Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Đối tượng buộc phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro môi trường

Thông tư 86/2016/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường theo Nghị định 19/2015/NĐ-CP được ban hành ngày 20/6/2016. Theo đó:

rr

Ảnh minh họa

– Đối tượng phải lập Quỹ là tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau đây:

+ Hoạt động dầu khí;

+ Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu;

+ Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ các hàng hóa nguy hiểm khi hoạt động trong vùng cảng biển, vùng biển Việt Nam;

+ Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;

– Mức trích lập: Trích lập từ 0,5% doanh thu thuần năm về bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với các hoạt động trên, nếu số dư của Quỹ bằng 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không tiếp tục thực hiện trích lập.

– Không sử dụng Quỹ để phòng ngừa, khắc phục, bù đắp các sự cố về môi trường được gây ra bởi lỗi chủ quan, cố tình vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Thông tư 86/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/8/2016.

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Luật phòng chống tác hải rượu bia không được Quốc hội thông qua, vì sao?

Đa phần các đại biểu Quốc hội đã không thông qua hoặc không có ý kiến về việc “cấm tuyệt đối việc uống rượu bia khi tham gia giao thông” và đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến Luật Phòng chống tác hại rượu bia không được thông qua trong kỳ họp Quốc hội lần này.

Luật sư Trần Tuấn Anh có quan điểm về vấn đề này trên báo điện tử Dân Việt. Bạn có thể tham khảo tại đây.

Bổ sung 3 loại giấy tờ về quyền sử dụng đất

Theo dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành luật Đất đai do Bộ TN-MT đang soạn thảo trình Chính phủ, thì sẽ bổ sung 3 loại giấy tờ về quyền sử dụng đất lập trước 15.10.1993 để làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận gồm:

camsodo

  • Giấy tờ về việc chứng nhận đã đăng ký quyền sử dụng đất của UBND cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đất;
  • Giấy tờ về việc kê khai đăng ký nhà cửa được UBND cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận mà trong đó có ghi diện tích đất có nhà ở;
  • Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sĩ làm nhà ở trước ngày 15.10.1993 theo Chỉ thị số 282/CT-QP ngày 11.7.1991 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mà việc giao đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất làm nhà ở của cán bộ, chiến sĩ trong quy hoạch đất quốc phòng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Việc bổ sung quy định như trên để phù hợp với thực tiễn triển khai, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất, cũng như góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong thực hiện cấp giấy chứng nhận tại các địa phương.

Tư vấn tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân

Vừa qua, trên địa bàn xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang có ghi nhận vụ việc một công an viên xã An Sơn đã có hành vi dùng thẻ cử tri của nhiều người nhờ bầu thay và lừa mượn thẻ cử tri của một số người khác để bầu thay nhằm gạt tên những người ở UBND xã An Sơn có trong danh sách ứng cử. Như vậy, xin hỏi luật sư, hành vi của công an viên này đã vi phạm tội danh gì trong Bộ luật hình sự? Chế tài xử lý đối với loại tội phạm này ra sao?

Cám ơn luật sư!

banner1

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch, đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ từ câu hỏi, có thể thấy hành vi của công an viên này đã vi phạm tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân theo quy định tại Điều 126 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

“Điều 126. Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân

. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

Khách thể của tội phạm:

Hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân là bằng những hình thức khác nhau làm cho quyền bầu cử, ứng cử của người dân không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng với ý chý của họ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Thể hiện ở hành vi lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân.

Như vậy hành vi của công an viên này đã thỏa mãn đủ các yếu tố cấu thành tội phạm và sẽ bị truy tố theo khoản 2 của Điều 126 với tình tiết “lợi dụng chức vụ quyền hạn

Với tội danh này, công an viên có thể phải chịu hình phạt tù là 02 năm, ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đế năm năm.

 

Theo BLHS 2015 sắp có hiệu lực thì tội danh này quy định tại

“Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trân trọng!

Thủ tục, hồ sơ cần thiết để được cấp hộ chiếu phổ thông
  1. Hộ chiếu phổ thông là gì?

1446079122-ho-chieu

– Hộ chiếu phổ thông là hộ chiếu quốc gia, là tài sản của nước CHXHCN Việt nam được cấp cho công dân có quốc tịch Việt nam.

– Hộ chiếu phổ thông được sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh Việt nam và các nước và cũng được sử dụng thay thế chứng minh nhân dân.

  1. Điều kiện để được cấp hộ chiếu phổ thông

– Mọi công dân Việt nam không phân biệt tôn giáo, dân tộc, độ tuổi đều có quyền được cấp hộ chiếu phổ thông.

– Công dân Việt nam chưa được cấp hộ chiếu để xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 cụ thể như sau:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
  • Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
  • Có hành vi vi phạm về hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
  1. Thành phần hồ sơ xin cấp hộ chiếu

– Điền vào tờ khai – mẫu xin cấp hộ chiếu

– 4 ảnh thẻ 4×6 mới chụp trong vòng 3 tháng, phông trắng.

anh-the-ho-chieu

– Bản gốc chứng minh thư nhân dân + sổ hộ khẩu.

mau-x01

 

  1. Nơi nộp hồ sơ

Tại phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

  1. Thời gian làm hộ chiếu

Kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, tùy từng nơi mà thời gian làm hộ chiếu có thể nhanh hoặc chậm nhưng không tối đa 2 tuần. Tại thành phố Hà Nội thời gian làm hộ chiếu là 8 ngày không kể ngày nghỉ, lễ.

  1. Nơi trả hộ chiếu

Bộ phận trả kết quả của phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh.

Trả hộ chiếu tất cả các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày nghỉ lễ.

thu-tuc-lam-ho-chieu-tai-ha-noi-1

  1. Phí xin cấp lại hộ chiếu hết hạn:

200 nghìn đồng.

Công ty Luật Minh Bạch

Chế độ cho vận động viên thể thao quân đội

Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 138/2016/TT-BQP về chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên (VĐV) thể thao quân đội (TTQĐ) được tập trung tập huấn và thi đấu.

hxv

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, VĐV các đội TTQĐ lập thành tích tại các giải thi đấu sẽ được thưởng theo quy định mới, tiêu biểu như sau:

– 75 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Đại hội TTQĐ các nước thế giới.

– 50 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Giải TTQĐ các nước thế giới, Châu Á.

– 25 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Giải TTQĐ các nước Đông Nam Á.

– 30 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Đại hội TDTT toàn quốc.

– 25 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Giải thể thao Vô địch Quốc gia.

– 10 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Đại hội TDTT toàn quân.

– 7.5 triệu đồng đối với VĐV đạt HCV tại Hội thao thể thao toàn quân.

Thông tư 138/2016/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 27/10/2016 và thay thế Thông tư 155/2007/TT-BQP .

 

36 biển số siêu đẹp đấu giá công khai trong 2 phiên tới

Ngày 20-9, bà Lâm Thị Mai Anh, Giám đốc Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA), cho biết công ty sẽ bảo mật thông tin liên quan đến các phiên đấu giá và hiện đang chuẩn bị cho cuộc đấu giá tiếp theo. Chị LA, cư dân Hà Nội, bày tỏ sự tiếc nuối vì không mua được biển số trong phiên đấu giá trước do giá bị đẩy lên quá cao. Chị nghi ngờ khả năng tài chính của những người đấu giá khác và hy vọng vào phiên đấu giá tiếp theo sẽ có giá hợp lý hơn.

Ngày 15-9, ông NTĐ đã thắng thầu biển số ô tô 99A-666.66 với giá 4,23 tỷ đồng và dự định gắn biển số này vào xe Mercedes GLS 400. Ông Đ cho biết lý do chi số tiền lớn là vì biển số có ý nghĩa đặc biệt và thuộc đầu số đẹp.

Theo luật sư Trần Tuấn Anh, người trúng đấu giá biển số xe có quyền sở hữu và chuyển nhượng biển số kèm theo xe, nhưng không thể chuyển nhượng biển số riêng lẻ. Việc chuyển nhượng phải tuân theo quy định mới của Bộ Công an và không phải nộp thuế giá trị gia tăng hay thu nhập cá nhân.

Xem thêm tại đây 

Điều 186 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Điều 124 Bộ luật dân sự 2015

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Điều 132 Bộ luật dân sự 2015

Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu

Quy định pháp luật

Tội buôn lậu được Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 188. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Như vậy, tội buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.

Pháp nhân phạm tội buôn lậu có thể “đi tù”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm
– Hành vi buôn lậu xâm phạm đến chính sách quản lý về ngoại thương và an ninh biên giới của nhà nước. Bảo vệ chính sách ngoại thương của nhà nước nhằm đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam, tạo sự thuận lợi cho sản xuất trong nước cũng như đảm bảo trật tự an toàn khu vực biên giới.
– Đối tượng của hành vi buôn lậu có thể bao gồm:
+ Các loại hàng hóa nói chung, không bao gồm các loại hàng cấm. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa quy định tội buôn lậu tại Điều 188 BLHS năm 2015 và Điều 153 BLHS năm 1999. Hàng hóa là đối tượng tác động của hành vi buôn lậu theo quy định BLHS năm 1999 có thể bao gồm các loại hàng cấm, ngoại trừ các loại hàng cấm đặc biệt đã được coi là đối tượng của các tội phạm khác thi không thuộc đối tượng hàng hóa trong tội buôn lậu. Ví dụ như vũ khí quân dụng, ma túy,.. nếu có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới thì xử lý theo các tội phạm tương ứng.
Theo Điều 188 BLHS, đối tượng của tội buôn lậu bao gồm:
+ Các loại tiền bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ (như USD, EURO,…)
+ Các loại kim khí quý, đá quý như vàng, kim cương, đồng đen, đá đỏ,…
+ Di vật, cổ vật theo quy định của Luật di sản văn hóa 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009. Đối tượng di vật, cổ vật là những đối tượng tác động mới được bổ sung vào quy định tội phạm buôn lậu trong BLHS năm 2015.
2. Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi khách quan của tội phạm
Người phạm tội có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các loại mặt hàng nêu trên, cụ thể:
+ Người phạm tội có hành vi bán hàng hóa hoặc mua hàng hóa một cách trái phép qua biên giới nhằm bán lại thu lợi bất chính.
Việc buôn bán trái phép thể hiện qua hành vi mua, bán các loại hàng hóa nêu trên qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của nhà nước thông qua các thủ đoạn như sử dụng giấy tờ giả mạo để xuất, nhập hàng hóa hoặc xuất, nhập hàng hóa không đúng với nội dung cho phép,… nhằm tới việc thu được lợi nhuận bất chính. Trường hợp người vận chuyển thuê qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà nhận biết rõ mục đích của người thuê là buôn bán kiếm lời thì bị coi là đồng phạm tội buôn lậu.
+ Dấu hiệu bắt buộc phải xác định là buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
Tội buôn lậu (Điều 153 BLHS năm 1999) trước đây chỉ nêu dấu hiệu “qua biên giới”. Theo đó, biên giới có thể được hiểu là các loại biên giới trên đường bộ, đường biển, đường hàng không, qua bưu điện,… Tuy nhiên, dấu hiệu này được mở rộng hơn trong quy định về tội buôn lậu tại Điều 188 BLHS năm 2015, hàng hóa buôn bán trái phép là đối tượng của tội buôn lậu phải kèm theo dấu hiệu “qua biên giới” hoặc “từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại”.
Khu phi thuế quan được hiểu là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016).
Việc mở rộng dấu hiệu trên xuất phát từ thực tiễn xét xử tội phạm buôn lậu. Ngoài những trường hợp buôn bán trái phép thông thường bằng những thủ đoạn gian dối, trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan tại cửa khẩu biên giới trên bộ, cảng biển,… thì còn xuất hiện những trường hợp buôn lậu hàng hóa dưới hình thức hàng hóa tạm nhập – tái xuất, hàng chờ xuất khẩu hoặc chờ nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là những loại hàng hóa phải làm thủ tục hải quan theo quy định của nhà nước.
Kho ngoại quan là một trong những khu vực thuộc khu phi thuế quan theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Do vậy, đảm bảo cơ sở rõ ràng, thống nhất cho việc xử lý những trường hợp này, BLHS 2015 đã mở rộng phạm vi dấu hiệu của tội buôn lậu so với quy định BLHS năm 1999.
Hành vi buôn lậu được coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:
+ Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì cũng bị coi là tội phạm.

Hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại, nếu thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309, 311 BLHS 2015 thì người phạm tội bị truy cứu TNHS về các tội phạm quy định tại các điều luật tương ứng nêu trên mà không bị xét xử về tội buôn lậu.

+ Đối với các di vật, cổ vật thì không bắt buộc phải xác định giá trị cụ thể, mọi hành vi buôn bán trái phép các vật phẩm là di vật, cổ vật đều có thể bị coi là tội phạm, trừ các trường hợp được xem xét đánh giá là tính chất nguy hiểm không đáng kể thì không bị coi là tội phạm (khoản 2 Điều 8 BLHS 2015).

– Thời điểm tội phạm hoàn thành trong tội buôn lậu:

Xung quanh việc xác định thời điểm hoàn thành của tội buôn lậu, có quan điểm cho rằng: chỉ cần có căn cứ để xác định hàng hóa hàng sẽ được đưa qua biên giới, qua khỏi khu phi thuế quan thì tội buôn lậu đã hoàn thành. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng tội buôn lậu chưa cấu thành tội phạm khi hàng hóa chưa đưa qua được biên giới hay khu phi thuế quan.

Với cách quy định yếu tố “qua biên giới” tại Điều 188 BLHS năm 2015, Luật Minh Bạch cho rằng quan điểm thứ nhất có phần hợp lý và mang lại hiệu quả thực tiễn khi xét xử tội phạm về buôn lậu. Bởi thủ đoạn của người phạm tội buôn lậu rất đa dạng thậm chí rất tinh vi dẫn đến những khó khăn trong việc xác định hàng hóa đó đã qua biên giới hay chưa. Bên cạnh đó, về phía các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam, việc xử lý hình sự khi người buôn lậu đã vận chuyển trái phép hàng hóa khi đã vượt qua khỏi biên giới Việt Nam cũng không hề dễ dàng do người phạm tội không còn trên lãnh thổ Việt Nam. Việc xử lý cần đến sự tương trợ tư pháp của quốc gia nơi người phạm tội vận chuyển hàng hóa đến nơi đó.

Tuy nhiên, để thống nhất đường lối xét xử, cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn về thời điểm tội phạm hoàn thành trong buôn lậu để có căn cứ chính xác nhất.

Còn đối với hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại thì được xác định thông qua hành vi của người đại diện cho pháp nhân hoặc người được pháp nhân ủy quyền với điều kiện quy định tại Điều 75 BLHS 2015.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận biết rõ việc buôn bán qua biên giới là trái phép nhưng vi động cơ, mục đích kiếm lợi bất chính nên vẫn thực hiện.

Hình phạt

Điều 188 BLHS năm 2015 quy định tội buôn lậu với hình phạt tương đối nghiêm khắc so với quy định tại Điều 153 BLHS năm 1999. Quy định về hình phạt tại Điều 188 BLHS 2015 nhìn chung có nhiều thay đổi tập trung vào một số nội dung: Sửa đổi, bổ sung các tình tiết định khung hình phạt, lượng hóa các tình tiết vật phạm pháp có số lượng lớn/ rất lớn/ đặc biệt lớnthu lợi bất chính lớn/ rất lớn/ đặc biệt lớn qua giá trị bằng tiền, loại bỏ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng/ rất nghiêm trọng/ đặc biệt nghiêm trọng; nâng mức phạt tiền và điểm đáng chú ý là bổ sung quy định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Cụ thể:

– Tại khoản 6 Điều 188 BLHS năm 2015 quy định TNHS đối với pháp nhân thương mại:

Pháp nhân thương mại phạm tội là hành vi phạm tội của người đại diện, nhân danh pháp nhân, được sự chấp thuận của pháp nhân và vì lợi ích pháp nhân theo quy định của Điều 75 BLHS năm 2015.

+ Pháp nhân thương mại khi thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tê, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, trách nhiệm hình sự được đặt ra đối với pháp nhân thương mại khi phạm tội buôn lậu có thể từ phạt tiền, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn cho tới đình chỉ hoạt động có thời hạn, thậm chí là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy theo tính chất, quy mô mà mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Như thế nào được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Căn cứ pháp lý: Điều 130 văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh 2014

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam những hành vi sau đây sẽ được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

 + Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hoá.

+ Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

–  Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

–  Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

– Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Điều 78 Bộ luật dân sự 2015

Điều 78. Tên gọi của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.

2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

4. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật