Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường cho 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 1880/QĐ-TTg quy định về định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường cho 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

vbmoi

Theo đó, định mức áp dụng cho từng nhóm đối tượng được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định:

– Bồi thường tối đa 37.480.000 đồng/tàu/tháng cho chủ tàu/thuyền bị thiệt hại; tối đa 8.790.000 đồng/người/tháng cho người lao động trên các tàu/thuyền bị thiệt hại.

– Bồi thường 2.910.000 đồng/người/tháng cho thu nhập bị mất của chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản tạm dừng sản xuất và người lao động bị mất thu nhập các lĩnh vực được xác định bồi thường.

– Bồi thường 39.370.000 đồng/ha/tháng cho thiệt hại nghề muối (thiệt hại được trả 01 lần và chủ cơ sở thực hiện chi trả cho người lao động của mình).

Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4/2016 đến tháng 9/2016.

Quyết định 1880/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 29/9/2016.

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 41 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 41, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 41 : Nơi cư trú của người được giám hộ

1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.

2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Thời hiệu khởi kiện đã hết có được nộp lại đơn khởi kiện?

Có rất nhiều trường hợp khi đương sự phát hiện ra quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc ảnh hưởng trong các hợp đồng, tranh chấp …khi làm đơn khởi kiện kiện ra cơ quan có thẩm quyền thì bị từ chối không được thụ lý, với lý do đã hết thời hạn khởi kiện

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn Khoản 1, Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

Theo quy định của nghị quyết này, Theo đó, trường hợp kể từ ngày 01/01/2012, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại vụ án đó thì Tòa án xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung.

Ngoài ra, đương sự cũng có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau:

– Vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trước ngày 01/01/2017 vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết nhưng theo BLDS 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn.

– Vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm từ thời điểm mở thừa kế và Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trước 01/01/2017 vì chưa đủ điều kiện khởi kiện nhưng theo BLDS 2015 thời hiệu vẫn còn.

Điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Điều 197. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu

Điều 149. Thời hiệu
1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu

Thủ tục xin cấp giấy phép bản lẻ rượu

Theo quy định của pháp luật Rượu là một trong những mặt hàng kinh doanh có điều kiện và nằm trong danh mục hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu ,  phải có giấy phép bán lẻ rượu, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng

MBLAW là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ về xin cấp giấy phép con

MBLAW sẽ tư vấn trực tiếp cho khách hàng, và tiến hành soạn thảo hồ sơ , thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước 

Điều kiện để được đăng ký xin phép giấy bán lẻ kinh doanh rượu

1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

3. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

4. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

5. Bảo đảm tuân thủ đy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

Thành phần hồ sơ : 

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mu số 01 ban hành kèm theo ( Nghị định 105/2017/NĐ-CP nghị định về kinh doanh rượu ngày 14/09/2017)

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.

3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyn sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.

4. Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

5. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.

6. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Hành vi lợi dụng tình hình đại dịch nhiễm virus Corona để đầu cơ, bán khẩu trang y tế, nước rửa tay với giá cao nhằm trục lợi bị xử lý ra sao?

Hiện nay, với tình trạng cấp bách, nguy hiểm của đại dịch viêm phổi cấp khiến các mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay khử trùng liên tục tăng giá gấp nhiều lần so với mức giá thông thường.

Với giá bán thông thường chỉ 2.000 đồng/chiếc, hiện nay một chiếc khẩu trang y tế được bán với giá 25.000 đồng thậm chí cao hơn.

Theo quy định pháp luật hiện hành, các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý thu lợi bất chính như vậy sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm bởi đã xâm phạm nguyên tắc quản lý nhà nước về định giá và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Quy định pháp luật

Cụ thể, Điểm c khoản 2 Điều 10 Luật Giá năm 2012 quy định cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Khoản 1 Điều 11 Luật Giá quy định mặc dù các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có thể được quyền tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá) tuy nhiên tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định.

Xử phạt hành chính

Theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh bị coi là hành vi đầu cơ hàng hóa.

Hành vi đầu cơ hàng hóa có thể bị xử phạt hành chính số tiền 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng hoặc đến 12 tháng, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Tại Điều 17 Nghị định số: 109/2013/NĐ-CP cũng quy định xử phạt hành chính  đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Xử lý hình sự

Liệu có thể xử lý hình sự những trường hợp đầu cơ hàng hóa là khẩu trang, nước rửa tay trong tình hình dịch bệnh như hiện tại hay không?

Điều 196 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định về tội đầu cơ.

Cụ thể, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá, hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị phạt tiền từ 30 đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ ba đến 7 năm: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hàng hóa trị giá từ 1,5 đến 3 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới một tỷ đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 1,5 đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 đến 15 năm: hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính một tỷ đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Chế tài xử lý hình sự đối với tội phạm đầu cơ hàng hóa lên đến 15 năm tù có thể coi là có tính răn đe.

Tuy nhiên trong trường hợp các tổ chức, cá nhân đầu cơ mặt hàng là khẩu trang y tế, nước rửa tay tiệt trùng lại khó có thể bị xử lý hình sự bởi luật chỉ quy định xử lý hình sự đối với trường hợp đầu cơ sản phẩm thuộc mặt hàng bình ổn giá hoặc được Nhà nước định giá ví dụ như lúa, gạo, xăng, dầu, điện,..

Theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá thì mặt hàng khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.

Như vậy, có thể thấy sự vênh nhau, chồng chéo trong hệ thống pháp luật khi quy định xử phạt, xử lý những trường hợp lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, bán hàng hóa với giá cao như hiện tại.

Thẩm quyền xử phạt

Khi gặp các trường hợp trên, người tiêu dùng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Quản lý thị trường hoặc Sở Tài chính để xử lý, răn đe và ngăn chặn những hành vi đầu cơ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi như vậy.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi bị kết án về tội cố ý gây thương tích với hình phạt cải tạo không giam giữ 3 năm. Hiện nay tôi đã chấp hành án phạt được 1 năm, 02 tháng trước đây tôi có truy đuổi và bắt được một tên cướp giật tại địa phương và được chính quyền tuyên dương khen thưởng về hành động này. Vậy xin hỏi luật sư, việc bắt tội phạm của tôi có được xem là căn cứ để miễn chấp hành hình phạt hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

logo-mblaw

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn cho bạn như sau:

Miễn chấp hành hình phạt:

Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên. Miễn chấp hành hình phạt được áp dụng trong giai đoạn thi hành án hình sự khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật.

Căn cứ miễn chấp hành hình phạt:

Theo khoản 1 và khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), quy định:

+ Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt (khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự).

+ Đối với người bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật hình sự, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại (khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự).

Trong đó  “lập công lớn” được hiểu  là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát  minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

=>     Việc bạn truy đuổi, bắt được một tên cướp giúp cơ quan nhà nước và được cơ quan nhà nước khen thưởng có thể được coi là lập công lớn trong trường hợp này. Do đó, bạn có thể làm đơn đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện việc đề nghị miễn chấp hành hình phạt đến Tòa án.

Trân trọng!

Xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến chỉ dẫn địa lý?

Câu hỏi: Nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Ngày 23/10/2010, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nhiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng chai và dán nhãn “ Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường. Hiệp hội muốn hỏi  hành vi của doanh nghiệp X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không?

Trả lời tư vấn: 

Theo Điều 5 về xác định hành vi xâm phạm của Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì hành vi được xem xét để coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau: “Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:

“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

  1. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  2. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  3. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”.

Vậy để hiểu rõ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì trước hết phải đi tìm hiểu những căn cứ sau đây:

Thứ nhất: “đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ đó là chỉ dẫn địa lý”. Theo câu hỏi trên thì nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

Khi nước mắm Phan Thiết được bảo hộ thì mọi người tiêu dùng hiểu là sản phẩm gia công, chế biến từ Phan Thiết, mang đâm hương vị của vùng đất nơi đó mà bất cứ sản phẩm nào khác không tạo nên tính chất đặc biệt của sản phẩm nước mắm như ở Phan Thiết.

Thứ hai: “có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét”

Theo quy định tại điểm b, Khỏan 3, Điều 12 nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ thì :

“b) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;”

Theo câu hỏi mà hiệp hội đưa ra tư vấn, nước mắm Phan Thiết đã được chủ sở hữu đăng ký là chỉ dẫn địa lý và đã được cấp giấy chứng nhận, là hàng tiêu thụ quen thuộc với mọi người tiêu dùng, họ mặc định là nước mắm đó được sản xuất tại Phan Thiết trên dây chuyền công nghệ hiện đại và có chất lượng sản phẩm đặc biệt mà chỉ có ở đó mới có được.Đến ngày 23/10/2010, hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nghiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác, đem về pha chế đóng chai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng rằng đây là nước mắm có xuất xứ từ Phan Thiết, có hương vị nguồn gốc từ vùng đó.Vậy doanh nghiệp X đã sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nước mắm Phan Thiết; tương tự ở đây được hiểu là khi nước mắm của doanh nghiệp X này tung ra thị trường thì mọi người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng thật có xuất xứ từ Phan Thiết và đâu là hàng giả.Như vậy, phần lớn người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn với nguồn gốc xuất xứ của nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết với nước mắm của doanh nghiệp X tại Nghệ An, mặc dù hình dáng, cách bố trí nhãn hiệu có khác nhau nhưng vẫn gây nhầm lẫn cho mọi người.

Thứ 3 là : “Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ”. Doanh nghiệp X tại Nghệ An không phải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó mà là hiệp hội nước mắm Phan Thiết, và cũng không phải chủ thể được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép

 Doanh nghiệp X tại Nghệ an thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng trai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” doanh nghiệp X không pải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó. Thay vào đó thì chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó là Hiệp hội nước mắm Phan Thiết (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007). Như vậy doanh nghiệp X tại Nghệ An sử dụng nhãn hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý của hiệp hội là bất hợp pháp và trái với những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Thứ tư là : “Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”

Hành vi vi phạm của doanh nghiệp X xay ra trên lãnh thổ Việt Nam

Từ những căn cứ nêu trên thì hành vi của doanh nghiệp X xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 129:

“Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dung hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó”

Doanh nghiệp X cũng có mua nước mắm đóng thù tại Phan Thiết nhưng cũng mua ở nơi khác về pha chế và đóng chai để tung ra thị trường, sử dụng dấu hiệu tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết làm cho người tiêu dùng hiểu sai sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Phan Thiết.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật