Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi bị kết án về tội cố ý gây thương tích với hình phạt cải tạo không giam giữ 3 năm. Hiện nay tôi đã chấp hành án phạt được 1 năm, 02 tháng trước đây tôi có truy đuổi và bắt được một tên cướp giật tại địa phương và được chính quyền tuyên dương khen thưởng về hành động này. Vậy xin hỏi luật sư, việc bắt tội phạm của tôi có được xem là căn cứ để miễn chấp hành hình phạt hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

logo-mblaw

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn cho bạn như sau:

Miễn chấp hành hình phạt:

Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên. Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng trong giai đoạn thi hành án hình sự khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật.

Căn cứ miễn chấp hành hình phạt:

Theo khoản 1 và khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quy định:

+ Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt (khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự).

+ Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật hình sự, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại (khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự).

Trong đó  “lập công lớn” được hiểu  là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát  minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

=>     Việc bạn truy đuổi, bắt được một tên cướp giúp cơ quan nhà nước và được cơ quan nhà nước khen thưởng có thể được coi là lập công lớn trong trường hợp này. Do đó, bạn có thể làm đơn đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện việc đề nghị miễn chấp hành hình phạt đến Tòa án.

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Ngày nay có rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam kéo theo đó là lực lượng lao động nước ngoài cũng di chuyển theo. Thực tế cho thấy rất nhiều người lao động nước ngoài đang gặp khó khăn trong quá trình xin giấy phép lao động tại Việt Nam. Luật Minh Bạch xin giới thiệu thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam để quý vị tham khảo:

Luật sư Nguyễn Văn Hân – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình Luật sư doanh nghiệp trên kênh truyền hình VITV

  1. Điều kiện để người nước ngoài được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật (không bị hạn chế lăng lực hành vi dân sự, không bị áp dụng các biện pháp hạn chế khác).

–  Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

–  Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

  1. Bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu quy định;

– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định;

– Lý lịch tư pháp tại nước ngoài (Giấy xác nhận không phạm tội) do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp;

– Lý lịch tư pháp tại Việt Nam nếu người lao động đã từng cư trú tại Việt Nam;

– Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài ít nhất 5 năm đối với nhà quản lý, giám đốc điều hành và ít nhất 3 năm đối với vị trí chuyên gia);

– 02 ảnh mầu 4×6 phông nền trắng, không đeo kính.

– Bản chứng thực Hộ chiếu;

– Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền;

– Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài (Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động…).

Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng dịch sang tiếng Việt.

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

Thời gian thực hiện: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  1. Công việc thực hiện bởi Luật Minh Bạch

– Tư vấn cho khách hàng các quy định có liên quan đến việc xin giấy phép lao động tại Việt Nam;

– Hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ, giải trình với cơ quan nhà nước (khi có yêu cầu) và thay mặt khách hàng nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tư vấn cho khách hàng thủ tục xin cấp visa dài hạn hoặc thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật.

Để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!

  • Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232
  • Yêu cầu dịch vụ: 0987 832 333 
  • Gửi yêu cầu tư vấn qua email: luatsu@luatminhbach.vn
Nguyên tắc phân cấp, phân vùng rủi ro ô nhiễm biển và hải đảo

Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định về tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, hải đảo được ban hành ngày 29/9/2016. Thông tư này có hiệu lực vào ngày 15/11/2016

Theo đó, nguyên tắc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, hải đảo quy định như sau:

– Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm và phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển, hải đảo được thực hiện trên từng ô bờ, ô ven bờ, ô biển.

– Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm phải căn cứ vào:

+ Thông tin, số liệu đo đạc quan trắc môi trường; và

+ Sử dụng công cụ tính toán, mô phỏng quá trình phát thải, lan truyền, biến đổi, chuyển hóa chất gây ô nhiễm trong môi trường biển, hải đảo.

– Việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường phải:

+ Căn cứ vào kết quả tính toán và xác định giá trị của các chỉ số tương ứng với các tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo đối với từng ô; và

+ Được thể hiện trên bản đồ theo quy định của pháp luật.

Hà Nội: Khuôn viên di tích trở thành bãi xe, chính quyền khẳng định sai quy định nhưng vẫn loay hoay xử lý

Trong những năm qua, tình trạng đình, đền, chùa, di tích lịch sử bị xâm phạm, chiếm dụng để sử dụng làm mục đích cá nhân liên tục xảy ra ở không ít địa phương. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan và hạn chế đến sự phát triển của du lịch. Cụ thể tại khu di tích Đền Sóc nằm tại ngõ 34 đường Xuân La là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, nhiều năm nay, hơn 2.000 mét vuông diện tích của đền đã biến thành Trung tâm đào tạo Lạc Hồng. Không chỉ trở thành nơi dạy lái xe, ở đây còn biến thành nơi trông giữ các phương tiện cá nhân.  Theo Luật sư  Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch: “Trưởng Ban quản lý khu di tích nhân danh cá nhân để ký hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn để khai thác di tích rõ ràng là hành vi trái về mặt thẩm quyền. Đối với di tích cấp quốc gia là tài sản quốc gia, mà tài sản quốc gia là tài sản của toàn dân, cộng đồng. Chính vì thế, một cá nhân không thể đứng ra cho thuê hay cho mượn được.”

Mặc dù đại diện lãnh đạo UBND phường Xuân Tảo khẳng định hành vi trên là vi phạm nhưng do không đủ thẩm quyền để xử lý nên tình trạng “mượn đất” trên vẫn khiến chính quyền loay hoay xử lý.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Hướng dẫn xác minh điều kiện thi hành án

Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án (THA) dân sự có hiệu lực từ ngày 30/9/2016.

Theo đó, căn cứ xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản sẽ thông qua:

– Hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản; hoặc

– Chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng; hoặc

– Người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán tài sản.

Ngoài ra, với trường hợp đình chỉ THA do người được THA chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được THA.

Mua, bán dâm bị xử lý như thế nào? Có tồn tại mại dâm đồng tính?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003:  “Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác”. Mua dâm là “hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”.

hop-thuc-hoa-mai-dam-thanh-nghe4

Ảnh minh họa (internet)

-Mua, bán dâm bị xử lý như thế nào?

Với hành vi mua dâm và bán dâm, Điều 22, 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử lý như sau.

“Điều 22. Hành vi mua dâm

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.”

Điều 23. Hành vi bán dâm

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
  2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.
  3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

-Có tồn tại mại dâm đồng tính?

Pháp luật hiện hành không định nghĩa cụ thể thế nào là “giao cấu” mà thường được hiểu là quan hệ tình dục giữa những người khác giới (nam và nữ). Vì vậy giữa những người đồng tính không có sự “giao cấu”, do đó không chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh này. Việc xử lý đối với các hành vi mua bán dâm đồng tính hiện chưa có quy định.

Điều 115 Bộ luật dân sự 2015

Điều 115. Quyền tài sản

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ

Ngày 30/9/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định 1885/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

vbmoi

Theo đó, việc lựa chọn vị trí đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe được thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Bố trí trên các tuyến đường bộ trọng điểm, hành lang vận tải đường bộ chính;

– Kiểm soát tối đa các phương tiện lưu thông trên đường bộ (kể cả phương tiện từ các khu vực lân cận, đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng…);

– Hạn chế tối đa hiện tượng xe quá tải đi vòng đường khác để tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm tra tải trọng xe;

– Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến năng lực khai thác của đường bộ;

– Hạn chế đặt Trạm kiểm tra trong phạm vi khu vực nội thành, nội thị, đô thị để chống ùn tắc giao thông;

– Rà soát, điều chỉnh vị trí một số Trạm kiểm tra cố định để kết hợp với Trạm thu phí lân cận mà không làm giảm chức năng kiểm soát tải trọng xe của Trạm.

Quyết định 1885/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 30/9/2016 và thay thế Quyết định 1502/QĐ-TTg .

Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điệu kiện sản xuất mỹ phẩm

Cơ quan thực hiện : Sở y tế 

Cách thức thực hiện : Nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc qua đường bưu điện 

Điều kiện thực hiện : 

Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
+ Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
+ Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
+ Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
+ Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu.

Điều kiện về cơ sở vật chất:
+ Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
+ Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.

Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.

Thành phần hồ sơ : 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 93/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
  • Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;
  • Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;
  • Danh mục các mặt hàng đang sản xuất hoặc dự kiến sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của từng mặt hàng.

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Thời gian thực hiện : 

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo khắc phục và đề nghị kiểm tra lại đối với trường hợp không đạt phải kiểm tra lại.

 

Công bố 04 án lệ mới

Ngày 17/10/2016, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định 698/QĐ-CA về việc công bố 04 án lệ. Cụ thể như sau:

cac-an-le

– Án lệ số 07/2016/AL về công nhận hợp đồng mua bán nhà trước ngày 01/7/1991.

– Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm.
– Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

– Án lệ số 10/2016/AL về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

Theo đó, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng các án lệ tại Quyết định 698/QĐ-CA trong xét xử kể từ ngày 01/12/2016.

Việc áp dụng án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Thủ tục Yêu cầu/đề nghị trợ giúp pháp lý

Đối tượng thực hiện : Cá nhân được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP

1. Người nghèo.

2. Người có công với cách mạng.

3. Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa.

4. Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Cơ quan thực hiện : Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 

Cách thức thực hiện :

– Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh;

– Trực tiếp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bên ngoài trụ sở);

– Qua thư tín hoặc bằng các hình thức khác.

Yêu cầu : 

– Phải thuộc diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

– Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Trợ giúp pháp lý : Vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

– Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý : Người được trợ giúp đang cư trú tại địa phương;vụ việc xảy ra tại địa phương hoặc do nơi khác chuyển đến 

– Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

– Giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có);

Trong trường hợp thiếu những giấy tờ chứng minh là người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì phải cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý.

Thời hạn giải quyết : Ngay sau khi nhận được hồ sơ.

 

Đưa clip, hình ảnh gây xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị xử lý thế nào?

Câu hỏi:

Thông qua vụ việc một clip quay cảnh 9 thiếu niên bị bắt gặp trong nhà nghỉ phát tán trên các trang mạng vừa qua, xin luật sư giải đáp một số câu hỏi dưới đây:

Việc quay clip, dùng lời mạt sát các thiếu niên rồi tung lên mạng như vậy có vi phạm pháp luật? Nếu vi phạm thì sẽ xử lý như thế nào?

Người gửi câu hỏi: D.V.K – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

aaaaaaaaaa

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam thì quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc sử dụng bất kỳ hình ảnh nào của cá nhân đều phải được sự đồng ý của người đó. Trong trường hợp cá nhân đó dưới 15 tuổi thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Như vậy, trong trường hợp người quay clip nêu trên rồi tung lên mạng mà chưa được sự cho phép của các cá nhân hoặc người giám hộ hợp pháp của các cá nhân (đối với trường hợp các em chưa đủ 15 tuổi) là vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền của các em đối với hình ảnh cá nhân của mình.

Để xử lý đối với hành vi vi phạm này, các cơ quan chức năng cần phải triệu tập người quay clip đến làm việc để làm rõ động cơ, mục đích của việc quay clip và phát tán lên mạng. Trong trường hợp xác định việc quay clip nhằm mục đích làm nhục người khác, xâm phạm danh dự, uy tín của người khác hoặc đưa thông tin lên mạng máy tính trái phép mà gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì có thể có dấu hiệu của tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự hoặc tội đưa thông tin, hình ảnh trái phép lên mạng máy tính theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, các cá nhân bị xâm phạm về hình ảnh, có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án buộc người xâm phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, công khai xin lỗi đối với hành vi sử dụng trái phép hình ảnh của mình theo trình tự Tố tụng dân sự.

Trong clip, người quay còn dùng những lời lẽ không đúng mực để quát tháo, xúc phạm các em cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được pháp luật bảo vệ và buộc mọi người phải tôn trọng.

Trong trường hợp này, hành vi vi phạm có thể bị xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”;

Luật tố tụng dân sự 2015

Bổ sung đối tượng được bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển

Ngày 01/9/2016, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn 7433/BNN-TCTS về việc hướng dẫn bổ sung kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển.

scmtb

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển bao gồm:

– Chủ tàu cá và người lao động trên tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên, có đăng ký và trực tiếp khai thác tại vùng biển 04 tỉnh miền Trung từ 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở và người lao động thường xuyên tại cơ sở đã nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2015 hoặc mới đầu tư xây dựng nhưng không thả nuôi từ ngày 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở chế biến thuỷ sản có địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc hộ khẩu thường trú tại vùng bị thiệt hại và người lao động làm thuê trong các cơ sở này.

– Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thuỷ sản có kho lạnh, kho cấp đông tại vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố, còn lưu kho các sản phẩm được thu mua trước ngày 30/8/2016 và người lao động trong các cơ sở này.

Công văn 7433/BNN-TCTS bổ sung Công văn 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật