Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn?

Câu hỏi: 

Công ty muốn phát triển kinh doanh theo hướng mới nên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với một nam nhân viên cao cấp của công ty (anh H). Trong bối cảnh người nhân viên này đã giao kết hợp đồng lao động thời hạn 3 năm với công ty nhưng mới thực hiện hợp đồng lao động được 2 năm và người nhân viên này cũng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hành vi nào sai trái khác

Công ty muốn nhận được sự tư vấn từ phía luật sư

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn quý công ty đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, vấn đề của công ty chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động 2012

Trước hết từ những thông tin mà công ty cung cấp cho thấy rằng, anh H đã là nhân viên chính thức của công ty được 2 năm nay với hợp đồng lao động giao kết có thời hạn là 3 năm. Như vậy, quan hệ giữa công ty với anh H là quan hệ giữa NSDLĐ và người lao động hợp pháp, nằm trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến bộ luật này.

Trường hợp của quý công ty là trường hợp NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với nhân viên của mình ( cụ thể là nam nhân viên cao cấp là anh H), trong khi anh H không có hành vi vi phạm kỷ luật hay hành vi sai trái nào.

Đối với trường hợp này ,chúng tôi xin đưa ra 3 phương án để quý công ty tham khảo.Mỗi phương án chúng tôi sẽ nêu ra những ưu điểm và nhược điểm để quý công ty cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định

Phương án 1: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3, điều 36 BLLĐ

Nội dung của phương án này là công ty thỏa thuận với anh H để chấm dứt HĐLĐ trong thời hạn và phải đảm bảo thỏa thuận này không vi phạm pháp luật và trái đạo đưc xã hội. Công ty có thể nêu rõ lý do cho việc muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn này vì muốn phát triển khinh doanh theo hướng mới và nhân viên H không đáp ứng được hoặc không còn phù hợp với định hướng kinh doanh mới của công ty. Khi thỏa thuân chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể thỏa thuận trả một khoản tiền hay hứa tạo điều kiện giới thiệu anh H vào một công ty khác cũng có điều kiện làm việc và vị trí làm việc đúng với chuyên môn mà anh H đang làm hiện tại

Nếu thỏa thuận chấm dứt thành công thì về phía công ty phaỉ trợ cấp thôi việc, nếu anh H đã làm việc thường xuyên  trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có. (Theo điều 48, BLLĐ 2012)

     Ưu điểm của phương án này là: An toàn về mặt pháp lý, hợp đồng được chấm dứt do thỏa thuận từ hai bên nên sẽ tránh được việc xảy ra tranh chấp về sau. Và việc thỏa thuân chấm dứt này cũng đảm bảo được quyền và lợi ích giữa các bên, và giải quyết được những yêu cầu mà 2 bên cần đạt được đó là công ty sẽ chấm dứt được hợp đồng lao động với anh H, và anh H cũng được giải quyết quyền lợi xứng đáng

     Về mặt hạn chế; Vì việc thỏa thuân này sẽ khiến cho anh H mất việc làm tại công ty, sẽ gặp khó khăn trong quá trình thỏa thuận, vì anh H là nhân viên cao cấp nên có thể đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với khả năng mà công ty có thể đáp ứng được.

Phương án 2: Chấm dứt HĐLĐ vì lý do phát triển kinh doanh theo hướng mới theo trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ theo điều 44 BLLĐ

     “Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”

Những thay đổi trên dẫn đến NLĐ bị mất việc làm thì NSDLĐ có trách nhiệm đòa tạo lại nghề cho NLĐ để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì NSDLĐ phải trợ cấp mất việc làm

Như vậy, trong trường hợp của quý công ty, có thể áp dụng trường hợp thay đổi sản phẩm/ cơ cấu sản phẩm và đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ với lý do không giải quyết được việc làm mới cho anh H

Điều đáng lưu ý là công ty muốn chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ, công ty phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc. Sau khi trao đổi nhất trí, với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.Trong trường hợp không nhất trí thì hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

     Ưu điểm của phương án này là về thủ tục nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian, công sức của quý công ty. Tuy nhiên, quý công ty cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về hướng kinh doanh mới của công ty cho chúng tôi lựa chọn lý do hợp lý nhất,  tránh việc tranh chấp sau này

       Hạn chế là với phương án này là công ty sẽ phải mất chi phí để trả trợ cấp mất việc làm. Theo điều 49 BLLĐ : “Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương”

Như vậy tiền trợ cấp mất việc làm của anh H khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật là 1 tháng lương + tiền phụ cấp lương + tiền bảo hiểm thất nghiệp ( anh H làm việc cho công ty 2 năm , 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương hiện giờ của anh H)

Phương án 3 : Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật quy định tại điều 41 BLLĐ

Công ty có thể lựa chọn phương án chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo quy định tại điều 41 BLLĐ. Hạn chế của phương án này là tỉ lệ thành công không cao do phải phụ thuộc vào quyết định của NLĐ. Nếu công ty không muốn nhận anh H quay lại làm việc tiếp và anh H đồng ý thì công ty mới có thể chấm dứt HĐLĐ với anh H. Không những thế mà công ty còn phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho bồi thường một khoản tiền lương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có), khoản trợ cấp quy định tại điều 49 và các khảo tiền bồi thường do 2 bên thỏa thuận.

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cây cối đổ,gãy.

Câu hỏi:

Hiện nay mùa mưa bão đang tới, tình trạng cây xanh ở Hà Nội mới được đào lên trồng lại, chưa chắc chắn. Khi mưa gió to có thể gãy, đổ, bật gốc. Đã có nhiều trường hợp cây đổ vào phương tiện, nhà dân, gây thiệt hại lớn về tài sản, cũng như làm bị thương người dân. Vậy xin hỏi luật sư, khi xảy ra tai nạn thì có thể kiện đòi bồi thường được không? Và kiện đòi bồi thường thì đòi ai? Cám ơn Luật sư.

Người gửi câu hỏi: N.L.Y – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

cay-do

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 (Bộ luật đang có hiệu lực ở thời điểm hiện nay) thì khi cây cối đổ, gãy mà gây thiệt hại đối với người khác thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, việc xác định mức bồi thường, phương thức bồi thường thì được áp dụng theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại chương XXI của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp việc cây đổ, gẫy gây thiệt hại là do hoàn toàn lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả khác thì sẽ loại trừ trách nhiệm của chủ sở hữu cây.

Như vậy, ở đây việc xác định có được bồi thường hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Quy định pháp luật thì là như vậy, tuy nhiên, để có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại trên thực tế sẽ là vô cùng khó khăn. Bởi ở đây, chúng ta rất khó để xác định “chủ sở hữu” của những cái cây này để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Về danh nghĩa thì những cây xanh công cộng này thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, người dân không thể khởi kiện “Nhà nước” một cách chung chung để yêu cầu bồi thường. Trong khi đó, nếu người dân khởi kiện các Công ty cây xanh để yêu cầu bồi thường thì cũng sẽ “vướng” bởi các công ty này chỉ là đơn vị quản lý chứ không phải chủ sở hữu, thế nên sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Trong trường hợp này, nếu cây gãy, đổ vào các phương tiện xe cơ giới (như ô tô, xe máy….) hay vào người gây ra các thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản mà các đối tượng này đã mua bảo hiểm thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về các đơn vị bảo hiểm. Bởi đây ra rủi ro xảy ra với các đối tượng bảo hiểm.

Còn trong trường hợp nếu các đối tượng này không mua bảo hiểm thì sẽ coi như là một rủi ro xảy ra do thiên tai và đây là một trong những sự kiện bất khả kháng được quy định trong Bộ luật Dân sự. Vì thế, sẽ không đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các trường hợp này.

Tuy nhiên, quy định về việc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ thời điểm 1/1/2017) sẽ có những thay đổi một cách cơ bản. Cụ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý” trong trường hợp cây bị đổ, gãy dẫn đến thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người bị thiệt hại (Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2015). Như vậy, đối tượng có trách nhiệm bồi thường đã được pháp luật cụ thể hóa và trong trường hợp này, trách nhiệm của các cơ quan quản lý về cây xanh sẽ được đặt ra và xem xét trong trường hợp để xảy ra việc đổ, gãy gây thiệt hại chứ không chỉ đối với mình “chủ sở hữu” như quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005.

Trân trọng!

Thay đổi cơ bản dành cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2017

1. Mức lương cơ sở tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng

Căn cứ Nghị định 47/2017/NĐ-CP

2. Mức lương thực tế nhận tăng

Cụ thể, mức lương thực tế nhận được = mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng

3. Mức phụ cấp tăng

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở

Phụ cấp thực nhận = mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng x hệ số phụ cấp hiện hưởng

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Phụ cấp thực nhận = (mức lương thực nhận + mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ 01/7/2017 + mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ 01/7/2017) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng

Căn cứ Thông tư 02/2017/TT-BNV

4. Tiền lương tháng đóng BHXH tăng

– Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: 1.300.000 x 8% = 104.000 đồng/tháng

– Đối nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định: tiền lương (lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng) x 8%

Lưu ý rằng tổng tiền lương tháng đóng BHXH tăng không vượt quá 26 triệu đồng/tháng

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

5. Mức đóng BHYT tăng

– Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: 1.300.000 x 4.5% = 58.500 đồng/tháng

– Đối nhóm còn lại thuộc đối tượng hưởng tiền lương do Nhà nước quy định: lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng) x 4.5%

Căn cứ Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014Nghị định 105/2014/NĐ-CP

6. Tăng trợ cấp thai sản

Mức tăng từ 2.420.000 đồng lên 2.600.000 đồng (=2 tháng lương cơ sở tại thời điểm sinh con)

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

7. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, sau thai sản

Mức hưởng tăng từ 363.000 đồng/ngày lên 390.000 đồng/ngày

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

8. Tăng trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Mức hưởng tăng từ 43.560.000 đồng lên 46.800.000 đồng

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

9. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

Mức hưởng tăng từ 302.500 đồng/ngày lên 325.000 đồng/ngày.

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

10. Tăng trợ cấp mai táng

Mức trợ cấp tăng từ 12.100.000 đồng lên 13.000.000 đồng

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

11. Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng

Đối với mỗi thân nhân: tăng từ 605.000 đồng/tháng lên 650.000 đồng/tháng

Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng: tăng từ 847.000 đồng/tháng lên 910.000 đồng/tháng

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014

12. Thay đổi chi phí khám chữa bệnh BHYT

Cụ thể:

– Người có thẻ BHYT KCB đúng quy định, có tổng chi phí một lần KCB thấp hơn 195.000 đồng không phải thực hiện cùng chi trả. (trước đây là 181.500 đồng)

– Thanh toán trực tiếp chi phí cùng chi trả vượt quá 7.800.000 đồng (trước đây là 7.260.000 đồng) đối với người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên.

Căn cứ hướng dẫn tại Công văn 2039/BHXH-DVT ngày 29/5/2017

13. Tăng mức thưởng tố cáo tham nhũng

Cụ thể, được tặng Bằng khen, huân chương cùng mức thưởng:

– Huân chương sao vàng: 59.800.000 đồng

– Huân chương Hồ Chí Minh: 39.650.000 đồng

– Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất: 19.500.000 đồng

– Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Quân công hạng nhì: 16.250.000 đồng

– Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Quân công hạng ba: 13.650.000 đồng

– Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất: 11.700.000 đồng

– Huân chương Lao động hạng nhì, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhì: 9.750.000 đồng

– Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Chiến công hạng ba, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba, Huân chương Dũng cảm: 5.850.000 đồng

Ngoài ra, còn được thưởng từ Quỹ Khen thưởng về phòng, chống tham nhũng nếu giúp thu hồi được cho Nhà nước số tiền, tài sản có giá trị trên 780.000.000:

– Huân chương Dũng cảm: 78.000.000 đồng

– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 52.000.000 đồng.

– Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương: 26.000.000 đồng

Căn cứ Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-TTCP-BNV 

Điều kiện dự thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước

Vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ký Quyết định 1731/QĐ-KTNN về việc ban hành Quy chế thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước.

Theo đó, người dự thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước phải có đủ các điều kiện sau:

– Đáp ứng các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước;

– Được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi ngạch Kiểm toán viên;

– Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm toán viên nhà nước sẽ đảm nhiệm;

– Có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch Kiểm toán viên nhà nước dự kiến thi;

– Được thủ trưởng đơn vị đang quản lý trực tiếp cử tham dự kỳ thi;

– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.

Quyết định 1731/QĐ-KTNN có hiệu lực kể từ ngày 13/10/2016.

Ném gạch đá vào xe lửa, oto đang lưu thông có bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

Hành động ném gạch đá vào ô tô đang lưu thông thực sự là mối nguy hiểm lớn, đe dọa sự an toàn của người điều khiển và cả những người đang cùng tham gia giao thông thời điểm đó. Tuy nhiên, theo tôi được biết hiện nay pháp luật mới có quy định về trách nhiệm của lái xe gây tai nạn mà chưa đề cập đến trách nhiệm của người dân bên đường khi gây nguy hiểm cho người đang điều khiển phương tiện. Ý kiến của luật sư về vấn đề này?

Người gửi câu hỏi: Bác A – Long Biên Hà Nội.

csgt

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ phạm vào tội phạm được quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự, trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức bị xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý về vi phạm hành chính với các quy định tương ứng trong Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan. Tức là hành vi này luôn được cụ thể hóa thành các điều luật rất dễ nhận thấy.

Còn đối với hành vi ném gạch đá hoặc các vật nguy hiểm khác gây thiệt hại cho các phương tiện khi đang tham gia giao thông thì không có điều luật nào về Hình sự hay xử lý vi phạm hành chính có tên cụ thể đến từng hành vi như vậy. Nhưng nói vậy không có nghĩa là những hành vi đó không được điều chỉnh bởi pháp luật Hình sự hay không bị xử lý vi phạm hành chính.

Lấy ví dụ đơn cử như hành vi ném đá vào xe ô tô gây vỡ kính xe và thiệt hại được xác định là 5 triệu đồng. Vậy người gây ra hành vi trên sẽ bị xử lý về tội Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ Hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

Và trong trường hợp nếu hành vi đó gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc thiệt hại về tài sản lên tới 500 triệu đồng thì mức án cao nhất mà người phạm tội phải đối mặt là chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Còn trong trường hợp hành vi gây thiệt hại không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý theo các biện pháp hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với các điều luật tương ứng.

Trân trọng!

Dự thảo luật mới: Nhiều hành vi nghiêm cấm đối với tài xế ô tô và xe máy.

Dự thảo Luật Trật tự, An toàn Giao thông đường bộ mới đã đề xuất nhiều quy định nghiêm cấm đối với người tham gia giao thông, bao gồm tài xế ô tô và xe máy. Chia sẻ với Vietnam daily, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho biết, tại điều 8 của dự thảo quy định về các hành vi bị cấm có nhiều quy định mới so với Luật giao thông đường bộ năm 2008. Trong đó, các hành vi bị cấm tập trung vào các vi phạm liên quan tới trật tự giao thông, các hành vi liên quan tới công tác quản lý đường bộ hoặc hoạt động vận tải đã được lược bỏ.

Các hành vi bị cấm bao gồm lái xe khi có nồng độ cồn hoặc chất ma túy trong cơ thể, cản trở lực lượng chức năng, đua xe trái phép, sử dụng điện thoại khi lái xe, chở hàng quá tải, và nhiều vi phạm khác liên quan đến việc sử dụng phương tiện không an toàn, giả mạo giấy tờ và biển số xe. Những hành vi này được quy định tại Điều 8 của dự thảo, và được Bộ Công an đề xuất nhằm tăng cường trật tự và an toàn giao thông.

Click vào đây để tìm hiểu

Để vật liệu xây dựng cản trở giao thông đường bộ có bị xử phạt không?

Để vật liệu xây dựng cản trở giao thông đường bộ là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

untitled-10

Một số hộ dân đổ vật liệu xây dựng ra lòng đường gây cản trở giao thông

Thứ nhất, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

 Căn cứ vào điểm e, khoản 5 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP  về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

 “Điều 70. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

 5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

 e) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15”;

 Như vậy, thanh tra giao thông có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông.

 Thứ hai, mức phạt đối với hành vi để vật liệu xây dựng cản trở giao thông đường bộ

 Theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 6 Điều 13 Nghị định 46/2016  về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

 “Điều 13. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ

 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

 d) Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông;

 6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

 b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra”.

Hãng PEGA quảng cáo xe điện eSH bằng cách so sánh với Honda SH 2020 có vi phạm pháp luật?

Chiều ngày 11/1, hãng xe điện Pega trình làng mẫu xe hai bánh mới với tên gọi eSH được thiết kế tương đồng xe tay ga Honda SH “huyền thoại”. Trong buổi ra mắt sản phẩm, đại diện hãng xe này đã mang sản phẩm của mình so sánh trực diện với mẫu Honda SH 2020. Mở đầu bài so sánh, ông Đoàn Ngọc Linh, CEO hãng xe điện Pega khẳng định, sản phẩm của mình học theo thiết kế của SH, nhưng đẹp hơn và không ngần ngại so sánh trực tiếp với Honda SH 2020.

Với việc chọn cách ra mắt sản phẩm mới của mình bằng việc so sánh trực tiếp với phân khúc sản phẩm xe tay ga cao cấp được nhiều người Việt ưa chuộng sẽ khiến nhiều người chú ý hơn và đây là một cách marketing, quảng cáo có thể được coi là khôn ngoan trong kinh doanh. Vậy việc mượn hình ảnh của sản phẩm cùng loại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình nếu nhìn dưới khía cạnh pháp luật thì phương thức quảng cáo này có hợp pháp?

Theo quy định quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012, thì hành vi quảng cáo được hiểu như sau:

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Như vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, việc quảng cáo nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm nguồn khách hàng, tăng doanh thu lợi nhuận là hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo của cá nhân, tổ chức buộc phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Với việc quảng cáo sản phẩm bằng cách so sánh trực tiếp với một sản phẩm cùng loại khác, trong trường hợp này dù sản phẩm xe máy điện Pega eSH còn sản phẩm bị so sánh là xe tay ga SH, tuy nhiên về mặt bản chất, cả 02 sản phẩm đều là phương tiện di chuyển 02 bánh, có cùng phân khúc khách hàng nên hành vi này là không được pháp luật cho phép, vi phạm quy định của cả Luật Quảng cáo và Luật Cạnh tranh. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 10, Điều 8, Luật Quảng cáo 2012: Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

“Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.”

Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều Luật Cạnh tranh 2018 quy định việc so sánh sản phẩm với sản phẩm cùng loại khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, lôi kéo khách hàng bất chính, cụ thể:

  1. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.Theo quy định tại khoản 6, Điều 109, Luật Thương mại 2005: Các quảng cáo thương mại bị cấm:

Với hành vi vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo và cạnh tranh, hãng PEGA có thể đối mặt với những chế tài dân sự và xử phạt hành chính.

Chế tài hành chính:

Căn cứ theo Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

Điều 20. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

Hãng PEGA có thể bị xử phạt tiền 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với hành vi bị cấm trong quảng cáo và 100.000.000 đồng – 200.000.000 đồng khi vi phạm hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động, tịch thu khoản lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Về dân sự, hãng Honda có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu phía PEGA buộc gỡ quảng cáo, bồi thường thiệt hại trên thực tế (nếu chứng minh được thiệt hại) theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Quảng Ninh: Huyện Tiên Yên đang “một mình một đường” trong phát triển lâm nghiệp?

Với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề ra quy hoạch giảm thiểu các cơ sở chế biến dăm gỗ từ năm 2013. Tuy nhiên, tại huyện Tiên Yên, thay vì cắt giảm, các cơ sở sản xuất dăm gỗ vẫn hoạt động mạnh, thậm chí còn được cấp phép và di chuyển đến các địa điểm mới, đi ngược lại với chủ trương của tỉnh. Vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân mà còn đặt ra câu hỏi về sự tuân thủ và tính minh bạch trong công tác quản lý. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh( Giám đốc Công Ty Luật Minh Bạch nhận định : “Sở Kế hoạch – Đầu tư vẫn cấp phép ngành nghề đó cho doanh nghiệp, rồi UBND huyện vẫn tiếp tục cho tồn tại. Rõ ràng, chủ trương, chính sách của cấp trên là tỉnh Quảng Ninh chưa được coi trọng.”

Mời độc giả tìm hiểu thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Hàng chục tỷ trong tài khoản biến mất: MSB có trách nhiệm trả tiền cho khách?

Trong vụ việc hàng chục tỷ đồng bị rút khỏi tài khoản của nhiều khách hàng tại MSB, luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty Luật Minh Bạch) cho rằng MSB có trách nhiệm trả lại số tiền này nếu khách hàng chứng minh được đã nộp tiền vào ngân hàng. Nếu cán bộ MSB lừa đảo và rút tiền, cán bộ đó phải hoàn trả tiền cho ngân hàng, và ngân hàng phải trả lại tiền cho khách hàng. Việc xác định ai là bị hại (ngân hàng hay khách hàng) là rất quan trọng trong việc hoàn trả tiền. Tuy nhiên, quá trình này phụ thuộc vào sự thiện chí và khả năng tài chính của người gây thiệt hại. Hiện vụ án đã được khởi tố và đang trong quá trình điều tra, với một cán bộ ngân hàng đã bị bắt giam vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Tìm hiểu thêm tại đây 

VỤ NỔ BỐT ĐIỆN: KHÔNG PHẢI CỨ GẮN “BÀN TAY XƯƠNG CHÉO” LÀ HẾT TRÁCH NHIỆM

Sự cố đáng tiếc nêu trên ở Sa La – Hà Đông cho chúng ta thấy một điều rằng, người dân đang phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy khi đi ra đường. Đành rằng Công ty Điện lực cũng đã gắn cảnh báo ở bất kỳ bốt điện nào, tuy nhiên, rõ ràng rằng, việc gắn cảnh báo đó không có nghĩa sẽ loại trừ trách nhiệm pháp lý của Công ty Điện lực.

Pháp luật quy định bốt điện là “nguồn nguy hiểm cao độ” và chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi trừ trường hợp “Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại” hoặc “Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết” (Điều 623 Bộ luật Dân sự).

Trong trường hợp này, xét dưới góc độ dân sự thì Công ty Điện lực phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho những người dân và chế định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được áp dụng để giải quyết (Điều 773 Bộ luật Dân sự).

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định như sau: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

Như vậy, pháp luật vẫn tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về mức đền bù thiệt hại thì một trong các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án xác minh và đưa ra mức bồi thường theo quy định của pháp luật.

Dưới góc độ xã hội, tôi cho rằng, người dân cũng đang liều mình “đánh cược” mạng sống của mình khi mưu sinh ngay sát bốt điện bởi việc này là vô cùng nguy hiểm, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mà những sự cố liên quan đến điện bao giờ hậu quả cũng lớn và thương tâm.

Chính vì vậy, các cơ quan chức năng phải tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân về những tác hại của những việc này để họ biết cách phòng tránh và trực tiếp là người dân chúng ta cần phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tuân theo hiệu lệnh của những biển báo….để bảo vệ chính tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân cũng như gia đình mình.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Thông tư 20: Điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính?

Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình talk show “Đối thoại” trên đại truyền hình VITV về Thông tư 20: Điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính  phát sóng 19:46 ngày 28/08/2016 trên truyền hình VITV.

Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động bị xử phạt như thế nào?

Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động (DN XKLĐ) có những sai phạm, điển hình là thu phí của người lao động (NLĐ) quá cao; DN không có giấy phép hoặc hết phép XKLĐ vẫn hoạt động.

Gần đây nhất sự việc Công ty Cổ phần xây dựng, Cung ứng nhân lực & xuất nhập khẩu Thiên Ân (gọi tắt chi nhánh Công ty XKLĐ Tamax) tuyển người lao động đi Rumani trái phép khiến nhiều người lao động bức xúc bởi họ đã bị Tamax đánh lừa khi mời chào họ một cách chắc chắn, đủ cơ sở pháp lý…

Được biết, Công ty XKLĐ Tamax đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ngày 10/04/2014. Tuy nhiên, Công ty Tamax chưa được Cục cấp phép xuất khẩu người lao động sang Rumani.

Vậy công ty XKLĐ Tamax đã vi phạm quy định nào của pháp luật và chế tài xử lý ra sao?

Theo quy định của Luật người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chỉ các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, có hợp đồng cung ứng lao động cho đối tác nước ngoài đã được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì mới được phép tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài, và các doanh nghiệp này phải trực tiếp tuyển chọn lao động, không được ủy quyền hoặc hợp tác với các doanh nghiệp không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tuyển chọn lao động.

Do vậy công ty XKLĐ Tamax mặc dù đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ngày 10/04/2014,  công ty không có hợp đồng cung ứng lao động cho Rumani chưa được cục chấp thuận cho phép tuyển chọn lao động đi làm việc ở Rumani nhưng công ty vẫn tiến hành  thông báo tuyển dụng lao động đi làm việc ở Rumani, tư vấn, thu tiền của người lao động . Việc làm này là trái với quy địnhc ủa pháp luật.

Theo quy định tại Điểm b, khoản 1, Điều 4, Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì công ty XKLĐ Tamax sẽ bị xử phạt hành chính.

“b) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.”

Như vậy công ty Tamax không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cục QLLĐNN cấp nên sẽ bị xử phạt từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

Ngoài ra tại điều 5 của nghị định này quy định biện pháp khắc phục hậu quả của việc giao kết hợp đồng trái pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động, buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trên

Tiếp đó nữa, theo quy định của pháp luật, công ty được cấp phép XKLĐ đi nước ngoài không được thu bất cứ một khoản phí nào khi người lao động đến tuyển dụng, nhưng trên thực tế theo những người lao động đến thi tuyển tạo công ty này cho biết họ phải đóng 200 nghìn đồng/1 người cho Tamax. Theo quy định tại Điểm a, khoản 2, Điều 4a Nghị định 88/2015 NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng  thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1.000.000. đồng  đến 3.000.000 đồng đối với hành vi  “Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động”

Ngoài biện phái xử lý hành chính và khắc phục hậu quả  trên thì công ty XKLĐ Tamax có thể sẽ bị Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tạm dừng hoặc rút giấy phép hoạt động dịch vụ của Doanh nghiệp

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

tong-hop-cac-mau-giay-uy-quyen-pho-bien-nhat-hien-nay
Mẫu giấy ủy quyền

Sau đây công ty Luật Minh Bạch sẽ cung cấp cho mọi người mẫu tham khảo : giấy ủy quyền