Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Hình phạt hành vi xâm hại tình dục trẻ em và thực tiễn đã đủ răn đe

Những ngày qua, liên tiếp nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện gây xôn xao dư luận, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sự an toàn của con em mình và nghi ngại pháp luật chưa đủ nghiêm khắc đối với loại tội phạm này nên nó còn phổ biến.

Người có hành vi xâm hại tình dục có thể thực hiện bằng nhiều dạng hành động khác nhau như là việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn…

Lạm dụng tình dục ở trẻ em còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em…

Hiện nay pháp luật hình sự Việt Nam quy định hình phạt đối với tội danh xâm phạm tình dục trẻ em rất nghiêm khắc.

Điều 112 BLHS 1999 về Tội hiếp dâm trẻ em xử phạt kẻ hiếp dâm trẻ dưới 16 tuổi với khung hình phạt thấp nhất là từ 7 năm đến 15 năm tù. Trong mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, bộ luật hình sự còn quy định nhiều tội liên quan đến hành vi này như tội cưỡng dâm trẻ em; Tội giao cấu với trẻ em; Tội dâm ô đối với trẻ em…

Bộ luật Hình sự năm 2015 (hiện chưa có hiệu lực thi hành) còn bổ sung Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Theo đó, hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm cũng là phạm tội.

Điểm khó khăn nhất trong việc xử lý một vụ án xâm hại tình dục trẻ em là thu giữ chứng cứ.

Thông thường, các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện muộn hoặc nạn nhân làm đơn tố cáo muộn. Lý do có thể là do nạn nhân che dấu sự việc vì tâm lý nạn nhân thường xấu hổ, sợ sệt khi xảy ra vụ việc hoặc bị hung thủ đe dọa; cũng có thể do trình độ hiểu biết pháp luật của nạn nhân hoặc người nhà hạn chế nên không trình báo công an mà tự đi phản ứng với nghi phạm…

Đến khi nạn nhân tố cáo, cơ quan điều tra xác minh thì những chứng cứ “vật chất” trên cơ thể mà hung thủ để lại như tinh dịch, dấu vân tay, nước bọt, vết sướt… khó thu giữ hoặc không thu giữ được. Thậm chí có trường hợp nạn nhận hoặc người nhà tự xóa các chứng cứ trên khi tắm rửa, tẩy sạch các dấu vết khi bị xâm hại.

Trong khi để xử lý hành vi này thì cần phải có chứng cứ xác thực để chứng minh hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ dựa vào lời khai  thì rõ ràng khó có thể chứng minh vì nguyên tắc tố tụng là “trọng chứng hơn trọng cung”.

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Mục 3 chương 3 Bộ luật dân sự 2015 : Nơi cư trú

Mục 3 chương 3 bộ luật dân sự 2015 quy định về cụ thể về nơi cư trú của cá nhân, được quy định từ điều 40 đến điều 45 của bộ luật này. Cụ thể : 

Điều 40 Nơi cư trú của cá nhân 

Điều 41 Nơi cư trú của người chưa thành niên 

Điều 42 Nơi cư trú của người được giám hộ

Điều 43 Nơi cư trú của vợ, chồng

Điều 44 Nơi cư trú của quân nhân

Điều 45 Nơi cư trú của người làm nghề lưu động 

Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt

Điều 192. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Hướng dẫn viết đơn xin ly hôn mới nhất 2020

Tư vấn luật và Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn:

1.   Phần nội dung đơn ly hôn:

Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn …. Làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.

2.   Phần con chung:

Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung “tên, ngày tháng năm sinh”, nguyện vọng và để nghị nuôi con. Nếu chưa có con chung ghi “chưa có”.

3.   Phần tài sản chung:

Nếu thỏa thuận được, các bên ghi là “Tài sản chung, riêng các bên tự nguyên thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án phân chia”.

Nếu không thể thỏa thuận: Ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia … và

Nếu không có tài sản chung ghi không có.

4.   Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có.

Tham khảo mẫu đơn dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN LY HÔN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN ……………………………………………………..

Tôi tên: Nguyễn Văn A                                   năm sinh: 1980

CMND/Hộ chiếu số: 082298xxx  ngày cấp: 20/12/2010 và nơi cấp: Công an tỉnh Hà Giang

Hiện cư trú/Hộ khẩu thường trú: Số xx, đường xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx

Xin được ly hôn với: Bà Nguyễn Thị B           năm sinh: 1981

CMND/Hộ chiếu số: 0132456xx ngày cấp: 20/12/2010 và nơi cấp: Công an tỉnh Cà Mau

Hiện cư trú/Hộ khẩu thường trú: Số xx, đường xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx 

1. Nội dung xin ly hôn:

Ngày….tháng….năm…Tôi có kết hôn với bà Nguyễn Thị B và chung sống với nhau hạnh phúc đến đầu năm 20… thì Bà Nguyễn Thị B có quan hệ ngoài luồng (ngoại tình) với một người đàn ông khác cùng thôn. Mặc dù tôi đã nhiều lần khuyên giải để đảm bảo hạnh phúc gia đình nhưng Vợ tôi là bà Nguyễn Thị B không thay đổi đẫn đến gia đình thường xuyên mâu thuẫn Ảnh hưởng đến việc tâm sinh lý cũng như việc học hành của các con tôi. Ngày…tháng…năm… Tôi và vợ tôi đã chính thức sống ly thân đến nay đã tròn…..năm. Đời sống chung của chúng tôi không thể hòa hợp nay làm đơn này để đề nghị tòa án nhân dân Quận/huyện…giải quyết thủ tục ly hôn.

Chúng tôi có hai con chung:

  1. Cháu: Nguyễn Văn Đ                      Sinh năm: 2010

Số CMTND: …………. Ngày cấp:…/…/20… Nơi cấp: Công an tỉnh:…

Hiện là học sinh lớp xx, Trường xx, xã xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx

  1. Cháu: Nguyễn Thị E                        Sinh năm: 2011

Hiện là học sinh lớp xx, Trường xx, xã xx, huyện xx, tỉnh/thành phố xx

Chúng tôi thỏa thuận sau khi ly hôn Cháu Nguyễn Thị E sẽ ở sinh sống cùng với Mẹ, hàng tháng Tôi sẽ trợ cấp cho cháu một khoản tiền là:…..VNĐ (bằng chữ………….đồng) đến khi cháu tròn 18 tuổi.

2. Về tài sản chung: Tài sản chung, riêng do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia. (Nếu không có tài sản thì chỉ cần ghi: “Không có tài sản và không yêu cầu tòa án phân chia”)

Trong trường hợp có tài sản không thỏa thuận được: Các bên liệt kê Tài sản chung của hai vợi chồng và ghi rõ yêu cầu tòa án phân chia theo đúng quy định của pháp luật.

                                                                             ……………… Ngày ……….. tháng……….. năm……..

                                                                             Người làm đơn

 

                                                                              (Ký tên, Ghi rõ họ và tên)

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Công ty Luật Minh Bạch

Địa chỉ: Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng !

Bình luận khoa học về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 194 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh xâm phạm đến quan hệ về quản lý thị trường trong lĩnh vực quản lí an toàn dược phẩm và xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

Đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 194 BLHS năm 2015 cũng không phải là hàng giả nói chung như Điều 192 mà là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cùng với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được tách ra từ tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 BLHS năm 1999) nhưng có sự sửa đổi, bổ sung về dấu hiệu định tội, định khung cũng như hình phạt mặc dù hành vi có cùng tính chất và nhiều điểm giống nhau cơ bản khác nhưng đối tượng hàng hóa giả thuốc hai nhóm phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội không giống nhau.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định với hai loại hành vi: Sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả.

  • Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả. Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Theo Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ thì sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông.

Việc sản xuất hàng giả với mục đích bán ra thị trường kiếm lời bất chính.

  • Hành vi buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả để nhằm bán kiếm lời bất chính,… buôn bán hàng giả có thể là buôn bán một bộ phận, một thành phần, một chi tiết của hàng giả đều coi là buôn bán hàng giả.

Hành vi buôn bán hàng giả còn được hiểu với nội dung cụ thể là:” Việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường hợp phạm một tội.

Điểm khác biệt giữa tội phạm quy định tại Điều 192 và Điều 194 BLHS năm 2015 là đối tượng hàng hóa giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Do đối tượng hàng hóa liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong Điều luật này có mức độ cao hơn so với tội phạm quy định tại Điều 192 BLHS năm 2015. Vì vậy, người sản xuất, buôn bán các loại hàng giả này đã thực hiện việc sản xuất, buôn bán với bất kỳ lượng nào đều có thể bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, nếu số lượng hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh không lớn và được đánh giá là tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không bị coi là tội phạm (khoản 4 Điều 8 BLHS).

Tội phạm coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ nhận biết rõ loại hàng hóa họ sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh vì mục đích kiếm lợi bất chính.

Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa,…

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

Khung 2: Phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến dưới 9.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Tái phạm nguy hiểm;

  • Buôn bán qua biên giới;

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 3: Phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc một trong các trường hợp:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 4: Phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm đối với hành vi sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp:

  • Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Khung 5: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội danh nào?

Lịch sử lập pháp lần đầu tiên ghi nhận nhiều quy định mới về trách nhiệm hình sự và thủ tục tiến hành tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại. Trong phạm vi bài viết này sẽ tìm hiểu tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt áp dụng

Tội danh pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự 

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại bao gồm 33 tội phạm quy định tại Điều 76 BLHS 2015 Các tội phạm này cũng tương đồng với lĩnh vực hoạt động chủ yếu của pháp nhân thương mại và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về tính phổ biến và nhu cầu phòng ngừa tội phạm. Đứng từ góc độ hành nghề luật trên thực tế, các tội phạm sau pháp nhân thường hay vi phạm:

  • Tội phạm liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp

Ví dụ:

Tội trốn thuế (Đ200); Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ(Đ203); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Đ216); Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Đ217); Tội sản xuất buôn bán hàng giả(Đ192)…….

  • Tội phạm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

Ví dụ: Tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Đ209), tội thao túng thị trường chứng khoán (Đ221), tội tài trợ khủng bố (Đ324), tội rửa tiền (Đ300)…

  • Tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Ví dụ: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Đ225); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Đ226)

  • Tội phạm trong lĩnh vực môi trường

Ví dụ: – Tội gây ô nhiễm môi trường (Đ235)

– Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Đ 237)

– Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Đ 238)

– Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Đ 239)

– Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Đ 242)

– Tội hủy hoại rừng (Đ 243)

– Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm (Đ 244)

– Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Đ 245)

– Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm phạm (Đ 246)

Hình phạt áp dụng

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự loại từ trách nhiệm hành chính nhưng không loại trừ trách nhiệm dân sự của pháp nhân thương mại

Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung

  • Hình phạt chính:

 – Phạt tiền (Đ 77)

Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội , sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng. Căn cứ vào nguyên tắc chung như vậy, BLHS 2015 đã quy định cụ thể mức phạt tiền trong từng tội danh cụ thể tương ứng với từng khung hình phạt cụ thể tùy vào hành vi người đại diện pháp nhân thực hiện

  – Đình chỉ hoạt động có thời hạn (Đ 78)

Hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường an ninh, trật tư, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.

Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 05 năm. Trong trường hợp pháp nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau thì lĩnh vực nào vi phạm thì tạm đình chỉ lĩnh vực đó

     – Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Đ 79)

Hình phạt này là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong từng lĩnh vưc hoặc trong tất cả các lĩnh vực áp dụng đối với pháp nhân thương mại trong hai trường hợp:

Thứ nhất: Một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Đây là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt này

Thứ hai: Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động, ví dụ như: được thành lập chỉ để thực hiện hành vi buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền…..

Trách nhiệm hành chính cũng bao gồm hình thức tương tự là phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn, nhưng nhìn chung mức phạt ít nghiêm khắc hơn so với trách nhiệm hình sự vì không dẫn đến đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

  • Hình phạt bổ sung (Điều 33.2 BLHS 2015)

    – Cấm kinh doanh trong 1 số lĩnh vực nhất định (Đ 80)

Hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc xã hội. Thời hạn cấm kinh doanh cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

    – Cấm huy động vốn (Đ 81)

Hình phạt được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Các hình thức huy động vốn bị cấm bao gồm:

+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, quỹ đầu tư

+ Phát hành, chào bán chứng khoán

+ Huy động vốn khách hàng

+ Liên doanh, liên kết trong và ngoài nước

+ Hình thành quỹ tín thác bất động sản

Thời hạn cấm từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

    – Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính)

Trách nhiệm hành chính cũng có hình thức xử phạt tương tự là tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn nhưng không bao gồm hình thức tương tự với hình phạt cấm huy động vốn hay phạt tiền

Biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Đ 82 BLHS 2015)

Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm

  • Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Đ 47)
  • Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi (Đ 48)
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (K2 Đ 82)
  • Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục,ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra (K3 Đ 82)

Biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro cho pháp nhân 

  • Tăng cường biện pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
  • Xây dựng chính sách nội bộ quản trị rủi ro
  • Tăng cường kiểm tra nội bộ
  • Thuê tư vấn thường xuyên
  • Các biện pháp khác

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 1/1/2018

 

Bổ sung “cỏ Mỹ”, lá “Khat” vào danh mục chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự

 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (BLHS năm 2015). Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lần này liên quan đến 141 điều: 43 điều sửa đổi về kỹ thuật, 97 điều sửa đổi về nội dung và bãi bỏ 1 điều.

Cũng theo Tờ trình, cần bổ sung các chất ma túy mới phát hiện (chất XLR-11 được tẩm ướp trong “cỏ Mỹ” và lá “Khat” có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy.

Đồng thời, bổ sung quy định xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy, làm cơ sở cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về ma túy. Cụ thể, đối với trường hợp phạm tội ma túy đặc biệt nghiêm trọng mà BLHS quy định khung hình phạt đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (tức là khoản 4 các Điều 248 –  252 của BLHS năm 2015) thì phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự.

Đa số ý kiến UBTP tán thành với quan điểm của Chính phủ về việc bổ sung chất ma tuý XLR-11 (được tẩm trong “cỏ Mỹ”) thuộc danh mục II và lá cây “Khat” (có chứa chất ma túy Cathinone) thuộc danh mục I quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma túy ở nước ta cho thấy tội phạm về ma túy diễn biến rất phức tạp, khó lường; thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt như tẩm các chất ma túy vào tem giấy, bóng bay (ma túy tem, bóng cười…) gây hậu quả rất nghiêm trọng, đòi hỏi phải xử lý kịp thời, nghiêm minh. Do đó, để bảo đảm chủ động, linh hoạt trong đấu tranh với tội phạm về ma túy, thì cần phải có quy định mang tính dự báo làm cơ sở cho việc xử lý tội phạm khi phát hiện vật thể hoặc loại cây mới có chứa chất ma túy mà không phải sửa đổi, bổ sung BLHS

 

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn?

Câu hỏi: 

Công ty muốn phát triển kinh doanh theo hướng mới nên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với một nam nhân viên cao cấp của công ty (anh H). Trong bối cảnh người nhân viên này đã giao kết hợp đồng lao động thời hạn 3 năm với công ty nhưng mới thực hiện hợp đồng lao động được 2 năm và người nhân viên này cũng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hành vi nào sai trái khác

Công ty muốn nhận được sự tư vấn từ phía luật sư

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn quý công ty đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, vấn đề của công ty chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động 2012

Trước hết từ những thông tin mà công ty cung cấp cho thấy rằng, anh H đã là nhân viên chính thức của công ty được 2 năm nay với hợp đồng lao động giao kết có thời hạn là 3 năm. Như vậy, quan hệ giữa công ty với anh H là quan hệ giữa NSDLĐ và người lao động hợp pháp, nằm trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến bộ luật này.

Trường hợp của quý công ty là trường hợp NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với nhân viên của mình ( cụ thể là nam nhân viên cao cấp là anh H), trong khi anh H không có hành vi vi phạm kỷ luật hay hành vi sai trái nào.

Đối với trường hợp này ,chúng tôi xin đưa ra 3 phương án để quý công ty tham khảo.Mỗi phương án chúng tôi sẽ nêu ra những ưu điểm và nhược điểm để quý công ty cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định

Phương án 1: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3, điều 36 BLLĐ

Nội dung của phương án này là công ty thỏa thuận với anh H để chấm dứt HĐLĐ trong thời hạn và phải đảm bảo thỏa thuận này không vi phạm pháp luật và trái đạo đưc xã hội. Công ty có thể nêu rõ lý do cho việc muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn này vì muốn phát triển khinh doanh theo hướng mới và nhân viên H không đáp ứng được hoặc không còn phù hợp với định hướng kinh doanh mới của công ty. Khi thỏa thuân chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể thỏa thuận trả một khoản tiền hay hứa tạo điều kiện giới thiệu anh H vào một công ty khác cũng có điều kiện làm việc và vị trí làm việc đúng với chuyên môn mà anh H đang làm hiện tại

Nếu thỏa thuận chấm dứt thành công thì về phía công ty phaỉ trợ cấp thôi việc, nếu anh H đã làm việc thường xuyên  trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có. (Theo điều 48, BLLĐ 2012)

     Ưu điểm của phương án này là: An toàn về mặt pháp lý, hợp đồng được chấm dứt do thỏa thuận từ hai bên nên sẽ tránh được việc xảy ra tranh chấp về sau. Và việc thỏa thuân chấm dứt này cũng đảm bảo được quyền và lợi ích giữa các bên, và giải quyết được những yêu cầu mà 2 bên cần đạt được đó là công ty sẽ chấm dứt được hợp đồng lao động với anh H, và anh H cũng được giải quyết quyền lợi xứng đáng

     Về mặt hạn chế; Vì việc thỏa thuân này sẽ khiến cho anh H mất việc làm tại công ty, sẽ gặp khó khăn trong quá trình thỏa thuận, vì anh H là nhân viên cao cấp nên có thể đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với khả năng mà công ty có thể đáp ứng được.

Phương án 2: Chấm dứt HĐLĐ vì lý do phát triển kinh doanh theo hướng mới theo trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ theo điều 44 BLLĐ

     “Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”

Những thay đổi trên dẫn đến NLĐ bị mất việc làm thì NSDLĐ có trách nhiệm đòa tạo lại nghề cho NLĐ để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì NSDLĐ phải trợ cấp mất việc làm

Như vậy, trong trường hợp của quý công ty, có thể áp dụng trường hợp thay đổi sản phẩm/ cơ cấu sản phẩm và đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ với lý do không giải quyết được việc làm mới cho anh H

Điều đáng lưu ý là công ty muốn chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ, công ty phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc. Sau khi trao đổi nhất trí, với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.Trong trường hợp không nhất trí thì hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

     Ưu điểm của phương án này là về thủ tục nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian, công sức của quý công ty. Tuy nhiên, quý công ty cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về hướng kinh doanh mới của công ty cho chúng tôi lựa chọn lý do hợp lý nhất,  tránh việc tranh chấp sau này

       Hạn chế là với phương án này là công ty sẽ phải mất chi phí để trả trợ cấp mất việc làm. Theo điều 49 BLLĐ : “Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương”

Như vậy tiền trợ cấp mất việc làm của anh H khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật là 1 tháng lương + tiền phụ cấp lương + tiền bảo hiểm thất nghiệp ( anh H làm việc cho công ty 2 năm , 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương hiện giờ của anh H)

Phương án 3 : Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật quy định tại điều 41 BLLĐ

Công ty có thể lựa chọn phương án chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo quy định tại điều 41 BLLĐ. Hạn chế của phương án này là tỉ lệ thành công không cao do phải phụ thuộc vào quyết định của NLĐ. Nếu công ty không muốn nhận anh H quay lại làm việc tiếp và anh H đồng ý thì công ty mới có thể chấm dứt HĐLĐ với anh H. Không những thế mà công ty còn phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho bồi thường một khoản tiền lương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có), khoản trợ cấp quy định tại điều 49 và các khảo tiền bồi thường do 2 bên thỏa thuận.

 

Những rủi ro khi người dân góp vốn mua nhà dự án
  • Để không bị mắc kẹt với các dự án nhà ở hình thành trong tương lai, người có nhu cầu mua căn hộ có thể thỏa thuận với chủ đầu tư và ngân hàng làm hợp đồng bảo lãnh ngân hàng. Hợp đồng này thể hiện, khi nào chủ đầu tư xây nhà xong thì ngân hàng sẽ trả hết tiền 1 lần cho chủ đầu tư. Với hợp đồng bảo lãnh này, người mua nhà không cần phải trả tiền theo từng đợt cho chủ đầu tư, mà mang tiền đó gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, người mua nhà sẽ phải trả cho ngân hàng một khoảng phí lãi suất tượng trưng cho cái bảo lãnh ngân hàng đã ký. Điều này giúp người mua nhà không phải mất tiền nếu dự án rơi vào tranh chấp, cũng không phải sốt ruột nếu dự án chậm tiến độ, vì trong khoảng thời gian dự án kéo dài thì số tiền mua nhà vẫn phát sinh lãi từ ngân hàng. mua bán tài sản hình thành trong tương lai, tài sản chưa hiện hữu ở thời điểm xác lập hợp đồng thì khách hàng luôn là người bị động, có nhiều nguy cơ gánh chịu rủi ro vào bất cứ thời điểm nào. Các hình thức rủi ro, mức độ, hậu quả, thời điểm gặp rủi ro của người góp vốn mua nhà dự án khá đa dạng, cụ thể.
    Thứ nhất: Khách hàng có thể mất trắng toàn bộ số tiền đã nộp cho CĐT trong trường hợp CĐT lợi dụng hình thức huy động vốn, góp vốn vào dự án không có thật để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Khi CĐT không sử dụng nguồn tiền này vào triển khai dự án mà sửdụng vào mục đích khác, bị thất thoát mất khả năng thu hồi thì khách hàng cũng mất cơ hội được hoàn lại khoản tiền đã góp.
    Thứ hai: Khách hàng có thể không bao giờ nhận được bàn giao nhà khi CĐT dự án có thật vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, về quản lý dự án dẫn đến hậu quả bị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thu hồi dự án. Trường hợp dự án bị thu hồi được giao lại cho CĐT khác mà CĐT cũ còn nguồn tiền bàn giao lại cho CĐT mới thì khách hàng còn cơ hội được nhận nhà. Nếu CĐT cũ không còn nguồn tiền thì khách hàng muốn được nhận nhà lại phải đóng góp tài chính cho CĐT mới, và rủi ro là mất khoản tiền đầu tư ban đầu.
    Thứ ba: Khách hàng không được nhận bàn giao nhà đúng tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn, do CĐT có thật sử dụng nguồn tiền huy động vốn của khách hàng không hiệu quả, hoặc đầu tư nhỏ giọt vào xây dựng dự án. Tuy không bị chiếm đoạt tiền góp vốn nhưng rủi ro, thiệt hại của khách hàng nằm ở chỗ tiền vốn đầu tư không hiệu quả, luôn bị động, chỉ biết chờ đợi ngày được
Ly hôn trong trường hợp chồng (vợ) không chịu đến tòa

Câu hỏi : Tôi năm nay 35 tuổi, cuộc sống hôn nhân vợ chồng tôi không hạnh phúc, anh thường xuyên đánh đập, xúc phạm tôi nhiều lần, tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không chịu đến tòa thì như thế nào? Liệu có ly hôn được không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi cau hỏi  về cho chúng tôi,  về vấn đề thắc mắc của bạn, chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn tham khảo như sau : 

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn. Việc cho ly hôn này căn cứ việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như vậy, bạn có quyền đơn phương ly hôn và nộp đơn lên tòa án yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp chồng bạn không hợp tác, không đến tòa để giải quyết việc ly hôn thì theo quy định tại khoản 1 điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tòa án căn cứ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau:

– Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Theo quy định vừa viện dẫn, nếu đã triệu tập chồng bạn đến lần thứ hai mà anh ta vẫn vắng mặt không có lý do thì Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ việc ly hôn giữa hai người theo quy định của pháp luật.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ 

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Hotline : 19006232 hoặc Phone 0987.892.333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

 

Thiếu tá, Đại úy quân đội có thể được bố trí căn hộ đến 70m2

Đây là quy định tại Thông tư 68/2017/TT-BQP về hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được ban hành ngày 01/4/2017. Cụ thể:

Cán bộ có quân hàm Thiếu tá, Đại úy và tương đương có thể được bố trí cho thuê:

– Căn hộ chung cư loại 4 tại khu vực đô thị có diện tích sử dụng từ 60m2 đến 70m2; hoặc

– Căn nhà loại 2 tại khu vực nông thôn có diện tích sử dụng từ 55m2 đến 65m2.

Điều kiện để các cán bộ này được thuê nhà ở công vụ gồm:

– Có nhu cầu thuê;

– Có quyết định điều động, luân chuyển công tác của cấp có thẩm quyền;

– Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà của mình tại nơi công tác nhưng diện tích bình quân trong HGĐ dưới 15m2sàn/người;

– Không thuộc diện phải ở doanh trại của quân đội theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Thông tư 68/2017/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 16/5/2017 và thay thế Thông tư 03/2010/TT-BQP .

Hợp đồng thuê nhà ở công vụ đã ký trước ngày 16/5/2017 thì thực hiện đến hết thời hạn của Hợp đồng.

Trách nhiệm pháp lý khi xảy ra vụ tai nạn sập giàn giáo nghiêm trọng tại dự án chung cư Eco Green

Gần đây nhất vụ tai nạn sập giàn giáo nghiêm trọng tại dự án  chung cư Eco Green (số 1 phố Giáp Nhất, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) khiến 2 người chết, 4 người bị thương ngày 13/10.

Trước tiên, tôi xin chia sẻ những mất mát, đau thương đối với gia đình các nạn nhân trong vụ việc nêu trên. Hậu quả của vụ tai nạn là đặc biệt nghiêm trọng và nó cho chúng ta thấy công tác đảm bảo thi công tại các công trường xây dựng hiện nay ở Việt Nam đang “có vấn đề”, bởi đây không phải là vụ tai nạn thương tâm duy nhất trong thời gian ngắn trở lại đây. Dưới góc độ một người dân, tôi luôn có cảm giác bất an khi đi qua các công trình xây dựng cao tầng tại Việt Nam. Cần cẩu, giàn giáo, sắt thép, vật liệu xây dựng ….có thể lao xuống đầu người dân bất cứ lúc nào và người dân luôn phải đối mặt với những cái chết tức tưởi từ trên trời rơi xuống.

Luật sư: Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Luật sư: Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

Dưới góc độ pháp luật, thì việc đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản được xem là “nguyên tức cơ bản trong hoạt động xây dựng” và đã được quy định cụ thể, chi tiết trong Luật Xây dựng Việt Nam năm 2014. Theo đó, việc vi phạm quy định về an toàn lao động là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 10 Điều 12 của Luật này. Chi tiết hơn, tại Điều 115 Luật Xây dựng đã quy định rất rõ về “An toàn trong thi công xây dựng công trình” và trách nhiệm này thuộc về cả chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình. Cụ thể:

“1. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng.

  1. Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.
  2. Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng”.

Như vậy, pháp luật thì đã rõ, quy định cũng rất chi tiết, tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn xảy ra thường xuyên, thường là các vụ tai nạn lao động trong xây dựng ngày càng có tính chất nghiêm trọng hơn và theo đó, thiệt hại về người và tài sản cũng ngày càng lớn hơn.

Theo quan điểm của tôi, sở dĩ tình trạng này liên tục tiếp diễn và ngày càng gia tăng là do chính con người, những ông chủ đầu tư, ông chủ thầu xây dựng công trình, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và đôi khi là do chính những người công nhân xây dựng chưa biết sử dụng hết quyền của mình trong việc có thể từ chối thực hiện công việc khi điều kiện an toàn cho chính bản thân mình không đảm bảo.

Ở đây, cứ sau mỗi vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, lại sẽ có việc thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động tại công trường. Rõ ràng là chúng ta đã “mất bò mới lo làm chuồng”, sự việc xảy ra rồi, thiệt hại rồi mới thanh tra, kiểm tra và có đôi khi là xử phạt, song rồi đâu lại vào đấy, vì lợi nhuận, vì tiến độ, vì miếng cơm manh áo….các vụ tai nạn lao động thương tâm vẫn tiếp tục xảy ra.

Tôi cho rằng, để xảy ra tình trạng này, không thể không có trách nhiệm từ sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý xây dựng tại các công trường.

Đối với công trình xây dựng để xảy ra tình trạng mất an toàn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vậy thì điều đầu tiên cần làm là phải ngay lập tức đình chỉ các hoạt động thi công để cơ quan chức năng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công rà soát lại một cách thực sự nghiêm túc về điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với cán bộ, công nhân đang thi công tại công trường. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với các công trình xây dựng kiểu như thế này để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thi công tiếp theo.

Về phía người lao động bị chết và bị thương trong vụ tai nạn vừa rồi sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật tương ứng với thiệt hại xảy ra đối với cụ thể của từng người. Liên quan đến mức bồi thường cụ thể thì pháp luật tôn trọng quyền tự quyết, tự thỏa thuận của các bên để xác định mức bồi thường phù hợp. Trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được mức bồi thường thì có thể yêu cầu Tòa án xác định theo căn cứ pháp luật dựa trên các thiệt hại xảy ra trên thực tế và lỗi của các bên trong mối quan hệ này.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

Công văn 276 hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Công văn 276/TANDTC-PC  ngày 13/9/2016, hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

boluathinhsu2015_1

Theo đó, những quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 bao gồm:

– Xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng;

– Quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới;

– Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự;

– Miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội.

Những thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thi hành quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 gồm:

– Chuyển hình phạt tử hình sang hình phạt chung thân;

– Tha tù trước thời hạn có điều kiện;

– Xóa án tích;

– Xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi.

Những quy định nên trên được tập hợp trong Danh mục ban hành kèm theo Công văn 276/TANDTC-PC và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.

Công văn 276/TANDTC-PC hiện đang được cập nhật. Để xem chi tiết vui lòng xem tại thuvienphapluat.vn

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật