Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Mẫu hợp đồng mượn nhà

MBLAW sẽ cung cấp cho mọi người mẫu hợp đồng mượn nhà sau đây, các bạn có thể tham khảo :

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –  Tự do – Hạnh Phúc

—–o0o—–

 

HỢP ĐỒNG MƯỢN NHÀ

 

  • Căn cứ Bộ Luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015
  • Căn cứ sự thoả thuận của hai bên.

Hôm nay, ngày ……..  tại …………………………………….

Chúng tôi gồm có:

1CHỦ NHÀ    Bà : …………….

  • Sinh ngày: 
  • Địa chỉ: 
  • CMND số: ……….do …………… cấp ngày ………
  • Điện thoại : 

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

  1. BÊN MƯỢN :

Ông 

Sinh ngày : 

Số chứng minh : 

Số điện thoại : 

Nơi đăng ký thường trú: 

(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Hai bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng mượn nhà như sau:

ĐIỀU 1: PHẦN DIỆN TÍCH MƯỢN

Sau khi đã thoả thuận, Bên A đồng ý cho Bên B mượn căn nhà  theo địa chỉ sau đây :

Địa chỉ:

ĐIỀU 2: THỜI HẠN MƯỢN

Thời hạn mượn nhà là …….. năm kể từ ngày ……….

ĐIỀU 3: BÀN GIAO VÀ SỬ DỤNG CÁC TRANG THIẾT BỊ

Mọi trang thiết bị ở trong nhà, bên B sẽ được mượn trong thời gian mượn với điều kiện không được làm mất mát, hư hỏng, mất tính năng sử dụng của trang thiết bị trong nhà. Nếu bên B gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên A.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

  • Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mượn nhà khi bên B:
  • Sử dụng nhà không đúng mục đích mượn ;
  • Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang mượn mà không có sự đồng ý của bên A;
  • Được lấy lại nhà cho mượn khi hết hạn hợp đồng hoặc theo sự thoả thuận của hai bên;
  • Giao nhà đúng thời hạn cho Bên B như quy định của Điều 3;
  • Nhận lại nhà khi hết thời hạn mượn hoặc theo sự thoả thuận của hai bên.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B:

  • Được ưu tiên ký hợp đồng mượn tiếp, nếu đã hết thời hạn mượn mà nhà vẫn dùng để cho mượn ;
  • Thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự và các quy định khác của nhà nước;
  • Không cho bất kỳ một bên thứ ba nào thuê, mượn hoặc sử dụng lại ngôi nhà nói trên nếu không được Bên A đồng ý.
  • Trả nhà cho bên A đúng theo thời hạn quy định.
  • Nhận nhà và sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn mượn.
  • Không được làm thay đổi kết cấu xây dựng của căn nhà.
  • Thanh toán các khoản tiền điện, nước và các khoản chi phí khác liên quan đến việc sử dụng nhà từ thời điểm nhận nhà.
  • Giao nhà đúng thời hạn cho Bên B như quy định của Điều 3.

ĐIỀU 6: SỬA ĐỔI VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

  • Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoả thuận của hai bên bằng văn bản.
  • Hợp đồng chấm dứt khi hết hạn hợp đồng hoặc theo thoả thuận của các bên.

ĐIỀU 7: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

  • Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết, được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản.
  • Mọi vấn đề phát sịnh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được hai bên tích cực giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải trên tinh thần hợp tác, cùng có lợi.
BÊN CHO MƯỢN NHÀ BÊN MƯỢN NHÀ
 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 49 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 49, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 49 : Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Giải đáp pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế

Về vấn đề pháp luật liên quan đến thừa kế mà bạn đọc thắc mắc và đã gửi câu hỏi về cho Luật Minh Bạch, sau đây Luật Minh Bạch sẽ tổng hợp và trả lời những câu hỏi mà độc giả đã gửi về cho Luật Minh Bạch.

_________________________________________________

Câu hỏi thứ nhất: Chú tôi trước đây sinh sống ở LB Nga nhưng đã mất do tai nạn lao động. Hiện ông có tổng tài sản là 5 tỷ đồng. Ông có một người vợ hợp pháp và hai con gái. Ngoài ra ông còn có một người con riêng. Người con riêng này của ông không có khả năng lao động. Chú tôi mất đột xuất không để lại di chúc vậy thì số tài sản của chú tôi sẽ được phân chia như thế nào?

 

Với câu hỏi trên, Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau

Theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc nếu tài sản ở đâu thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước đó. Vì vậy nếu tài sản ở LB Nga thì phải căn cứ pháp luật LB Nga để chia di sản thừa kế. Còn nếu di sản trên ở Viêt Nam thì xử lý như sau:

Trường hợp ông chú của bạn chết mà không để lại di chúc thì trường hợp này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật (điểm a, khoản 1, Điều 650 BLDS 2015).

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết đều được hưởng thừa kế phần di sả bằng nhau (Điều 651 BLDS 2015). Trong trường hợp trên chỉ đề cập đến người vợ hợp pháp, 02 người con gái và 01 người con riêng thì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Một vấn đề đặt ra nữa là người con riêng bị mất khả năng lao động thì liệu người con riêng của ông chú không có khả năng lao động thì có được quyền hưởng di sản không? Căn cứ theo Điều 610 BLDS 2015 thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản cả theo di chúc lẫn theo pháp luật.

Như vậy, không phụ thuộc vào khả năng lao động, những người thừa kế theo pháp luật đều có quyền hưởng di sản thừa kế.

 

Câu hỏi thứ hai:Tôi là Nguyễn Hải Yến, hiện đang sinh sống ở Canada. Tôi có một số câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng thừa kế đúng hay sai? Quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản thừa kế chết là đúng hay sai? Lỗi chỉ được đặt ra đối với người có khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi phải không ạ?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, đối với câu hỏi: Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như là những người bị kết án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, có hành vi ngược đãi, hành hạ người đề lại di sản,… thì không được hưởng thừa kế là không chính xác. Những trường hợp không có quyền hưởng di sản thừa kế có thể vì nhiều lý do có thể là có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người để lại di sản và những người thừa kế khác hay có những hành vi không xứng đáng với bổn phận. Khi này, pháp luật sẽ có những quy định tước đi quyền hưởng di sản của những trường hợp này.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí giữa các bên trong quan hệ thừa kế, tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên những người nằm trong diện không được hưởng di sản vẫn có quyền được hưởng di sản chỉ với điều kiện nếu như người để lại di sản đồng ý để lại di sản cho những người đó (khoản 2 Điều 621 BLDS 2015).

Thứ hai, quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản chết (có thể hiểu đẩy đù là chết về mặt sinh học hoặc chết về mặt pháp lý) là đúng, thời điểm người để lại di sản chết (về mặt sinh học) hoặc bị tòa án tuyên là đã chết (chết về mặt pháp lý) gọi là thời điểm mở thừa kế. Quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi có người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mặc dù thời điểm còn sống, các bên trong quan hệ thừa kế có thể phát sinh di chúc tuy nhiên, văn bản này chỉ có hiệu lực đối với các bên khi người để lại di chúc hoặc di sản chết. Vì vậy, chỉ khi người để lại di sản chết, quan hệ thừa kế mới hình thành.

Thứ ba, tôi hiểu ý bạn hỏi về yếu tố lỗi của các hành vi được quy định trong trường hợp của người không được hưởng quyền thừa kế. Đúng như vậy, các trường hợp không được hưởng thừa kế phải có lỗi cố ý khi thực hiện các hành vi như ngược đãi, xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản hoặc những người thừa kế khác hay lừa dối, cưỡng ép, giả mạo di chúc,… và chỉ những người có khả năng nhận thức, kiểm soát thì mới coi hành vi đó là cố ý. Vì vậy, yếu tố lỗi sẽ được đặt ra đối với những người có thể kiểm soát, nhận thức hành vi của mình.

 

Câu hỏi thứ ba: Cha và mẹ tôi chung sống với nhau có 3 người con (tôi là con trai và sau tôi là hai em gái). Trong thời gian cha và mẹ tôi chung sống có tạo ra được một số tài sản gồm đất ở và nhà. Nay cha tôi mất không để lại di chúc. Khi tôi ở nước ngoài thì mẹ tôi cùng hai người con gái bán đất mà không có sự đồng ý của tôi. Khi vắng mặt tôi mà thủ tục mua bán vẫn diễn ra bình thường. Như vậy có hợp pháp hay không?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Trong trường hợp của bạn, phần di sản của bố bạn trong khối tài sản chung của cha mẹ bạn khi không để lại di chúc cần phải được phân chia theo quy định phân chia thừa kế pháp luật, khi này phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều thành bốn phần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Trong trường hợp của bạn cần phải xem xét những người thuộc hàng thừa kế bao gồm những người còn sống tại thời điểm bố bạn mất, như thế ngoài mẹ, hai người em gái và bạn thì ông bà bạn còn sống hay không? Bố bạn có con nuôi, con riêng hay không để vì những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản là như nhau.

Tiếp đó, khi mẹ và 2 người chị em gái bán phần tài sản chung có phần của bạn mà không có sự đồng ý của bạn thì giao dịch đó không hợp pháp bạn cũng có phần sở hữu trong khối di sản mà bố bạn để lại cho bạn, vì vậy việc mua bán đó là không hợp pháp và có thể bị tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, nếu tài sản đó đã được bên thứ ba ngay tình đăng ký sang tên đổi chủ theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ không thể đòi lại tài sản từ họ mà phải đòi những người có lỗi trong giao dịch này đó là mẹ và chị em gái bạn.

Điều 163 BLDS 2015 cũng nêu rõ rằng không ai có thể bị hạn chế quyền, tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015 cũng quy định chủ sở hữu tài sản có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm về tài sản phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi trái pháp luật.

 

Câu hỏi thứ tư: Ba tôi đã mất nhưng không để lại di chúc, còn người vợ sau của ba tôi thì có giấy đăng kí kết hôn nhưng đang định cư ở nước ngoài. Vậy khi ba tôi mất là người vợ sau này có toàn quyền với tài sản của ba tôi không? Ví dụ nếu muốn sang tên xe ba tôi đứng tên hay làm lại giấy tờ xe đó có cần tôi đứng ra làm giấy tờ gì không ? Hay chỉ người vợ sau của ba tôi là toàn quyền?

 

Với câu hỏi trên Luật Minh Bạch xin được trả lời như sau:

Việc cha của bạn mất mà không có di chúc thì phần di sản để lại sẽ phải chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Việc chia thừa kế theo pháp luật sẽ phải căn cứ theo một trong những yếu tố cơ bản là về hàng thừa kế, là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cha mẹ, vợ, con của người để lại di sản. Và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này để có quyền được hưởng như nhau phần di sản mà bố bạn để lại.

Vì vậy, nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn còn sống thì mẹ kế của bạn không có toàn quyền với di sản mà cha bạn để lại.

Đối với di sản của bố mạng ví dụ như chiếc xe, việc sang tên xe bố của bạn đã mất thì khi phân chia di sản sẽ không phải là bạn tiến hành sang tên hoặc mẹ kế của bạn tiến hành sang tên. Mà việc đầu tiên là phần di sản này phải được phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, sau khi thực việc việc phân chia thừa kế xong mới xác định được quyền sở hữu tài sản mà cụ thể là cái xe này thuộc quyền sở hữu của ai thì người đó mới có quyền sang tên.

Về cách thức phân chia di sản thì theo khoản 2 Điều 660 BLDS 2015 “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

—————­­­­­­­—

ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN

Đối với Bản án số ………………………. ngày ……………………….

của Toà án nhân dân ……………………..

      Kính gửi: CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM

 

Người yêu cầu thi hành án: Công ty TNHH ……………………………………………………………………………………………….

Giấy ĐKKD số: ………………….. do ………………………………………………………… cấp ngày …………………………………….

Địa chỉ:  …………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông ………………………….. – Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty.

Công ty TNHH ………………………. làm đơn này yêu cầu Cơ quan Thi hành dân sự huyện ………………………………….., tỉnh ……………………………….thi hành Bản án số: …………………………….. ngày  …………………………….. của Toà án nhân dân ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Nội dung yêu cầu:

  • Công ty TNNH …………………………………………. thanh toán tiền thuê nhà xưởng từ tháng 5/2015 đến ngày 05/01/2017 cho Công ty TNHH ………………………………………….. số tiền là 350.000.000đ (Ba trăm năm mươi triệu đồng) chậm nhất vào ngày 31/12/2017.
  • Công ty TNNH …………………………………………………………. dịch chuyển toàn bộ tài sản, máy móc, thiết bị của công ty ra khỏi nhà xưởng thuê của Công ty TNHH ………………………………………… để trả lại nhà xưởng cho Công ty TNHH ……………………………………………………. gồm: 1.330m2 kho (trong đó 1.200m2 kho chính và 130m2 kho phụ) tại …………………………………………………………………….. có vị trí: Phía Đông giáp …………………., phía Tây giáp …………………………., phía Nam giáp …………………………………………, phía Bắc giáp …………………

Hình dáng kho: Kết cấu bằng thép lợp mái tôn, sơn màu xanh, kho hình chữ nhật. Phần kho chính chiều dài 60m, chiều rộng 20m, chiều cao 7,5m. Tổng diện tích 1.200m2. Phần kho phụ bán mái 5 gian, chiều dài 30m, chiều rộng 4,3m, tổng diện tích 130m2.

Thời gian: Công ty TNNH ………………………………………………………. phải dịch chuyển toàn bộ tài sản, máy móc, thiết bị chậm nhất vào ngày 31/12/2017.

Công ty TNHH …………………………………. kính đề nghị Thi hành án dân sự huyện …, tỉnh ………………………………… yêu cầu: Công ty TNHH ……………………………………………………….. thực hiện các yêu cầu trên theo bản án đã tuyên.

Trân trọng cảm ơn!

 

Đính kèm: (bản sao)

–  Bản án số …;

– Giấy đăng ký kinh doanh ….

Hà Nam, ngày  tháng … năm

Người yêu cầu

 

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

“Cản trở nhà báo tác nghiệp” có thể bị phạt tù.

Câu hỏi:

Gần đây xảy ra nhiều vụ phóng viên tác nghiệp, phản ánh tiêu cực bị đe dọa, hành hung, bị phá hoại tài sản.

 Như vậy, xin hỏi luật sư việc đe dọa, cản trở nhà báo sẽ bị xử lý như thế nào?

12801498_10208798872038976_7462228936830222690_n

Luật sư Trần Tuấn Anh- Giám đốc công ty Luật Minh Bạch

Luật sư trả lời:

Gần đây nhất, sau khi viết bài phanh phui hoạt động xe chở quá khổ, quá tải của Cty TNHH Cơ khí Hải Sơn (đóng tại TP Đồng Hới, Quảng Bình), nhà báo Trương Quang Nam (báo Thanh Niên) đã bị ông Nguyễn Hải Sơn, Giám đốc Cty này trực tiếp điện thoại, có lời nói đe dọa, uy hiếp tính mạng. Hành vi của ông Sơn bị Công an Quảng Bình kết luận đã “uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên”, xử phạt 20 triệu đồng theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; đồng thời buộc ông Sơn phải xin lỗi nhà báo Trương Quang Nam.

Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin của công dân” là một hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù”.

Theo luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Cty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), việc các nhà báo, phóng viên bị đánh, bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của bản thân cũng như gia đình không còn là chuyện hiếm gặp trong một vài năm gần đây. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi trong xã hội, luôn tồn tại một bộ phận muốn chà đạp lên pháp luật để kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, các hành vi đó, có khi chỉ bị lôi ra ánh sáng khi có sự vào cuộc quyết liệt của các nhà báo, phóng viên chân chính, sẵn sàng đương đầu cái sai, cái xấu, hành vi tiêu cực trong xã hội.

Theo luật sư Tuấn Anh, bất kỳ một hành vi xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản… Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại “Nghị định số: 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản”.

Song, theo luật sư Tuấn Anh, dường như các chế tài kể cả là hình sự hay hành chính đều chỉ xử phạt dựa vào tính chất, mức độ của hành vi của các đối tượng vi phạm gây ra cho chính nhà báo, phóng viên đó, mà chưa xem xét đến khía cạnh hành vi vi phạm đó là nguy hiểm cho xã hội, bởi nó đã trực tiếp xâm phạm đến quyền được tiếp cận thông tin của công dân, mà đây là quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp ghi nhận đối với mỗi công dân.

Luật sư Tuấn Anh cho biết, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã ghi nhận hành vi “Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân” là một hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là “Cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm”.

Tư vấn về chế độ thai sản.

Câu hỏi:

Anh Phạm Hồng Hà ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội có câu hỏi như sau: Vợ tôi vừa sinh con. Vợ chồng tôi cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tôi có được nhận chế độ bảo hiểm không?

Cám ơn Luật sư!

BHXH_2

 Ảnh minh họa  (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Minh Bạch!

Trường hợp của anh, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc như sau:

Nếu vợ anh đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì khi vợ anh sinh con, anh được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp vợ anh không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn được nhận trợ cấp 01 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con (nếu bạn đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con).

Trân trọng!

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào?

Tội trốn thuế là một trong 33 tội danh pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. So với quy định tại BLHS 1999, điều 200 tại BLHS 2015 đã cụ thể hóa các hành vi phạm tội trốn thuế; mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền trên cơ sở nâng mức phạt tiền; quy định mức phạt tiền cụ thể thay vì tính theo số lần so với số tiền trốn thuế như trước kia

Tội trốn thuế có những dạng hành vi nào?

Hành vi phạm tội này được hiểu là hành vi cố ý không nộp các khoản thuế mà người phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật, gồm 9 dạng hành vi. Các hành vi này đều được thực hiện với lỗi cố ý và đều nhằm mục đích là không nộp hoặc nộp không đúng, không đầy đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Các hành vi được quy định trong Điều 108 Luật Quản lý Thuế, cụ thể như sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế

Loại hình phạt và mức hình phạt áp dụng cho Pháp nhân phạm tội trốn thuế

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng với pháp nhân thực hiện 1 trong 9 hành vi nêu trên thuộc các trường hợp:

  • Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
  • Số tiền thuế trốn dưới 100.000.000 đồng mà trước đó, người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, chưa được xóa án tích của lần vi phạm hành chính này mà lại tiếp tục thực hiện hành vi trốn thuế

(hoặc)

  • Đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của BLHS 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức
  • Số tiền trốn thuế Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên

Khung 4: Đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động trong trường hợp:

Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm, gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng,  cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Tội trốn thuế theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự những tội danh nào

Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng

Khái niệm bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế ở Việt Nam. Khái niệm “Trật tự công” (public policy) hay (public order) là một thuật ngữ pháp lý có nội hàm hết sức trừu tượng, phức tạp. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Trên thực tế, mỗi quốc gia xuất phát từ những lợi ích, đường lối phát triển khác nhau trong việc bảo vệ những giá trị nền tảng của mình nên khái niệm “Trật tự công’’ cũng mang màu sắc quốc gia. Trong tư pháp quốc tế, vấn đề bảo lưu trật tự công được sử dụng “ khi cơ quan có thẩm quyền sử dụng các quy phạm xung đột của quốc gia dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài, nhưng không áp dụng hệ thống pháp luật nước ngoài đó (mà trên thực tế đáng lẽ sẽ được áp dụng), hoặc không thừa nhận hiệu lực phán quyết của toà án nước ngoài, do phán quyết đó làm phát sinh một tình thế trái với các nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật của mình hoặc nếu xét thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài là vi phạm các quy định có tính chất thiết lập nền tảng chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội của quốc gia mình, nhằm bảo vệ trật tự công quốc gia”

Thực tế tòa án ở các nước phương tây thường sử dụng “bảo lưu trật tự công cộng” như là một công cụ sắc bén để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị với mục đích hạn chế, thậm chí đôi khi là gạt bỏ, là phủ nhận việc cần thiết phải áp dụng luật nước ngoài, trước hết là luật pháp của các nước khác nhau về chế độ kinh tế – xã hội.

          Ở các nước khác nhau thì nó được áp dụng khác nhau, theo điều 30 bộ luật dân sự Đức quy định : “Việc áp dụng luật nước ngoài sẽ phải hủy bỏ nếu như việc áp dụng đó chống lại đạo lý hoặc là các tiêu chí của pháp luật Đức”

Ở Anh – Mỹ quan điểm thống trị trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý về trật tự công cộng là tòa án không buộc phải thực thi (áp dụng) và công nhận luật hoăc hạn chế nước ngoài mà luật nước ngoài đó được quy phạm xung đột luật của Anh hoặc Mỹ đãn chiến tới, nếu như việc buộc phải thực thi hoặc công nhận đó không phù hợp với “trật tự công cộng” ở các nước này.

Còn ở Việt Nam, quy định về “Bảo lưu trật tự công cộng” được ghi nhận rất rõ ràng và cụ thể ở điều 664, 665 BLDS năm 2015. Ngoài ra vấn đề này còn được ghi nhận ở một số văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Ví dụ như điều 122 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Theo pháp luật Việt Nam được ghi nhận trong các văn bản trên thì trật tự công cộng  được hiểu là các nguyên tắc cơ bản tạo ra một trật tự pháp lý trong chế độ của chúng ta. Việc thực hiện nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng để loại bỏ một số quy định của pháp luật của nước ngoài không thể áp dụng không có nghĩa là luật nước ngoài đối kháng, mâu thuẫn với thể chế chính trị – pháp luật của nhà nước mình mà chỉ là nếu áp dụng thì gây ra hậu quả xấu, không lành mạnh có tác động tiêu cực đối với các nguyên tắc các nền tảng cơ bản, đạo đức, truyền thống và lối sống của nước mình. Các cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ta phải cẩn trọng trong việc vận dụng nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng, thực tiến cho thấy rất ít trường hợp phải vận dụng và trường hợp bắt buộc bao giờ cũng dựa trên những cơ sở  pháp lý đúng đắn và khách quan, bảo đảm thực hiện nghiêm túc nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Cơ quan thực hiện : 

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

Thành phần hồ sơ:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên 
  • – Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

    – Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

  • – Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.)

Thời gian thực hiện : 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn 

Điều 103 Bộ luật dân sự 2015

Điều 103. Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.

2. Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật này.

3. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.

Thay đổi người đứng đầu của chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Dịch vụ tư vấn của MBLAW :

  • Tư vấn, kiểm tra điều kiện đối với người đứng đầu của chi nhánh mới của công ty;
  • Tư vấn chức danh của người đại diện theo pháp luật phù hợp với nhu cầu của công ty, loại hình công ty;
  • Soạn thảo hồ sơ thay đổi người đứng đầu chi nhánh cho công ty;
  • Đại diện Qúy khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi quá trình thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp tới khi ra kết quả và bàn giao cho Qúy khách hàng;
  • Đại diện Qúy khách hàng thực hiện công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quôc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Tư vấn cho Qúy khách hàng các thủ tục sau khi thay đổi người đứng đầu cho chi nhánh như: cách thức thông báo cho khách hàng, đối tác, ngân hàng và thay đổi các loại giấy phép con có chứa thông tin của người cũ

Cơ quan thực hiện : Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở

Thành phần hồ sơ : 

  • Thông báo thay đổi hoạt động của chi nhánh
  • Quyết định của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  • Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải người đại diện theo pháp luật của công ty đi nộp và kèm theo bản sao chứng minh thư của người đi nộp hồ sơ

Thời gian thực hiện : 3-5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Các bước thành lập doanh nghiệp

Các bước thành lập doanh nghiệp

ho-so-thanh-lap-cong-ty-tnhh

Ảnh minh họa

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

  • Bước 1:Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hình công ty/doanh nghiệp
  • Bước 2:Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 3:Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
  • Bước 4:Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
  • Bước 5:Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
  • Bước 6:Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
  • Bước 7:Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

 

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

  • Bước 1:Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43
  • Bước 2:Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân

  • Bước 1:Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
  • Bước 2 :Nhận con dấu pháp nhân – Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

 

Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

  • Bước 1:Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
  • Bước 2:Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”.
  • Bước 3:Đăng bố cáo (Luật Doanh nghiệp);
  • Bước 4:Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
  • Bước 5:Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
  • Bước 6:Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.
  • Bước 7:Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.
  • Bước 8:Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

 

Điều 26 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 26, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 26 : Quyền có họ, tên 

1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có)Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật