Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều kiện người thất nghiệp được hưởng hỗ trợ học nghề

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 55 Luật Việc làm thì người lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ điều kiện sau:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp sau đây: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là đề nghị hỗ trợ học nghề.

Khoản 1, Điều 11 và Khoản 1, 2, 3 Điều 12 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXHngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động để xác định cụ thể nghề, thời gian học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề để trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.

Sau thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 12 Thông tư này.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động.

Người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hỗ trợ học nghề trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hỗ trợ học nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau: ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Như vậy, nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ học nghề thì được hưởng hỗ trợ học nghề và quy trình hỗ trợ học nghề được thực hiện theo các quy định nêu trên.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu

Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Chủ rừng được thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách

Ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 44/2016/QĐ-TTg về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng.

vbmoi

Theo đó, cho phép chủ rừng được thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách với yêu cầu về tiêu chuẩn dành cho bảo vệ như sau:

– Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ 18 tuổi trở lên và có sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ rừng.

– Ưu tiên đối với người đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sinh sống tại địa bàn, người đã được đào tạo nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng bảo vệ rừng được phép trang bị:

– Các loại súng bắn đạn cao su, đạn hơi cay và các loại đạn dùng cho các loại súng này; dùi cui điện, dùi cui cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay; áo giáp, găng tay bắt dao; mũ chống đạn.

– Các trang thiết bị thông tin liên lạc, phương tiện, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng và các thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý bảo vệ rừng.

Quyết định 44/2016/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 05/12/2016.

 

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng dấtvà tài sản gắn liền với đất

Thành phần hồ sơ:

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, các bên giao kết trong hợp đồng có thể tự soạn thảo có nội dung như trong mẫu hướng dẫn hoặc yêu cầu Phòng Công chứng soạn thảo theo mẫu tại Thông tư liên tịch số 04/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của Bộ Tư Pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Đối với cá nhân:
– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà;
– Giấy chứng minh nhân dân những người tham gia giao dịch;
– Giấy chứng nhận kết hôn nếu là tài sản chung của vợ chồng;
– Giấy uỷ quyền nếu là đại diện theo uỷ quyền.
+ Đối với tổ chức:
– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà;
– Điều lệ pháp nhân hoặc Giấy phép đầu tư;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Biên bản họp thành viên;
– Chứng minh nhân dân của người đại diện pháp nhân;
– Giấy uỷ quyền nếu là đại diện theo uỷ quyền.

* Đối với tổ chức, công dân: Nộp hồ sơ nêu yêu cầu công chứng.
* Đối với cơ quan hành chính (Phòng Công chứng)

Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi bị kết án về tội cố ý gây thương tích với hình phạt cải tạo không giam giữ 3 năm. Hiện nay tôi đã chấp hành án phạt được 1 năm, 02 tháng trước đây tôi có truy đuổi và bắt được một tên cướp giật tại địa phương và được chính quyền tuyên dương khen thưởng về hành động này. Vậy xin hỏi luật sư, việc bắt tội phạm của tôi có được xem là căn cứ để miễn chấp hành hình phạt hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

logo-mblaw

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn cho bạn như sau:

Miễn chấp hành hình phạt:

Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên. Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng trong giai đoạn thi hành án hình sự khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật.

Căn cứ miễn chấp hành hình phạt:

Theo khoản 1 và khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quy định:

+ Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt (khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự).

+ Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật hình sự, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại (khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự).

Trong đó  “lập công lớn” được hiểu  là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát  minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

=>     Việc bạn truy đuổi, bắt được một tên cướp giúp cơ quan nhà nước và được cơ quan nhà nước khen thưởng có thể được coi là lập công lớn trong trường hợp này. Do đó, bạn có thể làm đơn đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện việc đề nghị miễn chấp hành hình phạt đến Tòa án.

Trân trọng!

55 lỗi mà người đi xe máy sẽ bị tước giấy phép lái xe

Người lái xe máy mắc phải 55 lỗi sau đây sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 24 tháng (tùy vào mức độ vi phạm, hành vi lỗi) theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

TT Hành vi vi phạm Căn cứ pháp lý Thời gian bị tước Giấy phép lái xe
1 Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe Điểm b Khoản 4 Điều 6 01 đến 03 tháng
2 Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông Điểm c Khoản 4 Điều 6
3 Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định Điểm i Khoản 4 Điều 6
4 Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông Điểm m Khoản 4 Điều 6
5 Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc Điểm b Khoản 5 Điều 6
6 Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ Điểm đ Khoản 5 Điều 6
7 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Khoản 6 Điều 6
8 Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy Điểm a Khoản 7 Điều 6
9 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h Điểm a Khoản 8 Điều 6
10 Tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 9, Khoản 10 Điều 5; Điểm b Khoản 8, Khoản 10 Điều 6; Điểm b Khoản 7 Điều 7; Điểm b Khoản 6 Điều 33. Khoản 7 Điều 11
11 Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép Điểm c Khoản 5 Điều 17
12 Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung Khoản 9 Điều 46
13 Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông Điểm d Khoản 5 Điều 17 01 đến 03 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

14 Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 7 Điều 6 02 đến 04 tháng
15 Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn Điểm c Khoản 7 Điều 6
16 – Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Khoản 9 Điều 6
17 Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các lỗi sau đây:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Khoản 9 Điều 6 03 đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

18 Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8; Điểm d Khoản 9 Điều 6 và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 1 Điều 6 02 đến 04 tháng
19 Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” và gây tai nạn giao thông Điểm c, Khoản 1 Điều 6
20 Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 1 Điều 6
21 Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 1 Điều 6
22 Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước và gây tai nạn giao thông Điểm e Khoản 1 Điều 6
23 Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 1 Điều 6
24 Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 1 Điều 6
25 Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 6 và gây tai nạn giao thông Điểm i Khoản 1 Điều 6
26 Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 2 Điều 6
27 Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn và gây tai nạn giao thông Điểm c Khoản 2 Điều 6
28 Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 2 Điều 6
29 Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 2 Điều 6
30 Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 2 Điều 6
31 Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 3 Điều 6
32 Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 3 Điều 6
33 Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 3 Điều 6
34 Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 3 Điều 6
35 Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 và gây tai nạn giao thông Điểm h Khoản 3 Điều 6
36 Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép và gây tai nạn giao thông Điểm m Khoản 3 Điều 6
37 Người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước và gây tai nạn giao thông Điểm n Khoản 3 Điều 6
38 Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính và gây tai nạn giao thông Điểm o Khoản 3 Điều 6
39 Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) và gây tai nạn giao thông Điểm a Khoản 4 Điều 6
40 Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 4 Điều 6
41 Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và gây tai nạn giao thông Điểm c Khoản 4 Điều 6
42 Dừng xe, đỗ xe trên cầu và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 4 Điều 6
43 Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà và gây tai nạn giao thông Điểm g Khoản 4 Điều 6
44 Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định và gây tai nạn giao thông Điểm i Khoản 4 Điều 6
45 Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác và gây tai nạn giao thông Điểm k Khoản 4 Điều 6
46 Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông và gây tai nạn giao thông Điểm m Khoản 4 Điều 6
47 Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc và gây tai nạn giao thông Điểm b Khoản 5 Điều 6
48 Chạy trong hàm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ và gây tai nạn giao thông Điểm d Khoản 5 Điều 6
49 Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ và gây tai nạn giao thông Điểm đ Khoản 5 Điều 6
50 Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định và gây tai nạn giao thông Điểm e Khoản 5 Điều 6
51 Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ Điểm b Khoản 8 Điều 6 03 đến 05 tháng
52 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Điểm c Khoản 8 Điều 6
53 Vi phạm các quy định sau đây mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

 

Khoản 10 Điều 6
54 Đua xe trái phép Điểm b Khoản 4 Điều 34 03 đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

55 Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) Khoản 11 Điều 6 22 đến 24 tháng
Bình luận khoa học về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bán, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bán, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 195 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 195. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; 

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng xâm phạm đến quan hệ về quản lí thị trường trong lĩnh vực quản lí phân bón, thuốc thú y,… và xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng.

Đối tượng hàng hóa nêu trong Điều 195 BLHS năm 2015 là các loại hàng giả là thức ăn dùng cho chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm,… hay các loại giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật đang được phép sử dụng ở Việt Nam.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng cũng được hiểu giống như hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đã trình bày tại Điều 192, 193, 194 BLHS năm 2015. Ví dụ, một người chỉ cần tham gia vào một công đoạn của dây chuyền trong xưởng sản xuất phân bón giả hay thuốc bảo vệ thực vật giả hoặc chỉ có hành vi đóng bao giống cây trồng, in nhãn hiệu mà biết rõ là giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Hành vi sản xuất và buôn bán các loại hàng giả nêu trên bị coi là tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 195 BLHS năm 2015.

Giống như quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả tại Điều 192 BLHS năm 2015 nói chung khi so sánh với quy định tương ứng trong BLHS năm 1999, dấu hiệu hàng giả có số lượng lớn được cụ thể hóa thành hai trường hợp như trên.

Điều 195 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các dấu hiệu định tội, tạo thuận lợi cho việc áp dụng. Ví dụ định lượng gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Tình tiết này thực chất là cụ thể hóa của tình tiết tội “gây hậu quả nghiêm trọng” trước đây. Hoặc tình tiết thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên bị coi là tội phạm trong việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi,… là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với thực tiễn các hành vi phạm tội đã và đang xảy ra.

Tội phạm coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thỏa mãn một trong các trường hợp nêu tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 195 BLHS năm 2015.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ nhận biết rõ loại hàng hóa họ sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Khung 2: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 6.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Tái phạm nguy hiểm;

  • Buôn bán qua biên giới;

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 3: Phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.

Khung 4: Phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên;

  • Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.

Khung 5: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

“Cản trở nhà báo tác nghiệp” có thể bị phạt tù.

Câu hỏi:

Gần đây xảy ra nhiều vụ phóng viên tác nghiệp, phản ánh tiêu cực bị đe dọa, hành hung, bị phá hoại tài sản.

 Như vậy, xin hỏi luật sư việc đe dọa, cản trở nhà báo sẽ bị xử lý như thế nào?

12801498_10208798872038976_7462228936830222690_n

Luật sư Trần Tuấn Anh- Giám đốc công ty Luật Minh Bạch

Luật sư trả lời:

Gần đây nhất, sau khi viết bài phanh phui hoạt động xe chở quá khổ, quá tải của Cty TNHH Cơ khí Hải Sơn (đóng tại TP Đồng Hới, Quảng Bình), nhà báo Trương Quang Nam (báo Thanh Niên) đã bị ông Nguyễn Hải Sơn, Giám đốc Cty này trực tiếp điện thoại, có lời nói đe dọa, uy hiếp tính mạng. Hành vi của ông Sơn bị Công an Quảng Bình kết luận đã “uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên”, xử phạt 20 triệu đồng theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; đồng thời buộc ông Sơn phải xin lỗi nhà báo Trương Quang Nam.

Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin của công dân” là một hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù”.

Theo luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Cty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), việc các nhà báo, phóng viên bị đánh, bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của bản thân cũng như gia đình không còn là chuyện hiếm gặp trong một vài năm gần đây. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi trong xã hội, luôn tồn tại một bộ phận muốn chà đạp lên pháp luật để kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, các hành vi đó, có khi chỉ bị lôi ra ánh sáng khi có sự vào cuộc quyết liệt của các nhà báo, phóng viên chân chính, sẵn sàng đương đầu cái sai, cái xấu, hành vi tiêu cực trong xã hội.

Theo luật sư Tuấn Anh, bất kỳ một hành vi xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản… Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại “Nghị định số: 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản”.

Song, theo luật sư Tuấn Anh, dường như các chế tài kể cả là hình sự hay hành chính đều chỉ xử phạt dựa vào tính chất, mức độ của hành vi của các đối tượng vi phạm gây ra cho chính nhà báo, phóng viên đó, mà chưa xem xét đến khía cạnh hành vi vi phạm đó là nguy hiểm cho xã hội, bởi nó đã trực tiếp xâm phạm đến quyền được tiếp cận thông tin của công dân, mà đây là quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp ghi nhận đối với mỗi công dân.

Luật sư Tuấn Anh cho biết, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã ghi nhận hành vi “Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân” là một hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là “Cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm”.

Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung theo phần

Điều 209. Sở hữu chung theo phần

1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Ngoại tình dẫn đến ly hôn

Câu hỏi:

“Đầu năm 2014, vợ chồng tôi kết hôn, hiện nay tôi mới sinh con được hơn 6 tháng. Hơn một tháng qua, chồng tôi thường hay nhậu nhẹt, đi sớm về trễ. Sau đó, tôi phát hiện chồng tôi có người đàn bà khác làm chung công ty. Tôi không còn chịu đựng được nữa nên muốn ly hôn. Nhưng chồng tôi không chịu vì sợ mất mặt với họ hàng. Vậy trường hợp này tôi có thể đơn phương ly hôn không?”.

20150825095356-1

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty luật Minh Bạch, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Như vậy, bạn đọc này có quyền đơn phương ly hôn.

Khi một bên yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình; hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Do đó, trong trường hợp của bạn đọc này, nếu có chứng cứ về việc người chồng ngoại tình, không chung thủy thì Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn của bạn.

* Giải quyết quyền nuôi con:

Theo quy định tại Điều 81 Luật HNGĐ 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn.

Trong trường hợp này, đứa bé còn nhỏ nên nếu bạn có điều kiện để trực tiếp nuôi con và không có thỏa thuận khác với người chồng thì cháu bé sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

Nếu người mẹ không đủ điều kiện và không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

* Phân chia tài sản chung:

Nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn là do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo quy định.

 Tài sản chung của vợ chồng nên về nguyên tắc được chia đôi. Tuy nhiên, tỷ lệ phân chia tài sản chung có tính đến các yếu tố như hoàn cảnh gia đình 2 bên, công sức đóng góp của từng người vào việc tạo lập tài sản, lỗi của mỗi bên dẫn đến ly hôn…

Trong trường hợp của bạn, nếu có bằng chứng về việc người chồng ngoại tình, không chung thủy thì khi giải quyết, xét xử vụ án, Hội đồng xét xử sẽ xem xét yếu tố lỗi của người chồng dẫn đến việc ly hôn để chia tài sản theo tỷ lệ có lợi hơn cho người vợ. Tỷ lệ cụ thể do sự nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử khi căn cứ vào các yếu tố nêu trên.

Những trường hợp không được ủy quyền

Như các bạn đã biết, ủy quyền là việc một người đại diện một người khác thực hiện một hoặc một số công việc trong phạm vi được ủy quyền mà người ủy quyền có thể không thực hiện được, vì nhiều lý do hoặc hiểu nôm na là nhờ người khác thực hiện thay mình một hoặc nhiều công việc khác nhau…

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào và bất kể trường hợp nào cũng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện công việc thay mình được, có 1 số trường hợp bắt buộc chính cá nhân hay tổ chức đó phải là người đứng ra thực hiện công việc đó, chịu trách nhiệm về công việc đó…

Vậy thì trường hợp nào không được ủy quyền? Đó là các trường hợp:

1. Đăng ký kết hôn

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt.

(Theo quy định về thủ tục đăng ký kết hôn tại Quyết định 3814/QĐ-BTP năm 2012)

2. Ly hôn

Bạn có thể nhờ Luật sư hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để làm một số thủ tục khi ly hôn, tuy nhiên, bạn nhất thiết phải có mặt tại phiên tòa để giải quyết vụ việc ly hôn và ký tên vào các biên bản, tờ khai.

3. Công chứng di chúc của mình

Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc

(Theo Điều 56 Luật công chứng 2014)

4. Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc

Cụ thể, nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền.

(Theo Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

5. Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền

Cụ thể, nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền).

(Theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

6. Nhận tội thay mình

Theo tinh thần của Bộ luật hinh sự, thì việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, nếu như cho phép ủy quyền người khác nhận tội thay mình thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ luật hình sự.

7. Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

(Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

8. UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền

(Theo Khoản 4 Điều 59 Luật đất đai 2013)

9. Trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba

(Theo Khoản 5 Điều 60 Luật tố tụng hành chính 2015)

10. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình

(Theo Khoản 5 Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

11. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp

(Theo Khoản 2 Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

12. Cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền

(Theo Khoản 2 Điều 14 Luật tổ chức chính quyền ở địa phương 2015)

13. Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2

Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

(Theo Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009)

14. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không được ủy quyền quyết định trưng mua tài sản

(Theo Khoản 3 Điều 14 Luật trưng mua trưng dụng tài sản năm 2008)

15. Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản

(Theo Khoản 5 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản 2014)

16. Người bị chất vấn không được ủy quyền cho người khác trả lời thay mình tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân

(Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015)

17.Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng

Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật