Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2020

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN LY HÔN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN………………………………………………..

Tên tôi là:………………………………………………..Năm sinh …………………………………………………………

CCCD/Hộ chiếu số:………………………………….Ngày cấp và nơi cấp: …………………………………………

Hiện cư trú:………………………………………………………………………………………………………………………

Xin được ly hôn với: ………………………………..Năm sinh:…………………………………………………………

CCCD/Hộ chiếu số:………………………………….Ngày cấp và nơi cấp: …………………………………………

Hiện cư trú: ……………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Nội dung xin ly hôn

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Về con chung

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Về tài sản chung

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

Tải về mẫu đơn ly hôn đơn phương tại đây:

MẪU ĐƠN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

Xem hướng dẫn viết đơn tại đây !!!

 

…………….., Ngày ……….. tháng……….. năm……………

Người làm đơn

 

 

(Ký tên – Ghi rõ họ và tên)

 

 

____________________________________________________________________________________________

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 33 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 33 Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 33 : Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể 

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;

b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;

c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.

Điều 146 Bộ luật dân sự 2015

Điều 146. Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn

1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:

a) Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;

b) Nửa năm là sáu tháng;

c) Một tháng là ba mươi ngày;

d) Nửa tháng là mười lăm ngày;

đ) Một tuần là bảy ngày;

e) Một ngày là hai mươi tư giờ;

g) Một giờ là sáu mươi phút;

h) Một phút là sáu mươi giây.

2. Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau:

a) Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng;

b) Giữa tháng là ngày thứ mười lăm của tháng;

c) Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.

3. Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau:

a) Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng một;

b) Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu;

c) Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.

Phân tích : 

Nếu các bên thỏa thuận về thời hạn theo các đơn vị thời gian mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì cộng dồn các đơn vị thời gian cho đủ với đơn vị thời gian đã được thỏa thuận trong thời hạn. Ví dụ : hai bên thỏa thuận bên kia làm cho bên này những công việc nhất định trong thời hạn một tuần mà khaorng thời gian một tuần diễn ra không liền nhau thì bên kia phải thực hiện công việc đó đủ bảy ngày. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận một ngày làm việc là bao nhiêu giờ.

Nếu các bên thỏa thuận về thời hạn theo các đơn vị về thời gian và khoảng thời gian diễn ra liền nhau thì thời hạn được tính từ thời điểm bắt đầu cho đến thời điểm kết thúc của thời hạn. Ví dụ : A cho B vay một khoản tiền trong thời hạn một tuần vào thứ 5 tuần này thì thời hạn sẽ kết thúc vào thời điểm kết thúc ngày thứ 6 của tuần tiếp theo. Thực tế, khoảng thời gian trong các năm, các tháng có thể không bằng nhau. Ví dụ năm nhuận sẽ kéo dài hơn 1 ngày, tháng 2 thường chỉ có 28 ngày, các tháng khác trong năm có thể là 30 hoặc 31 ngày. Nhưng để đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng các loại thời hạn này vào thực tế, việc xác định các khoảng thời hạn theo quy định tại khoản 1 điều này là cần thiết

Quá trình phát triển của ASEAN và các văn kiện chính của ASEAN

Một cột mốc rõ rệt được đánh dấu trong lịch sử Đông Nam Á là  sự kiện thành lập Hiệp hội   các quốc gia Đông Nam Á: ngày8-8-1967 tại Bangkok (thủ đô Thái Lan), tuyên bố Bangkok được ký kết,  tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của ASEAN. ASEAN bao gồm 10 nước trong vùng Đông Nam Á là  Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và  Myanmar. ASEAN hiện nay có dân số hơn 500 triệu người, GDP khoảng gần 600 tỷ USD/năm. Đây cũng là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và là nơi  thu hút nhiều nguồn vốn FDI.

  Chương trình hành động của ASEAN gồm có các chương trình lớn về hợp tác kinh  tế, tự do hoá thương mại, dịch vụ và đầu tư trong khu vực đang được thực hiện như xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN(ASEAN Free Trade Area- AFTA), khu vực đầu tư AIA, chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN- AICO, hợp tác hải quan ASEAN. Các nước trong khu vực cùng nhau đẩy nhanh hơn tốc độ  thực hiện khu vực mậu dịch tự do  AFTA để thúc đẩy thương mại trong nội bộ khu vực, tăng tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài. Với ASEAN 6 (Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Brunei) mức giảm thuế nhập khẩu CEPT  từ 0-5%  đạt được vào năm 2002, với Việt Nam vào năm 2006 , còn Lào và Myanmar vào năm 2008. Mức 0% với ASEAN 6 vào năm 2010  con với các thành viên  mới là  2015.

Các văn kiện chính của ASEAN:

  • Tuyên bố của chủ tịch hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 “ hướng tới cộng đồng ASEAN : Từ tầm nhìn tới thành công
  • Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững
  • Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu
  • Hiến chương ASEAN
  • Tầm nhìn ASEAN
Mua bất động sản hình thành trong tương lai

Câu hỏi:

Hiện nay, tôi đang có nhu cầu mua một căn hộ chung cư thuộc dự án xây dựng nhà ở thương mại tại quận Thanh Xuân do một công ty trong nước làm chủ đầu tư. Dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Trước khi ký hợp đồng, chủ đồng tư có thông báo về tiến độ thanh toán hợp đồng như sau: lần 1 là 30% giá trị hợp đồng, lần 2 là 25 % vào T1/2017, lần 3 là 20% vào T12/2017 ,lần 4 sau khi đã giao nhà và Giấy chứng nhận là 25% còn lại. Vậy, việc quy định yêu cầu thanh toán như trên của chủ đầu tư là đúng hay không?

Cám ơn luật sư!

building-nld

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc tới công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Việc bạn mua căn hộ chung cư thuộc dự án khi chưa hoàn thành và nghiệm thu để đưa vào sử dụng được coi là việc mua bất động sản hình thành trong tương lai.

Đối với trường hợp mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lại, tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có quy định như sau:

  • Việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng; trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.
  • Trường hợp bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua.

Như vậy, nếu căn cứ theo quy định trên, việc chủ đầu tư yêu cầu bạn phải thanh toán như trên là đã trái với quy định của pháp luật. Bởi theo quy định, khi chủ đầu tư chưa bàn giao nhà cho khách hàng thì mức thu tối đa là không được vượt quá 70% giá trị hợp đồng trong khi đó, theo nội dung hợp đồng chủ đầu tư đưa ra thì dù chưa bàn giao nhà cho bạn thì số tiền thu đã là 70%. Do đó, việc quy định yêu cầu thanh toán như trên của chủ đầu tư là đã trái với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, bạn có quyền yêu cầu  chủ đầu tư kiểm tra và sửa lại nội dung hợp đồng phù hợp với quy định pháp luật.

Trân trọng!

 

Thông báo khẩn: Tạm dừng hệ thống khai thuế qua mạng

Tổng cục Thuế vừa có Thông báo 5590/TT-TCT về kế hoạch tạm dừng hệ thống khai thuế qua mạng, hệ thống quyết toán thuế thu nhập cá nhân Online, hệ thống dịch vụ thuế điện tử.

vbmoi

Toàn văn Thông báo 5590 ngày 21/9/2016 của Tổng cục Thuế về kế hoạch tạm dừng hệ thống khai thuế qua mạng

Theo đó, tạm dừng các ứng dụng trên từ 17 giờ 00 Thứ 6 ngày 23/9/2016 đến hết 24 giờ 00 Thứ 7 ngày 24/9/2016.

Việc tạm dừng này nhằm phục vụ nâng cấp ứng dụng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ.

Tổng cục Thuế thông báo như trên là để người nộp thuế được biết và chủ động thu xếp thời gian thực hiện khai thuế qua mạng trước và sau thời gian hệ thống tạm dừng.

Xem chi tiết tại Thông báo 5590/TT-TCT ngày 21/9/2016.

Thủ tục thông báo thực hiện khuyến mại

Hiện nay, với sự hộ trợ của công nghệ thông tin trong việc phát triển kinh doanh dẫn đến môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiều phương thức để tiếp cận khách hàng trong đó có phương thức thực hiện chương trình khuyến mại để quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại và tăng doanh số bán hàng.

  1. Doanh nghiệp khi thực hiện chương trình khuyến mại cần phải lưu ý đến các điểm chính như:
  • Không sử dụng thuốc chữa bệnh cho người để thực hiện việc khuyến mại (Nghị định 68/2009/NĐ-CP)
  • Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
  • Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.
  • Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có).
  • Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
  • Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
  • Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
  • Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại.
  • Tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
  • Giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại phải bỏ ra để có được hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hoá hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.
    • Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.
  • Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
  • Chương trình khuyến mại mang tính may rủi có phát hành vé số dự thưởng phải tuân thủ các quy định sau đây:
    • Vé số dự thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng;
    • Vé số dự thưởng phải in đủ các nội dung về số lượng vé số phát hành, số lượng giải thưởng, giá trị từng loại giải thưởng, địa điểm phát thưởng, thời gian, địa điểm mở thưởng và các nội dung liên quan quy định tại Điều 97 Luật Thương mại;
    • Việc mở thưởng chỉ áp dụng cho các vé số đã được phát hành

2. Căn cứ pháp lý:

Luật Thương Mại
Nghị định 37/2006/NĐ-CP
Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC
Nghị định 68/2009/NĐ-CP
Nghị định 06/2008/NĐ-CP

3. Đối với trường hợp Thông báo chương trình khuyến mại

Hình thức khuyến mại áp dụng:

  • Cho khách hàng dùng thử hàng hóa/dịch vụ;
  • Tặng quà khi khách hàng mua hàng hóa/dịch vụ;
  • Giảm giá;
  • Tặng kèm phiếu mua hàng hóa/dịch vụ;
  • Tặng kèm phiếu dự thi để chọn người trao thưởng;
  • Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên;
  • Tổ chức cho khách hàng tham gia các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, giải trí

Hồ sơ bao gồm: 

  • Thông báo thực hiện khuyến mại (theo mẫu);
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh;
  • Hình ảnh hàng hóa khuyến mại;
  • Hình ảnh hàng hóa dùng để khuyến mại;

Thời gian thực hiện: 02 ngày làm việc

4. Đối với trường hợp Đăng ký chương trình khuyến mại

Hình thức khuyến mại áp dụng: 

  • Chương trình khuyến mại mang tính may rủi (bốc thăm);
  • Các hình thức khuyến mại khác.

Hồ sơ:

  • Đăng ký thực hiện khuyến mại (theo mẫu);
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh;
  • Thể lệ chương trình khuyến mại;
  • Mẫu phiếu bốc thăm trúng thưởng;
  • Hình ảnh hàng hóa khuyến mại;
  • Hình ảnh hàng hóa dùng để khuyến mại;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ/ Tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc

Doanh nghiệp có mong muốn thực hiện thủ tục này xin vui lòng liên hệ với Luật Minh Bạch để được tư vấn và tiến hành thủ tục cụ thể.

Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh bất động sản

Kinh doanh bất động sản là ngành nghề có điều kiện, trước hết nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh trong lĩnh vực này thì cần phải thành lập doanh nghiệp, và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng (không phải làm thủ tục đăng ký xác nhận vốn pháp định) . Kinh doanh bất động sản có nhiều loại khác nhau, cụ thể từng lĩnh vực sẽ có các điều kiện cụ thể sau : 

I.Kinh doanh bất động sản có sẵn

– Bất động sản đưa vào kinh doanh phải :

a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Nhà đầu tư được kinh doanh dưới các hình thức sau :

  • Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
  • Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
  • Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất

1. Kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai

-Bất động sản đưa vào phải :

  1. Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.
  2. Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.

–  Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.

III. Kinh doanh dịch vụ bất động sản ( bao gồm môi giới bất động sản; sàn giao dịch bất động sản; tư vấn quản lý bất động sản)

1.Môi giới bất động sản

Điều kiện :

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
  3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.

 

2.Sàn giao dịch bất động sản

Điều kiện :

  1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
  3. Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.

 3.Tư vấn quản lý bất động sản bao gồm :

a) Bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất;

b) Tổ chức thực hiện việc cung cấp các dịch vụ bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của bất động sản;

c) Tổ chức thực hiện việc bảo trì, sửa chữa bất động sản;

d) Quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng bất động sản của khách hàng theo đúng hợp đồng;

đ) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng, với Nhà nước theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất.

 

 

 

 

 

Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng công ty TNHH

MBLAW cung cấp mẫu tham khảo quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng của công ty TNHH như sau : 

 

TÊN DOANH NGHIỆP

—–

Số: 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

 

 

Hà Nội , ngày ……  tháng ……. năm 20…..

 

 

QUYẾT ĐỊNH

(Về việc bổ nhiệm kế toán trưởng của công ty)

CHỦ SỞ HỮU

                  Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 ;

                  Căn cứ nhu cầu hoạt động của công ty …………………………………………….

 

QUYẾT ĐỊNH:   

Điều 1: Bổ nhiệm

Bổ nhiệm  Ông/Bà :

Sinh ngày:                 Dân tộc:               Quốc tịch:     

Số chứng minh nhân dân :

Ngày cấp:

Nơi cấp:  

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 

Giữ chức vụ: Kế toán trưởng

Làm kế toán trưởng của công ty …………………………………………………….

 

Điều 2: Ông/Bà :  …………. người được bổ nhiệm là người giữ chức vụ kế toán trưởng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

CHỦ SỞ HỮU                             

 

 

 

 

 

 

 

Quy định về đặc xá năm 2016

Tôi có người thân sinh năm 1939(76 tuổi), phạm tội hiếp dâm trẻ em và bị bắt vào ngày 25/08/2011, bị tuyên án 12 năm tù. Tính đến nay người thân của tôi đã thụ án được 5 năm 03 tháng tù, còn lại 6 năm 9 tù nữa. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của người thân tôi có được xét đặc xá theo điều 3, điều 4 của Quyết định đặc xá năm 2016 mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký không vậy?

 

 

logo-mblaw

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Minh Bạch, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ  Quyết định số 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17/10/2016 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang về đặc xá năm 2016.

Theo đó, quyết định này thực hiện đặc xá tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/2016).

Thời gian đã chấp hành án phạt tù để xét đặc xá tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2016.

Đối tượng đặc xá bao gồm:

Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

Theo thông tin câu hỏi mà bạn cung cấp thì người thân bạn phạm tội hiếp dâm trẻ em là người bị kết án phạt tù có thời hạn thuộc các tội đặc xá theo quy định này.

Về điều kiện đặc xá: (Theo Điều 3 của Quyết định này)

Trong trường hợp này, người thân của bạn đã chấp hành hình phạt tù được 5 năm 9 tháng trên tổng số 12 năm hình phạt tù.

Như vậy là đã chấp hành quá 1/3 thời gian hình phạt tù. Và người thân của bạn năm nay 76 tuổi thuộc trường hợp “là người từ 70 tuổi trở lên” .

Trong trường hợp người thân của bạn:

  • Chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành án phạt tù liên tục được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tiền truy thu, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác, trừ những phạm nhân không bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng đã 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên ốm đau hoặc người đang mắc bệnh hiểm nghèo mà bản thân người đó và gia đình không còn khả năng thực hiện.
  • Không thuộc các trường hợp không đề nghị đặc xá theo Điều 4 Quyết định này (Vì câu hỏi bạn không nói rõ cụ thể nên bạn lưu ý là trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân sẽ không được đề nghị đặc xá)

Thì sẽ được đặc xá theo Quyết định số 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17/10/2016 của Chủ tịch nước.

 

Trân trọng!

 

 

Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định, có thu nhập nhưng không tự nguyện thi hành án.

1.Điều kiện áp dụng biện pháp

          Thứ nhất, người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền. Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành quyết định được người phải thi hành án có nghĩa vụ phải trả tiền thì cơ quan thi hành án dân sự mới áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Khác với các biện pháp cưỡng chế khác thì biện pháp cưỡng chế này được thực hiện trong trường hợp các khoản tiền mà người phải thi hành án phải trả cho người được thi hành án không lớn hoặc phải trả theo định kì.

          Thứ hai, việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án chỉ thực hiện trong những trường hợp được pháp luật quy định. Theo quy định tại điều 78, LTHADS 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014)  thì biện pháp cưỡng chế này được áp dụng trong trường hợp : Do các đương sự thỏa thuận; bản án, quyết định của tòa án ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành để thi hành án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kì hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.

          Thứ ba, chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án nếu có căn cứ xác định người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ. Để đảm bảo cả quyền lợi của những người liên quan đến việc thi hành án, chấp hành viên chỉ ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có thu nhập. Thu nhập hợp pháp của người phải thi hành án bao gồm : Tiền lương, trợ cấp hưu trí, mất sức, những khoản thu nhập của cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế, thu nhập của xã viên hợp tác xã; tiền thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp khác mà họ nhận được từ tổ chức, cá nhân đang quản lý số thu nhập đó

2. Thủ tục áp dụng

          Trong trường hợp chấp hành viên đã xác định rõ người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ thì chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Quyết định này phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án và cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lí thu nhập của người phải thi hành án.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 78 LTHADS thì:

“Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này”

Sau khi khấu trừ thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân này có nghĩa vụ chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự số tiền đó để chi trả cho người được thi hành án. Khi có sự thay đổi nơi trả thu nhập và mức thu nhập của người phải thi hành án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thực hiện quyết định trừ vào thu nhập của người đó phải thông báo ngay cho cơ quant hi hành án dân sự biết. Sauk hi xác định được nơi trả thu nhập mới hoặc mức thu nhập mới của người phải thi hành án, chấp hành viên phải ra quyết định khác về việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

3. Mức trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

          Theo quy định tại Khoản 3, điều 78 LTHADS năm 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014) thì mức cao nhất mà chấp hành viên được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người được họ nuôi dưỡng.

          Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án dân sự và người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng , nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 206 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng

Điều 206. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng

1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Điều 86 Bộ luật dân sự 2015

Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Bài viết cùng chủ đề

logo-mblaw
Xóa án tích

Câu hỏi: Tôi bị phạt tù 6 tháng nhưng cho hưởng án treo và thời hạn thử thách là 1

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật