Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Vụ hành hung nhân viên hàng không: Muốn làm “ Lục Vân Tiên”: Phải đúng luật

“Chiều 18/10, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), hành khách Trần Dương Tùng (32 tuổi) và Đào Vịnh Thuấn (37 tuổi) đi trên chuyến bay VN7265 chặng Hà Nội – TP HCM, đã làm thủ tục cấp thẻ lên tàu bay nhưng đến cửa ra tàu bay muộn nên không được vận chuyển. Họ sau đó lăng mạ, chửi bới, xô xát với nhân viên hàng không Nguyễn Lê Quỳnh Anh tại quầy làm thủ tục số 38. 

Hình ảnh camera giám sát cho thấy hành khách Đào Vịnh Thuấn đã túm vai áo chị Quỳnh Anh. Trần Dương Tùng dùng ví đánh mạnh vào đầu chị này. Chứng kiến sự việc trên, 01 người đàn ông bất bình lao vào đánh trả, “giải cứu” chị Nguyễn Lê Quỳnh Anh. Sau khi lực lượng an ninh tới khống chế hành vi của hai hành khách, người đàn ông đã rời đi.”

Xin luật sư cho biết, hành vi lăng mạ, xô xát nhân viên hàng không chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?  Hành vi “giải cứu” của người đàn ông khi chứng kiến sự việc trên có phù hợp với quy định của pháp luật?

Cám ơn Luật sư!

xo-xat-1-7378-1476964866-2302-1476975303

Ảnh cắt từ clip (người đàn ông bên trái “giải cứu” nhân viên hàng không)

Luật sư trả lời:

Trước tiên, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Minh Bạch.

Dưới góc độ xã hội và tình cảm, hành động nêu trên của người đàn ông “giải cứu” cô nhân viên hàng không được coi là một hành động nghĩa hiệp – “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Ở góc độ nào đó, hành vi của người thanh niên kia còn được xem là hành vi chống lại thói vô cảm của đại bộ phận người dân khi thấy việc làm trái pháp luật của người khác nhưng vẫn thờ ơ, đứng xem hoặc quay clip ….như một số việc xảy ra gần đây.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật thì chúng ta cần phải xem xét, đối chiếu với các quy định liên quan đến hành vi này.  Để nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta cần phải tách biệt hai hành vi xảy ra trong clip.

Đối với hành vi người đàn ông hung hãn, đánh cô tiếp viên là một hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức xử phạt tiền là từ 2 đến 3 triệu đồng. Ngoài ra, những hành khách có hành vi đánh tiếp viên hàng không còn có thể bị “cấm vận chuyển có thời hạn từ 3 đến 12 tháng” theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 18 Nghị định số: 92/2015/NĐ-CP quy định về an ninh hàng không.

Còn đối với hành vi người thanh niên nghĩa hiệp kia lao vào đấm, đá đối với vị hành khách đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với cô nhân viên hàng không thì rõ ràng anh ấy đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người khác. Chúng ta không thể nào dùng một hành vi vi phạm pháp luật để “chế ngự” một hành vi vi phạm pháp luật khác. Như vậy cũng là vi phạm, trừ khi nó được thực hiện trong “tình thế cấp thiết”, trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “sự kiện bất ngờ”.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng hành vi của người thanh niên nghĩa hiệp kia không thuộc các trường hợp đó. Bởi trong hoàn cảnh này, người thanh niên đó có thể lựa chọn biện pháp khác như vào để can ngăn, ôm người đàn ông đang thực hiện hành vi vi phạm lại, giúp cô gái thoát khỏi sự nguy hiểm….chứ không phải là hành vi lao vào đánh, đấm đối với những người kia.

Không thể nào chỉ vì lý do anh đánh bạn tôi nên tôi lao vào đánh anh, rồi bạn anh lại lao vào đánh tôi và bạn của các bạn lại lao vào đánh nhau được.

Việc làm của người thanh niên nghĩa hiệp này có dấu hiệu của hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng quy định tại Điều 5 Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi xem xét để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này, cơ quan chức năng cần căn cứ vào tính chất, mức độ, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm và căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có) để quyết định biệt pháp xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, trong trường hợp này, cơ quan chức năng có thể áp dụng khoản 3 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về tình tiết giảm nhẹ “vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra”, khi xử lý đối với người thanh niên có tinh thần “nghĩa hiệp” nêu trên.

Người thực hiện ( Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch )

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hồi hương và đem tất cả tài sản về Việt Nam cần điều kiện gì?

Câu hỏi : Tôi dự định hồi hương và sẽ đem về Việt Nam tất cả các tài sản vật dụng sinh hoạt của cá nhân và gia đình,Xin hỏi:

-Điều kiện nào đối với xe ô tô và mô tô để được đem vào VN? Xe ô tô và mô tô sau khi nhập khẩu vào VN phải đứng tên tôi hay có thể đứng tên người khác? Nếu bắt buộc phải đứng tên tôi, thì sau khi đã làm hết các thủ tục và xe được lưu thông, tôi có được cho, tặng, bán, cho thuê…. không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

1.Điều kiện đối với xe ô tô và mô tô được đem vào Việt Nam

Theo quy định tại Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/9/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, quy định về điều kiện xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu như sau:

     Điều 3. Điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu

  1. Đối với xe ô tô: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với xe ô tô đã qua sử dụng hoặc xe ô tô chưa qua sử dụng.
  2. Đối với xe gắn máy
  3. a) Xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu là xe chưa qua sử dụng.
  4. b) Xe gắn máy đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN14: 2011/BGTVT).
  5. c) Xe gắn máy phải thuộc loại được phép đăng ký, lưu hành tại Việt Nam (trừ trường hợp nhập khẩu, tạm nhập khẩu không đăng ký, lưu hành để làm mẫu, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, triển lãm, nghiên cứu, thử nghiệm).”

Ngoài ra :

  1. Đối với ô tô:

Theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 của Liên Bộ Thương mại – Giao thông Vận tải – Tài chính – Công an hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng thì ô tô được nhập khẩu về Việt Nam phải bảo đảm điều kiện là có tay lái bên trái, đã qua sử dụng không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 06 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 (mười nghìn) km tính đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.

  1. Đối với mô tô:

Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30/05/2007 của Bộ Thương mại hiện nay là Bộ Công Thương hướng dẫn việc nhập khẩu xe gắn máy phân khối lớn từ 175m3 trở lên, tại điểm 5 Mục I quy định: “Cấm nhập khẩu mô tô các loại đã qua sử dụng”. Như vậy, nếu chiếc mô tô mà bạn nêu có phân khối từ 175m3 trở lên có thể sẽ không được nhập khẩu về Việt Nam.

Trong trường hợp, mô tô của bạn dưới 175m3 thì sẽ được nhập khẩu về Việt Nam nhưng phải bảo đảm điều kiện: chiếc xe đó được sản xuất trong thời hạn tối đa là 03 năm tính đến thời điểm nhập khẩu (theo điểm 2.2, Mục I Thông tư số 16/2008/TT- BTC ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy hai bánh không nhằm mục đích thương mại).

  • Theo quy định tại điều 53 luật hải quan 2014 :

Cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phải có giấy tờ chứng minh việc cư trú, hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.

Và được hướng dẫn tại điều 45, nghị định 08/2015/NĐ-CP thì ko bắt buộc tài sản nhập về phải đứng tên bạn có thể đứng tên người khác, nếu bắt buộc đứng tên sau khi làm xong thủ tục và xe được lưu thông thì bạn hoàn toàn có quyền cho, tặng, bán, cho thuê…. những tài sản này (theo quy định của  Bộ Luật Dân sự năm 2015 của Nước CHXHCN Việt Nam).

Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Điều 161. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.
Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
2. Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2016.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện 1883/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2016.

dacxa1

Ảnh minh họa

Theo đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chỉ đạo:

– Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, các cơ quan báo chí ở địa phương tuyên truyền sâu rộng về công tác đặc xá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Các Sở: Tư pháp, Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế và UBND các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu,…liên quan đến người được đề nghị đặc xá.

– Chính quyền các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, tổ chức kinh tế, đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 80/2011/NĐ-CP .

– Giám đốc Công an cấp tỉnh phối hợp với ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người đặc xá; xử lý nghiêm người có hành vi tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

Khái niệm tàu bay
  1. Khái niệm tàu bay

*) Theo quy định của các nước trên thế giới

– Luật HKDD 1997 Cộng hòa Liên Bang Nga điều 32: “Tầu bay là thiết bị bay được nâng giữ trong khí quyển nhờ vào sự tương tác với không khí, phản lại mặt đất hoặc mặt nước”

– Bộ luật Hàng không và Thương mại Pháp 1956: “Tầu bay là tất cả các thiết bị có khả năng bay lên không trung và di chuyển được trong chân không”

– Có nước không định nghĩa về tầu bay, ví dụ luật HKDD Trung Quốc, điều 5 quy định : “ Tầu bay dân dụng là tầu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát”

*) Theo quy định của Việt Nam

Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng  3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, tại điều 2 có giải thích như sau:

“Tàu bay là thuật ngữ chung chỉ máy bay cánh cố định (gọi ngắn gọn là máy bay), máy bay trực thăng (gọi ngắn gọn là trực thăng), tàu lượn hoặc khí cầu”

Theo khoản 1, điều 13, Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định:

“Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.”

So với khái niệm tàu bay mà các nước trên thế giới định nghĩa thì cũng không khác xa so với Việt Nam,các nước đều cho rằng tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt của trái đất, nhưng riêng Trung Quốc lại không quy định cụ thể về tàu bay như thế nào mà chỉ đưa ra tàu bay dân dụng là loại  tàu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát.

So với khái niệm quy định tại Luật hàng không dân dụng năm 1991, quy định tại khoản 1 điều 8 thì luật chỉ nói tàu bay gồm máy bay, tầu lượn, khí cầu và những thiết bị bay tương tự khác có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí. Đến luật 2006 quy định rõ hơn tàu bay là thiết bị “được” nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, chứ không phải là “có thể” như luật 1991 quy định nữa. Và cũng có trường hợp ngoại lệ đặt ra ở luật mới là trừ các thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất thì không được coi là tàu bay, còn luật 1991 nói chung chung không đề cập đến vấn đề trên mà chỉ nói là thiết bị bay tương tự khác, “thiết bị bay tương tự khác” ở đây là gì khiến cho người đọc khó hiểu và không phân biệt được thiết bị bay tương tự là những thiết bị như thế nào? Tiêu chuẩn nào để đánh giá nó được coi là tàu bay.

Để hiểu được định nghĩa về tàu bay dân dụng cần chứa đựng 2 yếu tố sau:

  • Yếu tố về “tính chất dân dụng của tàu bay” tức là tàu bay phải là phương tiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện trên các đường bay nội địa và quốc tế
  • Yếu tố về kỹ thuật tức là tàu bay là một thiết bị bay chuyển động trong không trung do sự tác động tương hỗ với không khí. Các thiết bị bay chuyển động khoảng không ngoài phạm vi chịu sức hút trái đất hoặc chuyển động theo quán tính thì không được xem là tàu bay, ví dụ : Tên lửa, vệ tinh, tầu vũ trụ, và các thiết bị bay vũ trụ khác.
Tư vấn về tội chống người thi hành công vụ.

Hiện nay, khi đang lưu thông trên đường, nhiều trường hợp bị cảnh sát giao thông dừng xe xử lý vi phạm nhưng người điều kiển giao thông không chấp hành, bất tuân và giằng co với cảnh sát, như vậy thì có cấu thành tội chống người thi hành công vụ hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ.

 

chong nguoi thi hanh cong vu

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư tư vấn:

Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định tội chống người thi hành công vụ:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

a) Có tổ chức

b) Phạm tội nhiều lần

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Khách thể của tội phạm:

Hoạt động quản lý xã hội nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức được thực hiện thông qua hoạt động của các nhân viên của các cơ quan, tổ chức đó. Khái niệm người thi hành công vụ nêu tại Điều 257 này bao gồm các nhân viên của các cơ quan hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung.

Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Thể hiện ở hành vi cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật hoặc không cho họ thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình:

+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đá , đâm, chém…)

+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.

+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.

+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…

Hành vi dùng vũ lực,đe dọa dùng vũ lực,… của người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 257 nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 93 và Điều 104 BLHS hiện hành.

Trong trường hợp, hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích hoặc làm chết người đang thi hành công vụ thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 1 Điều 93 hoặc điểm k khoản 2 Điều 104 BLHS 1999.

Hậu quả xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm quy định tại Điều 257. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội có hành vi kháng cự hay cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.Việc người thi hành công vụ có thực hiện hay không các hành vi theo sự cưỡng ép không ảnh hưởng tới việc định tội danh với hành vi phạm tội.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là cản trở người đang thi hành công vụ hoặc cưỡng ép họ thực hiện các hành vi trái pháp luật. Nếu người phạm tội không biết người mà mình chống lại là người đang thi hành công vụ hoặc nghi ngờ về tính hợp pháp của việc thực hiện nhiệm vụ của người đó, thì tùy trường hợp căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà xác định tội danh đối với hành vi đã thực hiện là gây thương tích hay chống người thi hành công vụ.

Hình phạt:

Điều 257 quy định hai khung hình phạt:

Khung 1: Cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

– Có tổ chức

– Phạm tội nhiều lần;

– Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

–  Gây hậu quả nghiêm trọng;

– Tái phạm nguy hiểm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 330 với khung hình phạt tương tự Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Trân trọng!

 

 

 

Thủ tục Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

Thủ tục Cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

Căn cứ pháp lý:

Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
+ Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
+ Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. 

Hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất rượu

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

+ Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.

Thời gian thực hiện: 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp nào không được ly hôn?

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Điều 51 có thể là vợ, chồng hoặc thâm chí cả người thân thích cũng đều có quyền này.

Tuy nhiên không phải tất cả những trường hợp cứ có mong muốn ly hôn là có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định việc ly hôn theo yêu cầu của một bên chỉ được Tòa án giải quyết nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Theo đó, vợ chồng sẽ không được phép ly hôn khi:

– Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trên thực tế, việc xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng dựa trên sự thực là người vợ đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng, do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh tranh chấp, vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể  mà chúng ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn như:

  • Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp mang thai/ sinh con/ đang nuôi con, như vậy người chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn;
  • Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;
  • Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;
  • Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu li hôn.

 

Thông tư của bộ giáo dục về việc khen thưởng học sinh cấp bậc tiểu học

Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó:

vbmoi

– Việc khen thưởng cuối năm dựa trên kết quả đánh giá học sinh trong năm học (không dựa vào bình bầu như các năm trước) và sẽ tổ chức khen thưởng cho:

+ Học sinh có kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt; các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.

+ Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất.

– Kết quả đánh giá học sinh là sự kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, nhưng đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

Ngoài ra, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 06/11/2016) đề cập một số nội dung mới khác như:

– Học sinh được tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.

– Giáo viên được chấm điểm để đánh giá định kì học sinh.

Trường hợp vụ việc đã được Tòa án giải quyết có được quyền nộp đơn khởi kiện lại?

Là một trong những trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Nghị quyết 04/ 2017/ NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên trong trường hợp này có ngoại lệ.

A. Căn cứ pháp lý

  •  Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  •  Nghị quyết 04/ 2017/ NQ- HĐTP.

intro3b_011

Tòa án nhân dân tối cao

B. Các trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện

1. Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

lich-su-benh-vien-tam-than-thanh-pho-ho-chi-minh

Người bị tâm thần không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp;

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

– Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm
hoặc cần bảo vệ.

2. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

3. Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

thu-tuc-ly-hon

Vụ việc giải quyết ly hôn

4. Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;

5. Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.

6. Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này.

7. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.

Như vậy, không phải tất cả những vụ việc đã được Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền giải quyết đều bị trả lại đơn khởi kiện.

Công ty Luật Minh Bạch

Trình tự, thủ tục khi Tòa án giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương ra sao? Ly hôn đơn phương mới nhất 2020

1. Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương 

Yêu cầu ly hôn đơn phương sẽ được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Theo đó, người có yêu cầu ly hôn đơn phương có thể nộp hồ sơ ly hôn đơn phương trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền hoặc gửi bộ hồ sơ này qua đường bưu điện.

Người nộp đơn cần lưu ý về việc yêu cầu Tòa án có giấy biên nhận hồ sơ (trong trường hợp nộp trực tiếp) hoặc phiếu báo phát (trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện) để làm căn cứ kiến nghị Tòa án giải quyết hồ sơ đúng thời hạn luật định (trong trường hợp Tòa án chậm giải quyết).

2. Tòa án xem xét hồ sơ ly hôn đơn phương

Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Tòa án sẽ tiến hành xem xét những tài liệu, chứng cứ, nếu xét thấy đúng thẩm quyền, Tòa án sẽ tiến thông báo cho người có yêu cầu ly hôn đơn phương bằng văn bản.

3. Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Thông báo bằng văn bản được gửi đến người có yêu cầu ly hôn đơn phương là thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, trong đó sẽ ghi rõ số tiền tạm ứng án phí mà người có yêu cầu khởi kiện phải nộp. Mức tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án ly hôn hiện nay là 300.000 đồng. Trong trường hợp yêu cầu ly hôn đơn phương có đề nghị giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng thì số tiền tạm ứng án phí sẽ tính theo % căn cứ trên giá trị tài sản mà các bên tranh chấp. Giá trị tài sản tranh chấp càng nhiều thì số tiền tạm ứng án phí càng cao.

Quy định về việc nộp tiền tạm ứng án phí này nhằm mục đích khuyến khích tinh thần thỏa thuận của các bên trong ly hôn.

Khi nhận được thông báo này, người có yêu cầu ly hôn đơn phương bắt buộc phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án cấp có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Gọi là bắt buộc bởi việc nộp tiền tạm ứng án phí hết sức quan trọng, quyết định đến việc ly hôn đơn phương có được giải quyết hay không, nếu không nộp số tiền tạm ứng án phí này theo đúng thời hạn thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dẫn đến việc vụ án sẽ không được xem xét, giải quyết.

4. Tòa án thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử

Sau khi người có yêu cầu ly hôn đơn phương nộp tiền tạm ứng án phí đúng theo quy định, Tòa án sẽ thụ lý vụ án để xem xét, giải quyết, ra thông báo về việc thụ lý vụ án và tiến hành các công tác chuẩn bị xét xử.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình; Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Trường hợp trong phiên hòa giải, các bên hòa giải được đoàn tụ thì tòa án tiến hành lập biên bản hòa giải thành, trong vòng 7 ngày mà không có tranh chấp gì thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các được sự.

Nếu trong phiên hòa giải, các bên vẫn có tranh chấp hoặc mâu thuẫn thì Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên tòa xét xử.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thu thập chứng cứ nếu xét thấy cần thiết hoặc nếu có yêu cầu của đương sự.

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, trường hợp có trở ngại khách quan hoặc tình tiết phức tạp thì được gia hạn tối đa không quá 2 tháng.

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

Có thể thấy từ thời điểm nộp hồ sơ, thụ lý vụ án đến thời điểm mở phiên tòa để giải quyết vụ án theo luật định có thể lên đến 8 tháng, tuy nhiên thực tế có những vụ án còn lâu hơn thế rất nhiều, thậm chí hàng năm trời vụ án cũng chưa được thụ lý, giải quyết. Không chỉ trong ly hôn mà trình tự, thủ tục nêu trên cũng được áp dụng đối với các vụ án dân sự ở nhiều lĩnh vực khác.

Vì vậy, mỗi người cần thiết phải trang bị cho mình những kiến thức pháp lý cơ bản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình nếu trường hợp chẳng may mình trở thành diễn viên chính trong một bộ phim buồn như thế này.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

 

Bổ sung đối tượng được bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển

Ngày 01/9/2016, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn 7433/BNN-TCTS về việc hướng dẫn bổ sung kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển.

scmtb

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển bao gồm:

– Chủ tàu cá và người lao động trên tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên, có đăng ký và trực tiếp khai thác tại vùng biển 04 tỉnh miền Trung từ 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở và người lao động thường xuyên tại cơ sở đã nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2015 hoặc mới đầu tư xây dựng nhưng không thả nuôi từ ngày 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở chế biến thuỷ sản có địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc hộ khẩu thường trú tại vùng bị thiệt hại và người lao động làm thuê trong các cơ sở này.

– Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thuỷ sản có kho lạnh, kho cấp đông tại vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố, còn lưu kho các sản phẩm được thu mua trước ngày 30/8/2016 và người lao động trong các cơ sở này.

Công văn 7433/BNN-TCTS bổ sung Công văn 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật