sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm bởi đã xâm phạm nguyên tắc quản lý nhà nước về định giá và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Quy định pháp luật

Cụ thể, Điểm c khoản 2 Điều 10 Luật Giá năm 2012 quy định cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Khoản 1 Điều 11 Luật Giá quy định mặc dù các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có thể được quyền tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá) tuy nhiên tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định.

Xử phạt hành chính

Theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh bị coi là hành vi đầu cơ hàng hóa.

Hành vi đầu cơ hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính số tiền 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tại Điều 17 Nghị định số: 109/2013/NĐ-CP cũng quy định xử phạt hành chính  đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Xử lý hình sự

Liệu có thể xử lý hình sự những trường hợp đầu cơ hàng hóa là khẩu trang, nước rửa tay trong tình hình dịch bệnh như hiện tại hay không?

Điều 196 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về tội đầu cơ.

Cụ thể, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá, hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị phạt tiền từ 30 đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ ba đến 7 năm: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hàng hóa trị giá từ 1,5 đến 3 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới một tỷ đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 1,5 đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 đến 15 năm: hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính một tỷ đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Chế tài xử lý hình sự đối với tội phạm đầu cơ hàng hóa lên đến 15 năm tù có thể coi là có tính răn đe.

Tuy nhiên trong trường hợp các tổ chức, cá nhân đầu cơ mặt hàng là khẩu trang y tế, nước rửa tay tiệt trùng lại khó có thể bị xử lý hình sự bởi luật chỉ quy định xử lý hình sự đối với trường hợp đầu cơ sản phẩm thuộc mặt hàng bình ổn giá hoặc được Nhà nước định giá ví dụ như lúa, gạo, xăng, dầu, điện,..

Theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá thì mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.

Như vậy, có thể thấy sự vênh nhau, chồng chéo trong hệ thống pháp luật khi quy định xử phạt, xử lý những trường hợp lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, bán hàng hóa với giá cao như hiện tại.

Thẩm quyền xử phạt

Khi gặp các trường hợp trên, người tiêu dùng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Quản lý thị trường hoặc Sở Tài chính để xử lý, răn đe và ngăn chặn những hành vi đầu cơ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi như vậy.

Vợ mất tích, chồng có được ly hôn?

Câu hỏi:

Vợ tôi đi khỏi nhà cách đầy đã 7 năm không mà không có tin tức. Giờ khi các con đã lớn, tôi tính đi bước nữa để có nơi nương tựa tuổi già. Tuy nhiên tôi vẫn chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân với vợ nên không thể được kết hôn với người khác. Tôi không có cách nào liên lạc được với vợ, tôi băn khoăn liệu rằng nếu không có vợ tôi ở nhà thì tôi có được yêu cầu giải quyết ly hôn không?

Cám ơn Luật sư!

logo-mblaw

Luật sư tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới công ty Luật hợp danh Minh Bạch. Về thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

Căn cứ theo quy định của pháp luật, tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng người bị Tòa án tuyên bố mất tích. Theo đó, điều kiện đặt ra là vợ của bạn đi khỏi nhà cách đây  5 năm và đã được Tòa án tuyên bố mất tích.

Việc tuyên bố một người mất tích được quy định tại Điều 78 Luật Dân sự 2005, cụ thể như sau:

“1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chế thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng…”

Như vậy, theo luật định nếu vợ của bạn đã được Tòa án tuyên bố là mất tích, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Trường hợp vợ bạn chưa được Tòa án tuyên bố mất tích thì trước khi yêu cầu giải quyết ly hôn, bạn cần yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ bạn mất tích theo quy định của pháp luật.

Về thủ tục yêu cầu giải quyết tuyên bố một người mất tích được quy định trong bộ luật Tố Tụng Dân Sự 2015 như sau:

Theo quy định tại Điều 387 bạn cần nộp đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích đến Tòa án đồng thời kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

 Trân trọng!

Kết quả XN thủy ngân dân khu vực Rạng Đông, Cty chịu trách nhiệm gì?

Vụ cháy tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã gây ra nhiều lo ngại về sức khỏe và ô nhiễm môi trường do việc sử dụng thủy ngân trong sản xuất bóng đèn. Từ ngày 6/9 đến 9/9, gần 1.200 người dân sống gần khu vực cháy đã được khám sức khỏe miễn phí tại các trạm y tế. Trong đó, 464 người được chuyển đến các bệnh viện để làm xét nghiệm chuyên sâu, và kết quả ban đầu cho thấy 30 người có mức thủy ngân trong máu an toàn, dưới ngưỡng cho phép.
Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, Hà Nội) đã nêu rõ rằng Công ty Rạng Đông phải chịu trách nhiệm chính trong vụ cháy tại nhà máy của mình, đặc biệt là về vấn đề sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng. Dù vẫn chờ kết luận từ cơ quan điều tra để xác định lỗi, luật sư khẳng định công ty cần công bố minh bạch các hóa chất đã sử dụng và có biện pháp khắc phục hậu quả để trấn an dư luận.
Luật sư cũng chỉ trích Công ty Rạng Đông vì phản ứng chậm trễ và không trung thực trong việc công bố thông tin về việc sử dụng thủy ngân lỏng. Chỉ sau khi có sự đấu tranh từ Tổng Cục Môi trường, công ty mới thừa nhận việc 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có chứa thủy ngân lỏng, loại hóa chất có độc tính cao hơn so với viên amalgam mà công ty trước đó tuyên bố sử dụng.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Hà Nội xử lý các vi phạm lấn chiếm đất công sau phản ánh của Truyền hình Quốc hội

Mới đây, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã phản ánh việc hàng ngàn mét vuông đất công, đất nông nghiệp bị lấn chiếm sai mục đích để xây dựng nhà ở, nhà máy, khu thương mại diễn ra tại các quận Hoàng Mai và quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Ngay sau đó, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo chính quyền các địa phương nêu trên vào cuộc, xử lý. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy sự chậm trễ và lúng túng từ phía chính quyền địa phương. Theo ý kiến luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch, việc này không chỉ vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai mà còn bộc lộ rõ lỗ hổng trong công tác quản lý, giám sát và sự phụ thuộc vào phản ánh của dư luận, Luật sư cũng nhấn mạnh chính quyền cần quy trách nhiệm cụ thể và áp dụng chế tài nghiêm minh để đảm bảo tính răn đe và khắc phục triệt để vấn đề.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Thủ tục đăng ký kinh doanh dược phẩm

Điều kiện kinh doanh dược phẩm:

  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật và nhân sự phải đạt tiêu chuẩn theo GDP (bao gồm 17 quy chuẩn) do Bộ Y tế ban hành, phù hợp với từng loại hình kinh doanh thuốc;
  • Người quản lý chuyên môn về dược có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức kinh doanh, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
  • Dược phẩm kinh doanh phải thuộc loại được Bộ y tế cấp visa nhập khẩu.
  • Người điều hành kinh doanh và người quản lý kho chứa hành phải có chứng chỉ hành nghề dược.
  • Nhãn hiệu của dược phẩm đã được bảo hộ hoặc không tương tự nhãn hiệu đã được chứng nhận độc quyền tại Việt Nam.

Có 3 loại giấy phép các bạn cần hoàn thiện trước khi phân phối trên thị trường

  • – Thứ nhất: Dược phẩm kinh doanh phải thuộc loại được Bộ y tế cấp visa nhập khẩu.
  • – Thứ hai: Người điều hành kinh doanh và người quản lý kho chứa hàng phải có chứng chỉ hành nghề dược.
  • – Thứ ba: Nhãn hiệu của dược phẩm đã được bảo hộ hoặc không tương tự nhãn hiệu đã được chứng nhận độc quyền tại Việt Nam.

 

Thủ tục thành lập công ty kd dược, nhập khẩu.

  1. SKHĐT

– Giấy đề nghị

– Điều lệ công ty

 ( Đối vs cty TNHH 2 thành viên cần có danh sách thành viên, Cty Cổ  phần cần có danh sách cổ đông)

– Bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược của Giám đốc, hay người quản lý chuyên môn (trong trường hợp thuê người có chứng chỉ hành nghề, cần có hợp đồng lao động với người đó và có quyết định bổ nhiệm vị trí quản lý trong doanh nghiệp)

2.Sở y tế :

– Đơn đề nghị mẫu 01a (TT03/2016/TT-BYT)

– Bản chính chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược của người đại diện pl + bản chứng thực đăngký kinh doanh

– Bản đăng ký kiểm tra mẫu 01/GSP phụ lục 2- TT45/2011/TT-BYT

– Tài liệu, chương trình và báo cáo tóm tắt về huấn luyện, đào tạo “Thực hành tốt bảo quản thuốc” tại cơ sở;

– Sơ đồ tổ chức của cơ sở;

– Sơ đồ vị trí địa lý và thiết kế của kho;

– Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn.

– Điều lệ công ty

 

 

Tư vấn tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân

Vừa qua, trên địa bàn xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang có ghi nhận vụ việc một công an viên xã An Sơn đã có hành vi dùng thẻ cử tri của nhiều người nhờ bầu thay và lừa mượn thẻ cử tri của một số người khác để bầu thay nhằm gạt tên những người ở UBND xã An Sơn có trong danh sách ứng cử. Như vậy, xin hỏi luật sư, hành vi của công an viên này đã vi phạm tội danh gì trong Bộ luật hình sự? Chế tài xử lý đối với loại tội phạm này ra sao?

Cám ơn luật sư!

banner1

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch, đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ từ câu hỏi, có thể thấy hành vi của công an viên này đã vi phạm tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân theo quy định tại Điều 126 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

“Điều 126. Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân

. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

Khách thể của tội phạm:

Hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân là bằng những hình thức khác nhau làm cho quyền bầu cử, ứng cử của người dân không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng với ý chý của họ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Thể hiện ở hành vi lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân.

Như vậy hành vi của công an viên này đã thỏa mãn đủ các yếu tố cấu thành tội phạm và sẽ bị truy tố theo khoản 2 của Điều 126 với tình tiết “lợi dụng chức vụ quyền hạn

Với tội danh này, công an viên có thể phải chịu hình phạt tù là 02 năm, ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đế năm năm.

 

Theo BLHS 2015 sắp có hiệu lực thì tội danh này quy định tại

“Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trân trọng!

Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng

Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng

1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật