Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Kết quả XN thủy ngân dân khu vực Rạng Đông, Cty chịu trách nhiệm gì?

Vụ cháy tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã gây ra nhiều lo ngại về sức khỏe và ô nhiễm môi trường do việc sử dụng thủy ngân trong sản xuất bóng đèn. Từ ngày 6/9 đến 9/9, gần 1.200 người dân sống gần khu vực cháy đã được khám sức khỏe miễn phí tại các trạm y tế. Trong đó, 464 người được chuyển đến các bệnh viện để làm xét nghiệm chuyên sâu, và kết quả ban đầu cho thấy 30 người có mức thủy ngân trong máu an toàn, dưới ngưỡng cho phép.
Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, Hà Nội) đã nêu rõ rằng Công ty Rạng Đông phải chịu trách nhiệm chính trong vụ cháy tại nhà máy của mình, đặc biệt là về vấn đề sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng. Dù vẫn chờ kết luận từ cơ quan điều tra để xác định lỗi, luật sư khẳng định công ty cần công bố minh bạch các hóa chất đã sử dụng và có biện pháp khắc phục hậu quả để trấn an dư luận.
Luật sư cũng chỉ trích Công ty Rạng Đông vì phản ứng chậm trễ và không trung thực trong việc công bố thông tin về việc sử dụng thủy ngân lỏng. Chỉ sau khi có sự đấu tranh từ Tổng Cục Môi trường, công ty mới thừa nhận việc 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có chứa thủy ngân lỏng, loại hóa chất có độc tính cao hơn so với viên amalgam mà công ty trước đó tuyên bố sử dụng.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Có phải thu lại thẻ BHYT khi người lao động thôi việc?

Thực hiện Công văn số 9740/BYT-BH ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành về việc thu hồi thẻ BHYT đối với những trường hợp người lao động ngừng đóng BHYT không nộp lại thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng; để bảo đảm sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT và đơn vị sử dụng lao động trong việc quản lý dữ liệu thẻ BHYT, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 1814/BHXH-ST ngày 24/5/2016 và Công văn số 3881/BHXH-ST ngày 7/10/2016 về việc thu hồi thẻ BHYT, trong đó có hướng dẫn quy trình cập nhật, tra cứu thông tin về thẻ BHYT trên cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định BHYT.

Theo quy định nêu trên, đơn vị sử dụng lao động sẽ không thực hiện việc thu hồi thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng khi người lao động thôi việc. BHXH Việt Nam đã có chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, đề nghị ông Sơn liên hệ với cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động tham gia, đóng BHYT để được hướng dẫn cụ thể.

Điều 59 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 59, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 59 : Quản lý tài sản của người được giám hộ 

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập

Thứ nhất, Thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau trong khi xét xử

Theo điều 326 BLTTHS quy định :” Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của HĐXX phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án…”. Việc độc lập xét xử giữa thẩm phán và hội thẩm được ghi nhận thành những nguyên tắc của luật tố tụng, đó là: Việc xét xử của TAND có hội thẩm nhân dân tham gia, của tòa án quân sự có hội thẩm quân nhân tham gia. Khi xét xử, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Trước khi mở phiên tòa, khi Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán không được đưa ra ý kiến, nhận định chủ quan của riêng mình để tránh ảnh hưởng đến sự đánh giá chứng cứ của Hội thẩm tại phiên tòa.

Thứ hai, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với các chủ thể khác của tòa án

Mối quan hệ giữa thẩm phán, Hội thẩm và nội bộ ngành Tòa án được thể hiện ở thẩm phán với chánh án và các đồng nghiệp khác trong tòa án, giữa thẩm phán và tòa án cấp trên, giữa thẩm phán và chánh án tòa án nhân dân tối cao, giữa Hội thẩm và chánh án tòa nơi Hội thẩm tham gia xét xử. Chính vì vậy, khi xét xử để đưa ra được phán quyết một cách chính xác và khách quan, Thẩm phán và Hội thẩm cần phải độc lập với ý kiến, sự tác động của chánh án và tòa án cấp trên, phải có chính kiến và quan điểm riêng của mình trong việc xem xét câc vấn đề cụ thể trong quá trình xét xử.

Thứ ba, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập vói các cơ quan tiến hành tố tụng khác

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không được dựa vào kết luận của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mà phải tự nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, kết hợp những chứng cứ mới thu được tại phiên tòa xét xử để có kết luận riêng của mình đối với từng vấn đề. Đồng thời các cơ quan quản lí không được can thiệp vào việc xét xử của tòa án, vì công tác xét xử đã được nhà nước giao duy nhất cho tòa án.

Thứ tư, khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với yêu cầu của những

Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập với người tham gia tố tụng, với dư luận và cơ quan báo chí là việc xét xử chỉ căn cứ vào chứng cứ vụ án và những quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào ý kiến của những người nói trên . Ngoài ra, tính độc lập trong xét xử của thẩm phán và hội thẩm còn được thể hiện ở  việc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập với sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, độc lập với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án

 

 

Khó khăn cho dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy

Sau một khoảng thời gian thực hiện “khai tử” sổ hộ khẩu giấy, thay vào đó là sử dụng căn cước công dân (CCCD) đã giúp nhiều thủ tục hành chính bớt rườm rà. Người dân không cần phải xuất trình hộ khẩu, mọi thao tác sẽ được cán bộ tư pháp phường/xã hướng dẫn thực hiện trên máy tính. Tuy nhiên, lại xuất hiện những vướng mắc khi mà một số trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hoặc chuyển nhượng đất cần phải thực hiện giấy xác nhận cư trú. Thủ tục này có thể kéo dài thêm quá trình thực hiện từ 3 – 5 ngày. Hiện nay, dù mọi thông tin liên quan đến nơi cư trú đều đã được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng dữ liệu chưa đủ dẫn đến tình trạng thiếu hoặc không khớp thông tin cư dân. Theo quan điểm của Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch), đây là vấn đề xuất phát từ hai phía, cả người dân và cơ quan Nhà nước và đã có những kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng trên, “tránh đẩy cái khó về phía người dân”.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Điều 72 Bộ luật dân sự 2015

Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 34 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 34, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 34 : Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Điều 182 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chiếm hữu liên tục

Điều 182. Chiếm hữu liên tục

1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.

Những trường hợp không được ủy quyền

Như các bạn đã biết, ủy quyền là việc một người đại diện một người khác thực hiện một hoặc một số công việc trong phạm vi được ủy quyền mà người ủy quyền có thể không thực hiện được, vì nhiều lý do hoặc hiểu nôm na là nhờ người khác thực hiện thay mình một hoặc nhiều công việc khác nhau…

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào và bất kể trường hợp nào cũng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện công việc thay mình được, có 1 số trường hợp bắt buộc chính cá nhân hay tổ chức đó phải là người đứng ra thực hiện công việc đó, chịu trách nhiệm về công việc đó…

Vậy thì trường hợp nào không được ủy quyền? Đó là các trường hợp:

1. Đăng ký kết hôn

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt.

(Theo quy định về thủ tục đăng ký kết hôn tại Quyết định 3814/QĐ-BTP năm 2012)

2. Ly hôn

Bạn có thể nhờ Luật sư hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để làm một số thủ tục khi ly hôn, tuy nhiên, bạn nhất thiết phải có mặt tại phiên tòa để giải quyết vụ việc ly hôn và ký tên vào các biên bản, tờ khai.

3. Công chứng di chúc của mình

Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc

(Theo Điều 56 Luật công chứng 2014)

4. Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc

Cụ thể, nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền.

(Theo Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

5. Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền

Cụ thể, nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền).

(Theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

6. Nhận tội thay mình

Theo tinh thần của Bộ luật hinh sự, thì việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, nếu như cho phép ủy quyền người khác nhận tội thay mình thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ luật hình sự.

7. Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

(Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

8. UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền

(Theo Khoản 4 Điều 59 Luật đất đai 2013)

9. Trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba

(Theo Khoản 5 Điều 60 Luật tố tụng hành chính 2015)

10. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình

(Theo Khoản 5 Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

11. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp

(Theo Khoản 2 Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

12. Cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền

(Theo Khoản 2 Điều 14 Luật tổ chức chính quyền ở địa phương 2015)

13. Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2

Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

(Theo Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009)

14. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không được ủy quyền quyết định trưng mua tài sản

(Theo Khoản 3 Điều 14 Luật trưng mua trưng dụng tài sản năm 2008)

15. Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản

(Theo Khoản 5 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản 2014)

16. Người bị chất vấn không được ủy quyền cho người khác trả lời thay mình tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân

(Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015)

17.Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng

Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN

Bình luận khoa học về tội đầu cơ đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 196 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 196. Tội đầu cơ

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Tội đầu cơ xuất hiện phổ biến trong thời kỳ nền kinh tế bao cấp mà ở đó việc lưu thông phân phối thuộc quyền của Nhà nước, nên hành vi phạm tội bị xử lý về tội đầu cơ quy định trong BLHS năm 1985 là rất rộng.

Đến nay, ở Việt Nam đã hình hình nền kinh tế thị trường, nên hành vi đầu cơ khó xảy ra. Song nhằm đảm bảo việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự điều tiết của Nhà nước trong những trường hợp cụ thể nhất định, đồng thời nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, do đó quy định tội đầu cơ trong BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 với tinh thần xử lý hình sự có giới hạn với những điều kiện cụ thể hiện nay vẫn là cần thiết.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi đầu cơ xâm phạm đến quan hệ lưu thông hàng hóa, sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo cơ chế thị trường nhưng định hướng XHCN và xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng.

Đối tượng là những loại hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá. Ví dụ: lúa, gạo, muối, xăng dầu, xi măng, thép xây dựng,…

Đây là điểm khác biệt thể hiện sự cụ thể hóa hơn so với quy định về tội đầu cơ trong BLHS năm 1999. Đối tượng của tội đầu cơ trong Điều 160 BLHS năm 1999 chỉ đơn thuần là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Như vậy, tinh thần chung Nhà nước đã thu hẹp khả năng xử lý tội đầu cơ so với quy định trong BLHS năm 1999, đối tượng hàng hóa của tội đầu cơ theo Điều 196 BLHS năm 2015 chỉ còn các mặt hàng thiết yếu mà Nhà nước cần bình ổn giá hay Nhà nước định giá.

2. Mặt khách quan của tội phạm

  • Dấu hiệu bắt buộc về hoàn cảnh phạm tội: Đó là tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa. Ví dụ do lũ lụt, chiến tranh,… dẫn đến khan hiếm lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu khác như xăng, dầu,… Tình hình này có thể được các cơ quan có thẩm quyền tuyên bố xác định vùng thiên tai, vùng có chiến sự, hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá cụ thể.
  • Hoặc lợi dụng các hoàn cảnh nêu trên, một hoặc một số người do nắm độc quyền kinh doanh một số loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đã cố ý tạo ra sự khan hiếm giả tạo bằng cách giữ hàng hóa không bán ra thị trường, hay một số tư thương tung tin thất thiệt,… nhằm tạo ra sự khan hiếm giả tạo để trục lợi.
  • Người phạm tội đã lợi dụng tình hình khan hiếm nêu trên hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo để mua vét hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính.

“Mua vét” hàng hóa được hiểu là hành vi mua với số lượng lớn hàng hóa, có thể mua một lần hoặc nhiều lần với số lượng hàng hóa nào đó vượt quá nhiều lần nhu cầu tiêu dùng của gia đình, nhu cầu dự trữ của nghề nghiệp trong điều kiện hàng hóa khan hiếm,… đồng thời việc mua vét này có căn cứ chứng minh nhằm bán lại để thu lợi bất chính.

Trong quy định về tội đầu cơ tại Điều 160 BLHS năm 1999, việc mua vét hàng hóa phải đi kèm với dấu hiệu số lượng hàng hóa lớn và gây hậu quả nghiêm trọng mới bị coi là phạm tội. Trong đó: Căn cứ xác định số lượng lớn còn tùy vào sự đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng; hậu quả nghiêm trọng có thể là gây rối loạn thị trường trong một khu vực nhất định, giá cả tăng đột biến gây nên sự khó khăn cho đời sống nhân dân, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế tại địa phương.

Tuy nhiên, quy định về dấu hiệu định tội trong tội đầu cơ tại Điều 196 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa dấu hiệu hàng hóa có số lượng lớn qua việc quy định giá trị hàng hóa đồng hóa đồng thời không quy định dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc. Theo đó, hành vi khách quan nêu trên chỉ bị coi là tội phạm nếu:

  • Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tôi là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích mua vét hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính.

Mục đích mua vét, tích trữ hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Việc có bán được hàng hóa với giá cao để thu lợi bất chính hay không, không là dấu hiệu bắt buộc. Thực tế có thể người đầu cơ bán lỗ, bán giá thấp hơn lúc “mua vét”, điều này không làm ảnh hưởng đến việc xác định tội danh.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đầu cơ thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 4.000.000.000 đồng đối với các hành vi đầu cơ thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khung 3: Phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng đối với hành vi đầu cơ thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Hành vi đạo nhạc xử phạt như thế nào?

Hiện nay có nhiều hiện tương vi phạm bản quyền tác giả ở Việt Nam ngày càng tràn lan điển hình là đạo nhạc.

Thứ nhất, tác phẩm âm nhạc là một trong những loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả căn cứ Điểm d, khoản 1 Điều 14 Luật Sữu Trí Tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đối với căn cứ phát sinh về quyền tác giả thì quyền này được phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ khi tác phấm được sáng tạo. Cụ thể quy định tại Điều 6 Luật Sữu Trí Tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1.Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Thứ hai, căn cứ để xác định hành vi xâm phạm về quyền tác giả được quy định rất cụ thể, rõ ràng tại Điều 28 Luật Sữu Trí Tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo quy định của Điều 28 thì liệt kê ra 16 hành vi xâm phạm.

Một người nếu lấy phần nhạc của người khác, chỉnh sửa lại lời mà không xin phép tác giả là hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả có quyền yêu cầu người đó phải gỡ bỏ bài hát của mình hoặc phải xin phép và trả tiền thù lao hợp lý cho tác giả, khởi kiện hoặc nhờ pháp luật can thiệp. Tùy theo tính chất và mức độ thực hiện, hành vi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, về xử phạt hành chính khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Theo Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP “Về xử phạt vi phạm hành chính đối với quyền tác giả và quyền liên quan” thì hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi trên.

Trách nhiệm hình sự của trung úy công an trong vụ án dùng súng hơi gây chết người

Vụ việc mới đây một trung úy công an sử dụng súng hơi gây chết người tại Hà Nội đã gây sự hoang mang trong dư luận khi một chiến sĩ công an, một người có nhiệm vụ giữ gìn an toán xã hội lại có hành vi tàng trữ, mua bán vũ khí nguy hiểm , thậm chí còn thản nhiên mang theo ra nơi công cộng là hết sức coi thường pháp luật. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch , dưới góc độ xã hội, hành vi ngang nhiên sử dụng súng (mặc dù là súng hơi, súng săn) nơi đông người của một cán bộ công an đáng lên án. Nó vừa thể hiện sự coi thường pháp luật, vừa thể hiện sự coi thường tính mạng của người khác của một người hiện đang công tác trong lĩnh vực bảo vệ sự an toàn của xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân.

Chi tiết xem tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Hình phạt hành vi xâm hại tình dục trẻ em và thực tiễn đã đủ răn đe

Những ngày qua, liên tiếp nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện gây xôn xao dư luận, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sự an toàn của con em mình và nghi ngại pháp luật chưa đủ nghiêm khắc đối với loại tội phạm này nên nó còn phổ biến.

Người có hành vi xâm hại tình dục có thể thực hiện bằng nhiều dạng hành động khác nhau như là việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn…

Lạm dụng tình dục ở trẻ em còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em…

Hiện nay pháp luật hình sự Việt Nam quy định hình phạt đối với tội danh xâm phạm tình dục trẻ em rất nghiêm khắc.

Điều 112 BLHS 1999 về Tội hiếp dâm trẻ em xử phạt kẻ hiếp dâm trẻ dưới 16 tuổi với khung hình phạt thấp nhất là từ 7 năm đến 15 năm tù. Trong mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, bộ luật hình sự còn quy định nhiều tội liên quan đến hành vi này như tội cưỡng dâm trẻ em; Tội giao cấu với trẻ em; Tội dâm ô đối với trẻ em…

Bộ luật Hình sự năm 2015 (hiện chưa có hiệu lực thi hành) còn bổ sung Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Theo đó, hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm cũng là phạm tội.

Điểm khó khăn nhất trong việc xử lý một vụ án xâm hại tình dục trẻ em là thu giữ chứng cứ.

Thông thường, các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện muộn hoặc nạn nhân làm đơn tố cáo muộn. Lý do có thể là do nạn nhân che dấu sự việc vì tâm lý nạn nhân thường xấu hổ, sợ sệt khi xảy ra vụ việc hoặc bị hung thủ đe dọa; cũng có thể do trình độ hiểu biết pháp luật của nạn nhân hoặc người nhà hạn chế nên không trình báo công an mà tự đi phản ứng với nghi phạm…

Đến khi nạn nhân tố cáo, cơ quan điều tra xác minh thì những chứng cứ “vật chất” trên cơ thể mà hung thủ để lại như tinh dịch, dấu vân tay, nước bọt, vết sướt… khó thu giữ hoặc không thu giữ được. Thậm chí có trường hợp nạn nhận hoặc người nhà tự xóa các chứng cứ trên khi tắm rửa, tẩy sạch các dấu vết khi bị xâm hại.

Trong khi để xử lý hành vi này thì cần phải có chứng cứ xác thực để chứng minh hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ dựa vào lời khai  thì rõ ràng khó có thể chứng minh vì nguyên tắc tố tụng là “trọng chứng hơn trọng cung”.

 

Bài viết cùng chủ đề

cong ty luat minh bach
Luật du lịch năm 2017

QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật