Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều kiện thành lập nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô

Theo quy định tại quyết định 115/2004/QĐ-BCN về việc ban hành quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô thì doanh nghiệp cần phải có các điều kiện sau :

  • Có báo cáo nghiên cứu khả thi được thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng; công suất lắp ráp (tính cho một ca sản xuất) bảo đảm tối thiểu 3.000 xe/năm đối với xe khách, 5.000 xe/năm đối với xe tải có trọng tải đến 5 tấn, 3.000 xe/năm đối với xe lam có trọng tải từ 5 đến 10 tấn, 1.000 xe/năm đối với xe tải có trọng tải đến 10 tấn và 10.000 xe/năm đối với xe con.
  • Khu vực sản xuất và nhà xưởng phải có đủ diện tích mặt bằng để bố trí các dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp, kiểm tra; các phòng thiết kế, công nghệ, thử nghiệm kiểm tra chất lượng, kho bảo quản chi tiết, khu vực điều hành sản xuất, các công trình xử lý chất thải, bãi tập kết xe, đường chạy thử và các công trình phụ khác. Nhà xưởng phải được xây dựng phù hợp với qui hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng thuê sử dụng đất trong thời gian tối thiểu 20 năm.
  • Từng chủng loại xe ô tô do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phải có đầy đủ hồ sơ thiết kế, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành; không vi phạm bản quyền về sở hữu công nghiệp và phải có hợp đồng chuyển giao công nghệ theo li xăng từ nhà sản xuất gốc về một trong những đối tượng sau: mẫu thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết công nghệ, thông tin tư liệu, đào tạo.
  • Khu vực xưởng sản xuất, lắp ráp, bao gồm cả hàn, sơn, kiểm tra phải được bố trí theo quy trình công nghệ phù hợp. Các sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể và theo từng công đoạn sản xuất, lắp ráp phải được bố trí đúng nơi quy định trong các phân xưởng để người công nhân thực hiện. Nền nhà xưởng phải được sơn chống trơn và có vạch chỉ giới phân biệt lối đi an toàn và mặt bằng công nghệ.
  • Có đủ trang thiết bị đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, giảm độc hại (tiếng ồn, nóng bức, bụi), phòng chống cháy nổ và xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) theo đúng các quy định hiện hành; bảo đảm cảnh quan môi trường văn minh công nghiệp.
  • Có đường thử ô tô riêng biệt với chiều dài tối thiểu 500m, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra được chất lượng của xe lắp ráp trước khi xuất xưởng trên các loại địa hình bằng phẳng, sỏi đá, gồ ghề, ngập nước, dốc lên xuống, cua, trơn ướt.
  • Có bộ phận nghiên cứu thiết kế, công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm; đủ lực lượng để tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến, nghiên cứu cải tiến sản phẩm; có đầy đủ hồ sơ thiết kế, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến từng chủng loại sản phẩm;
  • Có chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, chương trình, kế hoạch phát triển nguồn lực, hợp tác chuyên gia và đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật;
  • Sau 24 tháng tính từ ngày bắt đầu sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp phải được cấp chứng chỉ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo LSO 9001:2000 hoặc một trong những hệ thống quản lý tiên tiến khác vào sản xuất, kinh doanh (TQM, QS 9000). Chậm nhất sau 36 tháng doanh nghiệp phải được cấp chứng chỉ áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001;
  • Doanh nghiệp phải có mạng lưới đại lý bán hàng, bảo hành, bảo dưỡng và dịch vụ sau bán hàng.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 86 Bộ luật dân sự 2015

Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Thành phần hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh

1- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp ( Theo mẫu quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)

2- Bản sao biên bản họp về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của tất cả các cổ đông, người đại diện theo ủy quyền dự họp hoặc có chữ ký của chủ tọa và thư ký). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;

3- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

4- Quyết định bằng văn bản về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;

5- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

6- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề;

7- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

8- Mục lục hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh;

8- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác)

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định thêm về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nguyên tắc ưu tiên để bảo đảm sự công bằng cho các các nhân, tổ chức đi đăng kí đơn và nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như của các tổ chức cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Nguyên tắc này bao gồm các trường hợp sau:

 Thứ nhất, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ hai, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ ba, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký trong hai trường hợp trên cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Như vậy, căn cứ vào các điều luật nêu trên sẽ là thông tin hữu ích để ai có ý muốn đăng ký hoặc đã đi đăng kí quyền sở hữu công nghiệp có thể hiểu hơn về các trình tự tiến hành việc đăng kí quyền sở hữu công nghiệp.

Điều 186 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Đề xuất nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Hợp lý nhưng chưa đủ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định chi tiết về ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ đối với các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ quá hạn trên 120 ngày từ 10 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Việc đề xuất này hiện nay đang nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, nhận định mức nợ này hợp lý và đúng luật, giúp đảm bảo nghĩa vụ thuế mà không gây phiền hà không cần thiết. Tuy nhiên, Luật sư cho rằng cần áp dụng biện pháp linh hoạt hơn, cân nhắc các trường hợp khó khăn tạm thời, thiên tai hoặc cần xuất cảnh vì lý do công việc hay sức khỏe. Đồng thời, phạm vi áp dụng nên thu hẹp, bổ sung ngoại lệ cho những người có lịch sử tuân thủ thuế tốt và cải thiện quy trình thông báo để tránh bất ngờ cho người nộp thuế. Ông cũng nhấn mạnh cần kết hợp nhiều biện pháp khác để thu thuế hiệu quả hơn thay vì chỉ dựa vào việc tạm hoãn xuất cảnh.

Tìm hiểu thêm tại đây. 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Thủ tục nhận chuyển nhượng, tặng cho doanh nghiệp tư nhân

 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất  nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

– Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, khi quyết định chuyển nhượng tặng cho toàn quyền do chủ doanh nghiệp tư nhân làm chủ

  • MBLAW là sẽ tư vấn trực tiếp cho khách hàng và thực hiện soạn thảo hồ sơ
  • Sau đó sẽ thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
  • Khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho viêc thực hiện thủ tục chuyển nhượng, tặng cho theo đúng quy định của pháp luật

Thành phần hồ sơ bao gồm : 

1.Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục II-3, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT) 
2,Bản sao chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân mới ( người đc tặng cho hoặc chuyển nhượng)

3.Hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng và văn bản chứng minh việc hoàn tất  việc chuyển nhượng hoặc mua bán ( Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh  lý hợp đồng chuyền nhượng ) 
4. Điều lệ hoặc nội quy của doanh nghiệp tư nhân sau khi sửa đổi chủ sở hữu mới 

 5.Nếu ko phải chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân ( chủ sở hữu cũ) đi nộp hồ sơ thì cần văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và bản sao chứng thực  cá nhân của người đi nộp hồ sơ

Thời gian thực hiện : Sau 5 ngày nếu hồ sơ hợp lệ 

Mọi thắc mắc liên hệ qua hotline 19006232 để được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Từ 01/6/2017, không cần xuất trình thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh?

Đây là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế thuộc lĩnh vực y tế.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh chỉ cần cung cấp số thẻ bảo hiểm y tế (không cần xuất trình thẻ) hoặc xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

Đối với trường hợp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải cung cấp số định danh cá nhân hoặc xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:

– Thẻ căn cước công dân còn giá trị hiệu lực.

– Chứng minh nhân dân còn giá trị hiệu lực (bao gồm cả chứng minh quân đội).

– Hộ chiếu còn giá trị hiệu lực.

– Thẻ học sinh, sinh viên, học viên còn giá trị hiệu lực (đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi làm chứng minh minh nhân dân).

– Các giấy tờ có ảnh khác do cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nơi người đó đang công tác, làm việc cấp hoặc xác nhận.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi nếu không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế hoặc người được thủ trưởng cơ sở y tế ủy quyền và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định.

Điều 96 Bộ luật dân sự 2015

Điều 96. Chấm dứt tồn tại pháp nhân

1. Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:

a) Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;

b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thành lập văn phòng đại diện thương mại tại Việt Nam

Câu hỏi:

Chúng tôi là một công ty Hà Lan chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí muốn thành lập một văn phòng đại diện ở Hà Nội với mục đích thúc đẩy thương mại và sự gắn kết hơn nữa với các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam. Xin cho biết thủ tục đăng ký, lệ phí… trong trường hợp lập văn phòng tại Hà Nội. Và kèm theo một số câu hỏi liên quan sau:

  • Cơ cấu, chức danh cơ bản (theo yêu cầu của Luật pháp Việt Nam hiện hành) đối với Văn phòng đại diện thương mại?
  • Nếu có phát sinh giá trị thương mại (kinh doanh) thì Văn phòng đại diện có phải nộp thuế không? Mức thuế suất là bao nhiêu?

Trả lời:

Công ty Luật Minh Bạch cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tô

I. Thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam: Điều kiện cấp phép 

Căn cứ theo Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 11  Nghị định 07/2016/ NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

  • Thương nhân nước ngoài được cấp phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:
  1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  5. Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

 Lưu ý Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn

II. Hồ sơ và thủ tục cấp phép thành lập văn phòng đại diện

  • Hồ sơ bao gồm:
  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  5. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  6. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

  • Thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
  • Thủ tục thành lập

Công ty nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ

Trường hợp phải xin ý kiến của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành, thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ

  • Thủ tục công bố

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp phép, thực hiện thủ tục công bố trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép các nội dung thông tin về văn phòng đại diện tại Việt Nam và thông tin của thương nhân nước ngoài

Mức thu lệ phí cấp mới quy định tại Thông tư 143/2016/ TT-BTC quy định chế độ thu nộp quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là: 3.000.000 VNĐ (Ba triệu đồng Việt Nam)/ giấy phép. Ngoài ra còn có các khoản phí khác như phí chuẩn bị hồ sơ công chứng dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự, phí công bố

III. Một vài vấn đề khác về văn phòng đại diện

Cơ cấu tổ chức

Theo Điều 27 NĐ 07/2016/NĐ-CP:

Bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện, Chi nhánh do thương nhân nước ngoài quyết định.

Việc sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải thực hiện theo quy định pháp luật về lao động và phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”

Thuế suất phát sinh lợi nhuận kinh doanh của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 18 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ngày 14/06/2005, Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật Thương mại cho phép. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài.

Như vậy, hoạt động của Văn phòng đại diện sẽ không phát sinh lợi nhuận, do đó nhà nước Việt Nam không áp dụng thuế suất đối với hoạt động của văn phòng đại diện. Nhưng, Văn phòng đại diện phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho đội ngũ nhân sự của văn phòng.

 

Mẫu công văn giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.

      TÊN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
——-
              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
                Số: ……………..
     V/v giải trình nhu cầu sử dụng                            người lao động nước ngoài
.                                        ……, ngày…..tháng…..năm……..

 

Kính gửi: ………………………………………………………. (1)

Thông tin về doanh nghiệp/tổ chức: tên doanh nghiệp/tổ chức, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website, giấy phép kinh doanh/hoạt động, lĩnh vực kinh doanh/hoạt động, người nộp hồ sơ của doanh nghiệp/t chức để liên hệ khi cần thiết (số điện thoại, email)

Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài như sau:

  1. Vị trí công việc 1: (Lựa chọn 1 trong 4 vị trí công việc: nhà quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật).

– Chức danh công việc: (do doanh nghiệp/tổ chức tự kê khai, ví dụ: kế toán, giám sát công trình v.v…)

– Số lượng (người):

– Thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm):

– Lý do sử dụng người lao động nước ngoài:

  1. Vị trí công việc 2: (nếu có) (Lựa chọn 1 trong 4 vị trí công việc: nhà quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật).

– Chức danh công việc: (do doanh nghiệp/tổ chức tự kê khai, ví dụ: kế toán, giám sát công trình v.v…)

– Số lượng (người):

– Thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm):

– Lý do sử dụng người lao động nước ngoài:

  1. Vị trí công việc… (nếu có)

Đề nghị ….(2) xem xét, thẩm định và chấp thuận.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:……….

         ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
                (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) (2) Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)/Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh, thành phố….

 

Cần lưu ý gì khi mua, bán ngoại tệ?

Mua bán ngoại tệ là nhu cầu phổ biến của cá nhân và tổ chức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính và quản lý nguồn lực ngoại hối quốc gia, pháp luật Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ về hoạt động này. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty luật Minh Bạch – Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cả cá nhân và tổ chức đều được phép mua và bán ngoại tệ theo Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

 

 

 

Tục “cướp vợ, bắt vợ” và các vấn đề pháp lý liên quan

Ngày 4/2, trên mạng xã hội lan truyền video nhóm thanh niên bắt một cô gái về làm vợ tại ngã ba xã Châu Lộc (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An). Mặc dù cô gái đã gào thét, vùng vẫy nhưng nhóm thanh niên quyết không thả.

  1. Thưa Luật sư, trường hợp “cướp vợ, bắt vợ” mà nhóm thanh niên và người chủ mưu có vi phạm pháp luật không ? nếu vi phạm sẽ đối chiếu với điều luật nào ?
  2. Sự việc trên đã đủ để khởi tố vụ án hay không?
  3. Theo Luật sư, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần làm gì để thức tỉnh, cảnh tỉnh những người có hành vi như trên ?
  4. Được biết, hiện nay rất nhiều địa phương có phong tục “bắt vợ”, nhiều người lợi dụng phong tục để ép các cô gái về làm “vợ”. Vậy theo Luật sư, phong tục này có phù hợp với quy định pháp luật và nếp sống văn minh ngày nay hay không ? Nếu để phong tục này tiếp diễn thì có thể gây nên những hậu quả ra sao, thưa luật sư ?

a

         Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Trong trường hợp này, hành vi “cướp vợ, bắt vợ” mà nhóm thanh niên thực hiện đối với cô gái ở Nghệ An đã có dấu hiệu của tội phạm hình sự. Cụ thể ở đây là tội bắt, giữ, hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 123 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Theo đó:

“Điều 123: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

  1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Đối với người thi hành công vụ;
  6. d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

  1. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

Hành vi của các thanh niên trong clip “bắt vợ” hoàn toàn đủ cấu thành tội phạm.

Thứ nhất, về mặt khách thể tội phạm:

Đây là tội phạm xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân của công dân. Qua clip ta có thể thấy được sự ép buộc phải lên xe máy của nhóm thanh niên đối với cô gái trẻ.

Thứ hai, về mặt khách quan tội phạm:

Mặt khách quan được thể hiện ở hành vi bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật. Trong trường hợp này, nhóm thanh niên là người không có thẩm quyền, chức năng hoạt động nhà nước và cô gái cũng không phải trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang có lệnh truy nã nhưng vì lý do cá nhân (bắt vợ) mà có hành vi bắt người trái phép.

Thứ ba, về chủ thể tội phạm:

Nhóm thanh niên có hành vi “cướp vợ, bắt vợ” (đủ 16 tuổi và có đủ năng lực TNHS).

Thứ tư, mặt chủ quan tội phạm:

Đây là tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp (thể hiện qua hành vi giữ tay chân, ép buộc cô gái lên xe gắn máy).

Như vậy, với hành vi như diễn ra trong clip, nhóm thanh niên đã bắt người trái pháp luật khi có hành vi dùng vũ lực như trói, khóa tay hoặc đe dọa dùng vũ lực buộc cô gái phải lên xe máy đến nơi theo ý chý của họ thì hành vi này hoàn toàn đủ cấu thành tội bắt, giữ, hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 123 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Ngoài ra, nếu hành vi bắt, giữ người trái pháp luật của nhóm thanh niên mà gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho cô gái thì còn có thể truy tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và các tình tiết liên quan khác thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án theo đúng quy định pháp luật.

          * Ý kiến cá nhân về phong tục “bắt vợ, cướp vợ”

Phong tục bắt vợ hay bắt chồng thường diễn ra ở môt số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây được coi là một nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên. Tuy nhiên, với xã hội tiên tiến, văn minh như hiện nay, cá nhân tôi cho rằng, phong tục này chỉ nên được giữ lại theo “hình thức”. Tức là khi tiến hành “bắt vợ, cướp vợ” thì hai bên đã có sự đồng thuận, chỉ coi hành vi này như một nét đẹp nhằm bảo toàn văn hóa và truyền thống của dân tộc.

Phong tục này nếu diễn ra mà không có biểu hiệu thể hiện sự đồng ý của các bên liên quan thì người thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định Điều 123 BLHS hiện hành quy định về hành vi bắt giữ người trái pháp luật  và dẫn tới các hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Hơn thế nữa, hiện nay Luật hôn nhân gia đình cũng đã quy định một cách cụ thể chi tiết về chế độ hôn nhân tại Việt Nam và công dân Việt Nam bất kể tôn giáo, dân tộc phải tuân thủ theo quy định của Luật.

Chính vì thế, chính quyền quản lý các cấp và các ban ngành có thẩm quyền phải tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là cho các dân tộc thiểu số để mọi người có thể hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật. Từ đó loại bỏ và cải tiến một số hủ tục, đảm bảo các nét văn hóa truyền thống được lưu giữ trong khuôn khổ của pháp luật.

Công ty Luật Minh Bạch

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật