Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017

Mục lục bài viết

Ngày 12 tháng 6 năm 2017 Quốc hội đã thông qua Luật số: 04/2017/QH14 – Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

dưới đây là toàn văn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

QUỐC HỘI
——–

Luật số: 04/2017/QH14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2017

LUẬT

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này.
  2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ là doanh nghiệp nhỏ và vừa có một hoặc nhiều phụ nữ sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên, trong đó có ít nhất một người quản lý điều hành doanh nghiệp đó.
  2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
  3. Chuỗi giá trị là mạng lưới liên kết tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
  4. Chuỗi phân phối sản phẩm là mạng lưới các trung gian thực hiện phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa đến người tiêu dùng do các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh thực hiện.
  5. Cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là cơ sở kỹ thuật) là cơ sở cung cấp các thiết bị dùng chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết kế, thử nghiệm, đo lường, phân tích, giám định, kiểm định sản phẩm, hàng hóa, vật liệu.
  6. Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là cơ sở ươm tạo) là cơ sở cung cấp các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết cho các tổ chức, cá nhân hoàn thiện ý tưởng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn mới thành lập.
  7. Cụm liên kết ngành là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và doanh nghiệp, tổ chức có liên quan cùng hợp tác và cạnh tranh.
  8. Khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (sau đây gọi là khu làm việc chung) là khu vực cung cấp không gian làm việc tập trung, không gian trưng bày sản phẩm, cung cấp các tiện ích để hỗ trợ, liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Điều 4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

  1. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
  2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 5. Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  2. Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
  3. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.
  4. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật.
  5. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.

Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn.

  1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 6. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

a) Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;

b) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

c) Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

d) Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

2. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải được lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
  2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  3. Phân biệt đối xử, gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức, cá nhân hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  4. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  5. Sử dụng nguồn lực hỗ trợ không đúng mục đích đã cam kết.

Chương II

NỘI DUNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Mục 1. HỖ TRỢ CHUNG

Điều 8. Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

  1. Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
  3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 9 của Luật này.

Điều 9. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
  2. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  1. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết; không được từ chối bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện được bảo lãnh.
  2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 10. Hỗ trợ thuế, kế toán

  1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  2. Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.

Điều 11. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

  1. Căn cứ vào điều kiện quỹ đất thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
  2. Căn cứ vào điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn. Thời gian hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng.
  3. Việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện thông qua việc bù giá cho nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp để giảm giá cho thuê mặt bằng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Số tiền bù giá được trừ vào số tiền thuê đất hoặc được hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

  1. Việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất quy định tại Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn nhà nước.

Điều 12. Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

  1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
  2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập theo hình thức đối tác công tư cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung.
  3. Cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung được hưởng các hỗ trợ sau đây:

a) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

b) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 13. Hỗ trợ mở rộng thị trường

  1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập chuỗi phân phối sản phẩm theo hình thức đối tác công tư. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập chuỗi phân phối sản phẩm.
  2. Doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được hưởng các hỗ trợ sau đây:

a) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

b) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 14. Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý

  1. Các thông tin sau đây được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp:

a) Thông tin về kế hoạch, chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Thông tin chỉ dẫn kinh doanh; thông tin về tín dụng, thị trường, sản phẩm, công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp;

c) Các thông tin khác theo nhu cầu của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là mạng lưới tư vấn viên). Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:

a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 15. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

  1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  2. Nhà nước tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.
  3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CHUYỂN ĐỔI TỪ HỘ KINH DOANH, KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO, THAM GIA CỤM LIÊN KẾT NGÀNH, CHUỖI GIÁ TRỊ

Điều 16. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh

  1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

2. Nội dung hỗ trợ bao gồm:

a) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;

b) Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

c) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

d) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

đ) Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.

  1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán của hộ kinh doanh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.
  2. Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kể từ thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 17. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

  1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

b) Chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với công ty cổ phần.

  1. Nội dung hỗ trợ bao gồm:

a) Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;

b) Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;

c) Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

d) Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;

đ) Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 18. Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

  1. Nhà đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo bao gồm quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
  2. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo các nguyên tắc sau đây:

a) Đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo không quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư;

b) Nhà đầu tư tư nhân góp vốn vào quỹ phải có điều kiện tài chính và chịu trách nhiệm về vốn góp của mình.

3. Nhà đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại khoản 1 Điều này được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với thu nhập từ khoản đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Căn cứ vào điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo các nguyên tắc sau đây:

a) Lựa chọn các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đủ điều kiện để cùng đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;

b) Khoản vốn đầu tư từ ngân sách địa phương không quá 30% tổng vốn đầu tư mà doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo huy động được từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được lựa chọn;

c) Tiến hành chuyển nhượng vốn đầu tư cho nhà đầu tư tư nhân trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm góp vốn đầu tư. Việc chuyển nhượng vốn đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 19. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị

  1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá thành;

b) Có đổi mới sáng tạo về quy trình công nghệ, vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị.

2. Nội dung hỗ trợ bao gồm:

a) Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật sản xuất; tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng, chiến lược phát triển sản phẩm theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

b) Cung cấp thông tin về nhu cầu kết nối, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

c) Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường sản phẩm của cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

d) Hỗ trợ sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

đ) Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng.

  1. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị không thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến do Chính phủ quy định sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Điều 20. Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, thực hiện các chức năng sau đây:

a) Cho vay, tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

b) Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương III

TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Điều 21. Trách nhiệm của Chính phủ

  1. Thống nhất quản lý nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  2. Xây dựng dự toán ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
  3. Ban hành theo thẩm quyền chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  1. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  2. Thực hiện vai trò điều phối, xác định mục tiêu, đối tượng, trọng tâm hỗ trợ để xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi toàn quốc; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ bố trí nguồn vốn chi đầu tư phát triển để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này.
  3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác xây dựng hệ thống thông tin phục vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

  1. Hướng dẫn về thủ tục hành chính thuế, chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ; việc thực hiện các chính sách thuế, phí, lệ phí đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ bố trí nguồn vốn để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  3. Công bố thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế, hải quan và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng hệ thống thông tin phục vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 24. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

  1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

c) Tổ chức việc thống kê và công bố thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

đ) Ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  1. Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi phân phối sản phẩm.
  2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách của Chính phủ về hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 25. Trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp tỉnh

  1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11, khoản 4 Điều 18 của Luật này;

b) Ban hành chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; quyết định dự toán ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Giám sát việc tuân theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng và tổ chức triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; kế hoạch, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh;

b) Kiểm tra, đánh giá công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Tôn vinh doanh nghiệp nhỏ và vừa có thành tích, đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Điều 26. Trách nhiệm của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  2. Tham gia xây dựng, phản biện, triển khai chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tham gia đánh giá các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  3. Thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  4. Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 27. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các điều kiện, cam kết với cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tuân thủ các thủ tục hành chính.
  2. Cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ và chính xác cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để chứng minh, xác nhận việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm với cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  4. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư thành lập, quản lý và vận hành tổ chức thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hình thức đối tác công tư hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Cung cấp thông tin, tài liệu về doanh nghiệp kịp thời, đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp.
  2. Tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
  3. Thực hiện đúng cam kết với cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  4. Bố trí nguồn lực đối ứng để tiếp nhận, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ.

Điều 29. Công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện công khai nội dung, chương trình, kết quả thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các thông tin khác có liên quan.
  2. Việc công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Niêm yết công khai tại cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Việc công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được thực hiện chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 30. Kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân tài trợ kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
  2. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:

a) Việc lựa chọn đối tượng hỗ trợ; việc thực hiện trình tự, thủ tục và nội dung hỗ trợ;

b) Việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ, tài trợ;

c) Việc thực hiện công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 29 của Luật này.

Điều 31. Đánh giá hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, tác động dự kiến đối với đối tượng hỗ trợ và công khai kết quả đánh giá theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ tổ chức đánh giá độc lập tác động của nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 32. Xử lý vi phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  2. Quyết định xử lý vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện hỗ trợ và Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan

  1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 như sau:

a) Bổ sung điểm o vào khoản 1 Điều 16 như sau:

“o) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.”;

b) Sửa đổi khoản 2 Điều 19 như sau:

“2. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.”.

  1. Sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 14 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 như sau:

“c) Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.”.

Điều 34. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Điều 35. Quy định chuyển tiếp

  1. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo nội dung, chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì được thực hiện theo quy định của Luật này.
  2. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các cam kết do Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2017.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Thị Kim Ngân

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Vụ sập nhà ở phố cổ: Ai phải chịu trách nhiệm với người chết?

Ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc (Hà Nội) đã làm 2 người chết, 3 người bị thương, vậy ai phải chịu trách nhiệm về sự việc có hậu quả nghiêm trọng này?

vu_sap_nha_cua_bac2

Ảnh minh họa (internet)

Ngày 4.8, ngôi nhà 4 tầng được sử dụng làm cơ sở nem Xuân Dân ở số 43, phố Cửa Bắc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) do ông Trần Anh Tuấn (SN 1964, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm chủ, đã bất ngờ bị sập.

Hậu quả, 5 người (2 nữ, 3 nam) ở ngôi nhà này bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Dù lực lượng cứu hộ đã rất nỗ lực nhưng chỉ 3 người may mắn thoát nạn.

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng xác định, khi ngôi nhà số 43 bị sập, ngôi nhà bên cạnh là nhà số 41 đang thi công đào móng. Việc thi công nhà 41 đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 Cửa Bắc xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Trước sự việc nghiêm trọng trên, nhiều người đặt câu hỏi, ai sẽ chịu trách nhiệm về sự việc và những nạn nhân thương vong? Trước những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng Luật sư đi tìm câu trả lời.

Luật sư trả lời:

Vụ sập nhà số 43 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bởi gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người, cụ thể là đã làm 2 người chết, 3 người bị thương và 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Trong trường hợp đúng như thông tin mà báo chí đã đưa, nguyên nhân ban đầu dẫn tới sập nhà số 43 là do việc thi công nhà 41 bên cạnh đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 đã xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Với những dấu hiệu trên, tôi cho rằng, cơ quan Công an có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ nguyên nhân, đồng thời làm rõ những người có trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định. Bởi trong vụ việc này cần phải làm rõ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại của những người có liên quan.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ sập nhà nghiêm trọng nêu trên thưa luật sư?

­- Để có thể xác định chính xác trách nhiệm của những người liên quan, cơ quan chức năng cần phải tìm ra được nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự việc đặc biệt nghiêm trọng nêu trên. Cụ thể:

Trong trường hợp nguyên nhân từ việc ngôi nhà số 43 này xuống cấp và đổ sập thì cần phải đánh giá xem việc chủ sở hữu ngôi nhà có biết việc xuống cấp này hay không? Đã được khuyến cáo về sự nguy hiểm khi tiếp tục sử dụng căn nhà để kinh doanh, để ở hay không? Nếu chứng minh được chủ sở hữu căn nhà này đã biết việc đó nhưng vẫn tiếp tục thực hiện việc kinh doanh và cho nhân viên của mình ở lại trong ngôi nhà đó thì chủ sở hữu ngôi nhà này có dấu hiệu phạm tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự. Người chủ sở hữu nhà trong trường hợp này đã có lỗi vô ý do quá tự tin, bởi ông đã được khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của hành vi tiếp tục sử dụng ngôi nhà đó, tuy nhiên ông tự tin là hậu quả sẽ không xảy ra. Ngoài việc bị xem xét về trách nhiệm hình sự thì việc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho các nạn nhân cũng thuộc trách nhiệm của người chủ sở hữu ngôi nhà này.

Trong trường hợp ngôi nhà đổ sập vì lý do khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu ngôi nhà thì cần phải tìm ra lý do khách quan này là gì và nó có làm miễn trừ hay giảm trừ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự của chủ nhà hay không và ai phải liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Trong trường hợp, nguyên nhân dẫn tới việc ngôi nhà số 43 bị sập là do hoạt động thi công, đào móng của ngôi nhà số 41 thì vụ việc này đã có dấu hiệu hình sự của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn “có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng  đến  năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành  nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm”.

Nếu xác định có dấu hiệu hình sự, cơ quan điều tra cần phải ngay lập tức khởi tố vụ án, từ đó để xác định trách nhiệm của những người có liên quan. Trong trường hợp việc xây dựng nhà là không có giấy phép thì trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư (Chủ sở hữu căn nhà số 41 Cửa Bắc) và trách nhiệm liên đới thuộc đơn vị thi công công trình. Bởi nguyên tắc khi xây dựng nhà thì bắt buộc chủ đầu tư phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp và khi thi công thì đơn vị thi công phải tuân thủ đúng nội dung của giấy phép xây dựng để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Trong trường hợp chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng hoặc chủ đầu tư và đơn vị thi công không thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trong vụ sập nhà số 43 Cửa Bắc thì ngoài trách nhiệm hình sự theo Điều 292 thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho những người bị chết, bị thương và chủ sở hữu nhà số 41 (do ngôi nhà bị sập hoàn toàn) bởi hành vi vi phạm này. Về thiệt hại cụ thể, số tiền phải bồi thường, trách nhiệm cụ thể của từng bên, trách nhiệm liên đới bồi thường…. sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi của từng cá nhân, đơn vị khi thực hiện hành vi vi phạm và áp dụng quy định của pháp luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định.

Trân trọng!

 

Thủ tục báo tăng lao động tham gia BHXH

Khi doanh nghiệp mở rộng tuyển thêm nhân viên nhân sự, có hợp đồng lao động và quyết định tuyển dụng thì cần phải đăng ký tham gia BHXH, so với thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm lần đầu của doanh nghiệp, thủ tục báo tăng lao động đơn giản hơn rất nhiều.

Sau khi đơn vị đăng nhập vào phần mềm kê khai bảo hiểm do nhà cung cấp ivan mà doanh nghiệp đã đăng ký, phần đăng ký thực hiện giao dịch có phần nghiệp vụ báo tăng lao động, chúng ta chọn nghiệp vụ đó và thực hiện phần kê khai

Danh sách thành phần hồ sơ bao gồm :

+ D01-TS

+ D02-TS

+ Hợp đồng lao động

+ Quyết định tuyển dụng người lao động

Tất cả hồ sơ này đính kèm trong file đính kèm và ghi rõ số hiệu văn bản, trích lục văn bản….

Sau khi điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp nhấp vào bản kê hồ sơ để rà soát thành phần hồ sơ sau đó tiến hành nộp hồ sơ. Cắm chữ ký số để ký và nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm quản lý

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Điều 173 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Điều 173. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

 


Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

 

Luật trật tự, an toàn Giao Thông Đường Bộ 2024: Tăng Độ Tuổi Tối Đa Của Người Lái Xe – Điểm Mới Quan Trọng

Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã mang lại nhiều điểm mới quan trọng, trong đó có quy định về việc tăng độ tuổi tối đa của người lái xe. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch, đây là một thay đổi đáng chú ý, nhằm phản ánh sự cải thiện về tuổi thọ và sức khỏe của người dân, giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành giao thông vận tải. Quy định này cho phép người lái xe lớn tuổi có thể tiếp tục làm việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe và kỹ năng lái xe, qua đó duy trì nguồn lao động có kinh nghiệm, góp phần bảo đảm an toàn giao thông và hỗ trợ phát triển kinh tế. Đồng thời, cũng tạo nên sự phù hợp pháp luật chung đối với hệ thống pháp luật Việt Nam.

Mời bạn đọc theo dõi tại đây 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

Mỗi năm phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện 03 lần

VKSNDTC vừa ban hành Hướng dẫn 26/HD-VKSTC về việc triển khai kiểm sát tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Triển khai, thi hành Điều 66 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là BLHS năm 2015) và Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành BLHS năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13.

Liên ngành tư pháp trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định phối hợp thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện, Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện. Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2018/TT- BCA ngày 07/5/2018 quy định thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Công an nhân dân và biểu mẫu, sổ sách dùng trong công tác tha tù trước thời hạn có điều kiện (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT- BCA ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an).

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một chế định mới, chuyển từ hình thức chấp hành án tại các cơ sở giam giữ sang chấp hành tại cộng đồng (tha tù trước thời hạn có điều kiện), lần đầu các cơ quan tư pháp triển khai thực hiện.

Một số lưu ý:

4.1Thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện hàng năm, mỗi năm 3 đợt, cụ thể: Vào dịp 30/4 hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 15/4); Thời điểm xét tha dịp 2/9 hàng năm, (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 15/8); Thời điểm xét tha dịp Tết Nguyên Đán hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 31/12). Việc lập hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 3 đợt cùng thời điểm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện.

4.2 Khi tiến hành kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018. Nếu phát hiện những phạm nhân đủ điều kiện tha tù trước hạn nhưng không được trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện đề nghị thì ban hành văn bản kiến nghị yêu cầu các cơ quan trên lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện. Hồ sơ đề nghị thực hiện đúng quy định tại Điều 4Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4.3 Viện kiểm sát cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo Viện kiểm sát cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người được tha tù trước hạn có điều kiện về cư trú. Nếu phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật Hình sự (cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách) thì kiểm sát việc lập hồ sơ, danh sách đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Đối với các trường hợp xem xét rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, yêu cầu có sự chỉ đạo theo dõi, quản lý, giám sát chặt chẽ để thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định. Nếu phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện rút ngắn thời gian thử thách nhưng không được cơ quan có thẩm quyền đề nghị thì kiến nghị cơ quan đó lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

4.4 Qua các đợt kiểm sát xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, kiểm sát rút ngắn thời gian thử thách VKS các tỉnh, thành phố cập nhật, theo dõi và tổng hợp đầy đủ báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân Tối cao(Vụ 8) theo quy định.

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đăng ký kết hôn ?

Câu hỏi :

 Chúng tôi yêu nhau hơn 5 năm nay và quyết định sẽ đăng ký kết hôn tại UBND phường. Trước khi đi làm thủ tục, tôi thắc mắc không biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì để hoàn tất hồ sơ đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật ?

Trả lời : 

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13, hai bên nam nữ cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kết hôn bao gồm các giấy tờ dưới đây:

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu tại Phụ lục được ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP.

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và phải còn thời hạn sử dụng.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi UBND cấp xã nơi cư trú của nam/nữ.

– Quyết định/bản án về việc ly hôn của Toà án đã có hiệu lực (đối với trường hợp trước đây đã kết hôn mà ly hôn).

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Thủ tục xin trả lại con dấu

Đối với những doanh nghiệp thành lập trước 1/7/2015 thì việc sử dụng và quản lý con dấu do công an tỉnh, thành phố tiến hành thực hiện khắc dấu và quản lý, sau ngày trên thì luật doanh nghiệp cho phép các doanh nghiệp được tự mình khắc con dấu và chỉ cần làm thông báo mẫu dấu gửi lên cơ quan đăng ký kinh doanh, sau đó họ sẽ đăng tải mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp của quốc gia.

I. MBLAW sẽ tiến hành tư vấn và soạn thảo những giấy tờ cần thiết cho khách hàng để đảm bảo cho việc trả lại con dấu nhanh chóng và tiện lợi.

II.Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Công văn xin trả lại con dấu ( MBLAW sẽ tiến hành soạn thảo cho khách hàng)
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu đã được cấp 
  • Con dấu đã được cấp 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản cũ và mới trong trường hợp đổi tên công ty, đổi địa chỉ trụ sở chính khác quận, huyện ( bản sao chứng thực hoặc bản sao đối chiếu bản chính)
  • Giấy giới thiệu cho người tiến hành làm thủ tục

III. Sau khi nộp hồ sơ ở trên cho cơ quan công an thì sẽ nhận được giấy biên nhận hoặc biên bản về việc trả lại mẫu con dấu của công ty đã được cấp 

Mẫu bản kiến nghị của người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngọc Lặc, ngày 21 tháng 08 năm 2018

 

BẢN KIẾN NGHỊ

Của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

 

                                             Kính gửi:  TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

 

Tên tôi là: NGUYỄN THANH BÌNH                               Sinh năm: 1960

CMND số: 171216968 do Công an tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 04 tháng 09 năm 2006

Địa chỉ: Số nhà 776 phố Lê Lai, thị trấn Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại liên hệ: ……………………

Ngày 13 tháng 08 năm 2018, tôi có nhận được Thông báo về việc thụ lý vụ án số 74/2018/TLST-HC ngày 08 tháng 08 năm 2018 của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Nội dung thông báo cho tôi về việc ông Nguyễn Mạnh Thường đã khởi kiện vụ án hành chính về việc yêu cầu hủy GCN quyền sử dụng đất số BU349122 do UBND huyện Ngọc Lặc cấp ngày 25 tháng 03 năm 2014 mang tên Nguyễn Thanh Bình. Như vậy, trong vụ án này tôi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường.

Vậy sau đây tôi xin trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện để quý Toà án có căn cứ giải quyết vụ án một cách toàn diện, trung thực, khách quan và đúng pháp luật. Cụ thể như sau:

  1. Thông báo thụ lý vụ án số: 74/2018/TLST-HC ngày 08 tháng 08 năm 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc “Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số BU349122 mang tên tôi theo yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Mạnh Thường. Theo đó, tôi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án tuy nhiên danh sách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong Thông báo thụ lý vụ án trên không có tên tôi. Vì vậy, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa bổ sung, xác định tư cách tham gia tố tụng của tôi trong vụ án này là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  2. Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 73 và khoản 7, khoản 8 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, tôi có quyền “Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ;” và có quyền “Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập”. Vì vậy, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho phép tôi được ghi chép, sao chụp tài liệu do các đương sự khác xuất trình để xây dựng bản trình bày ý kiến được toàn diện, đầy đủ và khách quan.

Trên đây là những ý kiến của tôi về vụ án này. Kính mong quý Toà án xem xét và giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho tôi.

Trân trọng cảm ơn!

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN

 

Nguyễn Thanh Bình

 

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Muốn tăng lương phải tinh giảm biên chế

Trong phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các báo cáo kinh tế xã hội, dự toán ngân sách, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ bố trí nguồn để tăng lương cơ sở 7% trong năm 2017.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh tiền lương phải đi đôi với tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc và cũng phải cân nhắc, tính toán kỹ, xác định rõ nguồn thực hiện điều chỉnh lương và tính khả thi khi yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tự sắp xếp, tiết kiệm trong dự toán được giao để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương.

Câu chuyện “Tiền đâu” để tăng lương lại một lần nữa được đặt lên bàn nghị sự. Chính phủ có thể cân đối nguồn để tăng lương nhưng đi kèm với nó là một điều kiện mà chúng ta thực hiện dai dẳng lâu nay vẫn chưa hiệu quả – tinh giản biên chế.

Biên chế bao nhiêu là đủ khi mà bộ máy hành chính luôn bị kêu ca là cồng kềnh, kém hiệu quả. Vì lực lượng công chức viên chức quá đông, quá hùng hậu nên mỗi lần tăng lương là cả một cuộc “cân não” của Chính phủ. Nói tăng lương không phải chỉ đơn giản là một lần mà còn phải cân đối nguồn cho hàng loạt năm tiếp theo, cho hàng loạt chính sách “ăn theo” lương. Tăng năm nay rồi sang năm sẽ như thế nào?

Bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả nhưng lại vô cùng khó tinh giản. Lý do là để vào được cơ quan Nhà nước thường do các mối quan hệ ràng buộc, là con cháu, họ hàng của anh A, chị B, chú X… Nhiều người trong số này không làm được việc, chuyên môn yếu kém. Vì các mối quan hệ ràng buộc, chằng chéo, nếu đưa những người làm việc kém hiệu quả ra khỏi guồng máy thì khác nào “tự cắt vào tay mình”?

Theo Bộ Nội vụ, đến nay 22 Bộ và 63 tỉnh thành phố đã xác định vị trí việc làm. Nhưng cái khó là vẫn chưa có báo cáo thống kê về con số 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. 30% này là lực cản vô cùng lớn trong hệ thống, nếu không gọi được đích danh những người “ngồi mát ăn bát vàng” thì muôn đời không xóa được tình trạng cào bằng trong cách tính lương. Chứ như lâu nay, chúng ta ở mãi trong vòng luẩn quẩn, không giải quyết vấn đề được “đến đầu đến đũa”

Các chuyên gia về tiền lương đã nghĩ ra những phương án khoa học để trả lương xứng đáng cho người cống hiến thật sự. Nhưng hầu như các phương án này sau đó đều phải “cắt gọt” cho phù hợp với tình hình thực tế. Để giải quyết tốt chính sách tiền lương thì phải giải quyết các vấn đề vượt tầm của hệ thống tiền lương, thậm chí nằm ngoài hệ thống tiền lương nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cải cách hệ thống tiền lương, trong đó tinh giản biên chế là yêu cầu số 1.

Hy vọng, sau khi đã xác định rõ vị trí việc làm, cộng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, chính phủ điện tử… thì bộ máy sẽ bớt cồng kềnh, hiệu quả công việc sẽ tăng lên. Và đặc biệt, những người làm việc thực sự sẽ được trả lương xứng đáng với công sức, trí tuệ họ đã bỏ ra.Việc triển khai quyết liệt, rốt ráo, minh bạch Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế sẽ không có chỗ cho người lười biếng

Hà Nội: Khuôn viên di tích trở thành bãi xe, chính quyền khẳng định sai quy định nhưng vẫn loay hoay xử lý

Trong những năm qua, tình trạng đình, đền, chùa, di tích lịch sử bị xâm phạm, chiếm dụng để sử dụng làm mục đích cá nhân liên tục xảy ra ở không ít địa phương. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan và hạn chế đến sự phát triển của du lịch. Cụ thể tại khu di tích Đền Sóc nằm tại ngõ 34 đường Xuân La là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, nhiều năm nay, hơn 2.000 mét vuông diện tích của đền đã biến thành Trung tâm đào tạo Lạc Hồng. Không chỉ trở thành nơi dạy lái xe, ở đây còn biến thành nơi trông giữ các phương tiện cá nhân.  Theo Luật sư  Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch: “Trưởng Ban quản lý khu di tích nhân danh cá nhân để ký hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn để khai thác di tích rõ ràng là hành vi trái về mặt thẩm quyền. Đối với di tích cấp quốc gia là tài sản quốc gia, mà tài sản quốc gia là tài sản của toàn dân, cộng đồng. Chính vì thế, một cá nhân không thể đứng ra cho thuê hay cho mượn được.”

Mặc dù đại diện lãnh đạo UBND phường Xuân Tảo khẳng định hành vi trên là vi phạm nhưng do không đủ thẩm quyền để xử lý nên tình trạng “mượn đất” trên vẫn khiến chính quyền loay hoay xử lý.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Có được lập cam kết về tài sản trước khi kết hôn?

Câu hỏi: 

Tôi và chồng sắp cưới đều có tài sản riêng và con riêng trong cuộc hôn nhân trước. Lần kết hôn này chúng tôi muốn thỏa thuận tài sản với nhau để tránh những rắc rối về sau. Vậy chúng tôi có được phép lập thỏa thuận này hay không?

Trả lời cau hỏi: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi,luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.” .

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Như vậy, hai bạn có thể thỏa thuận chế độ tài sản trước khi kết hôn như mong muốn của hai bạn.

Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng do các bên thỏa thuận nhưng phải có những nội dung cơ bản theo Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể nội dung cơ bản như sau:

– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

– Nội dung khác có liên quan

Theo Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 17 của Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó, hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.

Việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng phải được thực hiện bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Còn trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu, Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà