Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án (THA) dân sự có hiệu lực từ ngày 30/9/2016.
Theo đó, căn cứ xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản sẽ thông qua:
– Hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản; hoặc
– Chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng; hoặc
– Người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán tài sản.
Ngoài ra, với trường hợp đình chỉ THA do người được THA chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được THA.
Đối tượng thực hiện : Cá nhân được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP
1. Người nghèo.
2. Người có công với cách mạng.
3. Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa.
4. Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Cơ quan thực hiện : Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
Cách thức thực hiện :
– Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh;
– Trực tiếp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bên ngoài trụ sở);
– Qua thư tín hoặc bằng các hình thức khác.
Yêu cầu :
– Phải thuộc diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;
– Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Trợ giúp pháp lý : Vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
– Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý : Người được trợ giúp đang cư trú tại địa phương;vụ việc xảy ra tại địa phương hoặc do nơi khác chuyển đến
– Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý.
Thành phần hồ sơ :
– Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
– Giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có);
Trong trường hợp thiếu những giấy tờ chứng minh là người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì phải cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý.
Thời hạn giải quyết : Ngay sau khi nhận được hồ sơ.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Bước 1:Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hình công ty/doanh nghiệp
Bước 2:Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
Bước 3:Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
Bước 4:Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
Bước 5:Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
Bước 6:Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
Bước 7:Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
Bước 1:Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43
Bước 2:Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân
Bước 1:Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
Bước 2 :Nhận con dấu pháp nhân – Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.
Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty
Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.
Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
Bước 1:Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
Bước 2:Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”.
Bước 3:Đăng bố cáo (Luật Doanh nghiệp);
Bước 4:Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
Bước 5:Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
Bước 6:Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.
Bước 7:Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.
Bước 8:Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 131/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính về quyền tác giả và Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính về văn hóa, thể thao, du lịch, quảng cáo được ban hành ngày 20/3/2017.
Theo đó, bổ sung một số quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
– Phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo bằng cách treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi bán vé, thu tiền tham dự lễ hội.
Nghị định 28/2017/NĐ-CP có hiệu lực ngày 05/5/2017.
Anh trai em khi đi xin việc có yêu cầu chứng chỉ tiếng anh, anh ấy đã liên hệ và mua được của một đối tượng chuyên nhận làm “chứng chỉ xịn”. Khi nộp hồ sơ thì bị cơ quan phát hiện, em muốn hỏi luật sư liệu anh trai em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Em xin chân thành cám ơn!
Ảnh minh họa(internet)
Luật sư trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Luật Giáo dục: “Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp”.
Như vậy, với tất cả các trường hợp không qua học tập, đào tạo, thi cử mà có chứng chỉ thì chứng chỉ đó được xác định là chứng chỉ giả. Người có hành vi sử dụng bằng giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Về xử phạt hành chính: Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 quy định
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”
Theo quy định này thì người mua, sử dụng chứng chỉ giả có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu chứng chỉ giả đã mua.
– Về xử lý hình sự:
Việc sử dụng bằng giả được xem là có hành vi “sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả”. Nhưng để xác định người sử dụng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì phải xem xét mục đích của hành vi, nếu mục đích đó “nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân” thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 267 Bộ luật Hình sự.
Trong trường hợp việc mua chứng chỉ giả đủ yếu tố cấu thành tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 267 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), cụ thể:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 4 năm đến 7 năm;
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.”
Do nhu cầu kinh doanh, công ty tôi muốn chuyển địa chỉ trụ sở đến nơi khác, nhưng khác quận huyện, tôi muốn hỏi công ty tôi cần phải làm những gì và chuẩn bị những thủ tục gì?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:
Công ty bạn cần thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh và với cơ quan thuế
Với cơ quan thuế
1.1. Cơ quan thuế chuyển đi:
– Tờ khai điều chỉnh thuế (Mẫu 08-MST): 2 bản chính – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : 2 bản photo – Báo cáo hóa đơn quý đến thời điểm hiện tại : 1 bản chính, 2 bản photo
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế
– Công văn gửi thuế về việc chốt thuế xin chuyển quận
– Biên bản họp, quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở
-Nếu công ty không muốn sử dụng hóa đơn nữa thì hủy hóa đơn: nộp thông báo kết quả hủy hóa đơn kèm theo báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)
-Còn muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC và phụ lục BK01/AC (liên hệ đội Quản lý Ấn chỉ để được đóng dấu)
=> kết quả : Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện)
1.2. Cơ quan thuế chuyển đến : ( sau khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh)
– Tờ khai điều chỉnh thuế
– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh mới
– Bộ gốc hồ sơ bên chi cục thuế chuyển đi trả về
– 2 bản báo cáo sử dụng hóa đơn và phụ lục
– Nếu công ty muốn tiếp tục sử dung hóa đơn thì nộp 02 mẫu Thông báo điều chỉnh thông tin (TB04/AC) để tiếp tục sử dụng số hóa đơn còn lại
– Còn hủy hóa đơn cũ rồi thì tiến hành đặt in hóa đơn mới và thông báo phát hành hóa đơn với chi cục thuế chuyển đến để sử dụng hóa đơn
2.Với cơ quan đăng ký kinh doanh, sau khi hoàn thành thủ tục với cơ quan thuế nơi chuyển đi tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ( thay đổi trụ sở chính của công ty)
Thành phần hồ sơ bao gồm :
– Thông báo thay đổi nôi dung đăng ký kinh doanh
– Quyết định của công ty về việc thay đổi trụ sở doanh nghiệp
– Biên bản họp của công ty về việc thay đổi trụ sở
– Giấy giới thiệu
– Mẫu 09, mẫu 10 về việc tổng hợp tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đến thời điểm xin chuyển quận (huyện)
Gần đây nhất vụ tai nạn sập giàn giáo nghiêm trọng tại dự án chung cư Eco Green (số 1 phố Giáp Nhất, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) khiến 2 người chết, 4 người bị thương ngày 13/10.
Trước tiên, tôi xin chia sẻ những mất mát, đau thương đối với gia đình các nạn nhân trong vụ việc nêu trên. Hậu quả của vụ tai nạn là đặc biệt nghiêm trọng và nó cho chúng ta thấy công tác đảm bảo thi công tại các công trường xây dựng hiện nay ở Việt Nam đang “có vấn đề”, bởi đây không phải là vụ tai nạn thương tâm duy nhất trong thời gian ngắn trở lại đây. Dưới góc độ một người dân, tôi luôn có cảm giác bất an khi đi qua các công trình xây dựng cao tầng tại Việt Nam. Cần cẩu, giàn giáo, sắt thép, vật liệu xây dựng ….có thể lao xuống đầu người dân bất cứ lúc nào và người dân luôn phải đối mặt với những cái chết tức tưởi từ trên trời rơi xuống.
Dưới góc độ pháp luật, thì việc đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản được xem là “nguyên tức cơ bản trong hoạt động xây dựng” và đã được quy định cụ thể, chi tiết trong Luật Xây dựng Việt Nam năm 2014. Theo đó, việc vi phạm quy định về an toàn lao động là một hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 10 Điều 12 của Luật này. Chi tiết hơn, tại Điều 115 Luật Xây dựng đã quy định rất rõ về “An toàn trong thi công xây dựng công trình” và trách nhiệm này thuộc về cả chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình. Cụ thể:
“1. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng.
Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.
Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng”.
Như vậy, pháp luật thì đã rõ, quy định cũng rất chi tiết, tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn xảy ra thường xuyên, thường là các vụ tai nạn lao động trong xây dựng ngày càng có tính chất nghiêm trọng hơn và theo đó, thiệt hại về người và tài sản cũng ngày càng lớn hơn.
Theo quan điểm của tôi, sở dĩ tình trạng này liên tục tiếp diễn và ngày càng gia tăng là do chính con người, những ông chủ đầu tư, ông chủ thầu xây dựng công trình, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và đôi khi là do chính những người công nhân xây dựng chưa biết sử dụng hết quyền của mình trong việc có thể từ chối thực hiện công việc khi điều kiện an toàn cho chính bản thân mình không đảm bảo.
Ở đây, cứ sau mỗi vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, lại sẽ có việc thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động tại công trường. Rõ ràng là chúng ta đã “mất bò mới lo làm chuồng”, sự việc xảy ra rồi, thiệt hại rồi mới thanh tra, kiểm tra và có đôi khi là xử phạt, song rồi đâu lại vào đấy, vì lợi nhuận, vì tiến độ, vì miếng cơm manh áo….các vụ tai nạn lao động thương tâm vẫn tiếp tục xảy ra.
Tôi cho rằng, để xảy ra tình trạng này, không thể không có trách nhiệm từ sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý xây dựng tại các công trường.
Đối với công trình xây dựng để xảy ra tình trạng mất an toàn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vậy thì điều đầu tiên cần làm là phải ngay lập tức đình chỉ các hoạt động thi công để cơ quan chức năng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công rà soát lại một cách thực sự nghiêm túc về điều kiện đảm bảo an toàn lao động đối với cán bộ, công nhân đang thi công tại công trường. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với các công trình xây dựng kiểu như thế này để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thi công tiếp theo.
Về phía người lao động bị chết và bị thương trong vụ tai nạn vừa rồi sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật tương ứng với thiệt hại xảy ra đối với cụ thể của từng người. Liên quan đến mức bồi thường cụ thể thì pháp luật tôn trọng quyền tự quyết, tự thỏa thuận của các bên để xác định mức bồi thường phù hợp. Trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận được mức bồi thường thì có thể yêu cầu Tòa án xác định theo căn cứ pháp luật dựa trên các thiệt hại xảy ra trên thực tế và lỗi của các bên trong mối quan hệ này.
Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).
Các cá nhân, tổ chức muốn tham gia các hoạt động giám sát, lập dự án, thiết kế, thi công công trình xây dựng thì cần phải công bố thông tin năng lực xây dựng của mình lên website của bộ xây dựng, theo quy định tại thông tư số 17/2016/TT-BXD
Trình tự thực hiện :
Tổ chức tham gia các hoạt động xây dựng không thuộc đối tượng được cấp chứng chỉ năng lực nộp hồ sơ đề nghị đăng tải/thay đổi, bổ sung thông tin năng lực tại sở xây dựng để được xem xét, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở xây dựng
Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở xây dựng thông báo 1 lần bằng văn bản cho tổ chức,cá nhân đề nghị đăng tải thông tin hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở xây dựng có trách nhiệm xem xét đăng tải/thay đổi, bổ sung thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở xây dựng
Cách thức thực hiện :
Nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa – Sở xây dựng hoặc qua đường bưu điện địa chỉ số : Số 17,ngõ Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Thành phần hồ sơ :
Bản đề nghị đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 13 Thông tư này;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu tương đương của tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Tệp tin chứa bản scan màu có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ trì các bộ môn trong tổ chức;
Tệp tin chứa bản scan màu có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện (mỗi lĩnh vực không quá 03 hợp đồng, 03 biên bản nghiệm thu hoàn thành của công việc tiêu biểu). Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị đăng tải thông tin cung cấp tài liệu gốc để đối chiếu.
Thời hạn giải quyết : 15 ngày
Kết quả : Thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của Sở xây dựng Hà Nội
Luật đất đai 2024 có thể coi là một bước đột phá, mang lại nhiều cải cách tích cực nhằm xây dựng nên một hệ thống quản lý đất đai hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân. Bên cạnh những vấn đề như bãi bỏ khung giá đất hay bổ sung thêm những quy định, nguyên tắc và điều kiện về tách, hợp thửa đất thì vấn đề bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp và các biện pháp hỗ trợ người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong xã hội là một trong những vai trò quan trọng của luật sư, trên tinh thần đó, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) đã có những chia sẻ về vấn đề này.
Với lao động nữ, các quy định hưởng trợ cấp thai sản là hết sức quan trọng vì tuyệt đại đa số mọi người đều có 1 – 2 lần nghỉ thai sản trong quá trình lao động. Mặt khác, chế độ thai sản là 1 quyền lợi lớn đối với người lao động tham gia BHXH, hỗ trợ chi phí rất nhiều cho lao động nữ trong thai kỳ và nuôi con nhỏ.
Theo khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì: “Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Thời gian được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 34 Luật BHXH 2014, cụ thể như sau:
– Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian hưởng chế độ thai sản được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
– Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: “Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc”.
Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có thể nộp ngay cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết sớm quyền lợi cho người lao động.
Vụ việc tài xế Bùi Hoàng Ka bị đá văng vỡ kính xe trên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đã khiến anh tốn 12 triệu đồng để thay kính. Anh Ka cảm thấy may mắn khi không bị tai nạn nhưng bối rối vì không biết phải yêu cầu bồi thường từ ai. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công Ty Luật Minh Bạch nhận định, tuy chưa có tiền lệ về các vụ kiện như vậy tại Việt Nam, nhưng về mặt pháp lý, tài xế có quyền yêu cầu bồi thường từ công ty quản lý vận hành và công ty này có thể tiếp tục khởi kiện người thực hiện hành vi ném đá.
Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng
Gần đây, dịch vụ bán tiền có số seri đặc biệt, như ngày sinh hay các chuỗi số đẹp, đang nở rộ trên các chợ mạng với giá cao gấp nhiều lần so với mệnh giá thực. Tuy nhiên, điều này đặt ra câu hỏi liệu việc mua bán những tờ tiền “seri đẹp” này có vi phạm pháp luật hay không. Mặc dù xuất phát từ nhu cầu sưu tầm của người mua, người bán vẫn phải tuân thủ quy định pháp luật về tiền tệ và kinh doanh. Luật sư Trần Tuấn Anh đã có những chia sẻ nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về những quy định liên quan và các rủi ro tiềm ẩn từ hoạt động kinh doanh này.
Theo đó, ban hành Danh mục mới gồm 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thay vì 268 ngành, nghề như hiện nay.
Như vậy, quy định mới đã bãi bỏ nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như :
+ Kinh doanh dịch vụ của đại lý đấu thầu;
+ Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc;
+ Kinh doanh tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh;
+ Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
+ Dịch vụ tổ chức dạy thêm, học thêm.
Đồng thời, từ 01/7/2017, bổ sung ngành, nghề kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị và ngành, nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô vào danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Ngoài ra, Luật cũng bổ sung “kinh doanh pháo nổ” vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính)
Ngày nhận tờ khai:
Nơi nhận:
DÙNG CHO CÁ NHÂN, NHÓM CÁ NHÂN SXKD HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
MÃ SỐ THUẾ
Dành cho cơ quan thuế ghi
1. Tên cơ sở kinh doanh
4. Thông tin về chủ cơ sở kinh doanh
4a. Tên chủ CSKD:
4b. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ CSKD
2. Địa chỉ kinh doanh
Số nhà, đường phố, thôn, xóm,hoặc hòm thư bưu điện:
2a. Số nhà, đường phố, thôn, xóm:
Phường/xã
2b. Phường/xã:
Quận/ Huyện:
2c. Quận/ Huyện:
Tỉnh/ Thành phố:
2d. Tỉnh/ Thành phố:
4c. Chỗ ở hiện tại của chủ CSKD
2e. Điện thoại: / FAX:
Số nhà, đường phố, thôn xóm,hoặc hòm thư bưu điện:
3. Địa chỉ nhận thông báo thuế
3a. Số nhà, đường phố, thôn, xóm hoặc hòm thư bưu điện:
3b. Phường/xã:
3c. Quận/ Huyện:
3d. Tỉnh/ Thành phố:
3e. Điện thoại: / Fax:
E-mail:
Phường/xã
Quận/ Huyện:
Tỉnh/ Thành phố:
4d. Thông tin khác
Điện thoại: / Fax:
E-mail: / Website :
6. Giấy tờ chứng thực cá nhân
6a. Ngày sinh: ……./……/………. 6b. Quốc tịch:
6c. Số CMND:……………………..Ngày cấp…………………………Nơi cấp…………………………
6d. Số Hộ chiếu………………………. Ngày cấp…………………………Nơi cấp………………………………….
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
5a. Số: ………………… 5b. Ngày cấp: …./…./………
6e. Số Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): Số Giấy tờ chứng thực cá nhân…………………….Ngày cấp………………Nơi cấp…………..
5c. Cơ quan cấp:
7. Vốn kinh doanh (đồng)
8. Ngành nghề kinh doanh chính
9. Đăng ký xuất nhập khẩu:
Có Không
Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: …./…./
11. Các loại thuế phải nộp:
Giá trị gia tăng
Tiêu thụ đặc biệt
Tài nguyên
Thu nhập doanh nghiệp
Môn bài
Thu nhập cá nhân
Thuế SDĐPNN
12. Tỉnh trạng đăng ký thuế:
Cấp mới
Chuyển địa điểm
Tái hoạt động SXKD
Khác
Có cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai là đúng
HỌ VÀ TÊN NGƯỜI KHAI (CHỮ IN)
Chữ ký người kê khai:
Khu vực dành cho cơ quan thuế ghi:
Mục lục ngân sách:
Cấp
Chương
Loại
Khoản
Mã ngành nghề kinh doanh chính
Nơi đăng ký nộp thuế
Ngày kiểm tra tờ khai: …../…../……….
Phương pháp tính thuế GTGT
Khấu trừ
Trực tiếp trên GTGT
Trực tiếp trên doanh số
Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)
Khoán
Không phải nộp thuế GTGT
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
MẪU SỐ 03-ĐK-TCT
1. Tên cơ sở kinh doanh: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đúng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Địa chỉ kinh doanh: Địa chỉ trụ sở của cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng – số điện thoại/số Fax.
3. Địa chỉ nhận thông báo thuế: Nếu doanh nghiệp có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ của trụ sở chính thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ;
4. Thông tin về chủ cơ sở kinh doanh: Họ và tên cá nhân của chủ cơ sở kinh doanh hoặc tên người đại diện nhóm kinh doanh; Địa chỉ thường trú hoặc tạm trú dài hạn của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng – số điện thoại/số Fax.
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
6. Giấy tờ chứng thực cá nhân: Số chứng minh nhân dân; số hộ chiếu; giấy tờ chứng thực các nhân khác do cơ quan Cơ quan có thẩm quyền cấp, ngày cấp, nơi cấp (chỉ ghi tỉnh, thành phố cấp) của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số hộ khẩu thường trú và nơi cấp nếu có.
7. Vốn kinh doanh: Ghi theo giấy phép kinh doanh, nếu khác với vốn thực tế đang sử dụng thì ghi theo vốn thực tế.
8. Ngành nghề kinh doanh chính: Ghi theo giấy phép kinh doanh và ngành nghề thực tế đang kinh doanh chỉ chọn 1 ngành nghề kinh doanh chính
9. Đăng ký xuất nhập khẩu: Nếu cơ sở kinh doanh có hoạt động xuất nhập khẩu thì đánh dấu “Có” và ngược lai, đánh dấu “Không”
10. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh
11. Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với những sắc thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp định kỳ.
12. Tình trạng đăng ký thuế:
Nếu cá nhân, hộ kinh doanh lần đầu tiên đăng ký thuế để cấp mã số thuế với cơ quan thuế thì đánh dấu X vào ô “Cấp mới”.
Nếu cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh từ thì đánh dấu vào ô “Chuyển địa điểm” và ghi mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp vào ô “Mã số thuế” của tờ khai.
Nếu cá nhân sau một thời gian nghỉ kinh doanh, hoạt động kinh doanh trở lại thì đánh dấu X vào ô “Tái hoạt động sản xuất kinh doanh” và ghi mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp vào ô “Mã số thuế” của tờ khai.
12. Có cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc: Đánh dấu X vào ô này nếu có các cửa hàng cửa hiệu trực thuộc đồng thời liệt kê các cửa hàng cửa hiệu trực thuộc đó vào Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc.
Quy định này đã được Cục Đào tạo – Bộ Công an công bố ngày 7-3, thông tin chi tiết về những thay đổi trong tuyển sinh ĐH công an nhân dân năm 2017.
“Ngưỡng đảm bảo chất lượng” riêng
Theo quy định thông thường, các trường ĐH chỉ xét tuyển dựa trên tổng điểm ba môn của tổ hợp xét tuyển (đạt “điểm sàn” của Bộ GD-ĐT trở lên), kèm theo điều kiện không môn thi nào trong tổ hợp bị điểm liệt (1 điểm trở xuống).
Tuy nhiên, với 7 trường ĐH, ngoài các điều kiện nói trên, Bộ Công an quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các môn thi của thí sinh phải đạt từ 5 điểm trở lên.
Điểm mới này thí sinh cần đặc biệt lưu tâm, để có kế hoạch bổ sung kiến thức một cách đồng đều giữa các môn trong tổ hợp xét tuyển.
Riêng thí sinh xét tuyển ngành ngôn ngữ Anh của Học viện An ninh nhân dân, Bộ Công an yêu cầu môn tiếng Anh phải đạt từ 7 điểm trở lên.
Không tuyển thí sinh quá gầy hay quá béo
Ngoài quy định tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao như các năm trước (thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,64m trở lên, cân nặng từ 48kg trở lên; thí sinh nữ chiều cao từ 1,58m trở lên, cân nặng từ 45kg trở lên), năm 2017 thí sinh dự tuyển trường công an còn phải đạt tiêu chuẩn sức khỏe thông qua chỉ số BMI (Body Mass Index – chỉ số khối cơ thể).
Theo quy định của Bộ Công an, để đủ điều kiện dự tuyển trường công an, chỉ số BMI của thí sinh phải đạt từ 17,5 đến dưới 25. Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ số BMI của một người từ mức 25 trở lên được xác định là người thừa cân, và mức dưới 17,5 là chỉ số của người gầy.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng quy định thí sinh bị cận thị được đăng ký dự tuyển vào các trường CAND, nhưng thí sinh trên phải cam kết chữa trị khỏi khi trúng tuyển.
Không tuyển thẳnghọc sinh giỏi quốc gia
Năm 2017, các trường công an không dành suất tuyển thẳng cho học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia và đạt giải cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia.
Việc tuyển thẳng ĐH chỉ dành cho thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, với cụ thể từng môn dự thi.
Trong đó, thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn toán học được tuyển thẳng vào tất cả các trường CAND; môn vật lý được tuyển thẳng vào các trường CAND (trừ Học viện Chính trị CAND, ngành ngôn ngữ Anh của Học viện An ninh nhân dân); môn hóa học được tuyển thẳng vào ĐH Phòng cháy chữa cháy; môn tin học được tuyển thẳng vào ngành an toàn thông tin (Học viện An ninh nhân dân), ngành công nghệ thông tin (ĐH Kỹ thuật hậu cần CAND), ngành kỹ thuật điện tử – truyền thông (ĐH Kỹ thuật hậu cần CAND).
Riêng học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia một số môn sẽ được cộng điểm thưởng khi xét tuyển vào các trường công an (không áp dụng việc cộng điểm thưởng với thí sinh đạt giải khoa học kỹ thuật cấp quốc gia).
Một đề xuất đáng chú ý trong dự thảo Nghị định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là việc khấu trừ tiền từ tài khoản của tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành. Quy định đã có nhưng chưa có trường hợp người vi phạm nào bị áp dụng do thiếu hướng dẫn cụ thể và khó khăn trong quy trình xác minh tài khoản người vi phạm. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ ,hệ thống dữ liệu liên thông, nhiều quy định đã được ban hành để quản lý công dân qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quản lý phương tiện bằng định danh biển số xe và quản lý giấy phép lái xe, đăng ký xe và đăng kiểm bằng mã số định danh khiến biện pháp này có thể trở nên khả thi nếu tổ chức thi hành và áp dụng công nghệ hiệu quả.
Điều 154. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ngày 23/01/2017, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2017/TT-BTP quy định về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự.Thông tư 01/2017/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 15/3/2017
Theo đó, hướng dẫn cách xử lý khi vật chứng, tài sản tạm giữ bị mất, hư hỏng, không còn giá trị, biến chất nguy hiểm hoặc có thể gây mất an toàn như sau:
– Trường hợp làm mất: phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xác minh làm rõ trách nhiệm và xem xét, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu TNHS đối với cá nhân vi phạm tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.
– Trường hợp bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng: tiêu hủy theo Khoản 3 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự và Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều 13 Thông tư 01/2016/TT-BTP .
– Trường hợp bị biến chất nguy hiểm hoặc có thể gây mất an toàn: phối hợp với các cơ quan chuyên môn trao đổi, thống nhất phương án và tiến hành xử lý, đảm bảo an toàn đối với con người và vệ sinh, môi trường.
Việc thừa nhận thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” đang được nhiều chuyên gia đề xuất như một giải pháp pháp lý để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Thuật ngữ này, mặc dù chưa được công nhận chính thức trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhưng đã được một số địa phương sử dụng để thu hút đầu tư vào phân khúc bất động sản này.
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi nhằm tạo cơ chế cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng như condotel, villa, và biệt thự biển. Việc này được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng hàng nghìn dự án đang bị “mắc kẹt” do chưa có quy định pháp lý rõ ràng. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công Ty Luật Minh Bạch, việc thừa nhận và hợp thức hóa thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” trong pháp luật là cần thiết. Điều này không chỉ giúp giải quyết các vướng mắc hiện tại mà còn tạo nền tảng pháp lý rõ ràng hơn cho việc phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư thứ cấp và khách hàng.
Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!