Quy định về mua bán nội tạng và chế tài xử lý.
Mới đây câu chuyện người mẹ trẻ rao bán nội tạng để lấy tiền chữa bệnh cho con đang dậy sóng dư luận. Với vai trò là một Luật sư xin anh cho biết luật Pháp Việt Nam có quy định như thế nào về vấn đền rao bán nội tạng này?
+ Pháp luật sẽ có hình thức xử phạt thế nào đối với hành vi ra bán nội tạng này?
+ Luật sư có lời khuyên thế nào đối với người mẹ mẹ trẻ này?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Ảnh minh họa
Luật sư nhận định:
Trước hết, qua câu chuyện này, là người làm cha làm mẹ, tôi cũng hiểu và cảm thông với việc làm của người mẹ trẻ. Trong hoàn cảnh túng quẫn, khó khăn, không có tiền để chữa bệnh cho con thì cha mẹ có thể làm bất cứ việc gì để cứu sống tính mạng của con mình. Tình thương của cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Tuy nhiên tình thương nào cũng cần phải được đặt trong giới hạn của quy định của pháp luật.
Trong việc này, tôi khuyên chị nên bình tâm suy nghĩ, tìm hướng giải quyết có thể là nhờ báo đài, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo, các nhà hảo tâm. Không nên quyết định bồng bột, ảnh hưởng tới cả cuộc sống sau này của cả chị và con chị.
Trở lại với sự việc, Pháp luật Việt Nam hiện hành, đã có “LUẬT HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC 2006” quy định về vấn đề này.
Theo đó tại Khoản 3 Điều 4 Luật này quy định về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là “ Không vì mục đích thương mại”.
Ngoài theo quy định tại Điều 11 Luật này về các hành vi bị nghiêm cấm:
“….
Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại
…..”
Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ, “việc hiến tặng nội tạng” là mang ý nghĩa thể hiện tinh thần nhân đạo. Khi thương mại hóa vấn đề này, biến “việc hiến bộ phận cơ thể con người” thành món hàng hoá có thể mua đi, bán lại dễ dàng thuộc phạm trù văn hoá, pháp luật không cho phép
Như vậy có thể thấy “hành vi rao bán nội tạng của người mẹ” là trái với quy định của pháp luật.
Thực tiễn hiện nay:
Trong thực tế hiện nay, những người bệnh cần ghép gan, thận… là rất nhiều, tuy nhiên để đợi được người hiến , tặng nội tạng hợp pháp và phù hợp là vô cùng khó khăn và lâu dài. Chính vì vậy đa phần là vì “lợi nhuận kếch xù” mà nhiều người đã tìm cách “lách luật” biến việc hiến, tặng nội tạng thành việc mua bán sinh lời.. Ở tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, ta có thể bắt gặp rất nhiều cò,mồi về việc mua bán nội tạng. Có cả một đường dây ngầm của người cung cấp và người có nhu cầu về vấn đề này.
Về chế tài xử lý:
Đây chính là một lỗ hổng pháp lý, bởi hiện nay theo Luật hình sự 1999 thì tội phạm về mua bán, môi giới nội tạng chưa được quy định . Còn theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 11, tuy nhiên lại không có văn bản hướng dẫn hay quy định liên quan nào đến việc xử lý những hành vi này. Sự thiếu hụt các văn bản hướng dẫn những chế tài của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết cho cơ quan pháp luật.
Theo tôi, với tình hình thực tế hiện nay về nguy cơ xuất hiện loại tội phạm mới các nhà làm luật nên hình sư hóa hành vi mua bán và môi giới nội tạng. Bởi hành vi này đi ngược với ý nghĩa tinh thần về nhân đạo, nhân văn.Gây ảnh hưởng tới xã hội,ảnh hưởng cả về sức khỏe và mặt đạo đức của con người.
Trân trọng!