Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Làm nhục người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Làm nhục người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

lam nhuc

Ảnh minh họa (internet)

Trong thời gian gần đây có khá nhiều vụ việc xảy ra liên quan đến các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân mà các đối tượng thực hiện hành vi này lại khá đa dạng. Từ những người công nhân, người lao động chân tay đến cả những chủ doanh nghiệp hay thậm trí là tầng lớp trí thức trong xã hội. Hãy cùng Luật sư đi tìm hiểu vấn đề này:

Khi phát hiện một hành vi vi phạm, đang lẽ ra chúng ta phải trình báo các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết hoặc hành xử theo đúng quy định của pháp luật thì lại chọn cách làm theo ý mình, làm cho bõ tức, để hăm dọa, rằn mặt. Và khi bị các cơ quan chức năng xử lý, thậm chí là khởi tố về tội làm nhục người khác thì lúc đó mới “ngớ” ra rằng mình đã vi phạm hành chính hoặc phạm tội. Đây là một thực tế khi những vụ việc nêu trên bị phát hiện và xử lý.

Dưới góc độ pháp luật,

Xử lý về hành chính :

Những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý về hành chính theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.

Xử lý về hình sự:

Trong trường hợp các hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý về Hình sự với tội “làm nhục người khác” – Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Bổ sung “cỏ Mỹ”, lá “Khat” vào danh mục chất ma tuý trong Bộ luật Hình sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (BLHS năm 2015). Theo đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lần này liên quan đến 141 điều: 43 điều sửa đổi về kỹ thuật, 97 điều sửa đổi về nội dung và bãi bỏ 1 điều.

160109lctem1-1452276488951

Ảnh minh họa

Cũng theo Tờ trình, cần bổ sung các chất ma túy mới phát hiện (chất XLR-11 được tẩm ướp trong “cỏ Mỹ” và lá “Khat” có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy.

Đồng thời, bổ sung quy định xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy, làm cơ sở cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về ma túy. Cụ thể, đối với trường hợp phạm tội ma túy đặc biệt nghiêm trọng mà BLHS quy định khung hình phạt đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (tức là khoản 4 các Điều 248 –  252 của BLHS năm 2015) thì phải xác định hàm lượng để quy ra khối lượng hoặc thể tích chất ma túy làm cơ sở cho việc xử lý hình sự.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga cho biết: Đa số ý kiến UBTP tán thành với quan điểm của Chính phủ về việc bổ sung chất ma tuý XLR-11 (được tẩm trong “cỏ Mỹ”) thuộc danh mục II và lá cây “Khat” (có chứa chất ma túy Cathinone) thuộc danh mục I quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

Các loại hình doanh nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam

 1.Doanh nghiệp tư nhân

dntn

Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Thông thường, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, tuy nhiên người chủ này vẫn có thể thuê người khác để thay mình làm công việc này. Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.

+ Ưu điểm:

Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi pháp luật.

Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn.

+ Nhược điểm:

Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.

Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản công ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp.

2 .Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1 TV).

Vicosilica(1)

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.

3.Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.

????????????????????????????????????

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay. Những ưu, nhược điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Ưu điểm

Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm:

Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;

Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;

Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

4. Công ty cổ phần.

CO PHAN

Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Những ưu và nhược điểm của Công ty cổ phần.

+ Ưu điểm:

Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.

Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề.

Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn → khả năng huy động vốn rất cao.

Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

+ Nhược điểm:

Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.

Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

5.Công ty hợp danh.

Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh.

logo-luat

+ Ưu điểm:

Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

+ Nhược điểm:

Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

  1. Hợp tác xã.

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

Hoptacxa_1
Ưu điểm

–  Có thể thu hút được đông đảo người lao động tham gia;

–  Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn;

–  Các xã viên tham gia hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trước các hoạt động của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.

Nhược điểm

– Không khuyến khích được người nhiều vốn;

– Nhiều kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tham gia hợp tác xã do nguyên tắc chia lợi nhuận kết hợp lợi ích của xã viên với sự phát triển của hợp tác xã;

-Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông;

– Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.

Ngoài ra còn có Loại hình Doanh Nghiệp Nhà Nước cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp tuy nhiên vì là loại hình đặc biệt cho nên vẫn có những quy định riêng dành cho loại hình này.

 

  

Điều 154 Bộ luật dân sự 2015

Điều 154. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu có hiệu lực trong vòng 10 năm, sau 10 năm chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng kí gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn bảo hộ thêm 10 năm.

Ví dụ: Nhãn hiệu hết hiệu lực vào ngày 01-07- 2015 chủ sở hữu muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu thì trong khoảng thời gian từ ngày 01-01-2015 đến ngày 30-06-2015 có thể làm đơn xin gia hạn đăng kí nhãn hiệu.

Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc nộp đơn yêu cầu có thể nộp tại Cục sở hữu trí tuệ

Hồ sơ bao gồm :

+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ;

+ Giấy uỷ quyền (Gửi lại cho quí khách khi nhận được thông tin gia hạn);

+ Tờ khai 02 bản (Gửi lại cho quí khách khi nhận được thông tin gia hạn);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

(Thời hạn giải quyết là 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ)

 *) Lệ phí và phí dịch vụ gia hạn:

– Lệ phí dịch vụ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu):  2.500.000 đồng.

Các nhóm tiếp theo của đơn 1.500.000VNĐ

– Lệ phí dịch vụ công bố Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 240.000 đồng.

Bình luận khoa học về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 189 BLHS năm 2015, cụ thể:

“1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: 
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: 
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; 
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; 
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; 
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; 
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Qua quy định trên, có thể định nghĩa tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại, không nhằm mục đích kinh doanh.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ,… qua biên giới xâm phạm đến chính sách quản lý về ngoại thương của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các đối tượng tác động là hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật tương tự như tội phạm buôn lậu.

2. Mặt khách quan của tội phạm

  • Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ,… qua biên giới là hành vi đưa hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại dưới bất kỳ hình thức nào. Hành vi vận chuyển trái phép thể hiện sự trốn tránh sự kiểm soát của hải quan hoặc cơ quan quản lý cửa khẩu như không có giấy tờ hoặc có giấy tờ nhưng là giấy tờ giả mạo, không khai báo hoặc khai báo gian dối. Người phạm tội có thể công khai hoặc bí mật trực tiếp vận chuyển hoặc có thể thuê, nhờ người khác vận chuyển, có thể vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không hoặc qua bưu điện, ngân hàng,…

Hành vi vận chuyển trái phép bị coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:

  • Vận chuyển trái phép các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Vận chuyển hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại, nếu thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 BLHS năm 2015, thì người phạm tội bị truy cứu TNHS về các tội phạm quy định tại các điều luật tương ứng mà không bị xét xử về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

  • Vận chuyển di vật, cổ vật không bắt buộc phải xác định giá trị cụ thể, nhưng những trường hợp do tính chất nguy hiểm không đáng kể như số lượng cổ vật không nhiều, giá trị cổ vật không lớn,… thì có thể vận dụng khoản 4 Điều 8 BLHS để xác định không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Thời điểm tội phạm hoàn thành trong tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới tương tự như tội buôn lậu và cần được hướng dẫn cụ thể hơn trong các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ biết rõ hành vi vận chuyển các loại hàng hóa, tiền tệ là trái phép mà vẫn thực hiện.

Người phạm tội vận chuyển hàng hóa không có mục đích buôn bán. Hoặc người vận chuyển thuê, giúp người khác hàng hóa, tiền tệ,… qua biên giới trái phép mà không biết và không buộc phải biết mục đích buôn bán của người nhờ, thuê vận chuyển. Đây chính là điểm phân biệt giữa tội phạm buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:

  • Vận chuyển hàng hóa, tiền Việt nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Hàng hóa dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật;
  • Hàng hóa, tiền VIệt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với các hành vi:

  • Có tổ chức;

  • Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

  • Phạm tội 02 lần trở lên;

  • Tái phạm nguy hiểm.

     

Khung 3: Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:

  • Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên

Khung 4: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại

Điều 177. Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại

1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.

3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Mở quán ăn vỉa hè có phải đăng ký kinh doanh?

Câu hỏi:  Hiện tại tôi muốn mở một quán ăn vỉa hè quy mô nhỏ và nhân lực từ 5-6 người. Vậy tôi có phải đăng ký kinh doanh và phải chịu các khoản thuế nào không? Nếu không đăng ký kinh doanh quán tôi có quyền được để tên hay không? Tôi chân thành cảm ơn.

Một trong những quán ăn vỉa hè ở hà nội
Một trong những quán ăn vỉa hè ở hà nội

Trả lời tư vấn : Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho công ty, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì có những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).

  1. a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  2. b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  3. c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  4. d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để

bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

  1. e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
  2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

*) Bạn không thuộc những trường hợp nêu trên phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Để tránh những hậu quả pháp lý bất lợi có thể gặp phải, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại UBND Quận/Huyện nơi kinh doanh.

*) Khi tiến hành đăng ký kinh doanh bạn phải đóng 3 loại thuế chính là

  • Thuế môn bài
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập cá nhân

Lưu ý: Nếu doanh thu hàng năm của bạn dưới 100 triệu thì bạn không phải nộp thuế giá trị gia tăng. (Điều 5.Đối tượng không chịu thuế – Luật thuế giá trị gia tăng 2013)

*) Nếu không đăng ký kinh doanh bạn vẫn có quyền để tên nhưng khả năng gặp rủi ro dễ bị xử phạt hành chính theo Khoản 7, Điều 1, Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Điều 153 Bộ luật dân sự 2015

Điều 153. Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.

2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:

a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;

b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

3. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.

Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu

Quy định pháp luật

Tội buôn lậu được Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 188. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Như vậy, tội buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.

Pháp nhân phạm tội buôn lậu có thể “đi tù”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm
– Hành vi buôn lậu xâm phạm đến chính sách quản lý về ngoại thương và an ninh biên giới của nhà nước. Bảo vệ chính sách ngoại thương của nhà nước nhằm đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam, tạo sự thuận lợi cho sản xuất trong nước cũng như đảm bảo trật tự an toàn khu vực biên giới.
– Đối tượng của hành vi buôn lậu có thể bao gồm:
+ Các loại hàng hóa nói chung, không bao gồm các loại hàng cấm. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa quy định tội buôn lậu tại Điều 188 BLHS năm 2015 và Điều 153 BLHS năm 1999. Hàng hóa là đối tượng tác động của hành vi buôn lậu theo quy định BLHS năm 1999 có thể bao gồm các loại hàng cấm, ngoại trừ các loại hàng cấm đặc biệt đã được coi là đối tượng của các tội phạm khác thi không thuộc đối tượng hàng hóa trong tội buôn lậu. Ví dụ như vũ khí quân dụng, ma túy,.. nếu có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới thì xử lý theo các tội phạm tương ứng.
Theo Điều 188 BLHS, đối tượng của tội buôn lậu bao gồm:
+ Các loại tiền bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ (như USD, EURO,…)
+ Các loại kim khí quý, đá quý như vàng, kim cương, đồng đen, đá đỏ,…
+ Di vật, cổ vật theo quy định của Luật di sản văn hóa 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009. Đối tượng di vật, cổ vật là những đối tượng tác động mới được bổ sung vào quy định tội phạm buôn lậu trong BLHS năm 2015.
2. Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi khách quan của tội phạm
Người phạm tội có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các loại mặt hàng nêu trên, cụ thể:
+ Người phạm tội có hành vi bán hàng hóa hoặc mua hàng hóa một cách trái phép qua biên giới nhằm bán lại thu lợi bất chính.
Việc buôn bán trái phép thể hiện qua hành vi mua, bán các loại hàng hóa nêu trên qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của nhà nước thông qua các thủ đoạn như sử dụng giấy tờ giả mạo để xuất, nhập hàng hóa hoặc xuất, nhập hàng hóa không đúng với nội dung cho phép,… nhằm tới việc thu được lợi nhuận bất chính. Trường hợp người vận chuyển thuê qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà nhận biết rõ mục đích của người thuê là buôn bán kiếm lời thì bị coi là đồng phạm tội buôn lậu.
+ Dấu hiệu bắt buộc phải xác định là buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
Tội buôn lậu (Điều 153 BLHS năm 1999) trước đây chỉ nêu dấu hiệu “qua biên giới”. Theo đó, biên giới có thể được hiểu là các loại biên giới trên đường bộ, đường biển, đường hàng không, qua bưu điện,… Tuy nhiên, dấu hiệu này được mở rộng hơn trong quy định về tội buôn lậu tại Điều 188 BLHS năm 2015, hàng hóa buôn bán trái phép là đối tượng của tội buôn lậu phải kèm theo dấu hiệu “qua biên giới” hoặc “từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại”.
Khu phi thuế quan được hiểu là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016).
Việc mở rộng dấu hiệu trên xuất phát từ thực tiễn xét xử tội phạm buôn lậu. Ngoài những trường hợp buôn bán trái phép thông thường bằng những thủ đoạn gian dối, trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan tại cửa khẩu biên giới trên bộ, cảng biển,… thì còn xuất hiện những trường hợp buôn lậu hàng hóa dưới hình thức hàng hóa tạm nhập – tái xuất, hàng chờ xuất khẩu hoặc chờ nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là những loại hàng hóa phải làm thủ tục hải quan theo quy định của nhà nước.
Kho ngoại quan là một trong những khu vực thuộc khu phi thuế quan theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Do vậy, đảm bảo cơ sở rõ ràng, thống nhất cho việc xử lý những trường hợp này, BLHS 2015 đã mở rộng phạm vi dấu hiệu của tội buôn lậu so với quy định BLHS năm 1999.
Hành vi buôn lậu được coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:
+ Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì cũng bị coi là tội phạm.

Hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại, nếu thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309, 311 BLHS 2015 thì người phạm tội bị truy cứu TNHS về các tội phạm quy định tại các điều luật tương ứng nêu trên mà không bị xét xử về tội buôn lậu.

+ Đối với các di vật, cổ vật thì không bắt buộc phải xác định giá trị cụ thể, mọi hành vi buôn bán trái phép các vật phẩm là di vật, cổ vật đều có thể bị coi là tội phạm, trừ các trường hợp được xem xét đánh giá là tính chất nguy hiểm không đáng kể thì không bị coi là tội phạm (khoản 2 Điều 8 BLHS 2015).

– Thời điểm tội phạm hoàn thành trong tội buôn lậu:

Xung quanh việc xác định thời điểm hoàn thành của tội buôn lậu, có quan điểm cho rằng: chỉ cần có căn cứ để xác định hàng hóa hàng sẽ được đưa qua biên giới, qua khỏi khu phi thuế quan thì tội buôn lậu đã hoàn thành. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng tội buôn lậu chưa cấu thành tội phạm khi hàng hóa chưa đưa qua được biên giới hay khu phi thuế quan.

Với cách quy định yếu tố “qua biên giới” tại Điều 188 BLHS năm 2015, Luật Minh Bạch cho rằng quan điểm thứ nhất có phần hợp lý và mang lại hiệu quả thực tiễn khi xét xử tội phạm về buôn lậu. Bởi thủ đoạn của người phạm tội buôn lậu rất đa dạng thậm chí rất tinh vi dẫn đến những khó khăn trong việc xác định hàng hóa đó đã qua biên giới hay chưa. Bên cạnh đó, về phía các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam, việc xử lý hình sự khi người buôn lậu đã vận chuyển trái phép hàng hóa khi đã vượt qua khỏi biên giới Việt Nam cũng không hề dễ dàng do người phạm tội không còn trên lãnh thổ Việt Nam. Việc xử lý cần đến sự tương trợ tư pháp của quốc gia nơi người phạm tội vận chuyển hàng hóa đến nơi đó.

Tuy nhiên, để thống nhất đường lối xét xử, cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn về thời điểm tội phạm hoàn thành trong buôn lậu để có căn cứ chính xác nhất.

Còn đối với hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại thì được xác định thông qua hành vi của người đại diện cho pháp nhân hoặc người được pháp nhân ủy quyền với điều kiện quy định tại Điều 75 BLHS 2015.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận biết rõ việc buôn bán qua biên giới là trái phép nhưng vi động cơ, mục đích kiếm lợi bất chính nên vẫn thực hiện.

Hình phạt

Điều 188 BLHS năm 2015 quy định tội buôn lậu với hình phạt tương đối nghiêm khắc so với quy định tại Điều 153 BLHS năm 1999. Quy định về hình phạt tại Điều 188 BLHS 2015 nhìn chung có nhiều thay đổi tập trung vào một số nội dung: Sửa đổi, bổ sung các tình tiết định khung hình phạt, lượng hóa các tình tiết vật phạm pháp có số lượng lớn/ rất lớn/ đặc biệt lớnthu lợi bất chính lớn/ rất lớn/ đặc biệt lớn qua giá trị bằng tiền, loại bỏ tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng/ rất nghiêm trọng/ đặc biệt nghiêm trọng; nâng mức phạt tiền và điểm đáng chú ý là bổ sung quy định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Cụ thể:

– Tại khoản 6 Điều 188 BLHS năm 2015 quy định TNHS đối với pháp nhân thương mại:

Pháp nhân thương mại phạm tội là hành vi phạm tội của người đại diện, nhân danh pháp nhân, được sự chấp thuận của pháp nhân và vì lợi ích pháp nhân theo quy định của Điều 75 BLHS năm 2015.

+ Pháp nhân thương mại khi thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tê, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, trách nhiệm hình sự được đặt ra đối với pháp nhân thương mại khi phạm tội buôn lậu có thể từ phạt tiền, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn cho tới đình chỉ hoạt động có thời hạn, thậm chí là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy theo tính chất, quy mô mà mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thành lập doanh nghiệp xã hội

Kính gửi quý Luật sư công ty Luật Minh Bạch

Hiện nay tôi là Giám đốc của một tổ chức Phi chính phủ tại Hà Nội (Local NGO), Tôi có định hướng thành lập một chi nhánh (bộ phận), tạm gọi là Doanh nghiệp xã hội, trực thuộc Trung tâm. Hoạt động của bộ phận này hướng vào ngành Xây dựng dân dụng (Thi công công trình), với mong muốn tạo việc làm cho một số nhóm đối tượng đích như: Người di cư, người sử dụng ma túy, Người có H, Người thất nghiệp… và tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động xã hội của Trung tâm bên cạnh các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Nguồn thu từ hoạt động của chi nhánh cũng là nguồn thu của Trung tâm.

Xin Luật sư tư vấn các điều kiện để thành lập bộ phận Doanh nghiệp xã hội này? Ví dụ như vốn điều lệ?, các yêu cầu về thủ tục pháp lý?…

Xin cảm ơn Luật sư và Chúc luật sư sức khỏe, thành đạt.

Trân trọng!

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn?

Câu hỏi: 

Công ty muốn phát triển kinh doanh theo hướng mới nên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với một nam nhân viên cao cấp của công ty (anh H). Trong bối cảnh người nhân viên này đã giao kết hợp đồng lao động thời hạn 3 năm với công ty nhưng mới thực hiện hợp đồng lao động được 2 năm và người nhân viên này cũng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hành vi nào sai trái khác

Công ty muốn nhận được sự tư vấn từ phía luật sư

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn quý công ty đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, vấn đề của công ty chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động 2012

Trước hết từ những thông tin mà công ty cung cấp cho thấy rằng, anh H đã là nhân viên chính thức của công ty được 2 năm nay với hợp đồng lao động giao kết có thời hạn là 3 năm. Như vậy, quan hệ giữa công ty với anh H là quan hệ giữa NSDLĐ và người lao động hợp pháp, nằm trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến bộ luật này.

Trường hợp của quý công ty là trường hợp NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với nhân viên của mình ( cụ thể là nam nhân viên cao cấp là anh H), trong khi anh H không có hành vi vi phạm kỷ luật hay hành vi sai trái nào.

Đối với trường hợp này ,chúng tôi xin đưa ra 3 phương án để quý công ty tham khảo.Mỗi phương án chúng tôi sẽ nêu ra những ưu điểm và nhược điểm để quý công ty cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định

Phương án 1: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3, điều 36 BLLĐ

Nội dung của phương án này là công ty thỏa thuận với anh H để chấm dứt HĐLĐ trong thời hạn và phải đảm bảo thỏa thuận này không vi phạm pháp luật và trái đạo đưc xã hội. Công ty có thể nêu rõ lý do cho việc muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn này vì muốn phát triển khinh doanh theo hướng mới và nhân viên H không đáp ứng được hoặc không còn phù hợp với định hướng kinh doanh mới của công ty. Khi thỏa thuân chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể thỏa thuận trả một khoản tiền hay hứa tạo điều kiện giới thiệu anh H vào một công ty khác cũng có điều kiện làm việc và vị trí làm việc đúng với chuyên môn mà anh H đang làm hiện tại

Nếu thỏa thuận chấm dứt thành công thì về phía công ty phaỉ trợ cấp thôi việc, nếu anh H đã làm việc thường xuyên  trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có. (Theo điều 48, BLLĐ 2012)

     Ưu điểm của phương án này là: An toàn về mặt pháp lý, hợp đồng được chấm dứt do thỏa thuận từ hai bên nên sẽ tránh được việc xảy ra tranh chấp về sau. Và việc thỏa thuân chấm dứt này cũng đảm bảo được quyền và lợi ích giữa các bên, và giải quyết được những yêu cầu mà 2 bên cần đạt được đó là công ty sẽ chấm dứt được hợp đồng lao động với anh H, và anh H cũng được giải quyết quyền lợi xứng đáng

     Về mặt hạn chế; Vì việc thỏa thuân này sẽ khiến cho anh H mất việc làm tại công ty, sẽ gặp khó khăn trong quá trình thỏa thuận, vì anh H là nhân viên cao cấp nên có thể đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với khả năng mà công ty có thể đáp ứng được.

Phương án 2: Chấm dứt HĐLĐ vì lý do phát triển kinh doanh theo hướng mới theo trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ theo điều 44 BLLĐ

     “Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”

Những thay đổi trên dẫn đến NLĐ bị mất việc làm thì NSDLĐ có trách nhiệm đòa tạo lại nghề cho NLĐ để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì NSDLĐ phải trợ cấp mất việc làm

Như vậy, trong trường hợp của quý công ty, có thể áp dụng trường hợp thay đổi sản phẩm/ cơ cấu sản phẩm và đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ với lý do không giải quyết được việc làm mới cho anh H

Điều đáng lưu ý là công ty muốn chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ, công ty phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc. Sau khi trao đổi nhất trí, với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.Trong trường hợp không nhất trí thì hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

     Ưu điểm của phương án này là về thủ tục nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian, công sức của quý công ty. Tuy nhiên, quý công ty cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về hướng kinh doanh mới của công ty cho chúng tôi lựa chọn lý do hợp lý nhất,  tránh việc tranh chấp sau này

       Hạn chế là với phương án này là công ty sẽ phải mất chi phí để trả trợ cấp mất việc làm. Theo điều 49 BLLĐ : “Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương”

Như vậy tiền trợ cấp mất việc làm của anh H khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật là 1 tháng lương + tiền phụ cấp lương + tiền bảo hiểm thất nghiệp ( anh H làm việc cho công ty 2 năm , 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương hiện giờ của anh H)

Phương án 3 : Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật quy định tại điều 41 BLLĐ

Công ty có thể lựa chọn phương án chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo quy định tại điều 41 BLLĐ. Hạn chế của phương án này là tỉ lệ thành công không cao do phải phụ thuộc vào quyết định của NLĐ. Nếu công ty không muốn nhận anh H quay lại làm việc tiếp và anh H đồng ý thì công ty mới có thể chấm dứt HĐLĐ với anh H. Không những thế mà công ty còn phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho bồi thường một khoản tiền lương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có), khoản trợ cấp quy định tại điều 49 và các khảo tiền bồi thường do 2 bên thỏa thuận.

 

Tập án lệ đầu tiên của Việt Nam ra đời

Tính đến thời điểm hiện nay đã có 10 án lệ được công bố, bao gồm các án lệ sau:

Án lệ số 1: Quyết định giám đốc thẩm 04/2014/HS-GĐT ngày 16/04/2014 về vụ án giết người

Án lệ số 2: Quyết định giám đốc thẩm 27/2010/DS-GĐT ngày 08/07/2010 về vụ án tranh chấp đòi lại tài sản

Án lệ số 3: Quyết định giám đốc thẩm 208/2013/DS-GĐT ngày 03/05/2013 về vụ án ly hôn

Án lệ số 4: Quyết định giám đốc thẩm 04/2010/QĐ-HĐTP ngày 03/03/2010 về vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Án lệ số 5: Quyết định giám đốc thẩm 39/2014/DS-GĐT ngày 09/10/2014 về vụ án tranh chấp di sản thừa kế

Án lệ số 6: Quyết định giám đốc thẩm 100/2013/GĐT-DS ngày 12/08/2013 về vụ án tranh chấp thừa kế

Án lệ số 7: Quyết định giám đốc thẩm 126/2013/DS-GĐT ngày 23/09/2013 về vụ án dân sự tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng nhà

Án lệ số 8: Quyết định giám đốc thẩm 12/2013/KDTM-GĐT ngày 16/05/2013 về vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng

Án lệ số 9: Quyết định giám đốc thẩm 07/2013/KDTM-GĐT ngày 15/03/2013 về vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa

Án lệ số 10: Quyết định giám đốc thẩm 08/2014/HC-GĐT ngày 19/08/2014 về vụ án hành chính khiếu kiện Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật