Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Không thu hồi thẻ bảo hiểm y tế khi người lao động nghỉ việc

Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Công văn 2533/BHXH-QLT ngày 18/10/2016 của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) thành phố Hồ Chí Minh

Theo đó, khi có phát sinh giảm người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH ngay trong tháng đó; nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng thì phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết tháng đó.

Đồng thời, cơ quan BHXH sẽ không thu hồi thẻ BHYT các trường hợp báo giảm

Ngoài ra, các đơn vị sử dụng lao động cần lưu ý những nội dung sau đây:

(i) Thực hiện báo giảm qua hệ thống giao dịch điện tử để xác định ngày báo giảm nêu trên. Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì ngày báo giảm tính từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ.

(ii) Thông báo cho người lao động thôi việc nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khác thì đăng ký ngay tham gia BHYT theo hộ gia đình nhằm đảm bảo quyền lợi tham gia BHYT 05 năm liên tục.

(iii) Trường hợp người lao động báo giảm đang mắc bệnh mãn tính, hiểm nghèo có yêu cầu đóng hết giá trị thẻ còn lại để khám chữa bệnh trong khi chờ tham gia BHYT theo hộ gia đình thì cơ quan BHXH thực hiện theo yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động.

Công văn này có hiệu lực kể từ ngày 18/10/2016 và bãi bỏ Khoản 1 của Công văn 1989/BHXH-QLT ngày 09/8/2016.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 42/2016/QĐ-TTg sửa đổi Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 72/2007/QĐ-TTg ngày 23/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong Quân đội.

Theo Quyết định số 42/2016/QĐ-TTg, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán thuộc Toàn án quân sự các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên thuộc Thanh tra quốc phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát quân sự Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra hình sự, cơ quan an ninh điều tra các cấp; Chấp hành viên thuộc cơ quan Thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân và Bộ Tổng Tham mưu được hưởng mức phụ cấp 15%.

Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với Kiểm tra viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Thẩm tra viên và Thư ký tòa án thuộc Tòa án quân sự các cấp; Thẩm tra viên thi hành án thuộc Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án thuộc cơ quan Thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân, Bộ Tổng Tham mưu.

Mức phụ cấp đặc thù quy định trên được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Quyết định 42/2016/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/11/2016. Chế độ phụ cấp đặc thù quy định tại Quyết định này được tính hưởng kể từ ngày 1/1/2016.

Cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt tiền qua điện thoại, mạng xã hội

Gần đây, điện thoại của bạn thường xuyên nhận được những tin nhắn mời chào, thông báo quý khách hàng đã có cơ hội trúng thưởng xe SH, hay iphone 6..v.v từ những số máy lạ hoặc số máy tổng đài, đó là hình thức mà các đối tượng này giả mạo số điện thoại của các cơ quan chức năng như công an, tòa án, hải quan, bưu điện, viện kiểm sát, cơ quan thu tiền điện, điện thoại, thậm chí giả mạo nhân viên ngân hàng… thông báo đến người dân các thông tin như trúng thưởng, được nhận quà tặng có giá trị lớn từ nước ngoà; thông báo việc đứng tên các số điện thoại, thuê bao nào đó hiện chưa thanh toán tiền cước; hoặc bản thân hay người thân của những người này đang liên quan đến một số vụ án, tố tụng, tranh chấp đang được điều tra hay thụ lý; hay đang được tòa án, viện kiểm sát, công an điều tra và xử lý… và số tiền trong tài khoản của người bị hại có liên quan đến các vụ việc đang được điều tra, làm rõ… Sau đó, các đối tượng này yêu cầu người bị hại chuyển tiền ngay vào tài khoản nào đó để làm thủ tục nhận quà tặng, hoặc để làm thủ tục điều tra, xác minh… 

Ví dụ như trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội từ tháng 11-2016 đến tháng 5-2017 đã xảy ra 26 vụ việc bị lừa đảo như trên, với số tiền của nhiều vụ bị chiếm đoạt lên tới nhiều tỉ đồng. Nhiều vụ án do các ổ tội phạm thực hiện có sự câu kết nhiều đối tượng trong nước với người nước ngoài.Cơ quan công an cũng đề nghị các ngân hàng tăng cường kiểm tra, giám sát các đối tượng đến mở nhiều tài khoản hay mở thêm tài khoản tại ngân hàng; thông báo đến nhân viên ngân hàng và khách hàng về hình thức lừa đảo này.Khi khách hàng phát hiện mình bị lừa, đề nghị ngân hàng hướng dẫn trình báo cơ quan công an nơi gần nhất và phong tỏa ngay các tài khoản đáng ngờ.Theo lời kể của một nhân viên ngân hàng, mới đây chị H. ở quận Đống Đa, Hà Nội nhận được cuộc gọi điện thoại vào máy điện thoại cố định cho biết anh trai chị, hiện đi làm ở nước ngoài, bị liên quan đến vụ án điều tra sai phạm trong làm ăn kinh doanh, đề nghị chị chuyển ngay 800 triệu đồng vào 3 tài khoản tại ba ngân hàng khác nhau thì anh trai chị mới không bị bắt. Người gọi điện kể hết thông tin về gia đình chị, tên người trong nhà, hiện làm gì, ở đâu và biết nhà chị có tiền đang gửi trong ngân hàng. Vì quá hoảng sợ, chị đi chuyển ngay số tiền như người kia yêu cầu. Sau đó, khi bình tĩnh lại báo cho nhân viên ngân hàng thì quá muộn, tài khoản nhận tiền đã bị rút hết tiền và bị đóng.

Rất nhiều người gần đây còn hay nhận được những tin nhắn qua Facebook từ tài khoản của người quen nhờ mua thẻ cào số lượng lớn, hay các cuộc gọi giả danh công ty điện thoại, điện, nước đề nghị thanh toán tiền điện, nước còn nợ nếu không sẽ cắt điện, nước, internet… hoặc các tin nhắn qua Zalo, điện thoại di động với các nội dung như trên. Những người bị hại, tin lời tội phạm thực hiện hành vi chuyển tiền đa số là người ít kinh nghiệm va chạm xã hội hay làm việc tại nhà, người lớn tuổi, người có tài khoản tiền gửi tiết kiệm.

Chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đưa đón cán bộ

Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1997/QĐ-BTC quy định chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đưa đón cán bộ từ nơi ở đến nơi làm việc.

vbmoi

Theo đó, mức khoán kinh phí (đồng/tháng) đối với chức danh Thứ trưởng, chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (Tổng cục trưởng và tương đương) thuộc Bộ Tài chính được xác định như sau:

Mức khoán = Đơn giá khoán x Số km khoán x 02 lượt x Số ngày làm việc của tháng

Trong đó:

– Đơn giá khoán (đồng/km) được xác định theo mức giá của các hãng xe taxi (loại 4 chỗ ngồi) phổ biến trên thị trường;

– Số km khoán là khoảng cách thực tế từ nơi ở đến nơi làm việc;

– Số lượt đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày: 02 lượt (đi và về);

– Số ngày làm việc của tháng theo quy định của Bộ Luật Lao động (22 ngày).

 

Quyết định 1997/QĐ-BTC có hiệu lực từ ngày 01/10/2016.

Ai chịu trách nhiệm khi biển quảng cáo ngoài trời đổ gây chết người?

Hiện nay xã hội phát triển, việc quảng cáo thương hiệu, hàng hóa, dịch vụ là phổ biến, với những tấm biển quảng cáo diện tích lớn nhỏ đều xuất hiện mọi nơi. ở mặt bằng nhà dân, ở bên đường. Quy hoạch đặt biển quảng cáo lớn cũng cần có giấy phép. Nhưng cũng không ít biển quảng cáo ngoài trời, mang diện tích lớn, kết cấu xây dựng lâu năm gây đổ gãy sập vào nhà dân và người đi đường? Vậy cơ quan nào hay ai là người chịu trách nhiệm trong trường hợp này? 

Biển quảng cáo ở TP Hồ Chí Minh đổ sập vào nhà dân 

Theo quy định tại BLDS 2015, trường hợp bảng quảng cáo ngã đè trúng người gây thiệt mạng, thiệt hại về tài sản, căn cứ khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hại thì chủ sở hữu, đơn vị quản lý các biển quảng cáo này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Cụ thể, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh.

Tuy nhiên, nếu thiệt hại phát sinh khi bảng quảng cáo ngã, đổ trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, bão, lũ) thì chủ sở hữu, đơn vị quản lý các bảng quảng cáo không phải bồi thường: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Tuy nhiên phải chứng minh sự kiện đó là sự kiện bất khả kháng.

Trường hợp bảng quảng cáo gãy, đổ do lỗi kết cấu, không kiểm soát chất lượng, không duy tu bảo dưỡng của chủ sở hữu, đơn vị quản lý thì tùy vào mức độ, những người liên quan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ở đây cần lưu ý, gió bão là hiện tượng tự nhiên và được xem là thiên tai nên thường được xếp vào trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vật hư hỏng, ngã đổ do bão gió đều được xem là bất khả kháng để loại trừ trách nhiệm của đơn vị quản lý, sở hữu đối với vật gây ra thiệt hại đó.

Khi dựng bảng quảng cáo ngoài trời thì đơn vị quản lý, thi công, chủ sở hữu đều phải tuân thủ nguyên tắc về đảm bảo an toàn trong giới hạn của thiên tai, cụ thể là bảng quảng cáo đó chịu được gió cấp bao nhiêu.

Chỉ khi vượt quá mức độ quy định thì mới được xem là bất khả kháng. Còn nếu chỉ là gió thông thường mà đã ngã đổ thì vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật từ hành chính, dân sự cho đến hình sự.

Các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân gây ra hậu quả, có phải là do làm cẩu thả, chất lượng kém mới ra hậu quả đổ bảng quảng cáo làm chết người hay không? Phải xem xét trách nhiệm chứ không thể không có trách nhiệm. Về dân sự, chủ quảng cáo phải chịu trách nhiệm đền cho bị hại.

Còn hình sự thì phải xem xét đối với đơn vị thực hiện quảng cáo đó. Nếu thấy lỗi nặng do cơ sở quảng cáo hoặc do cơ quan thuê làm quảng cáo phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trước hết phải có trách nhiệm dân sự sau đó cơ quan điều tra sẽ xem trách nhiệm hình sự sau bởi vì mạng người là khả xâm phạm, vô giá. Cần phải gióng lên hồi chuông về công tác quản lý các quảng cáo ngoài trời bởi vì hiện nay rất nhiều quảng cáo ngoài trời làm rất thô sơ có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào, chưa kể là nhiều quảng cáo nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.

 

Chế độ nghỉ phép đặc biệt đối với quân nhân

Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có hiệu lực từ ngày 08/10/2016.

sohanghiavuquansu2-8dae9

Ảnh minh họa

Theo đó, ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép đặc biệt không quá 10 ngày trong những trường hợp sau:

– Kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.

– Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ; bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết hoặc đau ốm nặng, tai nạn phải điều trị dài ngày tại các cơ sở y tế.

– Gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra.

Xử lý tội trốn thuế theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015

Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo pháp luật của mỗi người dân với đất nước được sử dụng như chi phí đóng góp vì lợi ích chung của toàn dân cư như xây dựng đường xá, cầu cống, nhà thương, trường học…Bất kì một quốc gia nào tại bất kì thể chế chính trị nào cũng cần phải xây dựng một hệ thống thuế khoán hoàn chỉnh và hợp lý bởi vai trò đặc biệt quan trọng của thuế : là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất xã hội vào ngân sách Nhà nước; công cụ điều tiết vĩ mô Nhà nước đối với nên kinh tế  và đời sống xã hội; góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Đóng thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm bắt buộc của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Hành vi trốn thuế có thể bị xem như tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của đất nước.

Điều 200 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 47 điều 1 Luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017 quy định về tội trốn thuế cụ thể như sau:

Tội trốn thuế theo quy định pháp luật

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

h) Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;

i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  4. c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

  1. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  3. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

    b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

    c) Phạm tội thuộc trường đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

    đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội danh nào? 

Hình phạt đối với pháp nhân phạm tội buôn lậu

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 87 Bộ luật dân sự 2015

Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều chỉnh ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Câu hỏi:

Công ty tôi là công ty 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư là cá nhân, hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư do Ban quản lý khu kinh tế Tỉnh Long An chứng nhận lần đầu năm 2013, chứng nhận thay đổi lần thứ 01 năm 2014.

Ngành nghề kinh doanh bao gồm: In ấn và sản xuất chi tiết máy lụa. Hiện nay do nhu cầu mở rộng phát triển kinh doanh nên công ty chúng tôi có nhu cầu bổ sung các ngành nghề nhập khẩu, xuất khẩu, bán trực tiếp các mặt hàng linh kiện phục vụ in ấn.

Mong luật sư của Công ty Luật Minh Bạch tư vấn giúp những thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề nêu trên. Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn đầu tư của Công ty Luật Minh Bạch

Trả lời:

Chào quý công ty, cảm ơn quý công ty đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Bạch. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1/ Cơ sở pháp lý:

Luật Đầu tư năm 2014

Luật Doanh nghiệp năm 2014

2/ Luật sư tư vấn:

Do ngành nghề kinh doanh của Công ty chỉ là In ấn và sản xuất chi tiết máy in lụa nên Công ty có quyền nhập khẩu, xuất khẩu và bán các mặt hàng cho Công ty sản xuất ra. Tuy nhiên, Công ty không có quyền nhập khẩu các mặt hàng linh kiện phục vụ in ấn không thông qua khâu sản xuất để phân phối trực tiếp ra thị trường. Nếu Công ty thực hiện việc này là trái phép bởi vì trái với ngành nghề đã đăng ký và đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên Công ty phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh mới có thể tiếp tục thực hiện mở rộng mục tiêu và quy mô đầu tư.

Các thủ tục cần thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định hiện nay, ngành nghề kinh doanh là một thông tin được hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư . Trước khi tiến hành thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do trước đó Công ty được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư cũ nên Công ty phải thực hiện thủ tục tách thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  2. Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  3. Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  4. Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư
  5. Tài liệu quy định tại các điểm b,c,d, đ và e khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2014 liên quan đến các nội dung điều chỉnh

Thời gian thực hiện: Thông thường mất khoảng 15 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ, Sở kế hoạch đầu tư cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới

Bước 2: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Khi doanh nghiệp có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  2. Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  3. Biên bản họp về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (đối với công ty TNHH và công ty Cổ phần)
  4. Tài liệu khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

– Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định

– Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề doanh nghiệp nộp kèm bản sao chứng chỉ hành nghề và giấy tờ tùy thân

Thời gian thực hiện:

Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên thực tế tầm từ 5-10 ngày

Trường hợp áp dụng Kết quả nhận được
Trước khi thay đổi doanh nghiệp sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ trước 01/07/2015, ngành nghề kinh doanh chưa được mã hóa theo mã ngành cấp 4 – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mẫu mới (không hiển thị ngành nghề)

– Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (hiển thị danh sách ngành nghề)

Trước khi thay đổi doanh nghiệp đang sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới sau ngày 01/07/2015 – Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (không hiển thị ngành nghề)

 

Bước 3: Xin Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  2. Bảng mã HS;
  3. Bản giải trình đáp ứng điều kiện thuế;
  4. Bản giải trình đáp ứng điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa;

Thời gian thực hiện: Luật quy định thời gian 10 ngày làm việc trong trường hợp không phải xin ý kiến Bộ Công Thương. Trường hợp xin ý kiến Bộ Công Thương và các ban ngành liên quan thì thời gian là 28 ngày làm việc. Tuy nhiên trên thực tế tiến độ giải quyết của cơ quan Nhà nước thường lâu hơn so với dự kiến

 

 

Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo Bộ Luật Hình sự 2015

Thị trường mở cửa hiện nay giúp hàng hóa được lưu thông dễ dàng, các mặt hàng nội ngoại cũng trở nên đa dạng với các mức giá cạnh tranh giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, mặt trái của việc tự do kinh tế thị trường là tạo cơ hội cho việc sản xuất buôn bán hàng nhái, hàng kém chất lượng phát triển, chà đạp lên lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng để thu về nguồn lợi bất chính.

Quy định xử lý hành vi phạm tôi sản xuất buôn bán hàng giả được ghi nhận rất rõ ràng và cụ thể tại Điều 192 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 như sau:

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

  1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

 

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    g) Làm chết người;

    h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    l) Buôn bán qua biên giới;

 

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

    c) Làm chết 02 người trở lên;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”;

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;”.

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

 

Nghị định số 168/2017/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

Mục lục bài viết

Nghị định số 168/2017/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

(more…)

Điều 93 Bộ luật dân sự 2015

Điều 93. Giải thể pháp nhân

1. Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Theo quy định của điều lệ;

b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật