Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với tài sản là nhà, đất

Chính phủ ban hành Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ.

vbmoi

Theo đó, hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với tài sản là nhà, đất bao gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này).

– Các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

 

Riêng trường hợp khai lệ phí trước bạ điện tử, hồ sơ như sau:

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01 nêu trên; và

– Các giấy tờ hợp pháp kèm theo Tờ khai lệ phí trước bạ thực hiện theo quy định của các cơ quan cấp đăng ký khi làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

*Trường hợp quy trình phối hợp liên thông của các cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.

Nghị định 140/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

Yêu cầu : 

Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện như sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 – Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

 – Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

 –  Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Cơ quan thực hiện : Sở Tư pháp cấp tỉnh, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi

Cách thức thực hiện :  Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ : 

Hồ sơ của người nhận con nuôi: (Về cơ bản hồ sơ của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi nhưng thẩm quyền cấp một số loại  giấy tờ chưa được xác định rõ)

– Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

– Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

          – Giấy khai sinh;

          – Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

          – Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

          – Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Thời hạn giải quyết : 

– Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải xác minh thì tăng thêm 30 ngày.

– Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

 

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch 2018

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động cho sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, địa điểm…

Mã số mã vạch gồm mã số thể hiện mã số thứ tự của hàng hóa còn mã vạch để đọc sản phẩm

  1. Doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký mã số mã vạch để quản lý hàng hóa và lấy lòng tin người tiêu dùng. Nhờ nó để phân biệt hàng hóa dịch vụ với các doanh nghiệp khác
  2. Với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, việc bắt chước vẻ bề ngoài của sản phẩm là điều rất dễ dàng. Doanh nghiệp muốn bảo vệ sản phẩm của mình phải tạo cho sản phẩm một dấu ấn riêng, đồng thời giúp khách hàng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, chất lượng thì cần sử dụng mã số – mã vạch.

Luật Minh Bạch là công ty có kinh nghiệm trong việc thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thế sản xuất buôn bán và muốn có mã vạch trên sản phẩm để dễ dàng quản lý chúng cũng như  dễ hơn trong các hệ thống siêu thị

Luật Minh Bạch sẽ tư vấn cho khách hàng những công việc phải chuẩn bị và thay mặt

khách hàng tiến hành nộp hồ sơ nhận kết quả sớm nhất

I.Quy trình thực hiện

Luật Minh Bạch tư vấn cho khách hàng sử dụng mã số 8,9 hoặc 10 chữ số dung cho tương ứng dưới 10.000 sản phẩm, dưới 1000 sản phẩm và dưới 100 sản pharm tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cua doanh nghiệp

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp ký

– Thay mặt doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại văn phòng mã số mã vạch thuộc Tổng cục đo lường chất lượng

– Sauk hi được cấp tài khoản Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật thông tin sản phẩm lên website của tổng cục để quản lý sản phẩm của mình

– Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng phần mềm icheck trên điện thoại ( Giới thiệu cho doanh nghiệp mua phần mềm icheck với bên thứ 3)

  1. Chuẩn bị hồ sơ
  • Doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch ( Luật Minh Bạch soạn thảo)
  • Bản kê khai danh mục sản phẩm ( Theo mẫu Luật Minh Bạch soạn)
  • Giấy biên nhận hồ sơ

Sau khi có đủ giấy tờ tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền

III. Thời gian thực hiện :

Sau một ngày Luật Minh Bạch nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch .

Trong quá trình thực hiện và sử dụng mã số mã vạch của mình thì Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng .

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

Yêu cầu dịch vụ xin gọi: 0987.892.333

Email : luatsu@luatminhbach.vn

Căn cứ ly hôn, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

*        Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

*        Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

*        Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 nop-don-ly-hon-o-dau

Ảnh minh họa

Căn cứ ly hôn

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định căn cứ ly hôn theo 2 trường hợp.

Thứ nhất, thuận tình ly hôn, theo quy định Điều 55 Luật hôn nhân gia đình.

Theo đó, trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Thứ hai, Ly hôn theo yêu cầu một bên, quy định Điều 56 Luật hôn nhân gia đình.

*        Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

*        Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

*        Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

 

 

Không xác định được người đại diện pháp luật của hợp tác xã, tranh chấp dân sự giải quyết như thế nào?

Khi tranh chấp dân sự mà một bên là hợp tác xã nhưng thực tế đương sự không xác định được tình hình hoạt động của hợp tác xã, không tìm được người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thì xử lý như sau :

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thể tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định tình hình hoạt động và người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã tham gia tố tụng, tùy từng trường hợp xử lý như sau:

– Trường hợp hợp tác xã chưa bị giải thể, chưa bị tuyên bố phá sản; hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Hợp tác xã năm 2003 và khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã năm 2012 thì căn cứ vào quyết định thành lập hợp tác xã, điều lệ hoạt động của hợp tác xã (nếu có) để xác định người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã. Nếu người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã chết thì những xã viên còn sống (theo Luật hợp tác xã năm 2003) hoặc những thành viên hợp tác xã (theo Luật hợp tác xã năm 2012) còn sống có quyền bầu hoặc cử người đại diện tham gia tố tụng. Trường hợp không thể bầu hoặc cử người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa án yêu cầu thành viên hợp tác xã còn sống tham gia tố tụng.

– Trường hợp hợp tác xã đã bị chia, tách: Theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Hợp tác xã năm 2012 thì các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của hợp tác xã bị chia, tách và là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã bị chia, tách. Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới sẽ tham gia tố tụng tại Tòa án.

– Trường hợp hợp tác xã bị hợp nhất, sáp nhập với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác thì người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi hợp nhất, sáp nhập sẽ tham gia tố tụng.

– Trường hợp hợp tác xã chưa bị giải thể, chưa bị tuyên bố phá sản nhưng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã năm 2012 thì Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã phải ra quyết định giải thể hợp tác xã đó. Tòa án yêu cầu Ủy ban nhân dân giải quyết theo thẩm quyền và căn cứ điểm d khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

– Trường hợp hợp tác xã đã có quyết định giải thể mà việc xử lý tài sản chung và vốn (Luật hợp tác xã năm 2012 gọi là tài sản không chia) của hợp tác xã được giải quyết theo Điều 36 Luật hợp tác xã năm 2003, khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã năm 2012, Điều 21 Nghị định số193/2013/NĐ-CP ngày 21-11-2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã năm 2012. Theo đó, khi giải thể hợp tác xã, một phần tài sản chung không chia được giao cho chính quyền địa phương quản lý thì người đại diện cho chính quyền địa phương (nơi quản lý tài sản của hợp tác xã) sẽ là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã và tham gia tố tụng tại Tòa án.

– Trường hợp hợp tác xã đã có quyết định tuyên bố phá sản thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của Luật phá sản.

Mẫu biên bản họp công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Tên doanh nghiệp
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

                  Số: …………..                      Hà Nội , ngày…… tháng…… năm ……

 

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

CÔNG TY TNHH ……………………………………

(V/v …………………………………….)

Hôm nay, ngày …….tháng …..năm …….. tại trụ sở …………………………… địa chỉ ……………………….

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số :……………. do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày ……………….

I/ Thành phần tham dự:

1.Ông/Bà……………………….. phần vốn góp …………………………, đại diện ……….%tổng vốn điều lệ, tương đương…………..% số phiếu biểu quyết.

2.Ông/Bà: …………………………… phần vốn góp ……………………….., đại diện  ……………% tổng vốn điều lệ, tương đương …………….% số phiếu biểu quyết.

3…………………..

Chủ toạ cuộc họp: Ông/Bà………………

Thư ký cuộc họp: Ông/Bà:………….

Cùng các thành viên

Số thành viên tham gia dự họp có quyền biểu quyết:  ………….. người, đạt ……………..% tổng số vốn điều lệ

II.Mục đích cuộc họp:………………………………………………………………

III. Nội dung các vấn đề được thông qua sau khi bàn bạc, thảo luận

 ……………………….

…………………….

………………………

BIỂU QUYẾT

Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:

Tán thành:                   ………….%

Không tán thành:        không

Ý kiến khác:                không

 

Cùng với Biên bản này, Công ty …………………………sẽ tiến hành thủ tục tạm ngừng đăng ký kinh doanh

Biên bản này đã được tất cả các thành viên trong hội đồng thành viên  Công ty nhất trí thông qua, được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản lưu tại trụ sở Công ty, 01 bản gửi Phòng đăng ký kinh doanh.

Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Chủ tọa

Thư kí

Hình phạt áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả

Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả bằng việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông

A. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả

1.Khách thể của tội phạm

  • Hành vi phạm tội xâm hại đến trật tự quản lý thị trường, xâm phạm đến các quy định về sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng
  • Đối tượng hàng giả trong tội phạm này là các loại hàng giả nói chung, trừ những loại hàng giả đã được quy định trong nội dung của các tội phạm quy định tại Điều 193, Điều 194, Điều 195 BLHS 2015

Vậy Cụ thể thế nào là hàng giả? Theo Bình Luận Khoa học BLHS 2015, có thể hiểu hàng giả là các loại hàng hóa khi đối chiếu với           hàng thật có thể có các vi phạm sau đây:

  • Hàng giả về hình thức, là trường hợp hàng hóa có sự trùng lặp về tên gọi, về nhãn hiệu, kiểu dáng, hay về xuất xứ, nguồn gốc, về chỉ dẫn địa lý với loại hàng hóa cùng loại đã có trên thị trường hoặc hàng hóa có tên gọi, kiểu dáng, nhãn hiệu…..gần giống dễ gây nhầm lần cho khách hàng. Loại hàng hóa giả về hình thức thì lợi ích người tiêu dung tuy có bị gây thiệt hại nhưng thiệt hại rõ rang và chủ yếu là xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp, trong đó quyền được bảo vệ về nhãn hiệu hàng hóa, về chỉ dẫn địa lý của hàng hóa
  • Hàng giả về nội dung tức là giả về chất lượng hoặc công dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng về hình thức như bao bì, nhãn hiệu ….là thật. Đây là loại hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với bản chất tự nhiên, công dụng và tên gọi của nó. Hay nói một cách khác, loại hàng này không có chất lượng, công dụng như loại hàng hóa mà nó mang tên hoặc tuy có nhưng mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng hay công dụng của loại hàng hóa thật có trên thị trường
  • Loại hàng giả cả về hình thức và nội dung: Đây là loại hàng vừa mang nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ…..không đúng, vừa không có chất lượng, công dụng hàng hóa hoặc chất lượng, công dụng hàng hóa thấp hơn của loại hàng thật

      Lưu ý:  Cần phân biệt hàng giả với hàng kém chất lượng. Hàng kém chất lượng trước hết là các loại hàng hóa do các công ty, các          doanh nghiệp được phép sản xuất với những tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhất định đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có          thẩm quyền. Sản xuất và buôn bán hàng kém chất lượng hiện nay không bị coi là tội phạm.

2.Mặt khách quan của tội phạm

Điều 192 quy định hai loại hành vi: sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả

  • Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả bằng việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông

Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản                 xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Ví dụ: sản xuất hàng giả là quần áo thì mỗi người có thể chỉ may một bộ phận của chiếc áo, có người  chuyên đóng nhãn mác giả,            có người chỉ tham gia đóng gói để đem bán thì đều coi là người sản xuất hàng giả

  • Hành vi buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả nhằm bán kiếm lời bất chính….Buôn bán hàng giả có thể là buôn bán một bộ phận, một chi tiết của hàng giả đều coi là buôn bán hàng giả

Cụ thể là: “ việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ,           bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản        xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường          hợp phạm tội

  • Hành vi sản xuất buôn bán hàng giả (không thuộc đối tượng hàng giả tại các Điều 193, 194, 195) bị coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ                                30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng

b)Hàng giả dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này                         hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong                         các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

c) Hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d)Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Chủ thể của tội phạm

  • Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định

Đó là những người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015 và đạt độ tuổi từ 16 trở lên

  • Pháp nhân thương mại có thể phải chịu TNHS về tội sản xuất, buôn bán hàng giả khi có các dấu hiệu

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người sản xuất, buôn bán hàng giả phải nhận biết rõ đó là hàng giả mà vẫn sản xuất và buôn bán vì mục đích kiếm lợi bất chính

Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa

B. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất và buôn bán hàng giả 

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

a) Có tính chất chuyên nghiệp

b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000            đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ              61% đến 121%;

f) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
g) Buôn bán qua biên giới;

  • Phạm tội thuộc trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000                 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này                 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên

  • Phạm tội thuộc trường hợp: gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Hoặc Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Lưu ý: Tất cả các bài viết trên website: luatminhbach.vn chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là ý kiến tư vấn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể của khách hàng. Nghiêm cấm sao chép, tái bản dưới mọi hình thức khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của Công ty Luật Hợp Danh Minh Bạch và người gửi yêu cầu tư vấn.

Tham khảo thêm các bài viết của chúng tôi:

Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo BLHS 2015

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội nào

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào 

 

Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu

Điều 149. Thời hiệu
1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu

Những điều cần biết về thư tín dụng

Điều 2 UCP 500 định nghĩa: “ Các thuật ngữ ‘Tín dụng chứng từ’ và ‘Tín dụng dự phòng’ – sau đây gọi là Thư tín dụng – là bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc được miêu tả như thế nào, theo đó, ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động đúng yêu cầu và theo chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng) hoặc nhân danh cho chính bản thân mình.

  1. Thanh toán cho hoặc theo lệnh của người thứ 3 (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi ký phát.
  2. Ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu đó
  • Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thưu tín dụng với điều kiện phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng

    Với khái niệm như vậy, thư tín dụng được gọi với nhiều tên khác nhau tùy theo thói quen và thông lệ của từng nước: Letter of Credit; Credit; Documentary Credit… Tương tự như vậy, Việt Nam thư tín dụng còn được gọi là tín dụng thư, tín dụng chứng từ, thư tín dụng, L/C… Tuy nhiên, dù được gọi là như thế nào đi chăng nữa thì bản chất của thư tín dụng là sự cam kết của ngân hàng phát hành đảm bảo thanh toán cho người hưởng lợi khi bộ chứng từ được xuất trình hợp lệ

*Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

   Trong phuuwong thức thanh toán tín dụng chứng từ các bên tham gia có quan hệ chặt chẽ với nhau: người mua, người bán và ngân hàng

  • Người mua: Khi hợp đồng mua bán quy định áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì việc người mua mở thư tín dụng là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện hợp đồng. Người mua phải mở thư tín dụng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Người mua phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng gửi tới ngân hàng. Người mua phải trả một khoản thủ tục phí cho ngân hàng mở thư tín dụng và thường phải ký quỹ từ 20 đến 25% số tiền của thư tín dụng tại ngân hàng mở thư tín dụng. Người mua có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần của số tiền thưu tín dụng cho ngân hàng nếu xét về ngoài bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện mà người mua đã nêu trong thư tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng mở thư tín dụng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiếu sót của mình trong khi kiểm tra chứng từ
  • Người bán: Người bán chỉ giao hàng khi nào biết người mau đã mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho mình. Người bán phải hiểm tra thư tín dụng xem có đúng nội dung của hợp đồng mua bán không, nếu sai với hợp đồng mua bán hoặc có những điều kiện gì không rõ rang, không có lợi ích cho mình thì có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung thư tín dụng. Nội dung sửa đổi thư tín dụng phải được ngân hàng mở thư tín dụng xác nhân thì mới có hiệu lực thanh toán. Sau khi giao hàng, người bán phải lập đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng. Người bán chỉ thu được tiền nếu ngân hàng kiểm tra thấy các chứng từ đó phù hợp về hình thức với các điều kiện của thư tín dụng
  • Ngân hàng :

+ Ngân hàng mở thư tín dụng có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu, mở thưu tín dụng cho người mua và tìm cách thông báo việc mở thư tín dụng này cho người bán biết. Ngân hàng mở thư tín dụng chịu trách nhiệm thẩm tra các chứng từ do người bán xuất trình xem bề ngoài có phù hợp với những điều kiện của thưu tín dụng hay không. Nếu phù hợp thì ngân hàng phải thanh toán  tiền cho người bán và nhận chứng từ, nếu ngân hàng làm sai thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sau khi trả tiền cho người bán, ngân hàng trao chứng từ cho người mua và thu lại tiền từ người mua. Ngân hàng mở thư tín dụng được người mua trả một khoản thủ tục phí từ 0,125 dến 0,5% số tiền của thư tín dụng. Ngân hàng mở thư tín dụng thường là ngân hàng nhà nước người mua, nhưng cũng có thể là ngân hàng ở nước người bán hoặc ngân hàng nước thứ ba

+ Ngân hàng thông báo- là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng, có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu rằng một thư tín dụng đã được mở cho người xuất khẩu hưởng. bằng việc thông báo thư tín dụng, ngân hàng chỉ có chức năng làm cầu nối cho ngân hàng mở; ngân hàng thông báo không chịu thêm một rủi ro nào mà chỉ có trách nhiệm đảm bảo là thư tín dụng chính xác và xác thực. Ngân hàng thông báo thường, nhưng không nhất thiết phải ở nước xuất khẩu. Một ngân hàng thông báo thường thực hiện một hoặc nhiều chức năng như xác nhận, chiết khấu hoặc thanh toán

+ Ngân hàng xác nhận- là ngân hàng (cũng thường là ngân hàng thông báo), theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, đứng ra xác nhận trả tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng. Sở dĩ có việc này là bở người bán cũng chưa haofn tòa tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc xác nhận này cho phép người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng ở nước xuất khẩu, hoặc một ngân hàng mà người xuất khẩu tin tưởng. Ngân hàng xác nhận cam kết trách nhiệm thanh toán không thể hủy bỏ cho người xuất khẩu trên cơ sở nhận được các chứng từ đúng quy đinh. Giống như ngân hàng thanh toán, một ngân hàng chấp nhận vai trò làm ngân hàng xác nhận sẽ chịu nhiều rủi ro là có thể không phát hiện ra sai sót trong các chứng từ.

+ Ngân hàng được chỉ định thanh toán là ngân hàng, với thỏa thuận trong thư tín dụng được ủy quyền để thanh toán, tiến hành thanh toán chấp nhận hối phiếu. Trừ khi thư tín dụng nói rõ là chỉ có ngân hàng mở thư tín dụng có quyền chỉ định thì ngân hàng mở mới chỉ định một ngân hàng khác. Nếu thư tín dụng thuộc loại “tự do chuyển nhượng” thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng được chỉ định thanh toán. Một ngân hàng được chỉ định thường không bị buộc phải thanh toán theo một thư tín dụng trừ khi đã xác nhận trách nhiệm thanh toán trong thư tín dụng và trở thành ngân hàng xác nhận

+ Ngân hàng thanh toán có thể à ngân hàng đã mở thư tín dụng hoặc là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng ủy thác trả tiền cho người bán. Nếu trả tiền tại nước người bán thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo. Khi nhận được các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình, ngân hàng kiểm tra và nếu thấy phù hợp các các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. Rủi ro chính của ngân hàng thanh toán là việc thanh toán đổi chứng từ mà chứng từ có thể có những sai khác so với quy định trong thư tín dụng, khi đó ngân hàng khó có thể thu hồi tiền từ ngân hàng mở. Tuy nhiên, một ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán có thể từ chối thanh toán cho người xuất khẩu nếu ngân hàng mở không đủ tiền để thanh toán hối phiếu (điều này xảy ra khi ngân hàng thanh toán không xác nhận trách nhiệm trong thư tín dụng)

+ Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng đứng ả mua hối phiếu có kỳ hạn chua đến hạn trả tiền cho người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc mua lại này thường được đảm bảo là có thể truy đòi, nghĩa là nếu ngân hàng mở không thể thanh toán cho ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chiết khấu sẽ thu lại tiền đã thanh toán chongười xuất khẩu. Đây là điểm khác biệt giữa ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận. Việc ngân hàng xác nhận thanh toán cho người xuất khẩu là không thể truy đòi, nghĩa là ngay cả khi không được ngân hàng mở thanh toán thì ngân hàng này sẽ xác nhận cũng không thể đòi lại tiền của người xuất khẩu

*Các loại thư tín dụng

     Theo Ủy ban kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng thuộc ICC, thư tín dụng được phân biệt theo hai dạng: Theo loại hình và theo phương thức sử dụng

  Theo loại hình: có thư tín dụng có thể hủy ngang và thư tín dụng không thể hủy ngang

  • Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) là một thư tín dụng mà ngân hàng và người mua lúc nào cũng có thể tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ không cần báo cho người bán biết. Trong trường hợp có thêm ngân hàng đại lý tham gia thì việc sửa đổi chỉ có hiệu lực khi ngân hàng đại lý này nhận được giấy báo về việc đó và trước  khi ngân hàng đại lý này trả tiền cho người bán. Như vậy, thư tín dụng có thể hủy ngang chỉ đảm bảo rất ít, nếu nói là có, cho người xuất khẩu, và người xuất khẩu thường khoog chấp nhận loại này. Điều 6 UCP 500 quy định rằng thư tín dụng sẽ được coi là không thể hủy ngang trừ khi được ghi rõ là có thể hủy ngang (ngược với UCP 400). Do đó, loại thư tín dụng này ít được sử dụng vì không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Nó chỉ có tính chất như một lời hứa hẹn chứ không phải là một sự cam kết trả tiền
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irevocable L/C) là loại thư tín dụng,mà ngân hàng khi đã mở thư tín dụng thì phải chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán trong thời hạn tư tín dụng có hiệu lực, không thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan. Điều căn bản này cho phép người xuất khẩu thu gom hàng và gửi đi với sự đảm bảo rằng sẽ được thanh toán nếu xuất trình các chứng từ quy định. Thư tín dụng này đảm bảo quyền lợi cho người bán nên nó được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Khi sử dụng loại thư tín này cũng không cần phải ghi rõ nó là loại hủy ngang hay không hủy ngang, bởi UCP 500 quy định rằng nếu không ghi gì thì thư tín dụng đó được coi là không hủy ngang.

 Theo phương thức sử dụng:

  • Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị trực tiếp : là loại thư tín dụng mà ở đó, nghĩa vụ của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị đối với những người hưởng lợi về việc thanh toán hối phiếu/chứng từ và luôn luôn hết hiệu lực tại ngân hàng phát hành. Loại thư tín dụng này không bao gồm cam kết hoặc nghĩa vụ nào của ngân hàng phát hành với bất cứ ai ngoài người hưởng lợi từ thư tín dụng. Thư tín dụng không thể hiện điều khoản chiết khấu và chỉ định ngân hàng chiết khấu. Việc chiết khấu là công việc nội bộ của ngân hàng chuyển chứng từ và người hưởng lợi. Mặc dù thư tín dụng không có giá trị chiết khấu và cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị duy nhất đối với người hưởng lợi, ngân hàng chuyển chứng từ cũng có thể ứng tiền cho khác hàng nếu chứng từ hoàn oàn hợp lệ
  • Thư tín dụng với điều khoản đỏ. Sở dĩ được gọi như vậy là bởi các điều khoản của nó được in hoặc đánh máy bằng mực đỏ. Ở đây, người mở thư tín dụng cam kết tài trợ cho người xuất khẩu ngay sau khi thưu tín dung được mở. Hai bên đối tác phải có quan hệ làm ăn lâu dài và uy tín. Phía nhập khẩu phải là công ty lớn và có đủ vốn, phía xuất khẩu có nguồn hàng hóa nhưng thiếu vốn. Với thư tín dụng có điều khoản đỏ, ngân hàng phát hành cam kết ứng trước một số tiền nhất định (từ 30 đến 50% trị giá thư tín dụng) khi nhận được các chứng từ mà các bên đã thỏa thuận. Rõ ràng, các thư tín dụng đỏ chỉ được sử dụng khi người nhập khẩu tin tưởng vào người xuất khẩu. Trong khi rất nhiều trường hợp, người mở thư tín dụng chỉ ứng trước cho người hưởng lợi nếu ngân hàng của người hưởng lợi bảo lãnh. Như vậy, người hưởng lợi phải thương lượng với ngân hàng của mình để phát hành bảo lãnh trước khi nhận được tiền theo điều khoản đỏ.
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irevocable) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được (bị phá sản). Nói chung, điều này đảm bảo người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng trong nước hoặc một ngân hàng được tin cậy hơn ngân hàng mở. Đối với loại thư tín dụng này, quyền lợi của người bán được đảm bảo nên cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Sở dĩ có loại thư tín dụng này là vì người bán cũng không tin tưởng vào ngân hàng mở thư tín dụng nên họ yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng phải được một ngân hàng khác xác nhận thư tín dụng đó. Người bán có quyền chỉ định ngân hàng xác nhận. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận cũng nặng như trách nhiệm của ngân hàng mở thư tín dụng, vì vậy, có khi ngân hàng xác nhận buộc ngân hàng mở thư tín dụng phải đặt tiền trước và phải trả thủ tục phí rất cao.
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irevocable Without Recourse L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà sau khi người bán đã được ngân hàng thanh toán rồi thì không phải truy hoàn lại số tiền họ đã nhận kể cả khi có tranh chấp về chưng từ. Đối với loại thư  tín dụng này, người bán được ghi lên hối phiếu của mình “không được truy đòi người phát phiếu”. Loại thư tín dụng này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
  • Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Irevocable Transferable L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiều người theo lệnh của người được hưởng lợi đầu tiên. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được sử dụng trong những thương vụ có người môi giới, khi người xuất khẩu hoặc đại lý là trung gian giữa người nhập khẩu và người cung cấp. Người hưởng lợi trung gian chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền lợi của mình cho người hưởng lợi cung cấp (gọi là “người hưởng lợi thứ 3” trong UCP). Người trung gian có thể không muốn tiết lộ thông tin về người cung cấp cuối cùng và có thể giữ không cho người nhập khẩu biết rằng việc gửi hóa đơn của người cung cấp cuối cùng. Các biến hình của thư tín dụng có thể chuyển nhượng có thể cực kỳ phức tạp, do đó người nhập khẩu cần phải thận trọng. Cụ thể là người nhập khẩu có thể phải cấp nhận rủi ro là không biết gì về nguồn gốc của người cung cấp cuối cùng, do đó người nhập khẩu rất khó được đảm bảo về uy tín và độ tin cậy của người này

Một thư tín dụng muốn được chuyển nhượng phải có lệnh đặc biệt của ngân hàng mở thư tín dụng và trên thư tín dụng phải ghi rõ “có thể chuyển nhượng”. Thư tín dụng chuyển nhượng được chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi thứ nhất chịu

  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) là loại thư tín dụng mà sau khi sử dụng xong hoặc hết hạn hiệu lực lại tự động có hiệu lưc như cũ và được tiếp tục được sử dụng trong một thời gian nhất định. Ví dụ, tổng giá trị hợp đồng giao hàng trong một năm 40.000 $, mỗi quý giao 10.000 $ hàng thì không cần phải mở thư tín dụng với giá trị 40.000 $ mà chỉ mở thư tín dụng với trị giá 10.000 $ với điều kiện tuần hoàn. Loại thư tín dụng này được dùng trong việc mua bán những mặt hàng số lượng lớn nhưng giao thường xyên, nhiều kỳ trong một năm và nếu người nhập khẩu là khách hàng thường xuyên của người xuất khẩu.
  • Thư tín dụng giáp lung (Back to Back L/C) là loại thư tín dụng được mở ra căn cứ vào thư tín dụng khác đảm bảo. Ví dụ : Việt Nam và Nhật Bản buôn bán hàng hóa với nhau nhưng ngân hàng hai nước chưa có quan hệ nghiệp vụ qua lại với nhau, vậy hai bên phải tìm một ngân hàng ở nước thứ ba mà hai bên cùng có quan hệ để mở thư tín dụng cho nhau : Ngân hàng Nhật Bản mở thư tín dụng cho một thương nhân Trung Quốc làm trung gian. Thương nhân này dùng thư tín dụng đó để đến ngân hàng C.B. là một ngân hàng TRung Quốc để mở thư tín dụng cho Việt Nam. Hai thư tín dụng này có nội dung cơ bản giống nhau, trừ những nội dung để đảm bảo quyền lợi cho người trung gian
  • Thư tín dụng dự phòng (Stand By L/C) là loại thư tín dụng mà người hưởng lợi nó phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho người xin mở L/C, nếu người hưởng lợi không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trong thư tín dụng. Như vậy thư tín dụng dự phòng khác với các thư tín dụng khác kể trên ở chỗ chức năng chính của thư tín dụng dự phòng là một biện pháp đảm bảo chứ không phải là thanh toán. Theo như một thư tín dụng dự phòng điển hình, người hưởng lợi sẽ đòi thanh toán trong trường hợp bạn hàng không thể thực hiện hoặc hoàn thành một số trách nhiệm nào đó. Việc sử dụng thư tín dụng dự phòng được phát triển rộng rãi ở Mỹ, nơi luật ngân hàng cấm các ngân hàng trực tiếp bảo đảm. Thư tín dụng dự phòng được hình thành để vượt qua các cản trở về luật pháp. Mặc dù thư tín dụng dự phòng được dẫn chiếu cụ thể đến UCP 500 nhưng phần lớn các điều khoản của văn bản này không có bất kỳ liên quan trực tiếp đến việc mở hoặc sử dụng loại tín dụng này
  • Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred L/C) là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán dần dần trị giá thư tín dụng cho người hưởng lợi theo quá trinhg hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của họ. Loại này áp dụng cho các hợp đồng giao hàng nhiều lần
Phòng ngừa ma túy “tem giấy”

Thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội có nhiều tin, bài về “tem giấy” hay “bùa lưỡi” chứa chất LSD (một loại ma túy gây ảo giác) đang bủa vây trường học, đầu độc giới trẻ.

160109lctem1-1452276488951

Ảnh minh họa (internet)

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc phòng ngừa, đấu tranh với ma túy dưới hình thức “tem giấy”.

Về việc này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, địa phương liên quan kịp thời triển khai các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả đối với hiện tượng này, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/10/2016.

Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tăng cường quản lý địa bàn, đặc biệt khu vực xung quanh trường học, xử lý nghiêm các trường hợp quảng bá, mua bán, dụ dỗ, lôi kéo học sinh, sinh viên sử dụng ma túy.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên và phụ huynh về tác hại và cách nhận biết các loại ma túy, đặc biệt là chất LSD; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất gây nghiện, chất hướng thần trong trường học; kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn công tác phòng ngừa ma túy trong trường học ở một số địa bàn trọng điểm.

Điều 116 Bộ luật dân sự 2015

Điều 116. Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Lén vào facebook của người khác có thể bị xử phạt lên đến 50 triệu đồng?

Hiện nay, nhiều người cứ nghĩ việc vào tài khoản mạng xã hội (Facebook, Twitter…) của người thân (vợ, chồng, người yêu…) để nắm bắt thông tin của họ, đó là sự thể hiện “tình yêu thương” một cách bình thường. Tuy nhiên, theo Dự thảo này thì hành vi nêu trên là vi phạm pháp luật.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập tại Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.

Theo đó, việc truy cập trái phép vào tài khoản mạng xã hội của cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Dự thảo này cũng đề cập đến việc xử phạt các vi phạm khác liên quan đến trách nhiệm của cá nhân sử dụng dịch vụ mạng xã hội, như là:

– Hành vi cung cấp thông tin không chính xác khi đăng ký thông tin cá nhân bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

+ Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước.

+ Cung cấp bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia.

+ Cung cấp các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm.

+ Cung cấp thông tin kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, lô đề, cờ bạc, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

– Hành vi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác để tạo tài khoản sử dụng dịch vụ mạng xã hội bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật