Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Doanh nghiệp không thanh toán lương cho người lao động xử lý như thế nào?

Câu hỏi :  Trước đây, tôi có làm việc cho một Chi nhánh Công ty hoạch toán phụ thuộc (không có Hợp đồng; thời gian thử việc 02 tháng). Khi kết thúc thử việc, tôi có đầy đủ thủ tục như: Báo cáo công việc; Bàn giao hồ sơ, chứng từ; Và Chi nhánh Công ty đồng ý và đã ra Quyết định thôi việc cho tôi.

Đến nay hơn 04 tháng mà Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi (tháng lương cuối cùng trước khi nghỉ việc). Qua nhiều lần hẹn gặp giữa tôi và nhân viên của Chi nhánh Công ty để trực tiếp giải quyết tiền lương. Nhưng Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa giải quyết tiền lương cho tôi. Lúc nào kế toán và người đứng đầu Chi nhánh Công ty cũng nói là không có tiền, hoặc hẹn mà không gặp. Để không anh hưởng công việc của tôi và thời gian đi lại như những lần hẹn trước đó, thông báo qua mail tôi có gửi số tài khoản của tôi cho Chi nhánh Công ty đó, để tạo điều kiện là khi nào có tiền thì thanh toán theo hình thức chuyển khoản, nhưng đến nay Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này tôi nên giải quyết như thế nào để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Trả lời : Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Hành vi của Chi nhánh công ty hoạch toán phụ thuộc đó là vi phạm quy định của pháp luật về lao động và theo quy định tại khoản 3 điều 13 nghị định số 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thì chi nhánh đó sẽ bị: “ Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;”

Theo tôi, trước tiên anh chị nên trao đổi lại hoặc có đơn kiến nghị lên người đứng đầu chi nhánh đó. Trong đó nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật lao động của chi nhánh đồng thời nêu rõ nếu như bên chi nhánh không trả lương đúng hạn anh sẽ tố giác hành vi vi phạm pháp luật lao động lên cơ quan có thẩm quyền để công ty bị xử phạt và một khi cơ quan nhà nước đã vào cuộc thì họ sẽ thanh tra, kiểm tra và phát hiện thêm nhiều sai phạm của đơn vị.

Sau đó nếu vẫn không được nhận lương thì anh làm đơn xin hòa giải gửi lên phòng lao động và xã hội để thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở.

Sau khi qua thủ tục hòa giải ở cơ sở, nếu không thành công thì anh mới có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa án. Về thẩm quyền giải quyết đơn của anh tôi xin được tư vấn như sau:

Điều 40  Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;”

Theo quy định tại điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự thì trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết hoặc đến Tòa án nơi bạn cư trú, làm việc giải quyết sao cho thuận lợi nhất cho bạn.

Khi gửi đơn, ngoài khoản tiền lương bạn lên ghi tất cả các khoản tiền đền bù ra. 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Cơ quan thực hiện : Cục đo lường chất lượng  

Trình tự thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiêp hoặc qua đường bưu điện đến cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;

– Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm;

– Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện;

– Bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển.

– Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm;

– Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm.

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

Thời gian thực hiện : Trong thời hạn 10 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ 

Từ vụ Trường Quốc tế Saigon Star ngang nhiên hoạt động trái phép, có tồn tại những lỗ hổng quản lý?

Vụ việc Trường Quốc tế Saigon Star hoạt động trái phép đã làm nổi bật lỗ hổng trong công tác quản lý giáo dục. Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch cho rằng Sở GD&ĐT TP.HCM đã thiếu trách nhiệm trong việc giám sát, dẫn đến tình trạng trường không phép vẫn tuyển sinh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ huynh, học sinh. Ông đề xuất Sở cần siết chặt kiểm tra, minh bạch thông tin, hỗ trợ chuyển trường và đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Đồng thời, phụ huynh nên kiểm tra kỹ giấy phép hoạt động của trường, lưu giữ tài liệu pháp lý và báo cáo ngay khi phát hiện sai phạm để bảo vệ quyền lợi chính đáng.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Điều 200 Bộ luật Dân sự quy định về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

Điều 200. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất

Câu hỏi: Gia đình tôi có thửa đất ở quê muốn bán và đã có người hỏi mua. Nhưng bên mua yêu cầu gia đình tôi phải hướng dẫn và làm các thủ tục sang tên chuyển nhượng đất cho họ. Mong nhận được tư vấn của luật sư.

Người gửi câu hỏi: Anh An- Đông Anh,Hà Nội.

images1479442_Quyen_su_dung_dat

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư tư vấn:

Thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất được quy định và hướng dẫn cụ thể như sau:

  1. Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở;

– Hộ khẩu thường trú của người mua;

– Trích lục thửa đất;

– Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực;

– Chứng từ nộp tiền thuế đất.

  1. Các khoản thuế phải nộp:

– Thuế chuyển quyền sử dụng đất ở;

– Lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở;

  1. Trình tự, thủ tục:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Kể từ ngày các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng hoàn thành nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trân trọng!

Vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng khiến 6 người thiệt mạng: Trách nhiệm thuộc về ai?

Vào khoảng 5 giờ 20 phút ngày 24/10, xe ô tô Honda CRV di chuyển băng qua đường sắt thuộc địa phận xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội đúng lúc đoàn tàu đang lao tới gây nên vụ va chạm kinh hoàng.

Xe ô tô CRV bao gồm 1 tài xế và 6 người khác đã bị tàu hỏa đâm văng từ nút giao cắt đường sắt ra lề đường Quốc lộ 1A, ban đầu 4 nạn nhân tử vong tại chỗ, sau đó tài xế và 2 nạn nhân còn lại được đưa đi cấp cứu nhưng cho đến nay, hai nạn nhân còn lại cũng đã tử vong.

1_207643-1

Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng 

Theo đó, lái xe tên Quý hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. Trao đổi với ANTT.VN sáng 25/10, chị Nguyễn Thị Kim Tuyến – chị gái anh Quý cho biết: Sau một ngày được sơ cứu, bệnh nhân Quý chưa tỉnh hẳn nhưng đã bắt đầu có phản ứng hồi tỉnh như động đậy, hơi mở mắt…

Theo chị Tuyến, anh Quý được chẩn đoán ban đầu là gãy 5 xương sườn, bị tụ máu não phần mềm, tràn dịch ổ bụng…

Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Cty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết:

Luật sư: Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Luật sư: Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

“Nếu lái xe còn sống thì sẽ bị xem xét xử lý dấu hiệu của “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Khung hình phạt cho tội này hiện nay là từ 7- 15 năm tù.

Soi chiếu trường hợp cụ thể này, với hậu quả làm chết 6 người là đặc biệt nghiêm trọng (theo quy định là chỉ cần chết từ 3 người trở lên đã được coi là đặc biệt nghiêm trọng) thì rất có thể sẽ bị áp mức kịch khung là 15 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là: “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

“Việc lái xe bị thương không phải tình tiết giảm nhẹ. Chỉ có việc tự nguyện khắc phục hậu quả (tức là bồi thường cho người bị thiệt hại) mới là tình tiết giảm nhẹ. Càng bồi thường nhiều thì hình phạt càng giảm. Tuy nhiên nếu sau điều trị, lái xe được chứng minh là mất hoặc giảm khả năng lao động thì hình thức bội thường nạn nhân có thể được xem xét giảm nhẹ”

Mẫu công văn đề nghị cung cấp thông tin doanh nghiệp

Mẫu tham khảo:

TÊN DOANH NGHIỆP

_______________

         Số:              /……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________________________

         Hà Nội, ngày          tháng          năm ……

 

Kính gửi:  …………………………

Tên đơn vị: ………………

Địa chỉ trụ sở chính : ………..

Họ và tên người đại diện theo pháp luật : ………..

CMND/Hộ chiếu:     …………..          Nơi cấp: ………….. 

Ngày cấp: ………………………..

Lý do yêu cầu cung cấp thông tin :  ……….

ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC CUNG CẤP THÔNG TIN NHƯ SAU:

1.Thông tin về Công ty đề nghị được cung cấp thông tin:

Tên đơn vị: …………

Số Giấy chứng nhận đầu tư/ Số Giấy Chứng nhận ĐKKD : …………..

Địa chỉ trụ sở chính : ……………………

Họ và tên người đại diện theo pháp luật : ………………

CMND/Hộ chiếu:      ……………………            Nơi cấp: ……………………

Ngày cấp: ……………………………..

2.Thông tin đề nghị cung cấp:

Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN:                                                           

Bản in Giấy chứng nhận ĐKDN từ cơ sở dữ liệu:                                    

Yêu cầu khác (ghi cụ thể):  …………………….                                                                x

 3. Đơn vị/cá nhân cam kết:

Sử dụng thông tin được cấp vào đúng mục đích đã nêu;

Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung văn bản này.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hậu quả pháp lý phát sinh nếu có.

Nộp đủ lệ phí cung cấp thông tin theo quy định.

 

 

 

          ĐƠN VỊ / CÁ NHÂN

   (Ký, đóng dấu, ghi rõ chức danh, họ và tên)

 

Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập

Thứ nhất, Thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau trong khi xét xử

Theo điều 326 BLTTHS quy định :” Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của HĐXX phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án…”. Việc độc lập xét xử giữa thẩm phán và hội thẩm được ghi nhận thành những nguyên tắc của luật tố tụng, đó là: Việc xét xử của TAND có hội thẩm nhân dân tham gia, của tòa án quân sự có hội thẩm quân nhân tham gia. Khi xét xử, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Trước khi mở phiên tòa, khi Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán không được đưa ra ý kiến, nhận định chủ quan của riêng mình để tránh ảnh hưởng đến sự đánh giá chứng cứ của Hội thẩm tại phiên tòa.

Thứ hai, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với các chủ thể khác của tòa án

Mối quan hệ giữa thẩm phán, Hội thẩm và nội bộ ngành Tòa án được thể hiện ở thẩm phán với chánh án và các đồng nghiệp khác trong tòa án, giữa thẩm phán và tòa án cấp trên, giữa thẩm phán và chánh án tòa án nhân dân tối cao, giữa Hội thẩm và chánh án tòa nơi Hội thẩm tham gia xét xử. Chính vì vậy, khi xét xử để đưa ra được phán quyết một cách chính xác và khách quan, Thẩm phán và Hội thẩm cần phải độc lập với ý kiến, sự tác động của chánh án và tòa án cấp trên, phải có chính kiến và quan điểm riêng của mình trong việc xem xét câc vấn đề cụ thể trong quá trình xét xử.

Thứ ba, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập vói các cơ quan tiến hành tố tụng khác

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không được dựa vào kết luận của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mà phải tự nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, kết hợp những chứng cứ mới thu được tại phiên tòa xét xử để có kết luận riêng của mình đối với từng vấn đề. Đồng thời các cơ quan quản lí không được can thiệp vào việc xét xử của tòa án, vì công tác xét xử đã được nhà nước giao duy nhất cho tòa án.

Thứ tư, khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với yêu cầu của những

Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập với người tham gia tố tụng, với dư luận và cơ quan báo chí là việc xét xử chỉ căn cứ vào chứng cứ vụ án và những quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào ý kiến của những người nói trên . Ngoài ra, tính độc lập trong xét xử của thẩm phán và hội thẩm còn được thể hiện ở  việc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập với sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, độc lập với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án

 

 

Bồi thường thiệt hại cho đối tượng do sự cố môi trường biển

Ngày 29/09/2016, thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định 1880/QĐ-TTg năm 2016 định mức bồi thường thiệt hại cho đối tượng tại tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển

13_qfjy_kgux

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:

  • Khai thác hải sản
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Sản xuất muối
  • Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển
  • Dịch vụ hậu cần nghề cá
  • Dịch vụ thương mại, ven biển
  • Thu mua, tạm trữ ven biển

Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2016.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ban quản lý tòa nhà các Chung cư cao cấp được phép xử lý, giải quyết những vấn đề gì trong phạm vi quyền hạn của mình?

Câu hỏi : Liên quan đến các vấn đề tại dự án Chung cư cao cấp The Pride của chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát, chúng tôi có câu hỏi như sau : 

Thực trạng diễn ra tại Chung cư cao cấp The Pride như ngừng cung cấp dịch vụ gửi xe ô tô vé tháng, thang máy hư hỏng, bể phốt vỡ, an ninh trật tự lỏng lẻo…. là vấn đề phổ biến hiện nay, diễn ra thường xuyên không chỉ trong Chung cư cao cấp The Pride mà còn rất nhiều chung cư khác.Ban quản trị tòa nhà The Pride tự ý ngừng cung cấp dịch vụ gửi xe ô tô vé tháng của cư dân nếu như trái với quy chế hoạt động quản lý đã thống nhất với người dân thì hành vi này hoàn toàn sai trái. Việc này nếu như ảnh hưởng gây thiệt hại đếnquyền và lợi ích hợp pháp chính đáng  của cư dân, trên 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ nên đề nghị tổ chức hội nghị chung cư bất thường để làm rõ vấn đề, xác định sai phạm, kỷ luật và yêu cầu các thành viên Ban Quản trị phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật Trong phạm vi quyền hạn của mình thì Ban quản lí tòa nhà chỉ được xử lí, giảiquyết những vấn đề gì?

Trả lời : 

Cảm ơn các bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi ề cho chúng tôi, liên quan đến vấn đề này, Luật Minh Bạch xin trả lời những thắc măc của các bạn như sau: 

Căn cứ Điều 41 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD, Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện các quyền, trách nhiệm như sau:
– Đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
– Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư; báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này;
– Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
– Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư
– Ký kết hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì.
-Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người sử dụng nhà chung cư về việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, giải quyết;
– Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong nhà chung cư;
– Thực hiện đúng quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua, không được tự bãi miễn hoặc bổ sung thành viên Ban quản trị nhà chung cư;
– Thay mặt chủ sở hữu để thực hiện các quyền đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư
– Chịu trách nhiệm trước các chủ sở hữu nhà chung cư về nhiệm vụ được giao; chấp hành đúng quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;
– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ nhà chung cư, không bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định;
– Thành viên Ban quản trị nếu có hành vi vi phạm tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của Quy chế này, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại;
– Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;
-Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác quy định trong quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và quy định tại Quy chế này.
Chất lượng các dịch vụ tại tòa nhà không được như cam kết như: thang máy hư hỏng, bể phốt vỡ, an ninh trật tự lỏng lẻo,…không được khắc phục với tình trạng như vậy mà chủ đầu tư vẫn áp mức giá 7000 đồng/mét vuông có đúng hay không?
Đầu tiên cần phải xác định phần thiệt hại hư hỏng là phần chung hay phần riêng. Nếu nó thuộc thẩm quyền xử lý của Ban quản trị tòa nhà, chủ đầu tư hay đơn vị quản lý vận hành được thuê thì căn cứ vào hợp đồng dịch vụ đã ký kết, nội quy quy chế đã đề ra để yêu cầu khắc phục và sửa chữa. Nếu như xác định cụ thể phần thiệt hại liên quan đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tòa nhà do lúc xây dựng ban đầu không đảm bảo an toàn kỹ thuật hay các dịch vụ không được như trong hợp đồng thì cư dân có quyền khiếu kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Các tranh chấp về hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành, hợp đồng bảo trì, hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và đơn vị quản lý vận hành nên được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trường hợp không thỏa thuận thương lượng được thì cư dân có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật, chấm dứt hành vi vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại.
Và trong trường hợp đấy, Ban quản trị, thành viên Ban quản trị nhà chung cư nếu vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị bãi miễn, thay thế theo quy định; Chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành nếu vi phạm hợp đồng ký kết thì tùy theo mức độ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Với những cư dân đã nhận bàn giao nhà, cần lên tiếng kêu gọi Ban quản lý chung cư phản đối sự cẩu thả vô trách nhiệm của chủ đầu tư và yêu cầu chủ đầu tư phải tuân thủ quy định pháp luật về nhà ở, hoàn thành hệ thống PCCC theo tiêu chuẩn đã cam kết trong thời gian ngắn nhất nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân .
Ngoài ra cư dân cần nhờ các cơ quan PCCC vào cuộc để can thiệp và đưa ra những biện pháp có tính răn đe hơn, tăng cường giám sát, kiểm tra, lập biên bản khuyến nghị để đảm bảo trách nhiệm khâu hậu kiểm của chủ đầu tư dự án, đơn vị thi công xây lắp, đơn vị tư vấn quy hoạch, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công, Ban quản trị
chung cư
Với những cư dân chưa nhận bàn giao nhà, cần yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành trách nhiệm nghiệm thu chất lượng của các cơ sở hạ tầng và kỹ thuật theo đúng pháp luật rồi mới nhận nhà và thanh toán đủ số tiền. Trong lúc chờ phản hồi và khắc phục vấn đề từ chủ đầu tư, Ban quản trị chung cư phải đưa ra nội quy nghiêm ngặt về PCCC để nâng cao ý thức người dân như: cấm tự ý xây dựng, cơi nới lấn chiếm hành lang, lối đi; bố trí bãi xe cản trở giao thông; cấm mở thông các cửa ngăn khói; chiếm dụng lối thoát hiểm hoặc câu mắc, đấu nối thêm các thiết bị điện không đảm bảo theo quy định. Ngoài ra, Ban quản trị cần tổ chức các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy để trang bị kiến thức, kỹ năng thoát nạn, cứu hộ cho người dân khi có sự cố không may xảy ra

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 1/1/2018

Từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự 2015 chính thức có hiệu lực đồng nghĩa với việc quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm chính thức được công nhận lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự. Với việc bổ sung này, BLHS 2015 đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá trong chính sách hình sự và tư duy lập pháp hình sự, làm thay đổi nhận thức truyền thống về tội phạm và hình phạt, khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật trong việc xử lý vi phạm pháp nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây, tạo cơ sở pháp lý trong hợp tác  quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm.. Trong phạm vi bài viết, xin phép được phân tích vài vấn đề cơ bản của chế định pháp lý quan trọng này

Như thế nào là Pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại là khái niệm mới được quy định tại Điều 75 Bộ Luật Dân Sự 2015

Pháp nhân thương mại bao gồm 02 đặc tính:

– Là pháp nhân

Theo điều 74 BLDS năm 2015, quy định về pháp nhân như sau:

“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Từ quy định này, có thể đưa ra khái niệm pháp nhân như sau: Pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu thống nhất, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Các tổ chức không có tư cách pháp nhân không chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân, quỹ đầu tư, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, công đoàn

– Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận (hoạt động sinh lợi) và lợi nhuận được chia cho các thành viên

Các tổ chức pháp nhân nhưng không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, hoặc nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên cũng không phải là “ pháp nhân thương mại” và do vậy, không phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự

Điều 76 BLDS năm 2015 quy định về pháp nhân phi thương mại như sau:

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên”.

Ví dụ: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác

Phạm vi và nguyên tắc áp dụng

  • Phạm vi

Bộ luật Hình sự 2015 có thể áp dụng cho hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

– Pháp nhân thương mại Việt Nam:

Phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam (Điều 5.1 BLHS 2015)

Phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam (Điều 6.1 BLHS 2015)

– Pháp nhân thương mại nước ngoài

Phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam (Điều 5.1 BLHS 2015)

Phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam (trong trường hợp hành vi phạm tội (i) xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, (ii) xâm hại lợi ích của Việt Nam, hoặc (iii) theo quy định của điều ước quốc tế của Việt Nam) (Điều 6.2 BLHS 2015)

  • Xác định pháp nhân thương mại Việt Nam và pháp nhân thương mại nước ngoài

– Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập (Điều 80 và Điều 676 BLDS 2015)

Ví dụ: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam là pháp nhân thương mại Việt Nam; doanh nghiệp được thành lập tại nước ngoài là pháp nhân thương mại nước ngoài.

– Tuy nhiên nếu pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập khong có khái niệm “pháp nhân thương mại” vậy làm như thế nào để xác định “ pháp nhân thương mại nước ngoài”

– Ngoài ra quy định chưa rõ ràng ở chỗ, chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam có phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự hay không?

  • Nguyên tắc áp dụng:

– Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân (Điều 75.2 BLHS 2015)

Điều này có nghĩa là: thứ nhất, trong mọi trường hợp, người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội luôn phải chịu trách nhiệm hình sự về cùng tội danh với pháp nhân trừ trường hợp thuộc một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; thứ hai, đối với người hoặc những người đứng đầu pháp nhân thì tùy trường hợp cụ thể để xử lý. Nếu những người này đều biết và thống nhất chỉ đạo, chấp thuận cho thực hiện thì họ cùng chịu trách nhiệm chung về tội danh với pháp nhân và người trực tiếp thực hiện tội phạm. Nếu có căn cứ cho rằng, trong số họ có người không biết hoặc phản đối việc thực hiện hành vi này thì họ không phải chịu trách nhiệm chung tội danh với pháp nhân

– Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự loại trừ trách nhiệm hành chính của pháp nhân thương mại (Điều 62.3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012) nhưng không loại trừ trách nhiệm dân sự

– Pháp nhân thương mại thực hiện chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân kế thừa “có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án phạt tiền, bồi thường thiệt hại” (Điều 445.3 của BLTTHS 2015)

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự

Pháp nhân thương mại đáp ứng đủ 4 điều kiện sau sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 75.1 BLHS 2015)

  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại

Để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, người thực hiện hành vi phạm tội phải nhân danh pháp nhân. Trường hợp thực hiện hành vi mang danh nghĩa cá nhân thì không thể đặt vấn đề truy cứu TNHS đối với pháp nhân ngay cả khi  họ là người đại diện hợp pháp của pháp nhân.Theo quy định pháp luật hiện hành, người thực hiện hành vi pháp nhân có thể là người lãnh đạo, người điều hành pháp nhân, người được pháp nhân ủy quyền

  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại

Đây là căn cứ quan trọng để xác định một pháp nhân có bị truy cứu TNHS hay không. Nói cách khác, căn cứ này phản ánh dấu hiệu lỗi của pháp nhân thông qua việc đánh giá ý thức chủ quan của người đứng đầu, Ban lãnh đạo pháp nhân. Như vậy, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS khi người đứng đầu pháp nhân hoặc Ban lãnh đạo của pháp nhân nhận thức rõ hành vi mà người đại diện thực hiện là trái pháp luật mà vẫn chỉ đạo, trực tiếp điều hành hoặc chấp thuận cho người đại diện thực hiện hành vi đó

 

  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại

Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân là việc người đại diện thực hiện hành vi nhằm mang lại lợi ích chung cho pháp nhân, kể cả trong trường hợp lợi ích cá nhân của pháp nhân không phải là duy nhất.Ví dụ như: giảm chi phí nộp thuế cho pháp nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân khi thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Trường hợp thực hiện hành vi trên danh nghĩa pháp nhân nhưng lại mang lại lợi ích cho cá nhân thì cũng không thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân

 

  • Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn (Khoản 2 và Khoản 3 Điều 27 BLHS 2015)

Cũng giống như hành vi phạm tội của cá nhân đơn lẻ là muốn truy cứu TNHS một người nào thì hành vi đó phải còn thời hiệu truy cứu TNHS

Việc xác định thời hiệu truy cứu TNHS đối với pháp nhân được thông qua việc xác định thời hiệu truy cứu TNHS của cá nhân nhưng trong phạm vi 31 tội danh được quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

 

Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công

–  Trình tự thực hiện:

  1. a) Đối với Tổ chức, cá nhân:

– Thương nhân đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo quy định.

– Nộp hồ sơ, giấy tờ liên quan tại Phòng Kinh tế

– Nộp phí, lệ phí theo quy định

– Nhận phiếu hẹn

– Nhận kết quả tại Phòng Kinh tế

  1. b) Đối với Phòng Kinh tế

– Cung cấp Hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân lập các giấy tờ có trong thành phần Hồ sơ (nếu có yêu cầu).

– Kiểm tra, tiếp nhận Hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân.

– Thu phí, lệ phí thẩm định và cấp phép giấy phép.

– Lập phiếu tiếp nhận Hồ sơ, lập phiếu hẹn trả kết quả.

– Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Phòng Kinh tế

– Các thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

– Thành phần, Số lượng hồ sơ:

  1. a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu tại;

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;

– Bản sao hồ sơ đăng ký chất lượng, bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hoặc bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm rượu. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công cung cấp cho các cơ sở khác chế biến lại phải có bản sao hợp đồng mua bán giữa hai bên.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Kinh tế
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế
  4. d) Cơ quan phối hợp: không

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp giấy phép

– Lệ phí cấp phép: 50.000 đ/giấy phép

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn đề nghị cấp giấy sản xuất rượu thủ công – Phụ lục 04

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thủ công;

– Cơ sở sản xuất đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu  

Đến với MBLAW quý khách hàng sẽ được đội ngũ luật sư tư vấn và soạn thảo những giấy tờ pháp lý cần thiết cho khách hàng

Thay mặt khách hàng liên hệ với cơ quan có thẩm quyền, làm việc nhanh chóng và có hiệu quả.

Mọi thắc mắc xin quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được MBLAW giải đáp  

 

 

Hà Nội xử lý các vi phạm lấn chiếm đất công sau phản ánh của Truyền hình Quốc hội

Mới đây, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã phản ánh việc hàng ngàn mét vuông đất công, đất nông nghiệp bị lấn chiếm sai mục đích để xây dựng nhà ở, nhà máy, khu thương mại diễn ra tại các quận Hoàng Mai và quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Ngay sau đó, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo chính quyền các địa phương nêu trên vào cuộc, xử lý. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy sự chậm trễ và lúng túng từ phía chính quyền địa phương. Theo ý kiến luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch, việc này không chỉ vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai mà còn bộc lộ rõ lỗ hổng trong công tác quản lý, giám sát và sự phụ thuộc vào phản ánh của dư luận, Luật sư cũng nhấn mạnh chính quyền cần quy trách nhiệm cụ thể và áp dụng chế tài nghiêm minh để đảm bảo tính răn đe và khắc phục triệt để vấn đề.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật