Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội danh nào?
Lịch sử lập pháp lần đầu tiên ghi nhận nhiều quy định mới về trách nhiệm hình sự và thủ tục tiến hành tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại. Trong phạm vi bài viết này sẽ tìm hiểu tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt áp dụng
Tội danh pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự
Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại bao gồm 33 tội phạm quy định tại Điều 76 BLHS 2015 Các tội phạm này cũng tương đồng với lĩnh vực hoạt động chủ yếu của pháp nhân thương mại và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về tính phổ biến và nhu cầu phòng ngừa tội phạm. Đứng từ góc độ hành nghề luật trên thực tế, các tội phạm sau pháp nhân thường hay vi phạm:
- Tội phạm liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp
Ví dụ:
Tội trốn thuế (Đ200); Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ(Đ203); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Đ216); Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Đ217); Tội sản xuất buôn bán hàng giả(Đ192)…….
- Tội phạm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng
Ví dụ: Tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Đ209), tội thao túng thị trường chứng khoán (Đ221), tội tài trợ khủng bố (Đ324), tội rửa tiền (Đ300)…
- Tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Ví dụ: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Đ225); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Đ226)
- Tội phạm trong lĩnh vực môi trường
Ví dụ: – Tội gây ô nhiễm môi trường (Đ235)
– Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Đ 237)
– Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Đ 238)
– Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Đ 239)
– Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Đ 242)
– Tội hủy hoại rừng (Đ 243)
– Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm (Đ 244)
– Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Đ 245)
– Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm phạm (Đ 246)
Hình phạt áp dụng
Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự loại từ trách nhiệm hành chính nhưng không loại trừ trách nhiệm dân sự của pháp nhân thương mại
Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung
– Phạt tiền (Đ 77)
Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội , sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng. Căn cứ vào nguyên tắc chung như vậy, BLHS 2015 đã quy định cụ thể mức phạt tiền trong từng tội danh cụ thể tương ứng với từng khung hình phạt cụ thể tùy vào hành vi người đại diện pháp nhân thực hiện
– Đình chỉ hoạt động có thời hạn (Đ 78)
Hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường an ninh, trật tư, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.
Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 05 năm. Trong trường hợp pháp nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau thì lĩnh vực nào vi phạm thì tạm đình chỉ lĩnh vực đó
– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Đ 79)
Hình phạt này là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong từng lĩnh vưc hoặc trong tất cả các lĩnh vực áp dụng đối với pháp nhân thương mại trong hai trường hợp:
Thứ nhất: Một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Đây là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt này
Thứ hai: Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động, ví dụ như: được thành lập chỉ để thực hiện hành vi buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền…..
Trách nhiệm hành chính cũng bao gồm hình thức tương tự là phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn, nhưng nhìn chung mức phạt ít nghiêm khắc hơn so với trách nhiệm hình sự vì không dẫn đến đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
- Hình phạt bổ sung (Điều 33.2 BLHS 2015)
– Cấm kinh doanh trong 1 số lĩnh vực nhất định (Đ 80)
Hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc xã hội. Thời hạn cấm kinh doanh cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật
– Cấm huy động vốn (Đ 81)
Hình phạt được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Các hình thức huy động vốn bị cấm bao gồm:
+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, quỹ đầu tư
+ Phát hành, chào bán chứng khoán
+ Huy động vốn khách hàng
+ Liên doanh, liên kết trong và ngoài nước
+ Hình thành quỹ tín thác bất động sản
Thời hạn cấm từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật
– Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính)
Trách nhiệm hành chính cũng có hình thức xử phạt tương tự là tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn nhưng không bao gồm hình thức tương tự với hình phạt cấm huy động vốn hay phạt tiền
Biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Đ 82 BLHS 2015)
Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm
- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Đ 47)
- Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi (Đ 48)
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (K2 Đ 82)
- Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục,ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra (K3 Đ 82)
Biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro cho pháp nhân
- Tăng cường biện pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
- Xây dựng chính sách nội bộ quản trị rủi ro
- Tăng cường kiểm tra nội bộ
- Thuê tư vấn thường xuyên
- Các biện pháp khác
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 1/1/2018