Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

“lái xe muốn đâm chết hẳn để tránh trách nhiệm trợ chấp tàn tật cho nạn nhân” trách nhiệm pháp lý và bồi thường?

Câu hỏi:

Từ một số vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra, nhiều người đã đặt ra câu hỏi là phải chăng đang có kẽ hở về mặt luật pháp khiến lái xe muốn đâm chết hẳn nạn nhân để tránh trách nhiệm phải trợ cấp tàn tật cho nạn nhân lâu dài…  Để hạn chế những vụ tai nạn không đáng có vì những hành động thiếu hiểu biết, vô ý thức của người dân, và thậm chí là của cơ quan, đơn vị, theo Luật sư cần có những thay đổi như thế nào về mặt luật pháp?

Người gửi câu hỏi: N.A.H – Hoài Đức – Hà Nội.

rủi ro mua xe

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Với thực tế làm nghề của tôi thì tôi không cho là có trường hợp người “lái xe muốn đâm chết hẳn nạn nhân để tránh trách nhiệm trợ chấp tàn tật cho nạn nhân lâu dài” như một số thông tin mà dư luận hay báo chí đã đưa trong thời gian vừa qua. Tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu về tâm lý tội phạm, cũng như tiếp xúc trực tiếp khá nhiều người đã từng gây ra tai nạn nghiêm trọng dẫn đến hậu quả chết người thì mọi người đều phân tích rằng, trong lúc đó, do sự hoảng loạn tâm lý vì gây ra tai nạn nghiêm trọng nên dẫn đến mất kiểm soát về mặt hành vi và thực hiện một số thao tác điều khiển phương tiện giao thông không chuẩn và hậu quả có thể làm nặng hơn tình trạng của người bị nạn, chứ họ hoàn toàn không có ý muốn cố tình gây ra cái chết cho nạn nhân. Bởi với người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là những người chuyên làm vận tải thì việc gây ra tai nạn chết người sẽ để lại những hậu quả rất lớn về mặt pháp lý, tài chính cũng như tâm lý của những người chủ xe cũng như lái xe.

Còn về mặt pháp lý thì nếu trường hợp gây tai nạn chết người với lỗi vô ý thì người lái xe chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Còn trong trường hợp cơ quan điều tra xác định được người điều khiển phương tiện cố tình đâm chết nạn nhân để tránh phải trợ cấp thì rất có thể sẽ bị chuyển tội danh thành tội Giết người với tình tiết tăng nặng là vì động cơ đê hèn và mức hình phạt của hành vi này cao nhất là tử hình.

Tôi thiết nghĩ, để hạn chế và tiến tới ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm nêu trên thì chúng ta phải tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến từng người dân bởi những hành vi vi phạm pháp luật nêu trên thường xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc nhận biết pháp luật còn hạn chế. Kết hợp với các biện pháp phát thanh trên loa truyền thanh, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí thì các cơ quan tư pháp có thể thực hiện thông qua hình thức các phiên tòa giả định hay tổ chức các phiên tòa lưu động, xét xử các bị cáo ngay tại địa điểm thường xuyên xảy ra các vụ việc trên để người dân có thể nhận thức sâu hơn về pháp luật, cũng như thấy được hậu quả pháp lý do những hành vi tưởng chừng vô hại của mình gây ra.

Ngoài ra, chúng ta cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với các hoạt động xây dựng dễ gây ra nguy hiểm cho những người xung quanh. Sử dụng các biện pháp buộc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn trong thi công công trình. Buộc đơn vị thi công phải tính chi phí về bảo đảm an toàn lao động, an toàn thi công vào dự toán công trình và thành lập các tổ, đội được đào tạo, tập huấn trong vấn đề an toàn lao động để dành riêng cho việc đảm bảo an toàn khi thi công công trình. Trong trường hợp có các vi phạm phát sinh thì phải ngay lập tức phải được xử lý một cách quyết liệt và thích đáng. Trong trường hợp có dấu hiệu của tội phạm thì các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng khởi tố vụ án, khởi tố bị can để làm rõ hành vi phạm tội và có các biện pháp xử lý đủ sức răn đe và giáo dục để làm gương cho người khác.

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Bổ sung án Tham nhũng vào việc Thi hành án trọng điểm.

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS của Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự quy định về tiêu chí xác định việc THA dân sự trọng điểm.

thamnhung

 

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các tiêu chí mới để xác định việc THA dân sự trọng điểm như sau:

– Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

– Bản án, Quyết định vụ việc cạnh tranh mà cơ quan THA dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời hoặc có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.

– Các việc THA dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan THA dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc THA dân sự trọng điểm.

 

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS có hiệu lực từ ngày 29/8/2016 và thay thế cho Quyết định 813/QĐ-TCTHADS.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân sử dụng đất

Yêu cầu:

Không tranh chấp + không cầm cố, thế chấp bất cứ dưới hình thức nào + không thuộc diện phong toả theo quy định của pháp luật.

Cơ quan trực tiếp thực hiện: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận huyện

Cách thức thực hiện : Hồ sơ được tiếp nhận tai Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND-UBND quận

Thành phần hồ sơ :

– Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất đã được công chứng chứng thực.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định

– Trang bổ sung giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dùng cho trường hợp những giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trang bổ sung

– Đơn xin đăng ký biến động về sử dụng đất theo mẫu 14/ĐK

– Mẫu số 01-05/LPTB;

– Mẫu số 01-05/CQSDĐ nay mẫu số 11/KK-TNCN, thay cho mẫu số 01-05/CQSDĐ)

– Văn bản uỷ quyền (nếu có) dùng cho trường hợp cá nhân đi làm thay

Thời gian thực hiện : 10 ngày làm việc, tính đến ngày giao thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính và kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

 

Thủ tục thay đổi tên chi nhánh của công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố

Yêu cầu : Không trùng tên với các chi nhánh của công ty khác và theo quy định của pháp luật 

Thành phần hồ sơ : 

  • Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên của chi nhánh 
  • Quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên chi nhánh 
  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh 
  •  Giấy đề nghị bổ sung cập nhât thông tin đăng ký 
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty đi nộp hồ sơ 
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đi nộp hồ sơ 

Số lượng hồ sơ : 1 bộ

Thời gian thực hiện : Sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 

Sau khi đổi tên chi nhánh, tiến hành khắc dấu và thông báo thay đổi sử dụng mẫu con dấu lên thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được tư vấn và hỗ trợ 

Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều kiện dự thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước

Vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ký Quyết định 1731/QĐ-KTNN về việc ban hành Quy chế thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước.

Theo đó, người dự thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước phải có đủ các điều kiện sau:

– Đáp ứng các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước;

– Được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi ngạch Kiểm toán viên;

– Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;

– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm toán viên nhà nước sẽ đảm nhiệm;

– Có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch Kiểm toán viên nhà nước dự kiến thi;

– Được thủ trưởng đơn vị đang quản lý trực tiếp cử tham dự kỳ thi;

– Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.

Quyết định 1731/QĐ-KTNN có hiệu lực kể từ ngày 13/10/2016.

Đối tượng buộc phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro môi trường

Thông tư 86/2016/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường theo Nghị định 19/2015/NĐ-CP được ban hành ngày 20/6/2016. Theo đó:

rr

Ảnh minh họa

– Đối tượng phải lập Quỹ là tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau đây:

+ Hoạt động dầu khí;

+ Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu;

+ Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ các hàng hóa nguy hiểm khi hoạt động trong vùng cảng biển, vùng biển Việt Nam;

+ Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;

– Mức trích lập: Trích lập từ 0,5% doanh thu thuần năm về bán hàng và cung cấp dịch vụ đối với các hoạt động trên, nếu số dư của Quỹ bằng 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không tiếp tục thực hiện trích lập.

– Không sử dụng Quỹ để phòng ngừa, khắc phục, bù đắp các sự cố về môi trường được gây ra bởi lỗi chủ quan, cố tình vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Thông tư 86/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/8/2016.

 

Thủ tục Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : 

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…)

Thành phần hồ sơ:

1. Đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Quyết định của Hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
c) Biên bản của Hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
d) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty.

2. Đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
c) Biên bản của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
d) Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật dự kiến thay thế.

Kèm theo những giấy tờ trên thì cần chuẩn bị :

  • Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.)

Thời gian thực hiện : 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn 

 

Thủ tục nhận chuyển nhượng, tặng cho doanh nghiệp tư nhân

 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất  nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

– Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, khi quyết định chuyển nhượng tặng cho toàn quyền do chủ doanh nghiệp tư nhân làm chủ

  • MBLAW là sẽ tư vấn trực tiếp cho khách hàng và thực hiện soạn thảo hồ sơ
  • Sau đó sẽ thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
  • Khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho viêc thực hiện thủ tục chuyển nhượng, tặng cho theo đúng quy định của pháp luật

Thành phần hồ sơ bao gồm : 

1.Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục II-3, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT) 
2,Bản sao chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân mới ( người đc tặng cho hoặc chuyển nhượng)

3.Hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng và văn bản chứng minh việc hoàn tất  việc chuyển nhượng hoặc mua bán ( Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh  lý hợp đồng chuyền nhượng ) 
4. Điều lệ hoặc nội quy của doanh nghiệp tư nhân sau khi sửa đổi chủ sở hữu mới 

 5.Nếu ko phải chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân ( chủ sở hữu cũ) đi nộp hồ sơ thì cần văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và bản sao chứng thực  cá nhân của người đi nộp hồ sơ

Thời gian thực hiện : Sau 5 ngày nếu hồ sơ hợp lệ 

Mọi thắc mắc liên hệ qua hotline 19006232 để được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Điều 106 Bộ luật dân sự 2015

Điều 106. Đăng ký tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

QUAN ĐIỂM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CHỈ THỊ CÁCH LY TOÀN XÃ HỘI TRONG VÒNG 15 NGÀY VÀ QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DỊCH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Tính đến buổi chiều ngày 31/03/2020, số người dương tính với dịch bệnh Covid tại Việt Nam đã lên đến con số trên 200 người. Có thể thấy số người nhiễm bệnh vẫn tăng theo theo từng ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Vì vậy, ngay trong ngày 31/03/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch Covid 19. Qua đó, chỉ đạo hạn chế di chuyển, cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ ngày 01/04/2020.

Đây là Chỉ thị thứ 07 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc chỉ đạo các biện pháp phòng, chống nhằm đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 kể từ ngày 28/01/2020. Các chỉ thị trước đó đã được ban hành bao gồm:

– Ngày 28/1/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra;

– Ngày 31/01/2020, Chỉ thị số 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra;

– Ngày 25/02/2020, Chỉ thị 10/CT-TTg về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid 19;

– Ngày 04/03/2020, Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn của sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid 19;

– Ngày 11/03/2020, Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid 19 trong tình hình mới;

– Ngày 27/03/2020, Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid 19;

Theo quy định, những chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo nhiệm vụ của Chính phủ đã được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước”.

Việc liên tục ban hành những chỉ đạo sát sao, khẩn trương của Chính phủ và các Bộ ban ngành cho thấy sự quyết liệt, quyết tâm của họ trong việc đẩy lùi dịch bệnh truyền nhiễm Covid 19 lớn đến mức nào.

Cũng căn cứ theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đối với dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A như Covid 19, chỉ cần có ít nhất một trường hợp người bệnh được chẩn đoán xác định dương tính là đã đủ điều kiện để Bộ Y tế công bố dịch. Trong trường hợp dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người thì Bộ Y tế sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố dịch.

Theo thông tin mới nhất, trưa ngày 01/04/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Tờ trình số 525/TTr-BYT ngày 31/03/2020.

Tại điều 01 của Quyết định này nêu rõ tên gọi của dịch bệnh, thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh; tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật.

Việc đưa ra quyết định công bố dịch cũng là hành động cụ thể hóa Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng mới ban hành ngay ngày 31/03/2020, có hiệu lực kể từ 00 giờ ngày 01/04/2020 về chỉ đạo cách ly toàn xã hội trong thời gian 15 ngày.

Quyết định được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh tới đời sống kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.

Ngoài ra, hành động trên cũng cho thấy sự khẩn trương, nghiêm túc và nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy lùi dịch bệnh Covid 19, nhằm đưa nền kinh tế đất nước quay trở lại quỹ đạo phát triển vốn có, giúp người dân quay trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian sớm nhất.

Theo như phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid 19 thì ông đề nghị các Bộ ban ngành cũng như người dân phải kỷ luật, quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đẩy lùi dịch bệnh và phải quyết tâm để không có đến 1.000 ca nhiễm Covid 19 ở Việt Nam.

Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, thì khả năng cao trong thời gian sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch bệnh giống như Mỹ, Italy, Thái Lan, Indonesia và các nước chịu ảnh hưởng nặng nề khác.

Nếu trường hợp này xảy ra, có thể Chính phủ và các Bộ ban ngành sẽ có thể đưa ra các biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ hơn trong việc phòng, chống dịch bệnh. Điều này sẽ vô tình khiến cuộc sống của người dân có thể chịu ảnh hưởng và chịu nhiều bất tiện hơn.

Trong giai đoạn cao điểm tòa quốc chống dịch này, các cá nhân, cơ sở kinh doanh dịch vụ có vi phạm quy định về phòng, chống dịch, không thực hiện đúng chỉ đạo gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Về xử phạt vi phạm hành chính

Với cơ sở kinh doanh:

– Vẫn tiến hành hoạt động khi đã có quyết định đình chỉ kinh doanh. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.

– Tăng giá bán khẩu trang, nước rửa tay: Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng, đồng thời buộc nộp ngân sách nhà nước phần thu lợi bất chính. Căn cứ pháp lý: Điểu 17 Nghị định 109/2013.

Với cá nhân:

– Hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng. Không đeo khẩu trang dù là quên, vô ý hay vì bất kỳ lý do nào khác thì pháp luật bắt buộc phải biết và chấp hành giống như khi tham gia giao thông vậy. Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 1, Điều 11 Nghị định 176/2013.

– Hành vi không khai báo, khai báo gian dối bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng. Căn cứ pháp lý: Điểm a, khoản 2, Điều 11 Nghị định 176/2013.

– Hành vi trốn khỏi khu cách ly: Xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 2.000.000 đồng – 10.000.000 đồng, đồng thời bị cưỡng chế bắt quay trở lại khu cách ly. Căn cứ pháp lý: Điểm b, khoản 1, điểm b, khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013.

– Hành vi cố ý tập trung nơi đông người: Xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng. Căn cứ pháp lý: Điểm b, khoản 6, Điều 11 Nghị định 176/2013.

Xử lý hình sự

Đối với những hành vi nếu gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và thiệt hại lớn về tài sản có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Một số hành vi thường gặp có thể bị xử lý hình sự như:

– Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ (Như bar, kara, mát xa, thẩm mỹ,…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Trốn cách ly, không khai báo, khai báo không đầy đủ, khai báo gian đối với người đã được xác định là nhiễm bệnh thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Người chưa nhiễm Covid 19 nhưng sống trong khu vực cách ly, phong tỏa mà trốn khỏi khu cách ly, không tuẩn thủ quy định cách ly, không khai báo y tế, khai báo gian dối hoặc không đầy đủ mà gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. Mức phạt tù từ 01 đến 12 năm.

– Đăng thông tin không chính thống, sai sự thật về dịch bệnh Covid gây hoang mang dư luận thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại điều 288. Mức phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

– Lợi dụng sự khan hiếm hàng hóa để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyên công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196. Mức phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm.

Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ cũng như các Bộ ban ngành để cùng chung tay đẩy lùi Covid 19, cùng đoàn kết đưa Việt Nam tới chiến thắng như Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng.

Xác định số thành viên có quyền SDĐ được cấp cho hộ gia đình

Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Giải đáp 01/2017/GĐ-TANDTC về nghiệp vụ ngành Tòa án. Theo đó:

Trong vụ án dân sự về tranh chấp QSDĐ thuộc hộ gia đình (HGĐ) mà tại thời điểm tranh chấp số thành viên trong hộ đã có thay đổi so với thời điểm cấp, việc xác định số thành viên có QSDĐ như sau:

– Thời điểm để xác định HGĐ có bao nhiêu thành viên có QSDĐ là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển QSDĐ.

– Căn cứ xác định ai là thành viên HGĐ là hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu UBND xác định thành viên HGĐ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ làm căn cứ giải quyết.

Ngoài những người là thành viên HGĐ có quyền sử dụng đất, Tòa án phải đưa những người sau tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của HGĐ;

+ Người có công sức đóng góp làm tăng giá trị QSDĐ hoặc tài sản trên đất.

Tuyển trợ lý luật sư

Luật Minh Bạch (MB Law) là một trong những công ty luật uy tín, chuyên nghiệp được các khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Với hơn đội ngũ Luật sư và chuyên gia pháp lý am hiểu pháp luật và dày dạn kinh nghiệm tư vấn tại Việt Nam.

Hiện tại, Luật Minh Bạch (MB Law) đang có nhu cầu tuyển dụng trợ lý luật sư với những nội dung sau:

* Số lượng

– 01 ứng viên làm việc tại Hà Nội, địa chỉ: P703 tầng 7 số 272 phố Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Thời giờ làm việc: Từ 8h00 đến 17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

* Mô tả công việc:

  • Làm viêc với khách hàng, với đối tác những công việc liên quan
  • Liên hệ làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của trưởng bộ phận và Ban lãnh đạo.
  • Hỗ trợ luật sư giải quyết các công việc, dịch vụ pháp lý, nghiên cứu pháp lý
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công
  • Chi tiết trao đổi trong quá trình phỏng vấn.

* Quyền lợi

  • Mức lương: Phù hợp với năng lực và trình độ
  • Tăng lương: Theo năng lực và hiệu quả công việc thực tế
  • Thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực
  • Cơ hội phát triển và thăng tiến theo năng lực thực tế
  • Bảo hiểm: Các chế độ bảo hiểm XH theo quy định của pháp luật
  • Du lịch hàng năm
  • Nghỉ phép hàng năm theo quy chế của Công ty và theo quy định của pháp luật
  • Được làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động, được trực tiếp gặp gỡ và tư vấn cho khách hàng.

* Yêu cầu chuyên môn

  • Bằng cấp: Cử nhân luật trở lên

Đang tham gia hoặc đã hoàn thành lớp đào tạo Luật sư của Học viên tư pháp.

  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp lí ít nhất 1 (01) năm (là một lợi thế), có kinh nghiệm làm việc tại các Công ty Luật, bộ phận pháp chế tại các Doanh nghiệp, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài.
  • Có kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho các Khách hàng nước ngoài.
  • Ngoại ngữ: Làm việc hiệu quả bằng tiếng Anh (là một lợi thế)
  • Năng lực, kĩ năng:

+ Phân tích và tư duy pháp lí

+ Nắm bắt và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo

+ Làm việc nhóm hiệu quả & làm việc độc lập

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả

+ Tra cứu và nghiên cứu tài liệu pháp lí khoa học và hiệu quả

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;

+ Giao tiếp và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng

+ Yêu thích lĩnh vực doanh nghiệp, định chế tài chính.– Phẩm chất: Quyết đoán, cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm cao

* Hồ sơ bao gồm:

– Sơ yếu lý lịch xác nhận của địa phương

– CV xin việc.

– Bản sao công chứng Bảng điểm, bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ khác (nếu có).

– Bản sao chứng minh thư phô tô công chứng.

– Giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 06 tháng

– 2 ảnh 4×6,

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật