Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Khái niệm tàu bay

  1. Khái niệm tàu bay

*) Theo quy định của các nước trên thế giới

– Luật HKDD 1997 Cộng hòa Liên Bang Nga điều 32: “Tầu bay là thiết bị bay được nâng giữ trong khí quyển nhờ vào sự tương tác với không khí, phản lại mặt đất hoặc mặt nước”

– Bộ luật Hàng không và Thương mại Pháp 1956: “Tầu bay là tất cả các thiết bị có khả năng bay lên không trung và di chuyển được trong chân không”

– Có nước không định nghĩa về tầu bay, ví dụ luật HKDD Trung Quốc, điều 5 quy định : “ Tầu bay dân dụng là tầu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát”

*) Theo quy định của Việt Nam

Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng  3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, tại điều 2 có giải thích như sau:

“Tàu bay là thuật ngữ chung chỉ máy bay cánh cố định (gọi ngắn gọn là máy bay), máy bay trực thăng (gọi ngắn gọn là trực thăng), tàu lượn hoặc khí cầu”

Theo khoản 1, điều 13, Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định:

“Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.”

So với khái niệm tàu bay mà các nước trên thế giới định nghĩa thì cũng không khác xa so với Việt Nam,các nước đều cho rằng tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt của trái đất, nhưng riêng Trung Quốc lại không quy định cụ thể về tàu bay như thế nào mà chỉ đưa ra tàu bay dân dụng là loại  tàu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát.

So với khái niệm quy định tại Luật hàng không dân dụng năm 1991, quy định tại khoản 1 điều 8 thì luật chỉ nói tàu bay gồm máy bay, tầu lượn, khí cầu và những thiết bị bay tương tự khác có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí. Đến luật 2006 quy định rõ hơn tàu bay là thiết bị “được” nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, chứ không phải là “có thể” như luật 1991 quy định nữa. Và cũng có trường hợp ngoại lệ đặt ra ở luật mới là trừ các thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất thì không được coi là tàu bay, còn luật 1991 nói chung chung không đề cập đến vấn đề trên mà chỉ nói là thiết bị bay tương tự khác, “thiết bị bay tương tự khác” ở đây là gì khiến cho người đọc khó hiểu và không phân biệt được thiết bị bay tương tự là những thiết bị như thế nào? Tiêu chuẩn nào để đánh giá nó được coi là tàu bay.

Để hiểu được định nghĩa về tàu bay dân dụng cần chứa đựng 2 yếu tố sau:

  • Yếu tố về “tính chất dân dụng của tàu bay” tức là tàu bay phải là phương tiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện trên các đường bay nội địa và quốc tế
  • Yếu tố về kỹ thuật tức là tàu bay là một thiết bị bay chuyển động trong không trung do sự tác động tương hỗ với không khí. Các thiết bị bay chuyển động khoảng không ngoài phạm vi chịu sức hút trái đất hoặc chuyển động theo quán tính thì không được xem là tàu bay, ví dụ : Tên lửa, vệ tinh, tầu vũ trụ, và các thiết bị bay vũ trụ khác.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Công khai điểm thi của học sinh liệu có trái pháp luật?

Công khai điểm thi lớp 10 là phạm luật

Tồn tại một quy định cấm tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em trong Luật Trẻ em 2016, có hiệu lực ngày 01/6/2017, tức là trước khi các Sở GD&ĐT ở Hà Nội, Đà Nẵng, và TP. Hồ Chí Minh công khai kết quả thi.

Các hành vi bị nghiêm cấm: “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”, Khoản 11, Điều 6, Luật Trẻ em 2016.

Nghị định 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Trẻ em khẳng định “kết quả học tập” là một trong những thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Việc đưa thông tin này của trẻ lên mạng phải có sự đồng ý của phụ huynh và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

Các học sinh, phụ huynh có quyền yêu cầu Sở GD&ĐT, các trường THPT gỡ bỏ điểm thi đã bị công khai trên mạng theo Luật Trẻ em, Điều 36 của Nghị định trên.

Tuy nhiên, điểm thi của học sinh đã bị phát tán khắp nơi trên mạng.Ngoài ra, các trang web, tổng đài điện thoại cũng đang kiếm tiền từ dịch vụ tra cứu điểm thi.

Bên cạnh đưa điểm thi lên mạng, nhiều nơi còn dán bảng điểm của tất cả thí sinh tại các trường. Ảnh: Lize.

Điểm tốt nghiệp trung học phổ thông (cấp 3) có được pháp luật bảo vệ?

Trả lời trên báo Zing, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bùi Văn Ga cho rằng công khai điểm thi tốt nghiệp THPT như hiện nay là đúng theo các quy định của Bộ.

Những thí sinh thi tốt nghiệp THPT đã trên 16 tuổi nên khó áp dụng Luật Trẻ em 2016.

Tuy nhiên, việc cấm công bố kết quả học tập của học sinh là quy định mới trong Luật Trẻ em 2016. Nó cho thấy tinh thần của các nhà làm luật: Công khai kết quả học tập mà chưa được sự đồng ý sẽ ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của trẻ, nên mới cần phải cấm.

Mặt khác, khi sửa đổi Luật Trẻ em 2016, một số nhà làm luật đã đề xuất tuổi của trẻ em nên là dưới 18 tuổi để đảm bảo quyền lợi cho cả học sinh cấp 3. Tuy nhiên, đến khi Quốc hội thông qua luật thì vẫn giữ như cũ, tuổi của trẻ em vẫn được quy định là dưới 16 tuổi.

Chưa có luật không có nghĩa là quyền lợi của học sinh cấp 3 không được đảm bảo.

Điểm thi không phải là một thông tin công cộng. Nó liên quan đến đời sống riêng tư của cá nhân. Một khi học sinh không muốn công khai điểm thi thì phải xem đó là một thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân.

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”, Điều 21, Hiến pháp 2013.

Chưa nói đến việc công khai, Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thu thập, lưu giữ, sử dụng thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, cá nhân phải được người đó đồng ý. Điều luật này còn quy định cơ sở dữ liệu điện tử của cá nhân phải được đảm bảo an toàn và bí mật. Nhưng hiện nay, điểm thi của các học sinh đã xuất hiện khắp nơi trên mạng.

Theo Điều 21 Luật Công nghệ thông tin 2006, việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều luật này quy định ít nhất bên sử dụng phải thông báo cho người đó biết thông tin cá nhân của họ bị sử dụng vào mục đích gì, như thế nào và trong thời gian bao lâu.

Tài liệu tham khảo:

  • Hiến pháp 2013
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)
  • Luật Trẻ em 2016
  • Luật Cộng nghê Thông tin 2016
  • Nghị định 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật trẻ em 2016

Nguồn: trích luatkhoa.org

Công ty Luật Minh Bạch

Tư vấn về chế độ thai sản.

Câu hỏi:

Anh Phạm Hồng Hà ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội có câu hỏi như sau: Vợ tôi vừa sinh con. Vợ chồng tôi cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tôi có được nhận chế độ bảo hiểm không?

Cám ơn Luật sư!

BHXH_2

 Ảnh minh họa  (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Minh Bạch!

Trường hợp của anh, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc như sau:

Nếu vợ anh đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì khi vợ anh sinh con, anh được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp vợ anh không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn được nhận trợ cấp 01 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con (nếu bạn đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con).

Trân trọng!

Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá

Cơ quan thực hiện : Phòng kinh tế và hạ tầng (quận, huyện)

Yêu cầu :

– Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

– Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định.

– Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên.

– Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.

– Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cách thức thực hiện : 

– Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể như sau:

+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

– Công chức tiếp nhận hồ sơ xem xét:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì tiếp nhận, thu phí, viết giấy hẹn và chuyển hồ sơ đến Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì lập phiếu hướng dẫn để bổ sung một lần đầy đủ theo quy định.

– Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành thẩm định hồ sơ và các điều kiện cần thiết để cấp phép và chuyển kết quả đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu từ chối cấp phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do).

Trường hợp qua kiểm tra nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế và Hạ tầng có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.

– Theo thời gian ghi trong phiếu hẹn, Thương nhân xin cấp phép liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nộp lệ phí và nhận kết quả. 

Thành phần hồ sơ :

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế.

– Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá.

 Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:

– Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá.

– Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm).

– Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá. 

Số lượng : 02 bộ 

Thời gian thực hiện : 15 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ

Điều 145 Bộ luật dân sự 2015

Điều 145. Áp dụng cách tính thời hạn

1. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Phân tích:

Tính thời hạn là việc xác định khoảng thời gian theo thời hạn là bao nhiêu. Việc tính thời hạn phải căn cứ vào loại thời hạn (Theo đơn vị thời gian hay theo sự kiện), phải xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hạn theo quy định tại các điều 146, 147, 148 của BLDS năm 2015 và phải tính theo dương lịch nếu không có thỏa thuận nào khác

Thông thường, thời hạn được tính theo quy định của bộ luật này. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, căn cứ vào đối tượng của quan hệ mà các bên có thể thỏa thuận về việc tính thời hạn theo các đơn vị khác nhau. Ví dụ trong hợp đồng thuê khoán quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng lúa hoặc trồng hoa màu, thời hạn được tính theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản (theo mùa, vụ) chứ không thể tính theo các đơn vị được xác định tại khoản 2 điều 144 Bộ luật này

Quy định vè việc áp dụng các tính thời hạn tại điều này có thay đổi so với quy định tại điều 150 BLDS năm 2005 đó là các bên có thể thỏa thuận để tính thời hạn theo lịch âm hoặc lịch dương. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn được tính theo lịch dương

 

Tục “cướp vợ, bắt vợ” và các vấn đề pháp lý liên quan

Ngày 4/2, trên mạng xã hội lan truyền video nhóm thanh niên bắt một cô gái về làm vợ tại ngã ba xã Châu Lộc (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An). Mặc dù cô gái đã gào thét, vùng vẫy nhưng nhóm thanh niên quyết không thả.

  1. Thưa Luật sư, trường hợp “cướp vợ, bắt vợ” mà nhóm thanh niên và người chủ mưu có vi phạm pháp luật không ? nếu vi phạm sẽ đối chiếu với điều luật nào ?
  2. Sự việc trên đã đủ để khởi tố vụ án hay không?
  3. Theo Luật sư, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần làm gì để thức tỉnh, cảnh tỉnh những người có hành vi như trên ?
  4. Được biết, hiện nay rất nhiều địa phương có phong tục “bắt vợ”, nhiều người lợi dụng phong tục để ép các cô gái về làm “vợ”. Vậy theo Luật sư, phong tục này có phù hợp với quy định pháp luật và nếp sống văn minh ngày nay hay không ? Nếu để phong tục này tiếp diễn thì có thể gây nên những hậu quả ra sao, thưa luật sư ?

a

         Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Trong trường hợp này, hành vi “cướp vợ, bắt vợ” mà nhóm thanh niên thực hiện đối với cô gái ở Nghệ An đã có dấu hiệu của tội phạm hình sự. Cụ thể ở đây là tội bắt, giữ, hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 123 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Theo đó:

“Điều 123: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

  1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Đối với người thi hành công vụ;
  6. d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

  1. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

Hành vi của các thanh niên trong clip “bắt vợ” hoàn toàn đủ cấu thành tội phạm.

Thứ nhất, về mặt khách thể tội phạm:

Đây là tội phạm xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân của công dân. Qua clip ta có thể thấy được sự ép buộc phải lên xe máy của nhóm thanh niên đối với cô gái trẻ.

Thứ hai, về mặt khách quan tội phạm:

Mặt khách quan được thể hiện ở hành vi bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật. Trong trường hợp này, nhóm thanh niên là người không có thẩm quyền, chức năng hoạt động nhà nước và cô gái cũng không phải trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang có lệnh truy nã nhưng vì lý do cá nhân (bắt vợ) mà có hành vi bắt người trái phép.

Thứ ba, về chủ thể tội phạm:

Nhóm thanh niên có hành vi “cướp vợ, bắt vợ” (đủ 16 tuổi và có đủ năng lực TNHS).

Thứ tư, mặt chủ quan tội phạm:

Đây là tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp (thể hiện qua hành vi giữ tay chân, ép buộc cô gái lên xe gắn máy).

Như vậy, với hành vi như diễn ra trong clip, nhóm thanh niên đã bắt người trái pháp luật khi có hành vi dùng vũ lực như trói, khóa tay hoặc đe dọa dùng vũ lực buộc cô gái phải lên xe máy đến nơi theo ý chý của họ thì hành vi này hoàn toàn đủ cấu thành tội bắt, giữ, hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 123 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Ngoài ra, nếu hành vi bắt, giữ người trái pháp luật của nhóm thanh niên mà gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho cô gái thì còn có thể truy tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và các tình tiết liên quan khác thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án theo đúng quy định pháp luật.

          * Ý kiến cá nhân về phong tục “bắt vợ, cướp vợ”

Phong tục bắt vợ hay bắt chồng thường diễn ra ở môt số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây được coi là một nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên. Tuy nhiên, với xã hội tiên tiến, văn minh như hiện nay, cá nhân tôi cho rằng, phong tục này chỉ nên được giữ lại theo “hình thức”. Tức là khi tiến hành “bắt vợ, cướp vợ” thì hai bên đã có sự đồng thuận, chỉ coi hành vi này như một nét đẹp nhằm bảo toàn văn hóa và truyền thống của dân tộc.

Phong tục này nếu diễn ra mà không có biểu hiệu thể hiện sự đồng ý của các bên liên quan thì người thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định Điều 123 BLHS hiện hành quy định về hành vi bắt giữ người trái pháp luật  và dẫn tới các hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Hơn thế nữa, hiện nay Luật hôn nhân gia đình cũng đã quy định một cách cụ thể chi tiết về chế độ hôn nhân tại Việt Nam và công dân Việt Nam bất kể tôn giáo, dân tộc phải tuân thủ theo quy định của Luật.

Chính vì thế, chính quyền quản lý các cấp và các ban ngành có thẩm quyền phải tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là cho các dân tộc thiểu số để mọi người có thể hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật. Từ đó loại bỏ và cải tiến một số hủ tục, đảm bảo các nét văn hóa truyền thống được lưu giữ trong khuôn khổ của pháp luật.

Công ty Luật Minh Bạch

Điều 43 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 43, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 43 : Nơi cư trú của vợ, chồng

1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.

 

Thực hiện NVDS liên đới, VD minh họa.

KN : là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, 1 trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Mục đích: buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền được trọn vẹn, kể cả khi có 1 trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Nội dung:

Thứ nhất: người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ NV, nếu 1 trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà những người khác chưa thực hiện, thì quan hệ nghĩa vụ giữa người được thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt. nghĩa là người có nghĩa vụ không những phải thực hiện phần của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khi người đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Thứ 2: nếu 1 người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, thì quan hệ NVDS liên đới giữa những người có nghĩa vụ ( kể cả những người chưa thực hiện ) với những người có quyền được chấm dứt. đồng thời sẽ phát sinh 1 nghĩa vụ hoàn lại trong đó người đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu người chưa thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán phần nghĩa vụ mà người này đã thực hiện thay cho họ.

Thứ 3: nếu người có quyền dân sự đã chỉ định một trong số những người có NVDS thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mà sau đó lại miễn việcc thực hiện cho người đó, thì nghĩa vụ dân sự được chấm dứt toàn bộ. nếu người có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho 1 số người có nghĩa vụ liên đới với riêng phần của họ thì những người khác vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại.

Thứ 4: người có quyền không những có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình, mà còn có quyền yêu cầu bên đó phải thực hiện trước mình phần nghĩa vụ đối với những người có quyền khác.

Thứ 5: người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ cho từng người có quyền, nhưng cũng có thể thực hiện nghiã vụ cho một trong số những người có quyền liên đới. khi NV đc thực hiện xong, dù rằng việc thực hiện đó chỉ cho 1 người có quyền, thì NVDS liên đới vẫn chấm dứt toàn bộ. đồng thời phát sinh 1 nghĩa vụ hoàn lại, trong đó người có quyền nào đã tiếp nhận sự thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán cho những người có quyền khác phần quyền mà mình đã nhận thay họ.

Thứ 6: nếu 1 trong số những người có quyền liên đới miễn cho người có nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình, thì người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đói khác.

Thứ 7: nếu 1 trong số những người có quyền liên đới miễn cho riêng một người trong số những người có nghĩa vụ đối với riêng phần quyền của mình, thì riêng người có nghĩa vụ được miễn không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với phần quyền của người khác đã miễn.

VD:A và B thuê nhà của C. B không có tiền trả thuê nhà .A phải chịu trách nhiệm liên đới và trả đầy đủ tiền cho C.

Xử lý hành vi trộm cắp thiết bị điện, tín hiệu giao thông công cộng

Nhức nhối nạn trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông

Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên xảy ra tình trạng trộm cắp vật tư, linh kiện tại các tủ đèn tín hiệu giao thông. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người tham gia giao thông khi lưu thông qua những nút đèn xảy ra mất cắp.

Trao đổi với phóng viên Kênh VOV Giao thông, ông Phan Nhân Quảng, cán bộ Ban Duy tu, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, trước đây đã có 3-4 lần xảy ra tình trạng mất cắp thiết bị tại tủ đèn tín hiệu. Hiện tượng này lác đác và không dồn dập.

Tuy nhiên, chỉ trong hai tuần gần đây, tủ đèn tín hiệu tại các nút giao thông như ngã tư Thái Thịnh – Yên Lãng và Phan Văn Trường – Trần Quốc Hoàn liên tiếp bị các đối tượng tấn công, lấy cắp cáp tín hiệu.

Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc tại nút giao Phan Văn Trường – Trần Quốc Hoàn xảy ra hôm 25/6 vừa qua. Cụ thể, các đối tượng đã phá cửa tủ, cắt điện nguồn của tủ sau đó bậy nắp hố ga rồi lấy đi gần 200m dây cáp điện.

Theo ông Quảng nhận định, các đối tượng lấy cắp có thể cũng hiểu biết về điện nên mới nắm rõ quy trình như vậy.

Nói về những thiệt hại, cán bộ Ban duy tu cho biết: “Nếu các đối tượng bán phế liệu thì không được bao nhiêu, chỉ khoảng vài trăm nghìn. Bởi nhìn bên ngoài sợi cáp to nhưng bên trong chỉ là những lõi đồng đường kính 1,5mm. Giá thành sản xuất sợi cáp thì lớn nhưng để bán phế liệu thì sẽ rất rẻ”.

Ông Quảng cũng cho biết, việc khắc phục hậu quả của việc mất cắp tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đơn vị thi công thường phải mất từ 4-6 tiếng đồng hồ mới có thể khắc phục được sự cố. Trong khoảng thời gian này, hệ thống đèn tín hiệu giao thông phải tạm dừng hoạt động. Đồng thời chi phí để khắc phục cũng lên tới hàng chục triệu đồng.

Được biết, ngay sau khi phát hiện sự cố mất cáp, sáng ngày 26/6, cán bộ kỹ thuật thuộc công ty Công nghệ ITELCO (đơn vị làm nhiệm vụ duy tu đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn Hà Nội) đã trình báo vụ việc tới Công an phường Dịch Vọng Hậu.

Cơ quan chức năng đã tiếp nhận vụ việc và đang điều tra làm rõ.

Trao đổi với Kênh VOVGT Quốc gia, Luật sư Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch cho biết:

Hệ thống tín hiệu đèn giao thông công cộng được coi là công trình, cơ sở kinh tế – kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng có tầm quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Việc phá hủy, trộm cắp các công trình này không chỉ trực tiếp xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, tài sản của Nhà nước mà còn xâm phạm đến trật tự xã hội, đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.

Trong trường hợp trộm cắp thiết bị, vật tư điện của hệ thống đèn tín hiệu giao thông thì thiệt hại về tài sản có thể không quá lớn nhưng hậu quả cũng những vấn đề gián tiếp gây ra là rất lớn. Cụ thể là vấn đề điều tiết giao thông tại các khu vực xảy ra trộm cắp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không có cảnh sát giao thông tại các điểm này khi hệ thống đèn tín hiệu giao thông không hoạt động khả năng cao sẽ xảy ra ùn tắc, hỗn loạn khi mà ý thức của người tham gia giao thông vẫn là vấn nạn lớn.

Như vậy, hậu của mà hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông gây ra là rất lớn, rất nghiêm trọng.

Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông có thể bị xác định vào tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia được quy định cụ thể tại Điều 303 Bộ luật hình sự năm 2015 và có thể bị xử lý hình sự.

Theo đó, bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, có dấu hiệu cấu thành tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia có thể bị xử lý theo ba khung hình phạt.

Khung hình phạt thứ nhất: phạt tù từ 01 đến 05 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.

Khung hình phạt thứ hai: quy định phạt tù từ 03 năm đến 12 năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt thứ ba: quy định hình phạt tù từ 10 đến tù chung thân nếu thực hiện hành vi có tổ chức hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế.

Trong trường hợp hành vi trộm cắp thiết bị điện, đèn tín hiệu giao thông mà thiệt hại không lớn thì người thực hiện hành vi trộm cắp sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 163/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Vụ cướp bánh mì: hai thiếu niên được miễn truy cứu TNHS

Vụ cướp bánh mì: hai thiếu niên được miễn truy cứu TNHS

cuopbanhmi

Ảnh internet

Ngày 15/9, Tòa Gia đình và người chưa thành niên – TAND TP HCM xử phúc thẩm, chấp nhận quan điểm của VKS và luật sư bào chữa, tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho Ôn Thành Tân (ngụ quận 9), Nguyễn Hoàng Tuấn (18 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) về tội Cướp giật tài sản.

Theo HĐXX, hành vi của Tân và Tuấn đã cấu thành tội Cướp giật tài sản. Tuy nhiên, khi phạm tội hai bị cáo chưa thành niên, chưa nhận thức đầy đủ hành vi của mình; giá trị tài sản không lớn, động cơ phạm tội vì đói, tính nguy hiểm không cao… “Việc miễn trách nhiệm hình sự là thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, chứ không phải lỗi oan sai của cơ quan tố tụng”, bản án nêu.

HĐXX tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho hai thiếu niên.

Đại diện VKS và cả luật sư của các bị cáo đều nhận định “hành vi của Tân và Tuấn đã cấu thành tội Cướp giật tài sản” nhưng 2 bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị HĐXX miễn trách nhiệm hình sự.

Theo án sơ thẩm, trong thời gian tại ngoại để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản, Tuấn bỏ nhà đi lang thang. Khuya 17/10/2015, Tuấn gặp Tân, cả hai cùng chơi Internet đến sáng rồi rủ nhau đến nhà hàng ở quận Thủ Đức kiếm việc làm.

Trên đường đi cả hai đói bụng, không còn tiền nên bàn cách vờ hỏi mua đồ ăn rồi bỏ chạy. Trưa hôm đó, Tân chở Tuấn đến tiệm tạp hóa trên đường Tô Vĩnh Diện (quận Thủ Đức) hỏi mua bịch chuối sấy, ổ bánh mì ngọt và 3 bịch me. Chủ quán bỏ vào túi đưa cho Tuấn thì cậu ta giật phăng rồi tăng ga bỏ chạy. Cả hai bị người dân đuổi bắt giao công an. Số hàng bị cướp có giá trị 45.000 đồng.

Lúc thực hiện hành vi, hai thiếu niên này mới 17 tuổi. VKSND quận Thủ Đức đã truy tố các bị cáo về tội Cướp giật tài sản với khung hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù. TAND cùng cấp sau đó trả hồ sơ điều tra thêm. Hồi cuối tháng 7, TAND quận Thủ Đức tuyên phạt Tân và Tuấn 8-10 tháng tù về tội Cướp giật tài sản.

TAND Tối cao sau đó chỉ đạo các cơ quan tố tụng TP HCM xem xét lại toàn bộ vụ án, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. VKSND TP HCM ra kháng nghị, luật sư và người đại diện cho các bị cáo cũng kháng cáo xin miễn trách nhiệm hình sự.

Quy định về nồng độ cồn tối thiểu khi tham gia giao thông

Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm hành vi “điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở…”.

 Với người điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng thì chỉ cần xác định là trong máu có nồng độ cồn, không quy định nồng độ cồn tối thiểu là bao nhiêu sẽ bị nghiêm cấm.

Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì nồng độ cồn trong máu không được vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/lít khí thở.

1-canhsatgiaothong

Ảnh minh họa

CÁC TRƯỜNG HỢP XÉT NGHIỆM NỒNG ĐỘ CỒN

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2014/ TTLT-BYT-BCA quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu bao gồm:

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành.

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể quy định các mức phạt đối với hành vi vượt quá nồng độ cồn cho phép như sau:

a) Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP):

– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở chịu mức phạt 2-3 triệu đồng. Tước bằng lái xe 1-3 tháng.

– Vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/lít khí thở thì bị phạt 7-8 triệu đồng. Tước bằng lái xe 3-5 tháng.

– Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở sẽ bị phạt 16-18 triệu đồng. Tước bằng lái xe 4-6 tháng.

b) Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP):

– Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng với người điều khiển xe thực hiện một trong các vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng.

Cảnh sát giao thông xử phạt chủ yếu dựa trên việc đo nồng độ cồn trong hơi thở. Với nồng độ cồn trong máu vì phức tạp hơn nên chỉ xét nghiệm khi có đủ các yếu tố theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Thủ tục đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân

Cơ quan thực hiện : Sở tư pháp 

Yêu cầu : 

Những người sau đây không được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân:

– Không đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật phá sản gồm:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

+ Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

– Thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật Phá sản gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

– Người đang bị cấm hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực.

Cách thức thực hiện : 

Người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp và nộp lệ phí đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp thì xuất trình bản chính chứng chỉ hành nghề Quản tài viên để đối chiếu.

Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Thành phần hồ sơ : 

– Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân.

– Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Trong trường hợp cần thiết, người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp Phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của Sở Tư pháp.

Thời hạn giải quyết : 

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và thông báo bằng văn bản cho người đó; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Sở Tư pháp gửi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho Bộ Tư pháp.

Điều 173 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Điều 173. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

 


Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật