Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Muốn tăng lương phải tinh giảm biên chế

Trong phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các báo cáo kinh tế xã hội, dự toán ngân sách, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ bố trí nguồn để tăng lương cơ sở 7% trong năm 2017.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh tiền lương phải đi đôi với tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc và cũng phải cân nhắc, tính toán kỹ, xác định rõ nguồn thực hiện điều chỉnh lương và tính khả thi khi yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tự sắp xếp, tiết kiệm trong dự toán được giao để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương.

Câu chuyện “Tiền đâu” để tăng lương lại một lần nữa được đặt lên bàn nghị sự. Chính phủ có thể cân đối nguồn để tăng lương nhưng đi kèm với nó là một điều kiện mà chúng ta thực hiện dai dẳng lâu nay vẫn chưa hiệu quả – tinh giản biên chế.

Biên chế bao nhiêu là đủ khi mà bộ máy hành chính luôn bị kêu ca là cồng kềnh, kém hiệu quả. Vì lực lượng công chức viên chức quá đông, quá hùng hậu nên mỗi lần tăng lương là cả một cuộc “cân não” của Chính phủ. Nói tăng lương không phải chỉ đơn giản là một lần mà còn phải cân đối nguồn cho hàng loạt năm tiếp theo, cho hàng loạt chính sách “ăn theo” lương. Tăng năm nay rồi sang năm sẽ như thế nào?

Bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả nhưng lại vô cùng khó tinh giản. Lý do là để vào được cơ quan Nhà nước thường do các mối quan hệ ràng buộc, là con cháu, họ hàng của anh A, chị B, chú X… Nhiều người trong số này không làm được việc, chuyên môn yếu kém. Vì các mối quan hệ ràng buộc, chằng chéo, nếu đưa những người làm việc kém hiệu quả ra khỏi guồng máy thì khác nào “tự cắt vào tay mình”?

Theo Bộ Nội vụ, đến nay 22 Bộ và 63 tỉnh thành phố đã xác định vị trí việc làm. Nhưng cái khó là vẫn chưa có báo cáo thống kê về con số 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. 30% này là lực cản vô cùng lớn trong hệ thống, nếu không gọi được đích danh những người “ngồi mát ăn bát vàng” thì muôn đời không xóa được tình trạng cào bằng trong cách tính lương. Chứ như lâu nay, chúng ta ở mãi trong vòng luẩn quẩn, không giải quyết vấn đề được “đến đầu đến đũa”

Các chuyên gia về tiền lương đã nghĩ ra những phương án khoa học để trả lương xứng đáng cho người cống hiến thật sự. Nhưng hầu như các phương án này sau đó đều phải “cắt gọt” cho phù hợp với tình hình thực tế. Để giải quyết tốt chính sách tiền lương thì phải giải quyết các vấn đề vượt tầm của hệ thống tiền lương, thậm chí nằm ngoài hệ thống tiền lương nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cải cách hệ thống tiền lương, trong đó tinh giản biên chế là yêu cầu số 1.

Hy vọng, sau khi đã xác định rõ vị trí việc làm, cộng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, chính phủ điện tử… thì bộ máy sẽ bớt cồng kềnh, hiệu quả công việc sẽ tăng lên. Và đặc biệt, những người làm việc thực sự sẽ được trả lương xứng đáng với công sức, trí tuệ họ đã bỏ ra.Việc triển khai quyết liệt, rốt ráo, minh bạch Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế sẽ không có chỗ cho người lười biếng

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 233 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thông tư 20: Điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính?

Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình talk show “Đối thoại” trên đại truyền hình VITV về Thông tư 20: Điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính  phát sóng 19:46 ngày 28/08/2016 trên truyền hình VITV.

Hợp pháp hóa cá cược đua chó, đua ngựa, bóng đá ở Việt Nam

Ngày 24/01/2017  Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 06/2017/NĐ-CP quy định về việc kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế tại Việt Nam.

Theo đó, Nghị định này quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó và bóng đá quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, khi nghị định này chính thức có hiệu lực, thì một số hoạt động về đặt cược, đua ngựa, đua chó, đặt cược bóng đá trên lãnh thổ Việt Nam sẽ chính thức được hợp pháp hóa.

Liên quan đến các quy định cụ thể của nghị định 06/2017/NĐ-CP có một số điểm đáng chú ý sau:

b

Ảnh minh họa

     Thứ nhấtvề đối tượng được tham gia đặt cược (người chơi)

Người chơi phải đủ 21 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 Điều 7).

Ngoài ra tại khoản 2 Quy định rõ các đối tượng không được phép tham gia đặt cược:

– Người chưa đủ 21 tuổi.

– Người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định

– Cán bộ quản lý, điều hành, nhân viên tham gia đặt cược của chính doanh nghiệp mình tổ chức.

– Thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua với cuộc đua do mình giám sát; Nài ngựa, cầu thủ, Trọng tài với cuộc đua do mình tham dự, điều khiển và bố, mẹ, vợ, chồng, con ruột của những đối tượng trên.

– Những người bị người thân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là bố, mẹ, vợ, chồng, con ruột hoặc bản thân có đơn đề nghị doanh nghiệp kinh doanh đặt cược không cho tham gia đặt cược.

– Các đối tượng đang trong thời gian bị truy cứu TNHS, chấp hành xong hình phạt mà chưa được xóa án tích…..

     Thứ hai, Vốn tốn thiểu để hoạt động kinh doanh cá cược đua chó, đua ngựa, bóng đá quốc tế.

Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất, phương án tổ chức hoạt động, phù hợp với quy hoạch địa phương, đủ điều kiện về vốn….

*Quy định vốn

Để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án đầu tư trường đua ngựa, đua chó, trong đó có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó thì phải đáp ứng đủ điều kiện về vốn đầu tư tối thiểu.

Cụ thể với hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa là tối thiểu 1.000 tỷ đồng.

Và với hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó thì tối thiểu là 300 tỷ đồng.

Doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế cũng phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng hoặc tương đương.

Chính phủ cho phép 1 doanh nghiệp được phép tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. Thời gian thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế là 5 năm

     Thứ ba, giới hạn mức đặt cược.

Quy định cụ thể tại Điều 8 của Nghị định này, theo đó:

Đồng tiền được sử dụng để mua vé đặt cược, trả thưởng trong kinh doanh đặt cược là Việt Nam đồng. Mức cược tối đa là 1 triệu đồng và tối thiểu là 10.000 đồng.

Ngoài ra, bộ tài chính sẽ phối hợp với các ban ngành để điều chỉnh mức cược trong mỗi thời kỳ, giai đoạn cho phù hợp.

KẾT LUẬN

Kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện, và nhà nước không khuyến khích phát triển.

Khi nghị định này có hiệu lực và các doanh nghiệp đủ điều kiện về kinh doanh cá cược đi vào hoạt động, các cơ quan  có thẩm quyền phải thực hiện việc thanh, kiểm tra, giám sát kỹ càng. Cần phải có đánh giá, một cái nhìn khách quan về cả mặt tiêu cực và tích cực mà loại hình kinh doanh này mang lại, từ đó có một cơ chế quản lý chặt chẽ, mang tới một sân chơi mới, một loại hình kinh doanh mới mẻ và hợp pháp ở nước ta trong tình trạng các tệ nạn xã hội về đánh bạc, cá độ bất hợp pháp đang tăng cao.

Công ty Luật Minh Bạch.

Mức lương để tính trợ cấp thôi việc

Điều 48 Bộ Luật lao động quy định, khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này (trong đó có quy định thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ theo Khoản 3) thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Điểm c, Khoản 2 và Khoản 5, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm làm việc; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Điều 127 Bộ luật dân sự 2015

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh

TÊN DOANH NGHIỆP

—————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

 

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

 Kính gửi: (Cơ quan có thẩm quyền)

 

  1. Tên doanh nghiệp(viết bằng chữ in hoa):…………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đầu tư số………………do……………….cấp ngày………..tháng………năm………..

Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)……………………………………………………………………………………………

Điện thoại:…………….Fax:…………Email: ………………Website (nếu có):………………..

 

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Họ và tên:……………………………………Nam/Nữ:…………………………Quốc tịch:…………………….

Chức danh:……………………………………………………………………………………………………………….

 

     Đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá

và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá với nội dung sau:

 

  1. Hoạt động mua bán hàng hoá:……………………………………………………………
  2. Hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá:……………………………….

III. Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất (số 1) (nếu không lập cơ sở bán lẻ thì ghi: không lập cơ sở bán lẻ)

  1. Tên cơ sở bán lẻ:………………………………………………………………………..
  2. Địa chỉ:(ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)……….
  3. Người đứng đầu cơ sở bán lẻ:

Họ và tên……………………………………………Nam/Nữ…………………………….Quốc tịch….

Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu số…………….do…………..cấp ngày……tháng……..năm……….

Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú/tạm trú…………………………………………

Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………………

  1. Quy mô của cơ sở bán lẻ:

– Diện tích đất: ……………………………………………………………………………….

– Tổng diện tích sàn xây dựng:………………………………………………………….

– Diện tích kinh doanh mua bán hàng hoá:………………………………………….

  1. Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ: …………………………………………………….

Doanh nghiệp cam kết:

  1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh này.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy phép kinh doanh./.

      ……, ngày…… tháng……. năm…….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Từ vụ án “Hấp diêm” bị cắt đứt lưỡi – Tội hiếp dâm dưới góc độ pháp lý?

Gần đây vấn đề hiếp dâm đang là một vấn nạn được nhiều người quan tâm bởi gần đây có nhiều vụ án hiếp dâm trẻ em, hay còn gọi là “ấu dâm” gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước mà phải kể đến như là vụ Minh Béo hay bé gái bị hiếp dâm sát hại ở Nhật.

Mới đây nhất, ngày 18.4 lại xảy ra một vụ hiếp dâm và vào ngày 19.4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bắt khẩn cấp Chu Thế Quang (SN 1979, hộ khẩu tại Đồng Nai, hiện thuê trọ tại đường Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) để điều tra về hành vi hiếp dâm. Nạn nhân bị Quang giở trò đồi bại là chị Nguyễn Quỳnh Anh (25 tuổi, ở Hà Nội).

Theo tài liệu điều tra, cuối tháng 3, chị Minh (25 tuổi, ở Hà Nội, đã đổi tên) đăng tìm việc làm trên mạng. Ngày 17/4, cô gái nhận được tin nhắn của Quang, hẹn đến quán cà phê trên đường Lương Thế Vinh (quận Thanh Xuân) để phỏng vấn.

Bi 9X can gan dut luoi, 'yeu rau xanh' van co lam nhuc nan nhan hinh anh 1
Chu Thế Quang. Ảnh: H.L.

Tại đây, Quang giới thiệu là chủ thầu xây dựng, đang tìm kế toán cho công ty. Sau khi nhận hồ sơ, Quang hẹn cô gái ngày hôm sau đến thử việc.

Sáng 18/4, anh ta nhắn tin địa chỉ nhà trọ trên đường Trần Bình (quận Cầu Giấy), nói đó là trụ sở công ty để chị Minh đến.

Gặp cô gái, Quang dẫn lên phòng trên tầng 3 rồi khóa cửa, dùng vũ lực ép nạn nhân “quan hệ”. Làm việc với cảnh sát, Quang khai cô gái chống cự nên anh ta dùng dao uy hiếp.

Bị nạn nhân cắn gần đứt lưỡi, “yêu râu xanh” 38 tuổi vẫn cố thực hiện hành vi đồi bại. Sau đó, Quang đe dọa, ép cô gái đi xin việc không được báo cảnh sát. Khi nạn nhân ra về, hung thủ đến bệnh viện khâu lại lưỡi.

Chiều cùng ngày, bị hại đến Công an quận Cầu Giấy tố cáo sự việc. Vài giờ sau khi gây án, Quang bị cảnh sát bắt giữ khi hắn chuẩn bị trốn về quê.

Theo như thông tin thì tên Quang khi hiếp dâm chị Quỳnh Anh đã bị chị cắn đứt lưỡi tuy nhiên hắn vẫn tiếp tục hành vi của mình??

infonet__hiep_dam_1Trong bài viết này Luật Minh Bạch sẽ không đề cập đến vấn đề này mà sẽ đề cập đến vấn đề mang tính cấp thiết hơn: Quy định trong luật về tội hiếp dâm như thế nào? có lẽ chưa đủ nặng để có thể răn đe được tội phạm hiếp dâm hay chăng?

Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ tại điều 33 và 34, cá nhân là công dân của Nhà nước cộng hòa xã hội của nghĩa Việt nam đều được bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể cũng như danh dự:

“Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác đều sẽ bị trừng trị, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi một cá nhân bị xâm phạm đến quyền và lợi ích có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân như quyền phòng vệ chính đáng và có thể thực hiện nhiều phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật

Hành vi hiếp dâm được quy định trong Bộ luật Hình sự

Tại Bộ luật Hình sự 1999 Điều 111 quy định cụ thể về tội hiếp dâm, theo quy định tại luật này thì tội hiếp dâm là hành vi ùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.

Về hành vi hiếp dâm này, Bộ luật Hình sự có nhiều quy định khác nhau, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em (có thể gọi là một hành vi ấu dâm), cưỡng dâm, giao cấu hay dâm ô,… và đều có sự quy định khác nhau tùy theo hành vi, cách thức và mức độ nghiêm trọng khi phạm tội.

Sau đây Luật Minh Bạch sẽ tóm tắt qua quy định xử phạt đối với mỗi hành vi hiếp dâm:

  • Tội hiếp dâm: Hình phạt đối với tội này là tù giam với thời gian từ hai năm tới bảy năm. Đối với những hành vi phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội hiếp dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Đối với những hành vi phạt tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội cưỡng dâm: là hành vi sử dụng thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm nămTrường hợp phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm.
  • Tội cưỡng dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
  • Tội giao cấu với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ một năm đến năm năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  • Tội dâm ô với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

bo-anh-cuoi-dep-nhu-co-tich-cua-cap-doi-ai-cung-thich-trang-lou-tung-son_20151110113718203

*QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT MINH BẠCH:

Tội hiếp dâm là tội nghiêm trọng thuộc phần các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chính vì vậy cần phải xử lý thật nghiêm để làm gương cho những kẻ biến thái, những kẻ “mất dạy”, thiếu nhận thức và thiếu nhân tính.

Mặc dù quy định trong Bộ luật Hình sự đã quy định mức phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình những vẫn còn xảy ra nhiều vụ án hiếp dâm, Luật Minh Bạch cho rằng cần phải tăng mức xử phạt tối thiểu cao hơn nữa để mang tính răn đe, khiến những kẻ có ý định thực hiện hành vi phạm tội chùn bước, ví dụ như chỉ cần thực hiện hành vi hiếp dâm chưa cần xét đến các tình tiết tăng nặng sẽ bị xử phạt 50 năm tù.

Và cuối cùng, “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”, mọi công dân cần phải nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức tự bảo vệ, phòng vệ để bảo vệ chính đáng nhất quyền và lợi ích của mình (nhất là các cô gái đang trong lứa tuổi vào xuân nói riêng và phụ nữ nói chung).

Công ty Luật Minh Bạch

Phạm nhân được gặp chồng nhưng phải tránh thai?

Vừa qua, Bộ Công an công bố dự thảo thông tư (nếu được thông qua sẽ thay thế thông tư 46/2011) quy định việc phạm nhân gặp thân nhân, gửi thư, nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân.

Thông tư 46/2011 đã có quy định về việc nữ phạm nhân được gặp chồng không quá 24 tiếng. Những nữ phạm nhân được xem xét gặp chồng phải đáp ứng các yêu cầu: chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công.

Để được thăm gặp, thân nhân phải có giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã xác nhận về tình trạng hôn nhân thực tế với phạm nhân. Thân nhân phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh nội quy nhà thăm gặp.

“Phạm nhân nữ được gặp chồng tại phòng riêng phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù. Đây là quy định nhân văn, phù hợp, tạo điều kiện cho vợ chồng gặp nhau”

Căn cứ quy định trong dự thảo, không phải trường hợp nào phạm nhân cũng được gặp vợ hoặc chồng trong phòng riêng. Tiêu chí không làm ảnh hưởng đến việc chấp hành hình phạt tù sẽ được đặt ra hàng đầu.

Đối với phạm nhân nữ, việc gặp chồng mà mang thai, sinh con sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chấp hành hình phạt tù trong trại giam, như việc học tập, lao động cải tạo…

Hơn nữa, môi trường trại giam không thể là môi trường tốt cho con trẻ phát triển bình thường. Do vậy, phạm nhân nữ khi gặp chồng phải chấp hành một số điều kiện nhất định để tránh việc mang thai nhằm không gây ảnh hưởng đến việc chấp hành hình phạt tù là cần thiết.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật