Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Giáo viên tiểu học được chấm điểm học sinh từ ngày 06/11/2016

Đây là nội dung mới đáng chú ý được quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 6/11/2016. Theo đó, cho phép giáo viên được đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét đối với học sinh tiểu học; đối với đánh giá thường xuyên thì giáo viên đánh giá bằng nhận xét; đồng thời kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng

Ngoài ra thông tư còn sửa đổi bổ sung một số nội dung quan trọng khác như:

– Đánh giá thường xuyên.

– Đánh giá định kì.

– Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt.

– Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá.

– Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.

– Khen thưởng.

– Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo.

– Trách nhiệm của hiệu trưởng.

– Trách nhiệm của giáo viên.

– Quyền và trách nhiệm của học sinh.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản

Cơ quan thực hiện : Phòng tư pháp cấp huyện

Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng tư pháp cấp huyện

Thành phần hồ sơ :

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời gian thực hiện : Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Lệ phí : 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch.

Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 09/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VÀ LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Cần cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây:

a) Thực hiện quyền xuất khẩu;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu;

c) Thực hiện quyền phân phối;

d) Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;

đ) Cung cấp dịch vụ logistics;

e) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;

g) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

h) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

i) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

k) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

2. Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

4. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.

5. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.

6. Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.

7. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.

8. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.

9. Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.

10. Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.

11. Siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 và thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định pháp luật.

12. Trung tâm thương mại là địa điểm bao gồm nhiều cơ sở bán lẻ và cung cấp dịch vụ được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.

13. Cơ quan cấp Giấy phép là cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8 Nghị định này.

14. Dịch vụ thương mại điện tử là hoạt động thương mại theo đó bên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

15. Hệ thống cơ sở dữ liệu là Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, địa chỉ: http://www.moit.gov.vn.

16. Tài liệu về tài chính là một trong các tài liệu sau: Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

17. Tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ là một trong các tài liệu sau: Bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu chứng minh tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền khai thác, sử dụng địa điểm đó để lập cơ sở bán lẻ; kèm theo các giấy tờ khác có liên quan.

Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật có liên quan

1. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này; trường hợp Điều ước quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 5. Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:

a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.

4. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

5. Tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư phải đáp ứng điều kiện và thực hiện: Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện các hoạt động phải cấp Giấy phép kinh doanh; thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ khi lập cơ sở bán lẻ, theo quy định tại Nghị định này.

6. Tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư, phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp này thực hiện theo quy định tại Điều 12 và 13 Nghị định này.

Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.

Điều 6. Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh

1. Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

Điều 7. Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:

a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện sau:

a) Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.

4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

5. Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.

2. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

3. Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:

a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

c) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Chương II

GIẤY PHÉP KINH DOANH

Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

Điều 10. Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh

Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp quy định tài khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này:

1. Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.

2. Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam.

3. Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam.

4. Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam.

5. Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 11. Nội dung Giấy phép kinh doanh, thời hạn kinh doanh

1. Nội dung Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;

c) Hàng hóa phân phối;

d) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

đ) Các nội dung khác.

2. Thời hạn kinh doanh

a) Thời hạn kinh doanh đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này là 05 năm;

b) Thời hạn kinh doanh cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép kinh doanh đã được cấp.

Điều 12. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

Điều 13. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Số lượng hồ sơ

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 01 bộ;

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 02 bộ;

– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 03 bộ.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định này

a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện

– Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này; trường hợp từ chối cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

– Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 14. Điều chỉnh Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh được điều chỉnh khi có thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

Điều 15. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này, trừ trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh.

3. Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này: Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này.

Điều 16. Trình tự điều chỉnh Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

2. Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép,

Điều 17. Cấp lại Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh được cấp lại trong trường hợp sau:

1. Chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác.

2. Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hỏng.

Điều 18. Hồ sơ cấp lại Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

Điều 19. Trình tự cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh trong trường hợp cấp lại quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

2. Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đến.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh cho trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này, sao gửi 01 bản Giấy phép kinh doanh cho Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi để cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được cấp lại Giấy phép kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó cho Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi.

Điều 20. Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ gồm:

a) Tài liệu quy định tại Điều 12 và khoản 1, 2 Điều 27 Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có).

2. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 13 và 28 Nghị định này.

Điều 21. Từ chối cấp Giấy phép kinh doanh

Ngoài các trường hợp không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép từ chối cấp Giấy phép kinh doanh trong trường hợp sau:

1. Thời hạn hoạt động của dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã hết.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định này.

Chương III

GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

Điều 22. Điều kiện lập cơ sở bán lẻ

1. Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất

a) Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ;

b) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên;

c) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.

2. Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

a) Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:

– Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

– Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

Điều 23. Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)

1. Trường hợp phải thực hiện ENT

Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.

2. Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế

a) Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động;

b) Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý;

c) Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý;

d) Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý;

đ) Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể:

– Tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý;

– Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Điều 24. Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Hội đồng ENT)

1. Hội đồng ENT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Hội đồng ENT gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng ENT; đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan làm thành viên hội đồng ENT. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ có vị trí tại khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp.

3. Hội đồng ENT trên cơ sở đánh giá tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này phải làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất cho phép hoặc không cho phép lập cơ sở bán lẻ tại địa điểm đó.

Điều 25. Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia;

b) Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam;

c) Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam;

d) Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam;

đ) Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 26. Nội dung, thời hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Nội dung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này)

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;

b) Tên, địa chỉ của cơ sở bán lẻ;

c) Loại hình cơ sở bán lẻ;

d) Quy mô cơ sở bán lẻ;

đ) Các nội dung khác;

e) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ,

2. Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

a) Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

b) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp;

c) Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được gia hạn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Điều 27. Hồ sơ cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

b) Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

c) Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.

5. Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định này, trong trường hợp phải thực hiện ENT.

Điều 28. Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục ENT

1. Hồ sơ 02 bộ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này:

a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 29. Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp phải thực hiện ENT

1. Hồ sơ 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này:

a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép đề xuất thành lập Hội đồng ENT theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 24 Nghị định này.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng ENT.

5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng ENT đánh giá các tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất.

6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT:

a) Trường hợp văn bản kết luận đề xuất không cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp văn bản kết luận đề xuất cấp phép, Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

7. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

8. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 30. Điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được điều chỉnh khi có thay đổi một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 26 Nghị định này.

Điều 31. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 26 Nghị định này, trừ trường hợp thay đổi loại hình cơ sở bán lẻ thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini theo quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp điều chỉnh giảm diện tích cơ sở bán lẻ, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính: Bản sao Giấy phép kinh doanh ghi nhận nội dung điều chỉnh;

c) Trường hợp thay đổi địa chỉ của cơ sở bán lẻ: Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phường, xã, thị trấn xác nhận việc thay đổi địa chỉ;

d) Trường hợp giảm diện tích cơ sở bán lẻ: Các giấy tờ có liên quan.

2. Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ thứ nhất trong trung tâm thương mại; tăng diện tích cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, đến mức dưới 500 m2, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

b) Bản giải trình có nội dung:

– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trong năm gần nhất.

c) Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

3. Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ thứ nhất không nằm trong trung tâm thương mại, hồ sơ gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Bản giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

4. Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ khác và trường hợp cơ sở ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thay đổi loại hình thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trong năm gần nhất;

– Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 27 Nghị định này.

Điều 32. Trình tự điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có tài liệu ghi nhận nội dung điều chỉnh quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 26 Nghị định này.

2. Trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 31 Nghị định này:

a) Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp giấy phép điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định này: Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

4. Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định này: Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp trước đó cho Cơ quan cấp Giấy phép.

Điều 33. Cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng.

Điều 34. Hồ sơ cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Điều 35. Trình tự cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 36. Hồ sơ gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 Nghị định này.

Điều 37. Trình tự gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Hồ sơ gửi trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực.

2. Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

4. Trường hợp hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 38. Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động

1. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động (Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

b) Bản giải trình cơ sở bán lẻ có nội dung:

– Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này; giải trình các tiêu chí quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định này, trong trường hợp đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho cơ sở bán lẻ quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;

– Tình hình kinh doanh của cơ sở bán lẻ; kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh của cơ sở bán lẻ;

– Kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất;

c) Báo cáo tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất; kế hoạch tài chính; kèm theo tài liệu về tài chính;

d) Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;

đ) Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh (nếu có).

2. Trình tự

a) Hồ sơ 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Bộ Công Thương trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung thay đổi;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và gửi hồ sơ tới Cơ quan cấp Giấy phép nơi có cơ sở bán lẻ đề nghị được tiếp tục hoạt động;

d) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và đánh giá hồ sơ và địa điểm đặt cơ sở bán lẻ để có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất cấp phép (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này), trường hợp đề xuất không cấp phép phải có văn bản trả lời Bộ Công Thương và nêu rõ lý do;

đ) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ Công Thương căn cứ vào ý kiến đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép và nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận, trường hợp từ chối phải có văn bản nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 39. Từ chối cấp, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Ngoài các trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép từ chối cấp, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp sau:

1. Thời hạn hoạt động của dự án lập cơ sở bán lẻ đã hết.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định này.

Chương IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, GỬI, LƯU TRỮ GIẤY PHÉP VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

Điền 40. Chế độ báo cáo

1. Báo cáo của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

a) Định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Báo cáo của Cơ quan cấp Giấy phép

Định kỳ hàng năm, trước ngày 28 tháng 02, Cơ quan cấp Giấy phép báo cáo Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành (trong trường hợp có cấp Giấy phép kinh doanh hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này) về tình hình cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; tình hình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 41. Gửi, lưu trữ Giấy phép và công bố thông tin

1. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm gửi bản sao Giấy phép kinh doanh đến: Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành (trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này), cơ quan thuế, cơ quan thống kê và các cơ quan có liên quan nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính (nếu cần).

2. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm gửi bản sao Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đến: Bộ Công Thương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và các cơ quan có liên quan nơi đặt cơ sở bán lẻ.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; có Quyết định chấm dứt hoạt động; có Quyết định xử lý vi phạm hành chính; nhận được bản sao Giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động, tiếp tục hoạt động trước thời hạn của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu.

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 42. Xử lý vi phạm

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa và vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo hành vi, tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 43. Thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Giấy phép kinh doanh bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị thu hồi;

b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án có mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bị thu hồi;

c) Nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh là giả mạo;

d) Ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quá 12 tháng mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

đ) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này trong 24 tháng liên tiếp;

e) Không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định này sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn theo yêu cầu.

2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của dự án lập cơ sở bán lẻ, Giấy phép kinh doanh bị thu hồi;

b) Nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ là giả mạo;

c) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

d) Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp quy định phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

đ) Ngừng hoạt động bán lẻ tại cơ sở bán lẻ quá 12 tháng mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;

e) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này trong 24 tháng liên tiếp;

g) Không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định này sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn yêu cầu.

3. Trình tự thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 43, điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định này

Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Quyết định thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 43 Nghị định này

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của dự án có mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bị thu hồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gửi bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến Cơ quan cấp Giấy phép.

Trường hợp mục tiêu của dự án đầu tư bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm toàn bộ nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã được cấp Giấy phép kinh doanh, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp mục tiêu của dự án đầu tư bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm một phần nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đã được cấp Giấy phép kinh doanh, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định hủy bỏ những nội dung Giấy phép kinh doanh có liên quan đến dự án đầu tư bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đồng thời hủy bỏ nội dung này tại Giấy phép kinh doanh.

c) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, là giả mạo

Cơ quan cấp Giấy phép ra thông báo về hành vi vi phạm và ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh đã cấp, cấp lại; Quyết định thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã cấp, cấp lại, gia hạn.

d) Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ điều chỉnh Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ là giả mạo

Cơ quan cấp Giấy phép ra thông báo về hành vi vi phạm và ra Quyết định hủy bỏ những nội dung Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được điều chỉnh trên cơ sở thông tin giả mạo; khôi phục lại các nội dung được cấp phép trước đó trên Giấy phép kinh doanh, Giấy phép cơ sở bán lẻ, đồng thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

đ) Trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 và các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 43 Nghị định này

Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản yêu cầu người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đến giải trình. Quá thời hạn theo yêu cầu 15 ngày mà người đại diện không đến hoặc có đến nhưng giải trình không thỏa đáng, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Quyết định thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

Điều 44. Tạm ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu nước ngoài được tạm ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trong thời hạn không quá 12 tháng.

2. Khi tạm ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ sau:

a) Tuân thủ quy định pháp luật về tạm ngừng hoạt động kinh doanh;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động, tiếp tục hoạt động trước thời hạn của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, gửi bản sao Giấy xác nhận tạm ngừng hoạt động, tiếp tục hoạt động trước thời hạn tới Cơ quan cấp Giấy phép để được đăng tải lên Hệ thống cơ sở dữ liệu.

Điều 45. Chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:

a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tự quyết định chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

b) Thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực mà không đề nghị cấp mới; thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực mà không đề nghị gia hạn;

c) Thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực mà không được chấp thuận cấp mới; thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực mà không được gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

d) Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bị hủy bỏ; Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị thu hồi, theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.

2. Việc chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thực hiện như sau:

a) Trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động hoặc 15 ngày trước ngày thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực hoặc thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gửi thông báo chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, thông báo chấm dứt hoạt động của cơ sở bán lẻ tới Cơ quan cấp Giấy phép.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo chấm dứt hoạt động, Cơ quan cấp Giấy phép ra Quyết định chấm dứt hoạt động (Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả bản chính Giấy phép đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép.

b) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này

Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chấm dứt kể từ ngày thời hạn kinh doanh trên Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hiệu lực.

c) Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này

Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chấm dứt kể từ ngày quy định trên Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả bản chính Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

1. Công bố cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3. Chủ trì, phối hợp với Cơ quan cấp Giấy phép, bộ, ngành, địa phương giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương.

Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trong việc rà soát, tập hợp, đăng tải điều kiện đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

2. Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra và đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ.

Điều 48. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương.

2. Chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan tại địa phương thanh tra, kiểm tra hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp cần thiết hoặc tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước.

3. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương.

Điều 49. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép kinh doanh; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

2. Đăng tải, cập nhật trên Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; xử lý vi phạm tại địa phương.

3. Thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo thẩm quyền.

4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra và đánh giá hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương theo thẩm quyền.

5. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương theo thẩm quyền.

Điều 50. Quy định chuyển tiếp

1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trước ngày Nghị định này có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện các hoạt động này theo hiệu lực của các giấy tờ đã được cấp mà không phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định này nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương có nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thuộc diện phải cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định này, khi có đề nghị điều chỉnh nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này tại các giấy tờ trên thì phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Điều 15 và 16 Nghị định này. Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh ghi nhận lại nội dung đã được cấp phép và ghi nội dung mới được chấp thuận điều chỉnh.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương có nội dung lập cơ sở bán lẻ thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này, khi có đề nghị điều chỉnh nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 26 Nghị định này tại các giấy tờ trên thì phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Điều 31 và 32 Nghị định này. Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ghi nhận lại nội dung đã được cấp phép và ghi nội dung mới được chấp thuận điều chỉnh.

Điều 51. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 52. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (2). XH
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU MẪU
(Kèm theo Nghị định số: 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ)

Mẫu số 01 Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 02 Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 03 Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 04 Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 05 Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 06 Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 07 Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 08 Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động
Mẫu số 09 Văn bản Sở Công Thương lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành
Mẫu số 10 Văn bản ý kiến của Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành gửi Sở Công Thương
Mẫu số 11 Giấy phép kinh doanh
Mẫu số 12 Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 13 Báo cáo thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
Mẫu số 14 Báo cáo về Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Mẫu số 15 Quyết định thu hồi Giấy phép
Mẫu số 16 Quyết định chấm dứt hoạt động
Bảng 1 Hướng dẫn cách ghi Giấy phép
Bảng 2 Bảng mã số tỉnh/thành phố Cơ quan cấp Giấy phép

 

Chế tài với hành vi gây tai nạn bỏ trốn

Câu hỏi:

Chào luật sư, 20/10 vừa qua tôi có điều khiển xe máy trên đường và gây tai nạn với một người đi đường. Va chạm nhẹ nên người đó chỉ bị ngã ra rồi đứng dậy luôn. Tuy nhiên do quá sợ hãi tôi đã phóng xe vụt đi luôn mà không dừng lại giúp. Vậy xin hỏi luật sư, nếu như hành vi này bị phát hiện tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Truy-cứu-trách-nhiệm-hình-sự-khi-vi-phạm-quy-định-về-điều-khiển-phương-tiện-giao-thông-đường-bộ.

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

  1. Người điều khiển phương tiệnvà những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
  2. a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  3. b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứuhoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất”;

->      Khi gây ra tai nạn thì người gây ra tai nạn và những người có liên quan phải có trách nhiệm dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường; nếu như người bị tai nạn bị nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng thì phải đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, bạn là người đã gây ra tai nạn mà không cứu giúp mà có hành vi bỏ trốn, đây là hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm tại khoản 17 Điều 8 Luật Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm”.

Đối với hành vi gây tai nạn không dừng lại, bỏ trốn mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm, bạn sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 46/2015/NĐ-CP  về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn”.

Trân trọng!

Thủ tục cấp giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện
1. Văn bản đề nghị cấp GPLD (mẫu Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH), công văn giải trình có mẫu trong thông tư này  2. Phiếu đăng ký dự tuyển LĐ của người nước ngoài  ( mẫu 04 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH)
3. Phiếu lý lịch tư pháp
4. giấy chứng nhận sức khỏe
5.bản sao hộ chiếu
6. giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn
7. Quyết định điều chuyển công tác của cty mẹ
8.03 ảnh 4.6 phông nền trắng
9. bản sao 1 trong các giấy tờ: Giấy CNĐKKD, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện
Để được hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn qua hotline : 19006232
Hoặc qua số điện thoại của Luật sư Hân : 0987.892.333 
Điều 187 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Điều 117 Bộ luật dân sự 2015

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Đăng ký thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh Hợp tác xã

Cơ quan thực hiện : Phòng tài chính kế hoạch UBND huyện 

Trình tự thực hiện : 

Bước 1: Hợp tác xã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

    Bước 2: Hợp tác xã nộp hồ sơ đăng ký thành lập Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Hợp tác xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của UBND cấp huyện).

– Khi nộp hồ sơ, người đi nộp phải nộp những giấy tờ sau: Bản sao hợp lệ Giấy CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp Hợp tác xã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ thì phải nộp thêm các giấy tờ sau:

+ Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

– Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:

+ Khi hồ sơ đảm bảo tính hợp lệ, Phòng Tài chính – kế hoạch thuộc UBND cấp huyện phải trao Giấy biên nhận cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận yêu cầu người đến làm thủ tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp Hợp tác xã lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại huyện hoặc tỉnh, thành phố khác với nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính: thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký Hợp tác xã;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Hợp tác xã.

Trường hp lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở nước ngoài:  thì Hợp tác xã phải thực hiện theo quy định pháp luật của nước đó.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy chứng nhận mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã nơi Hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký Hợp tác xã ;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Thành phần hồ sơ: 

a) Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Hợp tác xã (theo mẫu Phụ lục I-5 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT);

b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

c) Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

d) Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

đ) Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

e) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Thời gian thực hiện : 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 

Người trúng số 92 tỷ có phải nộp thuế ?

Xoay quanh sự việc nổi cộm trong ngày hôm nay về người dân ở Trà Vinh trúng thưởng giải Jackpot 92 tỷ. Như vậy với số tiền lớn như thế thì người này có phải nộp thuế hay không? Và mức thuế nộp sẽ quy định như thế nào?

Hãy cùng Luật Minh Bạch tìm hiểu vấn đề này.

so-so-vietlott_219447

Ảnh minh họa

Trúng số có phải nộp thuế?

Theo quy định tại Điểm a, khoản 6, Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007

“thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ trúng thưởng xổ số.”

Có thể thấy thu nhập từ trúng thưởng xổ số được coi là một loại thu nhập cá nhân và phải chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế.

Cũng tại Luật này, quy định tại Điều 15 về thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng:

“. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng.

. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.”

Như vậy với số tiền xấp xỉ 92 tỷ đồng mà người đó trúng thưởng thì hoàn toàn phải nộp thuế thu nhập cá nhân với phần vượt quá 10 triệu đồng.

Về mức thuế suất:

Theo thông tư 111/2013/TT-BTC  hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập thì quà tặng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với mức thuế suất là 10%.

Cụ thể trong trường hợp này, người trúng số 92 tỷ sẽ phải nộp một khoản thuế theo công thức:

(92 tỷ – 10 triệu) x10% = xấp xỉ 9,2 tỷ đồng

Trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng:

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 65/2013/NĐ-CP

“Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng và thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ trúng thưởng theo quy định tại Điều 15 Luật thuế thu nhập cá nhân. Tổ chức trả thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng. Trường hợp tổ chức trả thưởng trò chơi điện tử có thưởng, casino không xác định được thu nhập chịu thuế của cá nhân trúng thưởng để khấu trừ thuế thì thực hiện nộp thuế thay cho người trúng thưởng theo mức ấn định trên tổng số tiền trả lại cho cá nhân.

Căn cứ quy định của pháp luật quản lý thuế, Bộ Tài chính quy định mức ấn định trên tổng số tiền trả lại cho cá nhân quy định tại Điều này.”

Như vậy tổ chức trả thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng.

 

Thủ tục thành lập tổ chức phi lợi nhuận vơi mục đích tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

 Câu hỏi: 

Bên tôi muốn thành lập 1 tổ chức phi lợi nhuận với mục đích tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Vậy tôi cần chuẩn bị hồ sơ cùng những giấy tờ gì, mong luật sư của chương trình tư vấn giúp tôi

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho luật Minh Bạch, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Bên bạn muốn thành lập 1 tổ chức phi lợi nhuận với mục đích tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống rửa tiền như sau:

“Điều 12. Bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận

  1. Tổ chức phi lợi nhuận là pháp nhân hoặc tổ chức có hoạt động chính là huy động hoặc phân bổ vốn cho các mục đích từ thiện, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, xã hội hoặc mục đích tương tự, không vì mục đích lợi nhuận, bao gồm: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.”

Theo đó, tổ chức phi lợi nhuận sẽ được thành lập dưới các hình thức sau: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Như vậy nếu bạn muốn thành lập tổ chức phi lợi nhuận về tư vấn chuyển giao trong công nghiệp thì bạn có thể thành lập dưới hình thức quỹ xã hội hoặc quỹ từ thiện. Quỹ xã hội và quỹ từ thiện sẽ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP. Hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2012/NĐ-CP , bao gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập quỹ;
  • Dự thảo điều lệ quỹ;
  • Điều 12 Nghị định 30/2012/NĐ-CP;
  • Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 hoặc Điều 11 Nghị định 30/2012/NĐ-CP.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên thì bạn nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 16 Nghị định 30/2012/NĐ-CP là Bộ Nội Vụ hoặc UBND cấp tỉnh nơi bạn thành lập.

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại khi phạm tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán

Quy định pháp luật

Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 209 BLHS năm 2015, cụ thể:

“Điều 209. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán

1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Hành vi khách quan của tội này là hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức  thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán. Trong đó:

  • Chào bán chứng khoán quy định tại Điều 181a của BLHS năm 1999 bao gồm chào bán ra chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán dưới các phương thức: thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet; chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định; chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet;
  • Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
  • Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán;
  • Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu và các quyền khác của người sở hữu chứng khoán;
  • Bù trừ và thanh toán là bước thực hiện cuối cùng để hoàn tất quá trình giao dịch chứng khoán.

2. Cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán là việc người phạm tội đã công bố thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động của công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin không đúng với các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;

Che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán là việc người phạm tội không công bố hoặc cố ý công bố không đầy đủ các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán; hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

3. Chủ thể của tội phạm này là một trong các đối tượng sau:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp nhận, những người trực tiếp thực hiện tư vấn phát hành, niêm yết bảo lãnh phát hành, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, người được ủy quyền công bố thông tin;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký, lưu ký chứng khoán;
  • Những người khác có thể là đồng phạm của tội này.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với các hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

     

  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mà còn vi phạm.

Khung 2: Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng đối với các hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau:

  •  Có tổ chức;

     

  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

     

  • Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

     

  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân sử dụng đất

Yêu cầu:

Không tranh chấp + không cầm cố, thế chấp bất cứ dưới hình thức nào + không thuộc diện phong toả theo quy định của pháp luật.

Cơ quan trực tiếp thực hiện: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận huyện

Cách thức thực hiện : Hồ sơ được tiếp nhận tai Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND-UBND quận

Thành phần hồ sơ :

– Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất đã được công chứng chứng thực.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định

– Trang bổ sung giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dùng cho trường hợp những giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trang bổ sung

– Đơn xin đăng ký biến động về sử dụng đất theo mẫu 14/ĐK

– Mẫu số 01-05/LPTB;

– Mẫu số 01-05/CQSDĐ nay mẫu số 11/KK-TNCN, thay cho mẫu số 01-05/CQSDĐ)

– Văn bản uỷ quyền (nếu có) dùng cho trường hợp cá nhân đi làm thay

Thời gian thực hiện : 10 ngày làm việc, tính đến ngày giao thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính và kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

 

Điều 231 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

Điều 231. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật