Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Hồ sơ đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa

Theo Điều 50 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì hồ sơ đổi giấy phép lái xe hạng A1 do ngành Giao thông vận tải cấp được quy định như sau:

doi-giay-phep-lai-xe-oto-xe-may

Ảnh minh họa

Người lái xe lập 1 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3.

– Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh.

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 62 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 62, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 62 : Chấm dứt việc giám hộ

1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Người được giám hộ chết;

c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Thủ tục đăng ký hồi hương

Sau khi đủ các điều kiện hồi hương thì cần chuẩn bị thủ tục như sau để đăng ký hồi hương:

  • Đơn xin hồi hương
  • Bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Trường hợp có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài phải có giấy chứng nhận đăng ký công dân của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp.
  • 03 ảnh cỡ 4×6 mới chụp, hai ảnh dán vào đơn xin hồi hương. Một ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ cho cấp giấy thông hành.
  • Đơn bảo lãnh của thân nhân 
  • Giấy tờ chứng minh về khả năng đảm bảo cuộc sống sau khi hồi hương (của người xin hồi hương hoặc của thân nhân xin bảo lãnh).
  • Giấy tờ chứng minh hoặc giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc với người bảo lãnh. ( Đối với người xin hồi hương do thân nhân bảo lãnh).
  • Văn bản bảo lãnh (có ký tên, đóng dấu) của cơ quan bảo lãnh có nội dung đáp ứng các yêu cầu nêu tại điểm nêu trên. (Đối với người xin hồi hương do cơ quan Việt Nam bảo lãnh).

Hồ sơ xin hồi hương có thể nộp tại:

  • Tại nước ngoài: Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển.
  • Tại Việt Nam: Bộ Nội vụ (Cục Quản lý xuất nhập cảnh) hoặc Sở công an Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.

Đóng lệ phí theo quy định của Nhà nước.

Ngoài ra, Công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài xin về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương ngoài giấy tờ nên trên trong hồ sơ phải có một trong giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật Cư trú):

– Đối với CDVNĐCNN có chỗ ở hợp pháp phải có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên:

+ Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú;

+ Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú.

– Đối với Công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài  được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người:

+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

+ Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

+ Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có đủ khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột, người giám hộ;

+ Người chưa thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

Trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt nêu trên, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi người đó có hộ khẩu thường trú xác nhận.

– Giấy tờ chứng minh Công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

Mỗi năm phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện 03 lần

VKSNDTC vừa ban hành Hướng dẫn 26/HD-VKSTC về việc triển khai kiểm sát tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Triển khai, thi hành Điều 66 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là BLHS năm 2015) và Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành BLHS năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13.

Liên ngành tư pháp trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định phối hợp thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện, Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện. Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2018/TT- BCA ngày 07/5/2018 quy định thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Công an nhân dân và biểu mẫu, sổ sách dùng trong công tác tha tù trước thời hạn có điều kiện (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT- BCA ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an).

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một chế định mới, chuyển từ hình thức chấp hành án tại các cơ sở giam giữ sang chấp hành tại cộng đồng (tha tù trước thời hạn có điều kiện), lần đầu các cơ quan tư pháp triển khai thực hiện.

Một số lưu ý:

4.1Thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện hàng năm, mỗi năm 3 đợt, cụ thể: Vào dịp 30/4 hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 15/4); Thời điểm xét tha dịp 2/9 hàng năm, (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 15/8); Thời điểm xét tha dịp Tết Nguyên Đán hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 31/12). Việc lập hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 3 đợt cùng thời điểm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện.

4.2 Khi tiến hành kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018. Nếu phát hiện những phạm nhân đủ điều kiện tha tù trước hạn nhưng không được trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện đề nghị thì ban hành văn bản kiến nghị yêu cầu các cơ quan trên lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện. Hồ sơ đề nghị thực hiện đúng quy định tại Điều 4Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4.3 Viện kiểm sát cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo Viện kiểm sát cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người được tha tù trước hạn có điều kiện về cư trú. Nếu phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật Hình sự (cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách) thì kiểm sát việc lập hồ sơ, danh sách đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Đối với các trường hợp xem xét rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, yêu cầu có sự chỉ đạo theo dõi, quản lý, giám sát chặt chẽ để thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định. Nếu phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện rút ngắn thời gian thử thách nhưng không được cơ quan có thẩm quyền đề nghị thì kiến nghị cơ quan đó lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

4.4 Qua các đợt kiểm sát xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, kiểm sát rút ngắn thời gian thử thách VKS các tỉnh, thành phố cập nhật, theo dõi và tổng hợp đầy đủ báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân Tối cao(Vụ 8) theo quy định.

Điều 226 Bộ luật Dân sự quy định về xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

Điều 226. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;

b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.

NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP, NGƯỜI NGHÈO, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THỂ ĐƯỢC HƯỞNG MỨC LÃI SUẤT 4,8%/NĂM KHI VAY MUA NHÀ TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID !!!

Ngày 13/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1232/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Theo Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ trong năm 2020 để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm.

Tại Điều 16 của Nghị định 100/2015 quy định đối tượng được hưởng chính sách vay ưu đãi này bao gồm:

  1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  2. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  3. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  4. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; và
  5. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Những cá nhân thuộc các đối tượng trên có đủ điều kiện có thể được vay vốn tối đa lên tới 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà hoặc 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay trong trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở chỉ với mức lãi suất 4,8%/năm.

Điều kiện kinh doanh bất động sản

Căn cứ Nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (có hiệu lực từ ngày 01/11/2015).

 Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ các trường hợp sau:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên quy định tại Điều 5 Nghị định này;

b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản quy định tại Chương IV Luật Kinh doanh bất động sản.

2. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thuộc diện có vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số vốn pháp định.

 

Bình luận khoa học về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 194 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh xâm phạm đến quan hệ về quản lý thị trường trong lĩnh vực quản lí an toàn dược phẩm và xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

Đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 194 BLHS năm 2015 cũng không phải là hàng giả nói chung như Điều 192 mà là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cùng với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được tách ra từ tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 BLHS năm 1999) nhưng có sự sửa đổi, bổ sung về dấu hiệu định tội, định khung cũng như hình phạt mặc dù hành vi có cùng tính chất và nhiều điểm giống nhau cơ bản khác nhưng đối tượng hàng hóa giả thuốc hai nhóm phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội không giống nhau.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định với hai loại hành vi: Sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả.

  • Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả. Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Theo Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ thì sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông.

Việc sản xuất hàng giả với mục đích bán ra thị trường kiếm lời bất chính.

  • Hành vi buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả để nhằm bán kiếm lời bất chính,… buôn bán hàng giả có thể là buôn bán một bộ phận, một thành phần, một chi tiết của hàng giả đều coi là buôn bán hàng giả.

Hành vi buôn bán hàng giả còn được hiểu với nội dung cụ thể là:” Việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường hợp phạm một tội.

Điểm khác biệt giữa tội phạm quy định tại Điều 192 và Điều 194 BLHS năm 2015 là đối tượng hàng hóa giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Do đối tượng hàng hóa liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong Điều luật này có mức độ cao hơn so với tội phạm quy định tại Điều 192 BLHS năm 2015. Vì vậy, người sản xuất, buôn bán các loại hàng giả này đã thực hiện việc sản xuất, buôn bán với bất kỳ lượng nào đều có thể bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, nếu số lượng hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh không lớn và được đánh giá là tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không bị coi là tội phạm (khoản 4 Điều 8 BLHS).

Tội phạm coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ nhận biết rõ loại hàng hóa họ sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh vì mục đích kiếm lợi bất chính.

Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa,…

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

Khung 2: Phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến dưới 9.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Tái phạm nguy hiểm;

  • Buôn bán qua biên giới;

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 3: Phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc một trong các trường hợp:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 4: Phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm đối với hành vi sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp:

  • Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Khung 5: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Quy định mới về việc chứng thực

Ngày 26/5/2016, Công văn 842/HTQTCT-CT  đã được ban hành bởi Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực về việc quán triệt thực hiện các quy định về chứng thực.

dau-chung-thuc-e1428045206807

Ảnh minh họa

Theo công văn này, đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo đến các cơ quan thực hiện chứng thực một số nội dung sau:

Kiểm tra, đối chiếu kỹ các giấy tờ, văn bản khi chứng thực bản sao từ bản chính;

– Trường hợp nghi ngờ về tính hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản thì yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh;

– Khi phát hiện bản chính được cấp sai thẩm quyền, giả mạo thì phải từ chối chứng thực và lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cũng yêu cầu các cơ quan thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về việc chứng thực hợp đồng, giao dịch; chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản…

Công văn 842/HTQTCT-CT ban hành ngày 26/5/2016.

 

Trường hợp nào không được ly hôn?

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Điều 51 có thể là vợ, chồng hoặc thâm chí cả người thân thích cũng đều có quyền này.

Tuy nhiên không phải tất cả những trường hợp cứ có mong muốn ly hôn là có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định việc ly hôn theo yêu cầu của một bên chỉ được Tòa án giải quyết nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Theo đó, vợ chồng sẽ không được phép ly hôn khi:

– Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trên thực tế, việc xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng dựa trên sự thực là người vợ đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng, do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh tranh chấp, vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể  mà chúng ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn như:

  • Trường hợp người phụ nữ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp mang thai/ sinh con/ đang nuôi con, như vậy người chồng vẫn có thể đơn phương ly hôn;
  • Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;
  • Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;
  • Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu li hôn.

 

Điều 202 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

Điều 201. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Điều 187 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật