Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Mua nhà đất bằng tay từ trước ngày 1.1.2008 sẽ được cấp sổ đỏ

  Tại Hội nghị triển khai hướng dẫn Nghị định 01 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật Đất đai do UBND TP.HCM tổ chức ngày 20.2, hàng loạt quy định mới gỡ vướng cho người dân trong việc cấp giấy chứng nhận, đặc biệt với những trường hợp mua nhà đất bằng giấy tờ tay.

Nghị định số 01cho phép những trường hợp người dân mua bán nhà đất bằng giấy tờ tay từ ngày 1.7.2004 đến trước ngày 1.1.2008 được hợp thức hóa, cấp giấy chứng nhận (GCN) hay còn gọi là “sổ đỏ”.

Điểm mới của nghị định này là những trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ tay từ sau ngày 1.7.2004 đến trước ngày 1.1.2008  được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Trước đây  chỉ cho phép những trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tay đến trước ngày 1.7.2004 được cấp GCN.

*Điều kiện để cấp sổ đỏ:

  Là nhà, đất đó hiện sử dụng ổn định, phù hợp quy hoạch và không có tranh chấp, khiếu nại; đảm bảo yêu cầu về công khai, minh bạch, đồng thời thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

*Cơ quan có thẩm quyền cấp:

  •  1.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • 2.Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
  • 3.Nghị định lần này cũng cho phép Sở TN-MT được ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp GCN trong trường hợp đăng ký biến động đất đai, cấp đổi, cấp lại GCN…Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật;

              Quy định của Nghị định 01 giúp cho người dân những trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ tay được hợp thức hóa, giải quyết vấn đề tồn đọng những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đa số trường hợp là mua bán nhà đất bằng giấy tờ tay.  

Việc quy định thêm khoảng thời gian mua bán nhà đất từ sau 1.7.2004 đến trước ngày 1.1.2008 giúp cho nhà nước có thể thu được thuế, tiền sử dụng đất vừa giúp việc quản lý đất đai, xây dựng được dễ dàng hơn. Đặc biệt giúp người dân mua bán nhà đất bằng giấy tờ tay có được chỗ ở, miếng đất hợp pháp để làm ăn, ổn định cuộc sống

Quy định như vậy liệu có những bất cập cho những người dân mua bán nhà đất bằng giấy tờ tay sau 1.1.2008 đến nay thì liệu họ có được áp dụng quy định trên hay không làm cách nào để họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đứng tên của mình, là tài sản của chính mình tích cóp để mua.

Còn nữa, những trường hợp quy định theo đúng nghị định 01 nêu trên, nếu người dân mua bán trong khoảng thời gian được quy định trong nghị định, không có đủ giấy tờ chứng minh việc mua bán, hay giao dịch giữa các cá nhân với nhau thì  cơ quan giải quyết như thế nào, phải cần đầy đủ giấy tờ như hợp đồng mua bán, biên lai thu, nhận tiền… Hay chỉ cần 1 loại giấy tờ liên quan đến việc trao đổi mua bán là có thể được cấp giấy chứng nhận (Sổ đỏ).

      Nghị định 01 ngoài đề cập đến vấn đề mua bán nhà đất giấy tờ tay còn đề cập đến vấn đề trong đó tập trung vào 9 nhóm vấn đề lớn: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp; các trường hợp thu hồi đất do vi phạm; cấp GCN (đặc biệt là một số giấy tờ trước đây chưa đưa vào tháo gỡ); bổ sung các quy định cụ thể về các quyền cho người thuê tài sản khi thuê đất trả tiền hằng năm; chế độ cho đất cho các tổ chức kinh tế cho thuê để sản xuất; cải cách các thủ tục hành chính; giá đất; bồi thường hỗ trợ tái định cư. 

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, (có mẫu đơn)
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng nhà đất
  • rích lục hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất (trích lục Trích lục hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất hoặc trích đo trên thực đị

*Thời gian thực hiện:

 Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định).

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

 

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 47 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 47, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 47: Người được giám hộ

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Điều 125 Bộ luật dân sự 2015

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Có thể ngồi tù đến 05 năm nếu mua dâm

Nhiều người nhầm tưởng với hành vi mua dâm chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính; tuy nhiên, bao trường hợp vướng vào vấn đề hình sự vì mua dâm.

Điều 22 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định chế tài đối với hành vi mua dâm như sau:

(i) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.

(ii) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.

(iii) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.

Nhưng nếu người đã thành niên mua dâm người chưa thành niên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 256 của Bộ luật Hình sự 1999 như sau:

 

1. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Phạm tội nhiều lần ;

đ)  Tái phạm nguy hiểm;

e) Đối với nhiều người;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng.

Điều 123 Bộ luật dân sự 2015

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Quy định “cấm xe máy” đã trở thành sự thật

Hôm nay (20/4), tại TP.HCM diễn ra hội thảo về kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM.

Việc phát triển vận tải hành khách công cộng gắn với lộ trình hạn chế xe cá nhân

Hôm nay (20/4), tại TP.HCM diễn ra hội thảo về kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM – thực trạng và giải pháp (Liên hiệp các Hội KH&KT TP phối hợp với Sở GTVT TP HCM tổ chức). Hội thảo sẽ có nhiều ý kiến của các chuyên gia uy tín về việc TP HCM cần có lộ trình hạn chế, tiến tới loại bỏ hoàn toàn xe máy tham gia giao thông đô thị.

Xe máy, thủ phạm kẹt xe và TNGT

Theo PGS.TS. Phạm Xuân Mai (ĐH Bách khoa TP.HCM), hiện TP.HCM có khoảng 7,5 triệu xe gắn máy, tăng gần 2 triệu so năm 2011. Vào giờ cao điểm, lượng xe gắn máy lên tới 11.000 xe/giờ, chiếm 93% tổng lưu lượng các loại xe. Trung bình TP có 910 xe máy/1.000 dân, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới. Xe máy đang gây ra kẹt xe, TNGT (số vụ TNGT do xe máy chiếm 71%). Do vậy, xe máy không được xem là loại hình giao thông cá nhân mà cần phải hạn chế xuống dưới 40%.

“Tuy nhiên, chúng ta không thể hạn chế xe máy nếu người dân không có phương tiện thay thế và không gì khác phải là hệ thống giao thông công cộng. Bởi vậy, việc phát triển giao thông công cộng (GTCC) phải đi trước một bước và có cách hợp lý”, PGS. Mai nói và chỉ ra nhiều giải pháp hạn chế xe máy như: Tổ chức quản lý các loại xe máy đăng ký mới thông qua giấy chứng nhận quyền mua xe, phí lưu hành xe, phí kẹt xe tùy thuộc vào phạm vi khu vực, càng vào trung tâm TP, xe máy càng phải đóng tiền giữ xe cao, phí ô nhiễm môi trường…

“Trong điều kiện tài chính yếu như Việt Nam, giải pháp xe buýt và xe buýt nhanh BRT là phù hợp nhất”, PGS. Mai nói thêm.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Bích Hằng, Trường ĐH GTVT – Phân hiệu  TP.HCM 2 nhận định, TP đang có những định hướng sai trong việc quản lý chỗ đậu xe. TP đang tập trung tăng cung bãi đậu xe, trong khi trên thế giới để kiểm soát xe cá nhân đã áp dụng quy định về số chỗ đỗ xe tối đa được phép cung cấp. Tăng cung tất yếu sẽ dẫn đến tăng cầu, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện cá nhân khi điều kiện đậu xe quá thuận lợi. TP có xu hướng coi đậu xe như một dịch vụ xã hội, cho người sử dụng miễn phí, giá thấp.

“Đây là quan điểm đi ngược lại mục tiêu khuyến khích phát triển giao thông công cộng. Đã đến lúc phải xác định lại đối tượng phục vụ của hệ thống giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân không phải để lưu thông phương tiện giao thông. Cần chuyển từ tăng cung hạ tầng giao thông sang quản lý nhu cầu đi lại của người dân”, TS. Hằng nói.

Cần có lộ trình hạn chế xe máy

Theo ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM, phát triển vận tải công cộng phải đi trước một bước rồi mới hạn chế xe cá nhân. Kinh nghiệm ở Quảng Châu, Trung Quốc cho thấy, họ có cả một hệ thống công cộng đầy đủ như metro, BRT, xe buýt nhưng xe máy cũng chỉ dưới 1 triệu và họ vẫn quyết tâm thực hiện từng bước: Từ hạn chế đến cấm và cuối cùng là tiêu hủy cả những xe 2 bánh không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, theo một lộ trình dài 16 năm.

Để hạn chế xe cá nhân, theo ông Tính cần áp dụng các xe biển số chẵn lẻ lưu thông ngày chẵn, lẻ và ngược lại. Thu phí cá nhân vào các điểm kẹt xe, thu phí cao chỗ đỗ xe dành cho xe cá nhân trong khu vực trung tâm, phí môi trường… Những xe máy đã quá niên hạn sử dụng, cũ nát cần thu hồi và loại bỏ.

Cùng quan điểm, TS. Lương Hoài Nam, chuyên gia kinh tế cho rằng, cần hạn chế và tiến tới loại bỏ xe máy, nhanh chóng lấy xe buýt thay xe máy trên toàn thành phố; Từng bước lấy mạng lưới giao thông công cộng cao tốc thay xe buýt trên một số tuyến trục theo khả năng tài chính. Không ít thành phố ở Trung Quốc đã cấm xe máy khi còn chưa có mạng lưới giao thông này, hay nhiều TP ở châu Âu cũng không có xe máy.

Theo TS. Nam, đối với xe máy cần có lộ trình hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn ra khỏi giao thông đô thị. Trên cơ sở đó xây dựng đề án chi tiết và lấy ý kiến người dân trước khi phê duyệt. Nếu lấy xe buýt là phương tiện giao thông công cộng chủ lực, thì lộ trình loại bỏ xe gắn máy tối đa là 15 năm. “Cần quy hoạch phát triển mạng xe buýt của TP.HCM cho 20-30 năm tới.Một mạng lưới xe buýt hiệu quả cần cho phép người dân có khoảng cách đi bộ phổ biến giữa nhà và điểm đỗ buýt, giữa điểm đỗ buýt và nơi cần đến dưới 1km”, TS. Nam nói.

Đối với người dân sống trong ngõ hẻm, theo TS. Lương Hoài Nam, có thể khai thác loại xe buýt nhỏ (minibus), tuk-tuk… Các trạm trung chuyển nên xây ở các vị trí cạnh bến MRT trong tương lai. Đối với TP.HCM không nên phát triển mô hình BRT cửa trái, chạy làn đường ngoài cùng như Hà Nội đã triển khai mà nên lấy làn đường trong cùng sát vỉa hè làm làn buýt giống như các nước ở châu Âu. Ngoài ra các doanh nghiệp xe buýt cần điều hành tốt, quản lý chuyên nghiệp…

Đỗ Loan

Theo Báo Giao thông

Như thế nào là phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng?

Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu.

Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;

– Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.

Tòa án chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 khi có đủ 02 yếu tố “phạm tội lần đầu” và “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”.

“Điều 46 : Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 

1.Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;”

Nếu bị cáo phạm tội lần đầu mà không phải thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc ngược lại phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nhưng lần phạm tội này không phải là phạm tội lần đầu thì không áp dụng điểm h khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015) để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

Mẫu đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2018

Mẫu số 02-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thm phán Tòa án nhân dân ti cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN RÚT YÊU CẦU

GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………(2)

Người rút đơn yêu cầu:(3) …………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): ……………………………; Fax (nếu có):………………………………………..

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Ngày …..tháng ….năm ….., tôi (chúng tôi) có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết việc dân sự(5) …………………………………………………………………………………………………………………….

Nay do (6) ………………………………………………………………………………………………………………

Vì vậy, tôi (chúng tôi) xin rút toàn bộ (một phần)(7) …………….đơn yêu cầu ngày …. tháng….. năm………. , đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

                                                  ………, ngày…. tháng. năm…….

                                                      NGƯỜI RÚT ĐƠN YÊU CẦU(8)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02-VDS:

(1) và (5) Ghi loại việc dân sự mà người rút đơn yêu cầu đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: “Yêu cầu tuyên bố một người mất tích”; “Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”; “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”).

(2) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng rút đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể lý do xin rút đơn yêu cầu (ví dụ: người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã trở về,…..).

(7) Trường hợp người rút đơn yêu cầu rút một phần yêu cầu thì ghi rõ nội dung phần yêu cầu rút đơn.

(8) Nếu người rút đơn yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người rút đơn yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng rút yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn.

Quý bạn đọc có thể tải file mềm tại đây:

Mẫu số 02 đơn rút yêu cầu giải quyết việc dân sự

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 102 Bộ luật dân sự 2015

Điều 102. Tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này.

2. Việc xác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này.

3. Việc xác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 150 Bộ luật dân sự 2015

Điều 150. Các loại thời hiệu

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Điều 202 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

Điều 201. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Vụ việc “Sinh viên Luật dùng sách photo bị đình chỉ học ” qua góc nhìn Luật sư

Liên quan đến vụ việc nữ sinh trường Đại học Luật TP.HCM bị áp hình thức xử lý kỷ luật “đình chỉ học 01 năm” vì hành vi mang giáo trình photo vào trường gây xôn xao dư luận trong mấy ngày gần đây, Luật sư có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

bb

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, đứng trên phương diện xã hội, và cũng từng là một sinh viên trường luật, tôi cho rằng việc xử lý kỷ luật đối với em sinh viên này là quá nặng. Bởi, đối với một sinh viên luật thì lượng kiến thức tài liệu, văn bản pháp luật…. mà các em cần để thu nạp kiến thức là rất lớn. Trong đó có nhiều văn bản, giáo trình chỉ dùng để tham khảo, sử dụng ít lần. Nhiều sinh viên vì các hoàn cảnh khác nhau mà các em không thể mua toàn bộ lượng văn bản, giáo trình đó bản gốc, như vậy chi phí sẽ rất nhiều đối với sinh viên. Ngoài ra, nhà trường có chính sách giảm giá mua sách cho sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên trên thực tế, việc xác định sinh viên gia đình khó khăn để được miễn giảm tiền mua sách còn rất khó khăn. Hơn thế nữa, việc mượn sách ở thư viện còn một số hạn chế. Khi các em cần tài liệu, văn bản, giáo trình để tham khảo, học tập tại nhà thì lại không có. Đã từng là một sinh viên luật thì tôi rất hiểu và thông cảm cho các em sinh viên về vấn đề này.

Thứ hai, đứng trên phương diện pháp luật, việc nhà trường căn cứ vào quy chế của nhà trường để xử lý kỷ luật như vậy tôi cho rằng là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ, dù quy chế chỉ đặt ra trong phạm vi nhà trường, tuy nhiên cũng phải phù hợp và trong khuôn quy định pháp luật.

cc

Điều 25, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “việc tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân được phép và không phải xin phép

Như vậy, việc photo sách với mục đích học tập của em sinh viên không hề bị pháp luật nghiêm cấm.

Căn cứ Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/04/2016 của Bộ GD&ĐT để xử lý sinh viên.

Tại mục c điều 9 Thông tư có quy định:

Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. “.

Có thể thấy trong trường hơp này, em sinh viên bị xử lý kỷ luật không phạm vào ba lỗi này. Việc nhà trường áp hình thức xử lý kỷ luật như vậy là trái quy định pháp luật.

Kết:

Mặc dù, ý kiến cá nhân đưa ra là như vậy. Tuy nhiên tôi không cổ súy cho việc sinh viên lạm dụng việc sử dụng văn bản, tài liệu photo. Vì việc sử dụng sách, văn bản gốc chính thống chính là thể hiện sự tôn trọng cho người viết sách. Trong trường hợp này, ban lãnh đạo nhà trường nên ngồi lại xem xét vụ việc dưới góc nhìn của những người làm giáo dục. Nhất là trong môi trường giáo dục về luật, phải hướng sinh viên tới việc hiểu và tuân thủ quy định chứ không nên áp chế tài xử lý quá khắt khe, nặng nề gây ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên.

Công ty Luật Minh Bạch.

Như thế nào trẻ em bị coi là xâm hại tình dục

Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đang ở mức báo động, điều đáng lưu ý là kẻ xâm hại đa số là nười có quen biết với nạn nhân, lợi dụng lòng tin của trẻ em, ko có sự đề phòng, sự ngây thơ trong sáng của bọn trẻ, đối tương đã thực hiện hành vi đồi bại để thỏa mãn thú tính của mình, hiện pháp luật cũng có những khung hình phạt tùy vào mức độ vi phạm của các đối tượng. 

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2017

Theo quy định tại điều 13, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:

–  Trẻ em bị hiếp dâm;

–  Trẻ em bị cưỡng dâm;

–  Trẻ em bị giao cấu;

–  Trẻ em bị dâm ô;

–  Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ trẻ em bị xâm hại thì tổ chức, cá nhân phải báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Ngoài ra theo quy định tại điều 33 nghị định này,  quy định một số các thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sau đây cũng phải được bảo vệ trên môi trường mạng:

  • Tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án;
  • Hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em;
  • Tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân;
  • Địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật